Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Khám phá Thành nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Lãnh Vực Và Đường Hướng Nghiên Cứu Nguồn Gốc văn Hoá Việt Nam

Các chủ trương về nguồn gốc Việt Nam có thể chia ra làm hai loại một là cổ truyền hai là tân học. Cổ truyền mở đầu sử bằng họ Hồng Bàng, Lạc Long Quân với 18 đời Hùng Vương và các truyện đi kèm như chép trong sách Lĩnh Nam Trích Quái… 

Những câu truyện đó đã từ lâu trở nên bất hủ trong tâm trí tiền nhân ta, khiến cho con cháu vẫn sống an vui với niềm tin kiêu hãnh mình là con cháu tiên rồng.

Thế rồi một buổi sáng kia vào cuối thế kỷ 19 người Pháp lập ra “trường Viễn Đông bác cổ” để nghiên cứu về môn tiền sử Việt Nam theo phương pháp khoa học nghĩa là đào xuống lòng đất để tìm ra di tích cụ thể và sau đây là kết quả. Theo những tìm tòi nghiên cứu đăng tải qua nhiều chục năm trong tờ BEFEO (tập san của trường Viễn Đông bác cổ xuất bản từ năm1901) thì đại để có thể xếp những đợt văn minh đãa trải qua trên đất Việt Nam như sau:

Văn minh cổ thạch ở Hòa Bình: gồm những đồ đá có đục lỗ (một điểm chưa hề thấy nơi khác) thuộc giống người Mêlanê cùng giống người Mã Lai sống vào lối 12.000-10.000 tr.cn. Đây là thời đang chuyển mình từ cựu thạch (đồ đá rất thô) sang tân thạch (đồ đá mài)… do bà Madeleine Colani tìm được.

Văn minh tân thạch ở Bắc Sơn: với đồ đá có đường mương tìm được ở giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên do ông Henry Mansuy. Đây là văn minh của giống người Anhđônê xem ra từ Ấn Độ đến, ngôn ngữ thuộc nhóm Mon-Khmer. Sau đó còn một giai đoạn tiến bộ hơn nữa vì đồ đá đã có tay cầm (hache à tenon) khiến người ta nghĩ rằng đây có thể là giai đoạn trung gian giữa thạch khí và kim khí sẽ tìm được ở Đông Sơn.

Văn minh kim khí ở Đông Sơn: tìm thấy ở tỉnh Thanh Hóa gần cầu Hàm rồng. Đây là một bước tiến vượt bực từ Thạch khí sang thời đồng đen mà nổi nhất là những trống đồng chạm trổ rất mỹ thuật, xem ra cũng thuộc giống người Anhđônê, nhưng có kèm nhiều tang vật của Tàu như tiền đời Vương Mãn, gương soi mặt đời Hán v.v…

Ngoài ra còn tìm được cả di tích của người da đen, Uùc châu, giống Mông Cổ, nhưng tuyệt nhiên không gặp được khúc xương nào của rồng hay cái trứng nào của tiên dù chỉ là “bọc trong su si da cóc”! Thế là tan giấc mộng đẹp ngàn năm của “con rồng cháu tiên” mà người Việt đã ấp ủ qua nhiều thế hệ. Từ đó người trong nước đâm ra hoang mang về nguồn gốc dân tộc của mình rồi cũng như trong mọi vấn đề khác đã chia ra hai phe là Kim và Cổ. Phe cổ thì nuối tiếc những niềm tin cố cựu, nên đứng lên bảo vệ, nhưng lý luận nặng về tình cảm mà nhẹ về khoa học, nên không đủ sức cầm chân phái tân học có thừ lý chứng khoa học, để lao đi tìm nguồn theo hướng mới. Phần đông họ theo chân Olov Janse đi tìm nguồn nơi các dân Anhđônê, Mêlanê… Một số khác tìm nguồn về phương Bắc nhưng rút gọn lại cho rằng gốc tích người Việt từ Trung Hoa di cư sang đây trong thời Bắc thuộc nghĩa là tựu trung cũng giống như phái cổ nhưng cắt bớt đi vài ngàn năm đầu bị cho là quái đản.

Đó là đại khái tình trạng về việc tìm nguồn của nước ta. Hôm nay đến lượt chúng ta lại cất bước lên đường tìm về nguồn gốc dân tộc chúng ta sẽ theo ai?

Thưa không theo ai hết vì chẳng có ai đáng theo cùng đường. Phái cổ thì quá cổ, cứ tình cảm mãi đứng sao nổi giữa thời khoa học; còn phái mới lại quá đập phá chẳng tin chi hết, như vậy đã chắc gì nói lên được sự thực phức tạp, vì thế tôi gọi họ là duy sử (historicisme). Duy sử là một hình thái áp dụng duy nghiệm hay óc tôn thờ khoa học vào lãnh vực sử. Duy sử như vậy khởi đầu là một phản ứng mãnh liệt chống  lại những sử lưu truyền phần nhiều vu vơ thiếu tính chất khoa học. Họ chủ trương cần phải đặt lịch sử trên nền móng vững chắc có bảo đảm. Chúng ta phải nói ngay rằng đó là một chủ trương rất chính đáng, tuy nhiên vì là mới mẻ nên có những quá trớn. Điều quá trớn đầu tiên là họ áp dụng khoa học vào những chỗ không thể áp dụng hay chỉ nên áp dụng cách có chừng mực. Thí dụ những trang đầu lịch sử của một dân mà người ta quen gọi là tiền sử, ngoại sử, ở đâu cũng thường chứa rất nhiều thần thoại. Những trang sử ấy xét theo trí óc người khoa học duy lý thì nó chướng tai gai mắt, nên thế kỷ trước hết mọi lịch sử đều bị họ cắt đầu, cả đến lịch sử các tôn giáo lớn cũng không thoát: sử Đức Jesus bị chối tuột, sữ Phật tổ được giải nghĩa như thần thoại mặt trời… Vì thế duy sử đã gây nên nhiều công phẫn với cả một phản ứng quật ngược trở lại. Người khai hỏa đầu tiên có lẽ chính là Nietzsche: ông gọi thần thoại là những chòm sao làm nên vòm trời của văn hóa, của mỹ thuật nhất là thi ca, điêu khắc, hội họa, đến nỗi nếu phế boả thần thoại thì hầu hết mọi nền văn hóa và mỹ thuật sụp đổ. Chỉ việc rở lại những trang đầu lịch sử các dân tộc đều thấy có thần thoại hết, đến nỗi ta có thể ví những trang đầu lịch sử như tuổi thơ ấu của một dân tộc. Một người khi còn thơ ấu thích mơ mộng, thì mỗi dân nước cũng có giai đoạn khai sinh nằm chìm vào cõi âm u đầy mộng tưởng, dự phóng… và thường được truyền lại về sau như có thực, mà quả nhiên có thực không cách này thì cách khác, vì sự thực có nhiều khía cạnh: khía cạnh khách quan chưa biết  lớn hay nhỏ nhưng khía cạnh tâm lý tình cảm, mỹ thuật “thì có thực và rất lớn lao”, đến nỗi không thể và không nên đem ánh sáng “khoa học” thực nghiêm vào để đánh giá. Làm thế là kéo sụp đổ cả một vũ trụ tâm linh, tình cảm, mỹ thuật.

Hiện nay những điều nhận xét trên đây có thể tìm thấy nhan nhản trong rất nhiều địa hạt: triết học (xem Mythe et métaphysique của Gusdorf) nhân chủng học (Levi Strauss), xã hội học (Gurvitch…), nhất là phân tâm (Freud và nhất là Jung)v.v… Tất cả đều khám phá trở lại giá trị của thần thoại đến nỗi có thể nói bầu khí văn hóa thế kỷ trước là Logos (duy lý) thì thế kỷ này là Muthos mà ta có thể dịch là vô ngôn. Như thế là chúng ta đang tiến từ giai đoạn hữu ngôn (Logos) của thế kỷ trước để đi sang Vô ngôn ở thế kỷ này với hậu quả là những “khám phá” của Fraser, Durkheim, và Levy Bruhl về “tư tưởng tiền niệm của những sắc dân man rợ” đến nay bị coi là những sai lầm vì đã không hiểu nổi ngôn ngữ của thần thoại. Sở dĩ gọi là vô ngôn vì chữ thần thoại cùng gốc với chữ câm (Muthos = mutus) nhưng không là câm vì tật nguyền mà vì óc tế vi trước những cái âm u sâu thẳm của con người không thể nói ra nên phải dùng lối “nói mà không nói” của những thần thoại truyền kỳ: nó không nói cho lý trí, là lối nói thẳng = nói sao hiểu thế, nhưng nó nói đây mà phải hiểu kia, phải vượt ra ngoài lời nói để tìm giữa những dòng chữ nhữngkhe lời cái nghĩa tàng ẩn của nó. như vậy thần thoại là một lối nói bắt người nghe phải vận dụng nhiều cơ năng: không những lý trí mà cả tâm tình nên gọi được là nói với tâm hồn và chính vì vậy nên còn sống đến tận ngày nay vì in sâu vào lòng hơn cả những lời nói thẳng. Thời duy lý không hiểu được điều đó nên chỉ đập phá bôi nhọ mà không tìm hiểu, nói khác óc duy sử còn mang nặng tính chất tiêu cực nên đang bị vượt qua.

