Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Cội Nguồn Chữ Thủy


Nói về cội nguồn chữ tượng hình, học giả Trung Quốc có hai cách luận trái ngược nhau, Phạm Văn Lan tác giả Trung Quốc thông sử cho rằng “Bát Quái có thể là chữ viết ở thời chưa định hình”, còn Quách Mạt Nhược thì lại cho rằng “không phải Bát Quái dẫn đến chữ viết, mà là chữ viết dẫn đến Bát Quái” (Bí ẩn Bát Quái, tr.46).

Nhận định của Quách Mạt Nhược sai hoàn toàn vì hai lẽ, một là cấu tạo của Bát Quái hoàn toàn độc lập, khi ta đã xác định được hình trạng của hai hào âm dương thì khi xếp chồng lại với nhau ba bậc tự chúng tất nhiên phải đi đến kết quả tạo thành 8 quẻ theo hệ thức 2x2x2= 8 nghĩa là các quẻ tự định hình cơ thể chúng không ai can thiệp xử lý hết, hai là theo tiến trình lịch sử Bát Quái ra đời trước khi có chữ viết cho nên không thể có chuyên sinh con rồi mới sinh cha.

Nếu lập luận của Quách Mạt Nhược sai thì nhận xét của Phạm Văn Lan là đúng, và càng chính xác hơn với trường hợp chữ Thủy .

Nhìn lại quá trình diễn biến của chữ Thủy từ bước đầu trên Giáp cốt văn qua Kim văn đến tự dạng hiện đang lưu hành ta sẽ thấy rỏ sự tương đồng giữa chữ Thủy và quẻ Khảm trong Bát Quái (các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6).


 (1)                                     (2)
        (3)                                (4)
        (5)                               (6)





Hãy đối chiếu
hình chữ Thủy (số 3)  với  hình quẻ Khảm     
cả một sự giống nhau như là cùng huyết thống.

Quẻ Khảm hay còn gọi là quẻ Thủy gồm có một vạch liền (hào dương) ở giữa và hai vạch đứt (hào âm) ở hai bên.


                          Tự dạng chữ Thủy trích trong Cổ văn tự hỗ lâm

Nhìn vào trang Cổ văn tự hỗ lâm ta thấy khá nhiều tự dạng chữ Thủy, mỗi chữ một vẻ nhưng tất cả đều có điểm chung là có một vạch liền ở giữa và hai bên có các vạch đứt hoặc là các chấm tượng trưng cho những giọt nước. Điều này hiển nhiên chứng thực rằng ý tưởng tạo hình dạng chữ Thủy phải được bắt nguồn từ quẻ Khảm.

Có thể do cùng chung ý tưởng chữ Thủy có nguồn gốc từ quẻ Khảm của Bát Quái nên Thuyết Văn giải tự của Hứa Thận đã thuyết giảng về chữ Thủy là “ tượng chúng thủy tịnh lưu, trung hữu vi dương chi khí dã”  (象众水并流,中有微阳之气也) (tượng nước cùng chảy, trong có khí dương ẩn tàng). Đấy là lấy ý của quẻ Khảm để giải nghĩa chữ Thủy, nói dương khí ẩn tàng là ý chỉ hào dương ở giữa.

Đa số chữ Thủy mỗi bên vạch dương đều có hai giọt nước (âm), nhưng trên Giáp cốt văn và Kim văn ta còn tìm thấy chữ thủy có dạng cổ hơn, mỗi bên có đến ba giọt nước J24049trích từ http://www.chineseetymology.org

Từ trước đến nay trong thế giới của Kinh Dịch ai ai cũng tưởng hào âm là một vạch đứt, hào dương là một vạch liền, gọi đó là Dịch truyền thống rồi nghĩ sai là Dịch của Trung Quốc sáng chế.

Nhưng với hình tượng chữ Thủy ba giọt nước (mỗi bên) ta có thêm một kiện chứng về nguồn gốc Kinh Dịch, Kinh Dịch là sáng chế của người Việt (đại biểu là Việt Nam). Nhìn dạng chữ này ta nghiệm thấy hào âm không chỉ là một vạch đứt mà hào âm có hình những giọt nước, nghĩa là gồm có nhiều chấm ghép lại.