Đó là nói về bên Tây Âu. Bên các nước chậm tiến thì các ông duy sử vẫn còn đang say sưa với “khoa học” nên vẫn còn đập phá mạnh, gây nên cái mà học giả Tây phương kêu là “lòng nhiệt huyết của đám tân tòng” (le zèle des néophytes) ở tại muốn “khoa học” hơn các nhà sáng lập ra khoa học, thí dụ sách Hàn Phi Tử mà Hồ Thích cho là tạo hết chỉ giữ lại có 7 chương! Một tay duy sử như Maspéro mà còn phải cho đó là quá đáng (Maspéro 431, 441). Về Kinh Thư rất nhiều học giả bên Viễn Đông (Naito, Hồ Thích v.v…) cho là bịa hầu hết, nhưng các học giả như ông Creel hay Needham sau khi đã đọc rất kỹ các lời khắc ở các đồ đồng nhà Thương (thế kỷ 17-12) lại cho là đáng tin cậy đến quá một nửa… (Creel 241, 253). Sở dĩ có hai sự khác biệt giữa duy sử Đông Tây như vậy là vì óc duy sử có bên Tây trước nên đã ngấu đủ, còn bên Đông phương mới có sau chưa kịp vượt qua giai đoạn mà tâm lý kêu là “dùng lúc không cần” (usage gratuit). Người mới mua cái xe lần đầu bao giờ cũng đi nhiều hơn là việc đòi hỏi. Các ông duy sử Đông phương cũng vừa mới tậu được ít kiến thức khoa học nên bạ chỗ nào cũng áp vào khiến cho những học gia già tay thương hại cho họ là đập phá vì không biết phân biệt phạm vi văn hóa với sử học và sử học với khảo cổ (Danses 27). Khảo cổ vì hoàn toàn câm nín hẹp hơn sử, sử hẹp hơn văn hóa, còn vì văn hóa bao hàm cả óc tưởng tượng.

Đại để đó là chỗ quá trớn chung của duy sử. Bây giờ chúng ta cần phải nói đến một lỗi lầm riêng của duy sử Đông phương đó là đem phạm trù Tây phương áp dụng y nguyên cho thực thể Đông phương. Thí dụ các ông duy sử ta khinh bỉ những trang huyền sử nước nhà như Hồng Bàng, Âu Cơ, Hùng Vương v.v… vì những sách chép mấy truyện đó mới xuất hiện từ lối thế kỷ 14, 15 trở lại đây chứ trước kia không hề có. Luận lý như thế là tỏ ra chưa thấy sự dị biệt giữa Đông và Tây. Bên Tây có thể nói tác giả sách chỉ là một cá nhân còn bên Đông phương thì tác giả sách thường là dân gian, nhiều đời dân gian như trường hợp các sách kinh điển, kinh Thi, kinh Dịch và cổ điển như Tam quốc, Thuỷ Thử, Tây Du Ký… (sẽ bàn kỹ ở chương VI) ở đây xin chỉ lấy Tây Du Ký diễn nghĩa làm thí dụ. Sách này mới do Ngô Thừa Aân viết từ thế kỷ 16, nhưng không vì thế mà có quyền bảo là những truyện trong sách đó mới được đặt ra từ thế kỷ 16, trái lại nó đã bắt đầu được “sáng tạo” dọc dài qua 10 thế kỷ trước, nghĩa là từ lúc có việc Huyền Trang đi thỉnh kinh. Trong vòng 10 thế kỷ đó đã có không biết bao nhiêu là “tác giả” kể đi kể lại, mỗi lần gia giảm thêm vào một ít đến nỗi làm cho truyện Tây Du khó lòng còn chứa được một phần mười sự thực… Vì thế không nên lấy thời Ngô Thừa Aân làm mốc giới để chối những “tác giả” đi trước ông, vì ông chỉ là tác giả cuối cùng, có công lớn hơn các “tác giả” đi trước. Trường hợp Lý Tế Xuyên tác giả “Việt Điện U Linh” hay Trần Thế Pháp viết “Lĩnh Nam trích quái” cũng phải được quan niệm như thế. Không nên nói họ là tác giả theo nghĩa một mình họ đã tạo ra. Họ có “sáng tác” thêm, nhưng phần thêm này không sao át nổi phần đóng góp của rất nhiều người vô danh trong các thế hệ trước.

Điểm thứ hai là không nên vì thế mà bảo các thế hệ trước đã bịa ra hoàn toàn không có một chút sự thực nào ở khởi đoan. Nhất định có nhưng trải qua nhiều đời nên không còn dễ nhận ra được. Hãy nghĩ đến quãng thời gian giả thiết tự Hồng Bàng đến Trần Thế Pháp cũng có tới 40 thế kỷ, thì các sức “xuyên tạc” còn nặng biết bao. Mới có chừng mười thế kỷ mà Huyền Trang bị Tôn Ngộ Khồng một nhân vật không tưởng choán vai chính huống chi là hơn 40 thế kỷ, thì hỏi còn được mấy ti sự thật khách quan. Nhưng dù ít tới đâu cũng có thể nhận ra mấy nét đại cương đại khái như sau.

Trước hết là cách đây lối giăm mười ngàn năm có một nhóm dân từ phía Tây Bắc tiến dần xuống phía Đông Nam và lan toả khắp nước Tàu. Trong đoàn người mênh mông đó, có từng người chỗ này, từng gia tộc chỗ kia ở những thời khác nhau, vì những lý do rất phức tạp (loạn lạc đói kém) tiến mãi xuống đến miền Cổ Việt và trải qua một thời gian dài từng nhiều ngàn năm (không thể quy định) đã lập ra một nước mà ngày nay ta gọi là Việt Nam.

Bước thứ hai là trong cuộc Nam tiến trường kỳ đó mỗi người đến nước Cổ Việt mang theo một ít truyện tuỳ theo nơi xuất xứ, những truyện cổ đó được kể đi nói lại thêm bớt qua nhiều đời để cuối cùng thành ra câu truyện “đầu Ngô mình Sở” bị người duy sử khước từ nhưng huyền sử lại chấp nhận chính vì tính chất “đầu Ngô mình Sở” vì cho rằng có thế mới hợp cho tình trạng Việt Nam một dân tộc mang nặng trong mình tính chất đầu ngô mình sở nghĩa là một đoàn người rất hỗn chủng do người bản thổ Mêlanê, Anhđônê cũng như do nhiều lớp người di cư từ phương Bắc tràn xuống. Họ đã đi qua nhiều miền trong đó Chiết Giang có, Lạc Aáp có, và nhất là miền Kinh Sở… Họ di cư dần dần theo đường Nam tiến, để cuối cùng dừng chân lại nơi nước Việt Nam . Trong thời kỳ hình thành của nước này mỗi nhóm “đóng góp” một ít truyện, không ai có thể nói rõ mỗi nơi đã đóng góp bao nhiêu, nhưng cũng không ai có quyền chối cãi rằng đã có thể xảy ra như thế, đúng hơn không thể xảy ra khác.

Hai điểm trên đều là những sự kiện hiển nhiên đến nỗi chẳng ai nghĩ đến chối cãi và có nói lên cũng không đóng góp thêm chi vào việc tìm nguồn gốc dân tộc. Nhưng sở dĩ phải nói lên vì chúng đã là đầu mối khai sinh ra các truyện được thâu nhặt lại trong Việt Điện u linh hay Lĩnh Nam trích quái. Đó toàn là những truyện đầu Ngô mình Sở nhưng lại nói lên một sự thực thuần nhất như một thực thể sống động, đó là thực thể văn hóa. Và vì thế có thể xác định được nội dung bằng dựa trên căn cứ vững chắc hơn như thể chế, phong tục, xã hội hoc, kinh điển v.v… để làm nền móng cho việc quy định nội dung những câu truyện thần tiên kia. Giá trị sự thử xác định cao hay thấp tuỳ thuộc vào việc sử dụng các nền móng nọ. Vậy không nên nói là thiếu nền móng mà chỉ nên nói là việc khai thác những nền móng đó rất tế vi uyển chuyển. Vì huyền thoại là tiếng nói của tiềm thức cộng thông khác với lịch sử là phạm vi của lý trí. Nhưng vì trong thực tế không thể phân biệt hẳn hai phạm vi nên hay có sự lẫn lộn nơi các “tác giả” kể các tác giả có viết sách thực sự, nên đầy rẫy những lẫn lộn “ông nói gà bà nói vịt”. Bà là tiềm thức nói về thực tại bao la như văn hóa, còn ông lý trí lại đi nói về thực tại rõ rệt như chính trị. Vì thế cần thiết lập một môn mới để khai thác các nền móng kia mà môn đó tôi muốn thử khai mạc ở đây và xin đặt tên là Huyền sử.