Trong bài “Chiếc gậy thần- dạng thức nguyên thủy của hào âm hào dương ” (xem Thanhnien online hoặc Anviettoancau.net) tôi đã phát hiện dạng gốc của hào âm, hào dương:

“Nhìn những chiếc thuyền trên trống đồng Ngọc Lũ và Hoàng Hạ, ta không khỏi tự hỏi: Tại sao trên mạn những chiếc thuyền này có vẽ những hoa văn vạch và chấm? Đó có phải là hình những chiếc nan tre gợi ý thuyền làm bằng tre đan, điều này khó thành hiện thực vì đầu thuyền và đuôi thuyền đều được uốn cong lên và có chạm tỉa hình đầu chim rất tỉ mỉ, chứng tỏ thuyền phải làm bằng gỗ. Có người cho rằng những đường vạch ngắn đó tượng trưng cho việc ghép những mảnh ván gỗ. Kiến giải này khó chấp nhận vì những vạch ngắn ở đây thường nằm đứng mà gỗ ghép thuyền thì phải nằm ngang theo chiều dài của thuyền. Đáng chú ý nhất là những đường vạch chấm chấm có mặt ở đây, không thể nói đây là những hàng đinh đóng. Vậy thì những hàng chấm chấm này biểu trưng cho cái gì?

Một khi ta đã ý thức rằng những hoạ tiết hoa văn trên trống đồng có liên hệ đến Dịch, ta sẽ nhận ra sự việc hết sức đơn giản rằng đó chỉ là hình tượng những hào âm, hào dương. Hào dương vạch liền, hào âm vạch chấm chấm. Trên thuyền chỗ nào cũng đầy những con mắt Dịch (xin xem "Con mắt Dịch" cùng tác giả), thì thân thuyền trang trí đầy những hào quẻ không có gì lạ chẳng qua tất cả đều nằm trong một hệ thống.

Có sự khác biệt giữa hình dạng hào đang lưu hành và hình dạng hào nguyên thuỷ.

Người Trung Hoa giữ nguyên trạng hào dương một vạch liền nhưng đã cải biến hào âm thay vì vạch nhiều chấm họ đã đổi thành một vạch đứt. Có cách thay đổi này có thể là để vẽ cho nhanh.

Không phải đợi đến thời kỳ Đông Sơn hào âm dạng nhiều chấm mới xuất hiện, thật ra hào âm nhiều chấm đã có mặt từ thời văn hoá Phùng Nguyên trước hào âm dạng  vạch đứt cả nghìn năm”.

Trong bài Sứ giả Văn Lang tôi có đưa đem nhiều dẫn chứng:

“Nói cho cùng những hình khắc trên trống đồng Đông Sơn lâu nay được mệnh danh là hình các vũ sĩ đang múa phục vụ cho lễ hội chính là hình các SỨ GIẢ VĂN LANG đang truyền rao những huấn dụ của các vua Hùng, họ sử dụng hình tượng quẻ Dịch (Diệc Thư Văn Lang) để giao tiếp, đó là một những loại ngữ hiệu của thời đại Hùng Vương, điêù này chứng tỏ Kinh Dịch đã có ở thời đại Hùng Vương chậm nhất cũng từ thế kỷ thứ 6 thứ 7 trước công nguyên nhưng thế vẫn sớm hơn Trung Quốc mà tư liệu Lịch sử chỉ có sớm nhất vào thế kỷ thứ 5, thứ 6 trước công nguyên (thời Khổng Tử).(Chưa kể quẻ Dịch đã xuất hiện trên đồ gốm Văn hoá Phùng Nguyên từ 1000 năm trước công nguyên).

Trên bảng cáo thị do các sứ giả Văn Lang (thường được gọi là các vũ sí) tuyên đọc ta tìm được: (xem hình trong sách Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam)

1) Quẻ Thiên Trạch Lý và Hoả Thiên Đại Hữu (h.1, tr.190)

2) Quẻ Thuần Càn (h.1 và 4 tr.190);(h.2,tr 191)

3) Quẻ Càn (đơn),Quẻ Thiên Hoả Đồng Nhân (h.1,tr.191)

4) Quẻ Thuần Càn,Quẻ Hoả Thiên Đại Hữu (h.3,tr.191)

5) Quẻ Hoả Thiên Đại Hữu và Quẻ Thuần Càn (h.4,tr191)

Hình quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu và quẻ Thuần Càn

Kết lại ta thấy phần âm của chữ Thủy không chỉ có một vạch đứt, hay là hai chấm mà còn nhiều hơn nữa, ở chữ Thủy khác trên Giáp cốt văn ta tìm thấy chữ Thủy có phần âm ba chấm, điều này phù hợp với hào âm được khắc trên trống đồng Đông Sơn là hào có nhiều chấm hay là một vành trắng không có khắc hình. Hiện tượng này không thấy có nơi Kinh Dịch được phổ biến ở Trung Hoa.

Kinh Dịch của người Việt, chữ Thủy hình ảnh của quẻ Khảm là một điển hình thể hiện công sức của người Việt trong công cuộc sáng chế chữ tượng hình.

Nguyễn Thiếu Dũng

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Công Văn Chữ Nôm Thời Trịnh-Nguyễn


CÔNG VĂN CHỮ NÔM THỜI TRỊNH-NGUYỄN 
(Phải chăng chữ Nôm, vì quá phức tạp, 
nên không phải chữ chính thức của Triều Đình) ?