Huyền sử

Chữ Huyền nói lên tính chất u linh (Việt điện u linh cũng như Lĩnh Nam trích quái) còn Sử đi với huyền là một thứ sử rất mung lung với những niên kỷ co giãn như cao su kiểu 18 đời Hùng Vương, với nhưng bờ cõi chập chờn trồi sụt và rộng mênh mông của các nước Xích Quỷ, Văn Lang. Vì lơ mơ nên duy sử cho là mơ hồ quái đản đáng thải bỏ, ngược lại nếu là thi sĩ thì lại chấp nhận trọn vẹn kiểu nghĩa đen. Hai tâm hồn đó không ở với nhau được. Nhưng cả hai đều đáng quý, vì cả hai đều có những đóng góp rất giá trị cho sự tiến hóa của con người. Vì thế Huyền sử muốn mở ra một đường hướng giàn hòa hai phe tân cựu: nó muốn duy trì hồn thơ mộng của các cụ xưa, đồng thời áp dụng đúng mức phương pháp khoa học của thời nay: nó muốn là một nhà khoa học ưa thích hồn thơ, hay muốn mơ mộng nhưng lại theo lối khoa học. Để được như thế nó tính đi lối toàn thể, nghĩa là dùng tất cả khảo cổ, lịch sử, văn hóa, văn chương, truyền kỳ, thần thoại, và nhất là lối nhìn toàn cảnh: đặt nặng trên những điểm tựa có đảm bảo để tìm đọc ra những gì ẩn hiện mung lung, và cuối cùng dẫn đến một thứ triết sử, hay là văn hóa sử không là văn học cũng không là văn minh.

Đấy là một lối mới tuy hiện nay bên Âu Mỹ cũng đã có trào lưu “phục hưng” thần thoại nhưng mới bằng cách đi tìm ý nghĩa của nó. Đó mới là sự nghiên cứu về, tức một tri thức suông; còn huyền sử thì muốn là một sự đi về với cả tâm hồn để sống lại những đức tính tiềm ẩn trong đó để được cảm hóa theo (nên gọi là văn hóa theo nghĩa uyên nguyên). Sở dĩ huyền sử dám tham vọng to lớn là vì có một đặc điểm của nền văn hóa Viễn Đông cần được bàn rộng ở đây.

Viễn Đông khác Tây phương xưa về văn hóa: đang khi ở Tây phương người ta chú trọng nhiều đến chính trị nhân chủng địa dư (1)… nghĩa là những gì khách quan có thể tìm ra được di tích, thì bên Viễn Đông lại chú trọng nhiều nhất đến văn hóa một cái gì mung lung cần nhiều đến thần thoại, truyền kỳ… Lịch sử Trung Hoa cổ đại là lịch sử của một nền văn hóa hơn là lịch sử của một nước, một quốc gia (như sẽ bàn rộng sau trong sách này). Căn do sâu xa của sự kiện này đã được chúng tôi bàn phớt qua trong Cửa Khổng (chương ba) về quá trình tiến hóa của tâm thức con người xuyên qua ba nấc: bái vật, ý hệ, và tâm linh. Trong Nhân bản gọi là thiên khởi, địa khởi, nhân khởi, và tâm linh trong quyển “Căn bản” kêu là Văn tổ. Phải dùng nhiều bộ thành ngữ khác nhau như vây mới biểu thị được những nét tế vi của một thực thể cực kỳ phong phú. Nhưng dù có dùng nhiều danh từ khác nhau đến đâu thì tất cả đều nói lên sự êm đềm của cuộc cách mạng được thực hiện do Nho giáo, và vì êm đềm nên thành công (xem bài III cuốn Tâm Tư về luật “mạnh chống mạnh chấp”. Sự thành công đó là tự bái vật đi lên văn tổ, đang khi bên trời Tây Socrate đã phá thần thoại quá rầm rộ nên cuối cùng đọng lại ở đợt ý hệ, mà ý hệ là hậu quả của óc duy lý, đã duy là thiếu tính chất mãnh liệt của toàn diện, vì thế văn hóa Tây Âu không thấm nhuần đời sống sâu rộng như văn hóa Á Châu. Một trong những hệ quả đó là tác giả Tây Âu hầu hết là cá nhân dùng nhiều lý trí, còn bên Viễn Đông là công thể (communauté) là dân gian, vì dân gian thường là phát ngôn viên của tiềm thức cộng thông. Nói cộng thông vì nó là tiếng nói của những ước vọng, nhu cầu sâu thẳm thuộc nhân tính mọi người, đến nỗi người ta không cần ý thức cũng cảm được lơ mơ. Bởi vậy tiếng nói của nó khá trung thục để biểu lộ những sự thực bao la vượt lý trí cá nhân vì thế được gọi là nền “minh triết các quốc gia” (la Sagesse des nations) hay ngày nay cókhi tâm phân kêu là nền “minh triết tự phát”, “minh triết vô thức” (inconscient Wisdom) để chỉ tính chất đột khởi, hồn nhiên chưa bị ý hệ xuyên tạc, nguỵ tạo như nơi cá nhân ý thức. Tuy nhiên cách biểu lộ của nó rõ rệt ít mà lơ mơ nhiều. Bởi vì ở đây tiềm thức phải giải quyết một khó khăn như sau: đối tượng của tiềm thức là không thể nói, bởi vì nói là chẻ nhỏ ra để xác định: mỗi danh từ chỉ trỏ có một việc, đã chỉ bút thì thôi mực… Vậy nên nói ra thì là rút nhỏ đối tượng để xác định,  mà đối tượng đã xác định thì hết là “cộng thông” tức không còn chung cho nhiều nơi và nhiều đời. Và đây là cách giải quyết của tiềm thức: nó dùng ngay những chữ đã có xác định, những dữ kiện riêng biệt thuộc từng nơi rồi róc hầu hết ý nghĩa riêng tư đi để chúng trở thành biểu tượng hoặc là linh tượng đặng chỉ đối tượng lớn hơn. Để biểu thị sự di chuyển ý nghĩa đó khỏi dữ kiện cũ thì những danh nhân, địa vực được dùng làm biểu tượng thường bị gắn thêm vào những cái phi lý hay đúng hơn là ngoại lý, như người đẻ trăm trứng, hay sống nhiều trăm năm, ở nhiều nơi… Hùng Vương có ông sống ba bốn trăm năm thí dụ… Vậy khi ta thấy những dấu đó thì biết nhân vật đã đi vào huyền sử, nghĩa là phần sử còn lại rất ít để nó có thể trở thành huyền bí đa dạng. Một nhân vật có thể đóng những vai trò trái ngược thí dụ Si Vưu trong lịch sử là một tù trưởng của Viêm tộc, có thể đồng thời là bạo chúa độc ác, nhưng đối với Hoàng Đế xâm lăng thì lại được coi như anh hùng đã tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc… Thế là dần dần Si Vưu trở nên một linh tượng sống từng nhiều trăm năm và được gán cho những đặc tính của dân tộc thí dụ có cánh (vật biểu chim) thích múa… Hùng Vương nước Sở cũng vậy, ban đầu được chọn vì một số ưu điểm nào đó thí dụ vì những người làm thành nước Việt Nam phần đông nhất đã đi qua miền Kinh Sở. Sách “Thế Bản” chép người Việt thuộc họ Mỵ với người nước Sở cùng một tổ, ta có thể nói là cùng một gốc Văn hóa nông nghiệp và rất có thể chữ Mỵ chỉ là chữ Mễ đọc trại đi, hoặc vì Kinh Sở là một nước đại diện hơn cả cho Viêm tộc trong việc đối địch với Bắc phương một cách trường kỳ… hoặc vì lý do nào khác nữa không biết mà vua nước Sở được tiềm thức cộng thông chọn làm anh hùng của cốt truyện: nhưng một khi được chọn thì vai trò lịch sử của vua Kinh Sở bị xóa nhòa để trở thành dòng vua nước Văn Lang trải dài ra gần 3 ngàn năm. Tính chất huyền thoại hiện rõ ra trong thời gian dài dằng dặc như vậy mà chỉ có 18 đời.
(1) Vì đây đang trở lại nguồn nên nhiều danh từ phải dùng theo nghĩa cao cả xưa. Thí dụ “phủ đắc dĩ sách ư địa lý” H.T.W. Vậy tôi dành chữ địa lý cho ý nghĩa cao cả này.


Đó là đại khái tính chất u linh của tiếng nói tiềm thức: dùng một sử kiện riêng tư nào đó để chỉ một sự việc khác to lớn hơn. Sự kiện riêng đó ta có thể gọi là sử, còn thực thể lớn lao kia là một cái chi khác thuộc tôn giáo, chính trị, luân lý, văn hóa… ta gọi là huyền. Huyền là bao la, là lơ mơ không rõ ràng. Nét huyền này nổi bật ở nền văn hóa Việt Nam vì nơi đây thì văn hóa là cốt, điều đó được chỉ thị bằng tên Văn Lang với bờ cõi mênh mang từ hồ Động Đình đến Chiêm Thành… Vậy Văn Lang không là một thực thể chính trị cho bằng là một truyền thống văn hóa chung khởi đầu cách đây lối “ngũ thiên niên sử” trong đó có hai khuynh hướng chống chọi nhau một bên là pháp trị dùng đàn áp, vũ lực, một bên là lối nhơn trị dùng văn để cảm hóa. Phần đông những người từ phương Bắc di cư xuống Việt Namyêu chuộng khuynh hướng thứ hai… nên coi đó như di sản của nước minh. Và mặc dầu hiện nay về chính trị Viêm tộc chỉ còn giữ được có mảnh đất bé nhỏ làm chỗ dung thân cuối cùng nhưng trước kia bờ cõi họ lớn lao cũng như chiến sĩ họ đã ở khắp nơi trên nước Tàu. Vì thế Văn Lang phải rộng vì nó không là một quốc gia nặng về nghĩa chủng tộc chính trị, kinh tế nhưng là một thực thể văn hóa một Văn Lang, nghĩa là một thứ Bang căn cứ trên Văn, trên hiến, nên không nhất thiết ở hẳn đâu, ngược lại rất dễ vượt biên cương cũng như niên kỷ. Bởi thế cần phải nghiên cứu nó trong quá trình diễn tiến (génétique) chứ không trong trạng thái tĩnh chỉ như học về một quốc gia chính trị đã hoàn thành với bờ cõi đã xác định. Cho nên khi nói đến bờ cõi nước Văn Lang thì không nên đóng gông lý trí vào Bắc Việt, nhưng phải để nó vươn lên đến Động Đình hồ là còn ít, phải lên nữa cho tới sông Lạc, sông Hà nơi “phát xuất” ra Lạc thư là cái cơ sở uyên nguyên của liên bang Bách Việt. Hiểu như thế thì Văn Lang sẽ trở thành một khẩu hiệu, một lá cờ cho một lý tưởng mà Việt Nam nhiều lần đã cầm lấy và phất lên như sẽ bàn kỹ về sau.