Dưới thời Trịnh-Nguyễn, người ta thường nghĩ chỉ có những bài thơ, bài văn của các thi nhân, văn sĩ, được viết bắng chữ Nôm. Nhưng thật ra, theo các nhà khảo cứu văn học, và mới đây, theo Hán Nôm làng xã xứ Huế (Nguyễn Văn Thịnh, Tạp Chí Sông Hương, trên mạng Internet), thì các công văn như chiếu, chỉ, truyền, phó, thị, trát…, đã có từ đời Lê, để thông báo xuống làng xã, truyền đạt nội dung cần thi hành, cùng các đơn tự, thân trình, tấu bẩm… của các làng xã gởi lên các cấp huyện, phủ, triều đình. Công việc đọc, viết được giao cho một người khoa bảng, do dân bầu hoặc do cấp trên chỉ định, còn việc lưu trữ thì giao cho một viên Thủ Bộ giữ gìn trong nhiệm kỳ của mình, xong nhiệm kỳ thì kiểm kê giao lại cho viên Thủ Bộ mới, với những biên bản bàn giao rất tỷ mỷ chi tiết.

Chuyện cũng dễ hiểu, chữ Hán là thứ chữ, lúc trước, dành cho những chân khoa bảng, còn trong đại chúng, ít ai biết, ít ai dùng, có chăng cũng bập bẹ vài câu, viết được vài chữ. Vậy muốn thông tin đến toàn dân, đại chúng, triều đình và những nhà hữu trách buộc phải dùng chử Nôm, phát âm theo tiếng Việt, là một thứ chữ đã thành hình khá lâu trên đất nước. Ngược lại, người dân, không gì bằng, phát biểu tư tưởng mình một cách chân thật qua tiếng mẹ đẻ.

Thật ra chữ Nôm quá phức tạp : phải biết chữ Hán, mới viết và đọc, nhất là đọc chữ Nôm. Một chữ Nôm có nhiều âm, nhiều nghĩa khác nhau, đôi khi có đến 20 âm khác nhau, như chữ 卒 (âm Hán-Việt : Tốt; âm Nôm : Tốt, Chút, Đốt, Rót, Suốt, Trút…), ngược lại, một chữ Việt, chỉ một nghĩa, lại có nhiều chữ Nôm khác nhau, đôi khi cũng có trên 20 chữ khác nhau, như chữ Tiêu (chữ Nôm : 悄 , 椒 , 簫 , 蕉 , 消 …). Mặc dù có nhiều chữ dùng bộ thủ để gợi ý, hay ghép chữ cho âm với chữ cho nghĩa, nhưng phải « đoán » mới đọc được. Vậy chữ Nôm tuy đã được hình thành, nhưng chưa có sự thống nhất trong cách viết, chưa chuyển đạt được một cách chính xác tư tưởng của người viết trên giấy tờ.

Có lẽ cũng vì thế, mà qua các triều đại, chữ chính thức của triều đình vẫn là chữ Hán, ngay cho dưới triều Tây Sơn, cho đến khi chữ Quốc Ngữ, dựa trên chữ cái Latinh, thành hình, thì chữ Nôm, chẳng những bị đại chúng quên lãng, mà cả đến các sĩ phu, các cơ quan hành chánh quốc gia cũng không dùng đến.

Trong tinh thần trên, bài nầy đưa ra một công văn chữ Nôm, thời Trịnh-Nguyễn, để chứng minh sự phổ biến khá rông rãi các công văn thời Lê, Trịnh-Nguyễn, mà cả những nhà hữu trách cho đến nhân dân đều muốn phát biểu bằng tiếng mẹ đẻ, cùng sự phức tạp để viết và đọc, nhất là đọc chữ Nôm.

Các công văn chữ Nôm bị mất mát rất nhiều, ngoại trừ một số còn lại do các giáo sĩ thuộc hội « Thừa Sai Paris » (Mission Etrangère de Paris -MEP), còn giữ. Công văn mà tôi sử dụng, được lấy ở Bulletin des Amis du Vieux Huê ( BAVH, Janvier-Mars 1926. Trang 50) (Xem hình chụp đính kèm). Tôi đã dựa một phần nào, do vài chữ bị mờ, vào bản dịch âm của cụ Bửu Cầm mà Tạ Chí Đại Trường cho trong Lịch Sử Nội Chiến 1771-1802 (LSNC, Công An Nhân Dân, Hànội, 2006. Trang 424), và cuốn Đại Tự Điển Chữ Nôm - ( ĐTĐCN, NXB Văn Nghệ. TPHCM, 1999 ), của Vũ Văn Kính, để viết lên bài nầy.