Chính vì những lý do đó mà những truyện thần kỳ của các đời Hồng Bàng, Âu Cơ được huyền sử coi như “tờ bằng khoán” truy nhận tác quyền của dân tộc Việt Nam trên cái di sản thiêng liêng của nền văn hóa Viễn Đông. Bảo rằng những truyện đó là bịa không thể sống nên vô ích trong việc di dưỡng tinh thần là nói sai. Nếu nó không có sức sống vậy tại sao chúng đã sống trải qua rất nhiều thế kỷ để trở thành bất hủ trong tâm hồn người Việt. Bảo rằng không di dưỡng tính tình cũng sai, phải nói rằng nó không di dưỡng lý trí thì có hay nói xác thực hơn là nó không di dưỡng lý trí của những người duy lý mà thôi, chứ nó vẫn di dưỡng tâm hồn biết bao người có óc thơ mộng như phần lớn người Việt Nam chúng ta, và đã được nhiều tác giả xưa ghi nhận là dân chúng say sưa với những câu truyện đó. Vì thế bảo rằng những truyện đó vô ích cũng là câu nói vô bằng. Ngược lại người ta có thể ghi nhận điều này là tự ngày vua Tự Đức (tiền hô các duy sử) cho những truyện kia là “trâu ma thần rắn” thì cũng từ ngày đó bắt đầu cuộc tan rã tinh thần của dân tộc. Đó có thể là một sự trùng hợp tình cờ, mà cũng có thể là một căn cớ hay ít ra là một dấu báo hiệu, bởi vì theo Huyền sử thì tiếng nói của lý trí thuộc cá nhân có tính cách khúc chiết rõ rệt rết tốt để phân tích, cần dùng nó mới đi vào khoa học được, nhưng khi áp dụng vào xã hội loài người nhiều quá sẽ gây chia li như đã có bằng chứng ở các nơi duy lý bên Âu Mỹ. Ngược lại tiếng nói tiềm thức có sức tô đậm tinh thần công thể, óc đoàn kết nhưng dùng quá đáng sẽ tiêu hao cá nhân, vì bị nhận chìm vào đoàn lũ. Để tránh hai tai họa tiên hiền đã đưa ra lối tâm linh và ở đây ta gọi là huyền sử mà tính chất của nó là phải uyển chuyển tuỳ thời. Vậy đối với nước ta hiện nay thì trào lưu văn hóa cá nhân Tây Âu đang làm tan rã tinh thần dân tộc đến cùng tột. Vì thế chúng ta phải tìm trả lại cho dân tộc một thế quân bình mới bằng lay tỉnh tinh thần đoàn kết quốc gia, và cho được thế thì cần đến ngôn ngữ của tiềm thức cộng thông và lúc ấy chúng ta phải coi những trang huyền sử như di sản thiêng liêng, cũng như chúng ta nên ghi ân sâu xa tiền nhân đã để lại cho chúng ta những trang huyền sử rất thanh tao trong sạch (khi so với thần thoại nhiều nơi khác) và thơ mộng một cách vĩ đại. Rất có thể những trang thơ mộng đó đã sửa soạn cho tiền nhân viết nên những trang sử oai hùng về sau bằng cách tăng trưởng ý thức về Việt Nam như một thực thể chính trị riêng biệt với nước Tàu. Dầu sao thì đó cũng là những chòm sao xinh đẹp đầu tiên đã hiện ra với tiên tổ và không có lý do nào lại mất quyền lấp lánh trên vòm trời văn hóa chúng ta. Đấy là những lý do khiến chúng ta hôm nay phải mở một đường hướng mới để làm một cuộc hành hương tìm về với hồn tiên tổ, kể cả những vị xa xăm nhất chỉ còn phẳng phất trong thinh không, nhưng giọt máu loãng còn hơn bát nước lã. Nói kiểu khác để mà tóm lại thì nếu các cụ xưa chỉ sống Nho giáo, mà ta gọi là duy linh sử quan, còn đám tân học nay lại chỉ căn cứ trên một số sử kiện khách quan quá hẹp hòi và ta sẽ gọi là duy vật sử quan, thì chúng ta sẽ theo lối tâm linh sử quan đặt nặng trên mối liên hệ văn hóa (parenté de culture) hơn là liên hệ chính trị hay nhân chủng (parenté ethnique) hay chủng tộc tức là lối làm việc lướt nhẹ trên tang chứng khảo cổ, mà lại đặt nặng trên thần thoại được soi qua ánh sáng khoa học hầu chắt lọc nội dung của nền văn hóa chúng ta trong những bước chập chững sơ thuỷ. Những huyền thoại cũng như truyền thuyết là cái gì rất mung lung nên cần chúng ta nắm vững mấy điểm then chốt chẳng hạn các định chế của Việt Hoa cũng như việc người Việt di cư xuống phương Nam xuyên qua bao ngàn năm lịch sử… làm như cái toàn thể, cái sợi dây chỉ đạo mà chúng ta không được rời xa trong khi đi vào rừng cổ học.

Như thế là con đường chúng ta tiến đi theo hướng huyền sử là những trang đầu của lịch sử, nó thuộc những cái sơ nguyên nên rất giàu khả năng định hướng quyết liệt vào cả một dòng sử mệnh của mỗi dân mỗi nước. Lối học huyền sử khác với lịch sử. Lịch sử phải có niên kỷ vì ghi lại những biến cố đã xảy ra trong một thời, một nơi nhất định. Ngược lại đối với huyền sử thì niên kỷ ít quan trọng vì nó bàn đến những truyện trường tồn, những chân lý vượt mốc giới của thời không: cái thật cho hôm qua vẫn thật cho ngày mai, không nên lấy niên kỷ ra mà hạn chế (le fond institutionnel est intemporel P.C. 20). Bởi vì các nhân vật của huyền sử không còn là nhân vật lịch sử, thân thế và sự nghiệp lịch sử của họ nếu thật có thì cũng đã được bào mỏng tanh để vượt khỏi bờ cõi của không gian để đi mạnh vào văn hóa.

Những trang huyền sử chung của Viễn Đông

Vì Việt Nam với Trung Hoa cổ đại cùng một nền văn hóa ít ra đại đồng tiểu dị nên huyền sử của Trung Hoa có liên hệ mật thiết với huyền sử của Bách Việt trong đó có tiên tổ chúng ta. Do đó Trung Hoa cổ đại đối với ta phải có hai khía cạnh là văn hóa và chính trị. Thường tình người ta chỉ xem vào nước Tàu như một thực thể chính trị mà quên đi mất khía cạnh văn hóa chung trong quá trình hình thành tạo dựng. Đó là điều thiếu sót cần được bổ khuyết. Muốn lên tận đoạn đó chúng ta phải vượt qua giai đoạn Tần Hán để đi từ Khổng Tử trở lên đến quãng khuyết sử mịt mờ, lúc mà những tiền nhân ta còn sống dưới quyền hướng dẫn của họ Hồng Bàng trong miền Hoa Hạ tức từ bờ sông Lạc sông Hà và vùng Hồ Quảng, trong những miền đất của Kinh Sở, Mán, châu Dương, Động Đình hồ, An Huy (sông Hoài) Chiết Giang, Giang Tô, Bành Lãi. Đấy là lãnh vực mà tiên tổ ta đã có những mối liên hệ về chính trị kinh tế, văn hóa với các dân chung quanh: và do đó đã lập thành cái nhân của dân tộc chúng ta. Có thể quả quyết rằng cái gì đã xảy đến cho những dân Man, Miêu, Thái, Ngô, Di, Dịch, Sở và nhất là Sở, thì cũng đã âm vang đến tiền nhân ta. Bởi vậy cần phải coi Dương Tử giang như xương sống, các châu Kinh, Dương, Hoài, các nước Ngô, Việt, Sở các Hồ Động Đình, Bành Lãi, Thái Hồ như liên bang cùng chung vận hệ lịch sử… Đấy là những vùng âm u, theo nghĩa không còn bờ cõi cố định với những sử liệu xác thiết, nhưng bó buộc chúng ta phải lặn lội tìm tòi nếu ta muốn tìm xa về cỗi nguồn của nước nhà, vì đây là một thời mang nặng những nguyên tố cấu tạo nên tâm thức của dân tộc nên ta coi việc nghiên cứu này như một cuộc hành hương tìm về với những trang huyền sử rất nắm sai bài học và lúc ấy chúng ta sẽ thấy về mặt văn hóa thì huyền sử nước Tàu không còn là của riêng nước Tàu nhưng trở thành di sản chung cho cả khối văn hóa của Liên Bang Bách Việt, nơi mỗi nước Viễn Đông phải tìm về và đưa ra một dịch bản soi sáng cho từng ngành văn hóa riêng của mình, sao cho duy trì được cả gốc chung cũng như cả ngành riêng. Bí quyết của sự thống nhất và đồng thời lại phong phú nằm ở đó.

Huyền sử Trung Hoa cổ đại gồm ba giai đoạn là Tam Hoàng, Ngũ Đế và Tam Đại:

1) Tam Hoàng là:        Toại Nhân
                                      Phục Hy Nữ Oa
                                      Thần Nông

2) Ngũ Đế là:               Hoàng Đế
                                    Chuyên Húc
                                      Đế Cốc
                                      Nghiêu
                                      Thuấn

3) Tam Đại:     gồm ba nhà Hạ (Vũ) 2205
                        nhà Thương (Thành Thang) 1766
                          nhà Chu (Vũ Văn, Chu Công) 1122.

Về thứ tự tam hoàng và ngũ đế xếp theo Tư Mã Quang, còn Tư Mã Thiên lại cho Hoàng Đế vào Tam Hoàng. Những dị biệt này biểu lộ lối nhìn khác nhau sẽ bàn ở sau.

CÓ NÊN DÙNG TỰ DẠNG?

Trong việc khai thác kinh điển đôi khi chúng tôi có dùng lối chiết tự tuy biết đó là một lối đầy nguy cơ, nhưng dẫu vậy cũng không hẳn thiếu nền tảng. Học giả Needham (I, 32) tính ra trong số 49.000 chữ ghi lại trong từ điển Khang Hy thì có chừng hơn 2000 chữ là thuộc biểu tượng với tượng hình, ngoại giả đều theo lối hội ý, chuyển chú, giả tá, hình thanh v.v… vì thế dùng chiết tự rất dễ bị lạm dụng và đưa đến những kết luận chủ quan. Nhưng nếu bỏ hẳn thì là bỏ mất một việc có nền tảng đích thực, tuy nhỏ hẹp. Muốn tránh lạm dụng chúng tôi nghĩa phải y cứ vào thể chế: khi hợp với một thể chế thì lúc ấy tự dạng có thể trở nên một lý lẽ để kiện chứng. Nói khác tự dạng không được dùng để chứng minh một mình nó đã đủ, nhưng thiết yếu phải đi với thể chế, hễ được như vậy thì tự dạng có thể trở thành một lối kiện chứng đầy tính chất trang sức cách rất ý nhị. Tất cả những tự dạng chúng tôi đưa ra ở đây hay trong các giảng khóa khác đều phải hiểu trong giới hạn đó. Nói như vậy có nghĩa là không thiết yếu những nghĩa gán cho tự dạng được người lập ra chữ đã có ý như vậy. Điều đó ai mà biết được, vì chữ Nho là một lối văn tự biểu tượng mà bản chất biểu tượng là rất mềm dẻo theo tay thợ dùng, dở hay khéo phần lớn còn tuỳ tay thợ. Hòn đất có thể nặn ra ông Bụt, mà cũng có thể nặn ra thằng phỗng. Lối chiết tự cũng thế đầy nguy hiểm, mà cũng đầy những khả năng gợi ý sáng tạo tuỳ cách dùng.

II. THEO CHÂN KHẢO CỔ

Tìm về nguồn gốc văn minh Viễn Đông thường độc giả chỉ chú ý có trục Tây Đông mà không để ý đến trục Nam Bắc. Và đó sẽ là điều chúng tôi sẽ bàn ở đây để có được cái nhìn tổng quan hơn.

Xét về trục Tây Đông các học giả chia hai phe: một cho là các yếu tố văn minh đều do từ Tây truyền qua, trong số này người Việt Nam chúng ta đã quen thuộc với những tên tuổi như Olov Janse, Goloubew, Geldern… Chứng cớ của họ dựa trên những hình vẽ vòng tròn có chấm, hay hình xoáy ốc chữ S… đều tìm thấy ở văn minh Hallstat (Trung Âu). Thêm vào đó còn một số tên tuổi khác như Vaca, Horwitz. Lập luận chung của họ cũng như của một số khác có thể tóm tắt như sau:

Trước hết là thời Tân thạch bên Ai Cập xuất hiện vào lối 5000-6000 năm tr.cn và chỉ kéo dài lối 1500 rồi tiếp đến thời đồ đồng xuất hiện vào lối năm 4500 trước. Bên Chaldeau Ur, đồ đồng xuất hiện vào lối 3500 trước, thế mà bên Tàu, đồ đồng theo khoa khảo cổ chỉ xuất hiện vào lối nhà Thương tức 17 thế kỷ tr.cn, nghĩa là muộn hơn Tây Âu suýt soát 2000 năm. Vì thế một số tác giả cho rằng kỹ nghệ đồ đồng đã từ Tây truyền bá sang Đông. Tuy nhiên vấn đề rất phức tạp như đã được ông Needham trình bày trong quyển I trang 98, 148, 153, 162… và đưa ra kết luận tạm này là xem ra có đi có lại chứ không có một chiều, nghĩa là không nhất thiết phải kết luận từ Tây qua Đông mà lại không thể kết luận từ Đông qua Tây, thí dụ hình tròn có chấm hay vòng xoáy ốc sao lại không kết luận được từ Đông truyền sang Hallstat phát xuất từ Ordos và Tagar thuộc Mông Cổ, vì đây là những mẫu vẽ liên hệ đến đồ gốm mà quê hương là nước Tàu.

Ngay đến những vật kim khí dù đồ đồng đã xuất hiện cận Đông trước còn khó lòng kết luận từ Tây qua Đông bởi vì kỹ nghệ bên Tàu đã vượt xa các nơi khác vừa quá mau lẹ vừa quá nhiều, đang khi bên Tây phương chỉ dóng góp được có dăm ba món như xe có bánh, đòn trục và ròng rọc tự Mesopotanie, Babylon, và Ai Cập đóng góp ổ khóa, Perse đóng góp máy xay gió, Âu Châu Địa trung hải đóng góp dây xích cho ống bơm nước, thì Trung Hoa đóng góp nhiều kỹ thuật hơn hết rồi truyền bá sang Âu Châu cũng như các miền khác, từ thế kỷ thứ 1 đến 18. Trong quyển Science and Civilisation in China I, p.241, ông Needham đã lên sổ các phát minh của Trung Hoa theo thứ tự A, B, C trong đó có thuốc súng vần W, kim chỉ nam vần X, giấy và chử in vần Y, đồ sứ vần Z, và tác giả nói nếu vần A, B, C còn dài hơn thì vẫn còn tìm ra đủ phát minh quan trọng cho các chữ đó. Vì thế ta có thể nghĩ rằng chưa chắc đồ đồng chỉ mới xuất hiện thế kỷ 17 như khoa khảo cổ nói, mà rất có thể xuất hiện vào thời Si Vưu tức 10 thế kỷ trước nữa. Tuy nhiên vì người ta chưa chắc hẳn ai đã phát minh ra trước nên một số học giả nghĩ rằng đã có một lò phát sinh văn minh khác hẳn ở phía Đông.

Về điểm này, cuộc khảo sát của giáo sư Creel cũng như của ông Needham vì dựa trên những dữ kiện mới nhất nên đáng được chú ý hơn cả, theo đó nền văn minh Trung Hoa được khám phá qua những cuộc đào đất của các nhà khoa học có thể chia ra 4 giai đoạn. Trong 4 giai đoạn này thì 3 thuộc thời Tân thạch hay thời khuyết sử, còn giai đoạn 4 thuộc nhà Thương vào lối thế kỷ 17 trước d.l đại để như sau.

Dấu vết người thái cổ bên Tàu tìm ra được là người vượn Bắc Kinh xuất hiện vào lối cổ thạch thượng (paléolithique supérieur pléistocène) vào khoảng từ 500 đến 300 ngàn năm trước d.l, suýt soát đồng thời với người vượn Java là Pithecantrope. Sau đó không tìm ra đợt người “Homo sapiens” thuộc hạ tầng cổ thạch như Cromagnon, hay cả thời sau nữa thuộc tân thạch thượng (Mésolithie) nhưng chỉ thấy xương người vào lối 2500 trước d.l và một nền văn minh để dấu lại rải rác cách bí hiểm khắp nơi trên Mỹ châu và miền Đông Á. Người thời này tuy còn săn bắn, nhưng phần lớn đi vào nông nghiệp: cấy mì và mạch, và về sau có cả cấy lúa. Ta hãy tóm lượt 4 đợt theo khảo cổ như sau:

Phần khảo được rõ nhất gốm các tỉnh Cam Túc ở Tây bắc Hà Nam và Sơn Đông phía Đông bắc, đều mang nặng tính chất bên Đông, và chính ở đây người ta tìm được nét đặc trưng của nền văn minh này trong những đồ gốm đặc biệt là cái Lịch cái Chõ. Cái lịch là một thứ đồ gốm có thể gọi là thứ nồi tam biên (ba hông) đặc biệt ở chỗ có một diện tích tiếp cận với lửa tối đa nên nấu chóng sôi. Đó là một loại nồi không gặp thấy nơi khác, nên có thể gọi giai đoạn này là Lịch hay là Tam biên. Khi đem cái táng (một cái nồi có đáy dùi nhiều lỗ) để lên trên thì ra cái siêu, tiếng Việt kêu là nỗi chõ (xem hình)

Hình hai kiểu lịch và chõ. Tấm chắn giữa chõ, có lỗ cho hơi nóng bốc từ cái lịch lên cái chõ ở trên (hình mượn của Need II. 144)

Đó là loại đồ nấu đặc biệt thuộc văn minh vùng này, không tìm thấy ở đâu nữa. Ta có thể từ cái nồi tam biên liên tưởng đến tam tài, tam Miêu. Đế Minh là cháu ba đời Thần Nông. Nếu đúng thì nó thuộc Viêm tộc.

Tiếp sau giai đoạn lịch thì đến giai đoạn Ngưỡng Thiều gồm những đồ gốm đẹp hơn, vẽ nhiều màu, đào được ở Ngưỡng Thiều trong tỉnh Cam Túc nhưng chỉ tìm thấy những đồ gốm vẽ nơi đây, và sau đó biến mất. xem ra loại đồ gốm này phát xuất từ miền Cận Đông, khi sang tới đây thì gặp nền văn minh khác thuộc đồ gốm lịch, nên biến dần.

Ta có thể coi đây là văn minh Hoa tộc vừa manh nha hoặc là phát xuất từ Mésopotanie nhưng khi tiếp xúc với văn minh tam biên của Viêm tộc mạnh hơn, nên đã tiêu trầm. Nền văn minh tam biên khác hẳn với văn minh Mésopotanie và ta gọi được là văn minh Đông Á của Viêm tộc mang nhiều dấu tích chung với dân bản thổ Mỹ Châu Astèque và Maya, đáng chú ý nhất là loại dao có hình chữ nhật và hình bán nguyệt. Do đó nhiều học giả kết luận là có một lò phát xuất văn minh khác với Tây Âu và đã lan tỏa khắp cõi Đông Á và Mỹ Châu, cùng đã trải qua nhiều đợt tiến, đến lượt thứ ba thời xuất hiện với nồi tam biên, và khi tam biên lan tỏa về phía Tây (Cam Túc) thì bóp chết văn minh đồ gốm vẽ Ngưỡng Thiều.

Tuy nhiên đó cũng chỉ là một ý kiến của giáo sư Creel, nhiều người không theo nên coi Ngưỡng Thiều với tam biên cùng thuộc một gốc, và như vậy thì Ngưỡng Thiều cùng một ngành của văn minh tam biên, thay vì nói Ngưỡng Thiều là do Mésopotanie.

Sau đó đến giai đoạn Long Sơn gồm những đồ sứ đen làm bằng bánh xe, loại này xuất hiện sau thời tam biên, đi trước nhà Thương và đã có được một số nét đặc trưng không gặp trong các đợt trước. Kinh đô của họ ở Thành tự Nhai (Hà Nam), họ tiến bộ hơn người các đợt trước, xem ra hiếu chiến hơn, và đã biết nuôi bò và ngựa, có bói mu rùa. Hầu chắc là phát xuất từ Đông Bắc, rồi truyền bá đến miền Tây.

Sau cùng đến văn minh nhà Thương được phát giác do những miếng xương, hay mu rùa dùng để bói đào được ở An Dương do hàn lâm viện Tàu thâu lượm từ năm 1929 đến 1933. Các xương này cũng như các đồ đồng tìm ra được thuộc cùng một thời kỳ, đều có khắc một lối chữ rất xưa, các chuyên viên phải làm việc cả hàng chục năm mới đọc ra được, nên có người ví với công trình đọc ra được chữ Nêm Ai Cập của ông Champolion. Việc khám phá này đã đem lại một hình ảnh mới về Trung Hoa cổ đại, vì có tài liệu chắc chắn hơn quan niệm cổ truyền, nhưng đồng thời cũng đánh đổ nhiều quan niệm của các nhà tân học nghi ngờ những thuyết xưa quá đáng. Đây là giai đoạn bắt đầu có lịch sử xưa nhất đối với Tàu. Văn minh đồ đồng này có liên hệ với đồ sứ đen chăng, hay là do Tây phương đưa tới. Đó là vấn đề chưa giải quyết được, nhưng chắc một điều là nếu có do Tây đưa vào thì cũng đã được cải biến mau lẹ và vượt xa kỹ thuật Tây phương. Đồ đồng được đúc theo mẫu tam biên và trang trí hoàn toàn kiểu Đông Á nên có thể nói đồ sứ nhà Thương tiếp nối đồ sứ đen Long Sơn (Creel 49), và ta có thể tạm rút ra kết luận như sau: đây là một nền văn minh độc lập cả về nhân chủng lẫn văn hóa. Tuy có những cuộc xâm nhập và pha dòng máu, nhưng đó chỉ là truyện ít và từng thời, cũng giống như văn hóa tuy có vay mượn nhưng về nền móng thì kể là một nền văn hóa độc lập, đã có những yếu tố riêng biệt vững chắc trước khi vay mượn.

Giáo sư Creel kết luận về trục Tây Đông rằng “văn minh Trung Hoa đã không phải nhập cảng toàn bộ từ Tây, nó cũng không phát triển trong một phía Đông khép kín. Thực ra nguồn gốc của nó phức tạp hơn nhiều, một số yếu tố nền móng như lúa gạo xem ra phát xuất từ một góc văn hóa khác ở phía Nam” (p.50). Đó cũng là điểm được các học giả khác chú trọng đến. Maspéro ghi chú hai nước Ngô, Việt chuyên trồng lúa và ưa các loại lúa Chiêm Mễ với Hòa 占,米,禾 (281, Maspéro). Điểm này có thể coi là kiện chứng cho chủ trương Viêm tộc Việt tộc (cấy lúa nông nghiệp) đã chiếm cứ Dương Tử Giang rồi tràn lên phía Bắc như sẽ nói ở bài dưới.

Lm. Kim Định

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Đường Vào Phong Nha



Vì không đủ thời giờ đi thuyền vào thăm các hang động
nên chúng tôi chỉ đi theo đường bộ dọc theo bờ sông 
đến cuối đường lộ lớn rồi trở về.
Thật tiếc!




Tác phẩm điêu khắc trầu cau
nằm trơ trọi buồn hiu trên đường đi.
*

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Học Giả Hoa Kỳ Và Kinh Dịch


LTS: Đây là một bộ sách lớn của một học giả Mỹ, Richard J.Smith có giá trị nghiên cứu. Những người tìm về nguồn gốc văn hóa Việt không thể bỏ qua. Lấy những dữ kiện chuyên môn của một học giả lớn người nước ngòai thường tăng thêm giá trị bài viết của mình vì tâm lý “Bụt nhà không thiêng”. Điều quan trọng ở đây, tác giả R.J Smith chưa nhìn thấy là Nguồn gốc Kinh Dịch từ đâu ? Qua trang mạng anviettoancau.net, chúng ta đã có đầy đủ dữ kiện khảo cổ học, dân tộc học, di truyền học, nhân chủng học … xác quyết nguồn gốc Kinh Dịch bắt nguồn từ tổ tiên người Việt.
Trân trọng giới thiệu bộ sách này với độc giả An Việt.
VŨ KHÁNH THÀNH
anviettoancau.net

            

     Về cuốn Dịch của Ông Richard J. Smith
VIỆT NHÂN


The Yijing ( I- Ching or classic of Changes   )
Fathoming the cosmos and ordering the World
 Ông Richard J. Smith đã để cả cuộc đời và đã nghiên cứu trên 100 cuốn sách về Dịch để viết ra cuốn sách The Yijing: . Cuốn sách được xuất bản vào năm 2008. Theo tin tức cho biết tác giả cũng chưa biết ai là chủ nhân ông của Kinh Dịch. Chúng tôi chưa được đọc, chưa biết nội dung ra sao chúng tôi chỉ nêu lên  ít điểm về nguốn gốc  của Dịch. Trước đây ở Việt Nam có Cụ Ngô Tất Tố và Cụ Phan Bội Châu . . .cũng viết Chu Dịch, cứ đinh ninh là  Dịch của nhà Chu bên Tàu, thực ra Chu đây là chu tri, chứ thực sự không phải là của nhà Chu, đây là sự chiếm công vi tư.
Cách đây mấy thập niên, triết gia Kim Định đã khai quật ra Việt Nho và triết lý An vi. Việt Nho là Nho giáo có nguồn gốc từ Việt tộc, mà nên tảng của Việt Nho là Việt Dịch. Theo chỗ chúng tôi biết thì triết gia Kim Định là người đầu tiên khẳng định những vấn đề sau đây :
             1.- Nho có gốc từ Việt mà nền tảng của Nho là Việt Dịch, mà nền tảng Việt Dịch  đã được thai nghén  từ nền Văn hoá Hòa bình qua huyền thoại:   Hiền triết Ta nê ở Thái Bình Dương lên thăm kho trời được ban  cho 3 thúng khôn và  2 thúng quyền lực.  Qua thời khai quốc nước  Văn Lang thì lại được kiện chứng qua huyền thoại Tiên Rồng ( số 2 ) .  Cha Lạc Long gặp Mẹ Âu Cơ trên cánh đồng Tương, hay là “ Thuận Vợ thuận Chồng tát bể Đông cũng cạn”  ( 2 →1 ). Nho giáo công thức thành “ Đại Đạo Âm Dương hoà “
Đền thời nhà Ân thì lại được gởi gắm vào Ngọc Long Toại tức là cặp Vợ Chồng đang được chôn dấu ở Phương Nam mà vọng khí còn chiếu lên trời. (truyện Việt tỉnh).
Hiện nay có nhiều vị cũng bàn về Tiên thiên, Hậu thiên và Trung thiên đồ, về Hà Đồ, Lạc Thư cùng các quẻ để truy nguyên  những đồ hình đó đều là của Việt tộc. Còn Dịch nòng nọc cũng truy nguyên về Gốc Tổ Hùng Vương. Chúng tôi chưa có thì giờ để học về những vấn đề đó, nên không dám lạm bàn.
Tóm lại những bộ số huyền niệm 2 - 3 - 5  là nền tảng của Việt Nho, ta có thể tìm thấy trong 5 lâu đài Văn hoá :
             a.- Huyền thoại Tiên Rồng
            b.- Cây Phủ Việt
            c.- Sách Ước
            d.- GậyThần
            e.- Trống Đồng
            2.-  Nền tảng của Kinh Dịch là sự khám phá Thiên lý của tổ tiên Việt, Tổ tiên Việt đả dấu cái gốc đó trong Huyền thoại mà người Tàu không nhận ra, nên Dịch của Người Tàu chỉ chú ý tới cái Ngọn 64 quẻ để bốc phệ, nên bỏ mất phần Gốc tinh hoa của Dịch.
           3.- Tinh hoa của Dịch nằm trong nền tảng Biến hoá của các cặp đối cực (số 2), nhờ lập được thế quân bình động mà đạt trạng thái hòa, đó là thiên lý là dịch lý. Ngoài ra còn có Triết lý Tả nhậm, tinh hoa của Ngũ hành và Tam tài.
             4.- Tuy Khổng Mạnh viết nhiều về Tứ thư Ngũ kinh, nhưng không bàn nhiều về các tinh hoa của Triết lý Tả nhậm là nguyên lý Mẹ, về Ngũ hành không nhận ra vị trí “Dàn hoà“ quan trong của Trung cung hành Thổ, và cũng chẳng bàn  gì về Tam tài, là cấp tối thượng của con người, tất bỏ mất con đường về Tâm linh là gốc của Nhân Đạo cũng như  con người Nhân chủ là vị trí quan trọng nhất của con người.
             5. Việt Nho và triết lý An Vi rộng hơn Khổng giáo nhiều, vì nền tảng  của nó là bộ số huyền niệm 2 - 3 - 5, nội dung là Thái hoà (2 ) Nhân chủ ( 3 ),Tâm linh (5), còn Khổng giáo nặng về luân thường đạo lý chỉ là một phần của Đạo lý (Thiên lý) được đem vào sống ở đời, nhưng Hán Nho đã làm cho mất tinh tuý.
             6.- Muốn biết chắc Dịch có phải là của Việt Không thì ta phải đi vào 5 điển chương Việt,  đó là:
Một số Huyền thoại trong Lĩnh Nam Chích Quái, cũng như U Linh Việt Điện. Thứ hai là Làng Xã với tổ chức làng xã với nếp sinh hoạt, với phong tục tập quán và lễ hội.
Thứ Ba  và thứ tư là Trung Dung với Trống Đồng. Trung Dung được tóm tắt với vào 3 Chữ “Chí Trung Hoà“. Tinh thần thái hoà này đã được triển diễn trên mặt Trống Đống Đông Sơn về tiết nhịp vũ trụ hoà (cosmic rythm).
Thứ năm là Việt Dịch. Vì tinh thần Dịch đã thẩm nhập vào trong huyết quản Việt nên con cháu Việt mới nhận ra cách đọc                 Dịch với tinh tuý của nó.
 Có đi qua hết 5 điển chương đó để xem những nền tảng 2 - 3 - 5 và nội dung của nó có ở trong huyết mạch của người                   Việt không. Các thứ đó là triết lý nhân sinh nên nó đã thấm sống vào cốt tủy của đời sống Việt, nên ít nhận ra.
             Truy nhận ra Dịch của Việt không phải để tự hào suông mà để khai quật lại  nền triết lý nhân sinh đã bị vùi lấp mà sống cho đàng hoàng để  cứu con người và đất nước đang trên đà suy vong. Thứ nhất để xây dựng con người Nhân Chủ biết cách làm chủ chính mình gia đình và đất nước mình, thứ hai là biết cách sống hoà với nhau, thứ ba là cung cấp cho đất nước một chủ đạo hoà để đoàn kết toàn dân. . . chứ không phải những thứ để thoả mãn trí tò mò hay mua vui.
(Dịch không phải là của riêng Việt Nam, mà là chung cho cả  Tàu, Nhật, Hàn Việt, mỗi nơi có những sắc thái riêng. Dịch của Hàn và Nhật chúng tôi không biết rõ).  Chúng tôi đã đúc kết những thứ đó vào trong Cuốn Văn hiến Việt Nam  đã được xuất bản mới đây.
 Việt Nhân.                                                                              Ghi chú.
Cuốn Kinh Dịch của Giáo Sư Richard J Smith vừa được tôi giới thiệu, đã có một số độc giả hỏi làm sao mua được cuốn sách quí giá này. Tôi xin cho thêm chi tiết để quí vị gửi mua rất dễ dàng.
VKT

Prof. Dr. Richard J. Smith


Bild von Richard J. Smith 
· Phone: +49 9131 85 20618
· Homepage: http://www.ikgf.uni-erlangen.de/

Fathoming the Cosmos and Ordering the World: The Yijing (I Ching, or Classic of Changes) and Its Evolution in China (Richard Lectures) [Hardcover]

Richard J. Smith (Author)


List Price:
$35.00
Price:
$28.63 & this item ships for FREE with Super Saver Shipping. Details
You Save:
$6.37 (18%)
Ships from and sold by Amazon.com. Gift-wrap available.
Only 7 left in stock--order soon (more on the way).
Want it delivered Thursday, June 2?
Order it in the next 0 hours and 36 minutes, and choose One-Day Shipping at checkout.
10 new from $26.00 11 used from $25.99
Sell Back Your Copy for $6.25
Receive a $6.25 Amazon.com Gift Card for selling back this book. See other eligible items in our Book Trade-In Program. Restrictions Apply
                  Tác giả: Giới thiệu sách của Richard J. Smith
 Nguồn: TTNC - LHĐP
Kính thưa quí vị quan tâm

Không phải chỉ các nhà nghiên cứu Việt Nam, mà ngay cả các học giả Trung Quốc cũng cho nhận thấy sự mơ hồ của tác quyền cuốn Kinh Dịch (*/1). Bây giờ một học giả Hoa Kỳ, bỏ gần như thời gian của cả cuộc đời để nghiên cứu về Kinh Dịch, cũng hoài nghi cội nguồn Kinh Dịch khả năng không thuộc về văn minh Hán. Ông là Richard J. Smith với tựa cuốn sách là "Tìm hiểu vũ trụ và trật tự thế giới với giá trị của Kinh Dịch trong và ngoài Trung Hoa (Fathoming the cosmos and ordering the World - The Yijing (I - Ching, or Classic of Changes) and lts Evolution in China). Sách được in năm 2008. Để viết được cuốn sách này, ông đã tham khảo hàng trăm cuốn sách liên quan đến kinh Dịch - chủ yếu là của các nhà nghiên cứu Trung Hoa - và các nước, trong đó có cả Việt Nam. Chúng tôi hân hạnh giờ thiệu với quý vị cuốn sách này và sẽ tiến hành dịch ra tiếng Việt, nếu được sự đồng ý của tác giả. Bản dịch sẽ được đưa lên diễn đàn Lý Học Đông phương để quí vị cùng tham khảo.
Trang bìa cuốn sách
Trích đoạn của tác giả nói về sự mơ hồ của Kinh Dịch được cho rằng của nền văn minh Hán
Mục tư liệu của tác giả - trên 40 trang...
Một trang trong mục tư liệu tham khảo của tác giả
Quí vị quan tâm thân mến
Như vậy, sự xac định Kinh Dịch - và cả thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thuộc về văn minh Hán được nhận thức bởi những nghiên cứu độc lập và khách quan. Điều này thể hiện tính khách quan của vấn đề được nêu. Tuy nhiên tác giả Richard J. Smith, mặc dù bỏ gần hết thời gian cuộc đời để nghiên cưu, nhưng ông vẫn không thể xác định được tác quyền của Kinh Dịch thuộc về nền văn minh nào. Tôi có thể chia sẻ điều này với tác giả. Vì ông không thể hiểu được thấu đáo những diễn tiến lịch sử của nền văn minh Đông phương. Và giả sử ông có quan tâm thì ông cũng không thể nào tin được rằng: nền văn minh Lạc Việt - được quảng cáo rùm beng "Thực chất là một liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" - lại có thể chính là chủ nhân thực sự của những gia trị văn minh Đông phương.
==========================================
Chú thích



HỌC GIẢ TRUNG QUỐC CŨNG CHƯA DÁM

NHẬN KINH DỊCH CỦA MÌNH

 

Tác giả: người dịch : Nguyễn Trung Thuần
Nguồn: Bee.net.vn
Sau khi đọc bài "Kinh dịch là của người Việt" đăng trên Bee.net.vn, dịch giả Nguyễn Trung Thuần, nguyên là nghiên cứu viên ở Hội đồng biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (nay là Viện Từ điển học và Bách khoa thư thuộc Viện KHXH) đã gửi cho tòa soạn bản dịch mới nhất của bà liên quan đến vấn đề này. Đây là một bài đã được in trên "Thế giới những điều chưa biết" (phần lịch sử, khảo cổ), Nhà xuất bản Giang Tô, Trung Quốc, năm 2008. Đọc bài này ta sẽ thấy chính các học giả Trung Quốc hiện giờ cũng chưa dám khẳng định "Kinh dịch" là của đất nước họ. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Trong cổ thư Trung Quốc có nói “Bào Hy họa quái, Thần Nông tác giá, Hoàng Đế dư phục”. Có nghĩa là: Họ Phục Hy (tức Bào Hy) đã sáng tạo ra Bát quái, họ Thần Nông dạy mọi người trồng trọt, Hoàng Đế phát minh ra dư phục (tức thuyền xe và quần áo – ND). Còn có thuyết nói họ Phục Hy dạy cho mọi người cách nấu nướng thức ăn. Trồng trọt, thuyền xe, quần áo..., tất cả những cái đó đều liên quan đến cuộc sống thường ngày của con người, cho nên xưa nay người ta luôn tỏ ra hết sức sùng kính những người như họ Phục Hy... trong truyền thuyết. Vậy thì, Bát quái là cái gì, nó có công dụng gì, vì sao cổ nhân lại xếp nó vào hàng đầu của các loại phát minh sáng tạo?

Bát quái
Bát quái vốn có 8 loại đồ hình, được cấu thành từ 2 phù hiệu cơ bản âm dương gọi là hào dương và hào âm. Hai phù hiệu này dùng các hình thức khác nhau chồng liền 3 tầng, để cấu thành 8 loại đồ hình  (Càn),  (Khôn),  (Chấn), (Tốn),  (Khảm),  (Li),  (Cấn),  (Đoài), gọi là Bát quái.
Chúng đại diện cho 8 loại hiện tượng của tự nhiên là trời, đất, sấm, gió, nước, lửa, núi, đầm. Bát quái lại chồng tiếp lên thành từng cặp một, có thể tạo thành 64 quẻ. Quái tượng của 64 quẻ có các thuyết từ khác nhau, gọi là lời quẻ. Lời quẻ cộng thêm những lời văn có liên quan khác chính là nội dung cơ bản nhất của “Chu dịch” (hoặc gọi là “Kinh dịch”) trong “Tứ thư ngũ kinh”.
Bát quái được cấu thành từ các hào dương và hào âm cơ bản nhất, có thể đại diện cho trời và đất. Nếu suy diễn thêm nữa, thì lại có thể đại diện cho trong ngoài, nam nữ, cha mẹ, vua và hoàng hậu, cương nhu, lưng bụng, phủ tạng, cơ quan sinh dục của nam và nữ, cùng rất nhiều sự vật đối ứng với nhau khác không chỉ có liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, mà còn liên quan đến cả các hiện tượng xã hội nữa. Kiến thức trong đó xem qua có vẻ đơn giản, nhưng kì thực lại hết sức sâu sắc. Trước một bộ “Kinh dịch” lấy lời quẻ làm nội dung cơ bản, có những người giải thích từ phương diện này, có những người phân tích thêm từ phương diện kia, có những người lại phát triển thêm từ một phương diện khác, để viết nên nhiều tác phẩm các dạng, viết thành mười mấy vạn lời, mấy chục vạn lời, thậm chí tới hàng triệu lời muôn màu nghìn sắc, thậm chí còn quái dị, khiến cho độc giả không hiểu nổi, có những chỗ còn đọc không ra, chẳng khác nào một cuốn sách trời.
Qua đây, người ta liền nảy sinh nghi vấn rằng chẳng lẽ một thứ phức tạp như vậy mà lại do một nhân vật trong truyền thuyết là Phục Hy sáng tạo ra?
Có người cho rằng, hình thức ban đầu là 8 loại đồ hình của Bát quái, rất có thể là các đồ hình văn tự thời thượng cổ, nó được diễn biến từ cách ghi chép kết thừng của người xưa. Vì thế Bát quái còn được gọi là Bát sách, “sách” nghĩa là “thừng sách” (dây thừng), tạo thành văn tự thì có thể ghi lại những sự vật đã gặp phải.
Như  (Càn) biểu thị trời, trời là che phủ khắp bên trên liền một dải, cho nên là 3 hào dương hoàn chỉnh;  (Khôn) biểu thị đất, đất bị các con sông chia cắt thành từng mảnh, cho nên là 3 hào âm đứt đoạn;  (Khảm) biểu thị nước, tượng trưng cho sông chảy dưới lòng đất từ những khoảng đứt đoạn, chữ “thủy ()” trong văn tự tượng hình cổ đại đã được diễn tiến từ đó. 
Văn tự đồ họa là hình thức ở thời kì xa xưa nhất của văn tự Trung Quốc.. vì thế mà sáng tạo ra Bát quái chính là đã sáng tạo ra văn tự sớm nhất của Trung Quốc, mới đầu nó chỉ có 8 loại đồ hình, nhưng lại rất quan trọng, cho nên đã được xếp vào hàng đầu của các loại sáng chế phát minh thời thượng cổ.
Có những người không đồng ý với giải thuyết trên, họ cho rằng Bát quái có khả năng là do người triều Thương dùng giáp cốt để chiêm bốc, đã suy diễn từ các đường vân nứt do bị cháy trên mai rùa mà thành, đó là sáng tạo vào đời nhà Thương, chứ không phải là do Phục Hy sáng tạo ra vào thời thượng cổ theo truyền thuyết. 


Trong lòng bàn tay có bát quái thập nhị cung, còn gọi là chưởng bát quái 

Còn “Kinh dịch” thì rất có thể là tác phẩm của thời nhà Chu, rất khó hiểu, cho nên Khổng Tử thời Xuân Thu đọc “Dịch”, vi biên tam tuyệt, tức ban đầu đến cả Khổng Tử đọc cũng không hiểu, đọc đi đọc lại, khiến cho dây da trâu buộc thẻ tre bị đứt tới 3 lần. Cuối cùng khi đã đọc hiểu rồi, Khổng Tử đã chỉnh sửa thêm, và như thế, “Kinh dịch” liền trở thành kinh điển của Nho gia. Vì thế mà nói Khổng Tử đã có công sáng tạo lại “Kinh dịch”.
Cũng có những người cho rằng, Bát quái và “Kinh dịch” đại diện cho quá trình diễn tiến nhận thức của người Trung Quốc cổ đại đối với các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội.. Đầu tiên có các hào dương và hào âm với phù hiệu đơn giản nhất, có thể nhờ vào đó để thuyết minh cho cái căn bản của mọi vấn đề trong trời đất. Sau đó phát triển thành 8 quẻ (Bát quái) có thể đại diện được cho 8 loại hiện tượng của thế giới tự nhiên. Rồi lại phát triển tiếp tám tám sáu mươi tư quẻ, có thể thuyết minh cho nhiều hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội hơn. Cuối cùng mới có “Kinh dịch” với các lời quẻ là chính, cấu thành một tác phẩm triết học có thể đại diện cho vũ trụ quan, nhân sinh quan... của người Trung Quốc cổ đại. Mỗi một giai đoạn phát triển đều không thể chỉ là sự sáng tạo phát minh của một người nào đó, mà là một quá trình diễn tiến có sự kế thừa và phát triển trước sau, liên tục không ngừng. Nói họ Phục Hy sáng tạo ra Bát quái kì thực là đã quá đơn giản hóa vấn đề này rồi.
Giải thuyết cuối cùng trong số 3 giải thuyết trên tuy khá hợp lí, nhưng nó đã phủ định giải thuyết “Bào Hy họa quái” đã được lưu truyền từ mấy ngàn năm nay ở Trung Quốc, nên lại rất khó lòng được mọi người tiếp nhận.
Rút cục Bát quái là do ai sáng tạo? Khi còn chưa tìm ra được lời giải đáp tốt hơn, thì vẫn đành phải dựa theo lời trong sách xưa mà qui công về cho họ Phục Hy theo truyền thuyết thôi.
Xem thêm : KINH DỊCH LÀ CỦA NGƯỜI VIỆT
                       KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC
ĐÃ ĐĂNG TRÊN ANVIETTOANCAU.NET