Công văn nầy là bản sao, dưới triều Minh Mạng, của bức thư do Nguyễn Vương gởi cho giáo sĩ Jacques Liot, « Bề Trên » hai tiểu chủng viện, là hai trường trung học đệ nhất cấp, ở Tân Triều và Lái Thiêu, để nhờ mua lương thực. Chủng viện do tiếng Latinh Seminarium, có nghĩa là vườn ươm, nơi đào tạo chủng sinh người Việt, để thành linh mục.

Công văn có 146 chữ Nôm, 27 chữ Hán, viết khá đẹp, khá rõ ràng, và 2 chữ Hán khắc theo lối chữ triện khá tinh vi, trên con dấu. Cọng (cộng) tất cả là 175 chữ.

Qua công văn nầy ta thấy chữ Mãi (Hán) 買 , có khi dùng theo dạng Giả Tá (gt), đọc là Mới, có khi dùng âm Hán-Việt (âhv), đọc là Mãi (mua). Chữ Nay (Nôm) , dưới dạng Hình Thanh (ht), hợp chữ Ni (Hán) 尼 , cho âm với chữ Kim (Hán) 今 (ngày nay) cho nghĩa (trong công văn nầy chữ Nay (Nôm) được viết hai cách khác nhau ở hai nơi ; dưới dạng Hình Thanh (ht) và 今 dưới dạng Đọc Nghĩa (đn)). Chữ Nữa (Nôm) 姅 , dưới dạng Giả Tá Âm Nôm (gtân) của chữ Nửa 姅 (Nôm), trong khi chữ Nửa (Nôm) lại dưới dạng Hình Thanh (ht), hợp chữ Nữ (Hán)女 cho âm với chữ Bán (Hán) 半 (một nửa) cho nghĩa. Vậy như đã trình trên, phải biết chữ Hán, rồi theo câu văn mà « đoán » mới đọc được một bản văn chữ Nôm. Thế mà trong tiếng Việt có câu « Nôm na là cha mách qué » để chế giễu chữ Nôm, nghĩ cũng lạ.

Vì hình chụp trong BAVH rất mờ, tôi viết lại để độc giả khỏi mất công dò từng chữ. Tôi viết từ trái qua phải và từ trên xuống dưới : 

詞 于 , 

柴 該 塲 午 咍 . 皮 接 体 冲 本 道 柴 朱 冘 密 信 共 來 普 各 理 買 詳 底 事 , 吏 如 

連 尼 官 軍 燒 甚 橈 , 仍 麻 糧 餉 群 姅 , 丕 年 差 屬 内 該 隊 充 德 侯 領 詞 貳 

封 共 十 鐮 柒 兩 燒 本 道 冘 . 急 差 心 腹 冘 充 德 侯 共 詞 呈 過 上 師 午 詳 

棋 事 , 群 十 鐮 時 所 持 柴 共 本 道 物 意 麻 辨 買 粮 米 助 欺 危 急 , 朋 買 特 包 橈 

多 ; (nháy) 益 善 強 卒 如 買 耒 煩 忌 本 道 伎 載 粮 意 調 回 交 納 , 便 於 給 發 . 今 詞 . 


景 興 四 十 四 年 十 一 月 二 十 二 日 


明 命 捌 年 五 月 弍 拾 五 日 取 舊 留 抄 左 軍

Để rõ ràng hơn, tôi viết dưới dạng song song :

Hàng thứ nhất cho chữ Nôm, hàng thứ hai cho âm Hán-Việt, hàng thứ ba cho âm Việt (Nôm, Nam). 

Với các dạng : 

Giả Tá (gt), Hình Thanh (ht), Âm Hán-Việt (âhv), Giả Tá Âm Nôm (gtân), Viết Đơn Giản (vđg), Đọc Nghĩa (đn) để độc giả theo dõi dễ dàng, và cuối cùng viết lại công văn cho dễ đọc, dễ hiểu. 

Chữ Nôm : 詞 于 , 柴 該 塲 午 咍 .
Âm Hán-Việt : Từ vu, Sài Cai trường ngọ khẩu+thai. Ni+kim 
Âm Việt : Tờ (âhv) vu (âhv), Thầy (gt) Cai (âhv) trường (âhv) ngỏ (gt) hay (ht). Nay (ht)


皮 接 体 冲 本 道 柴 朱
bì tiếp thể 1/2ngại xung bổn đạo Sài chu
vừa (gt) tiếp (âhv) thấy (gt) người (gt) trong (gt) bổn (âhv) đạo (âhv) Thầy (gt) cho (gt)


冘 密 信 共 來 普 各 理 買 詳 
1/2đam mật tín cọng lai phổ các lý mãi tường 
đem(gt) mật (âhv) tín (âhv) cùng (gt) lại (gt) phổ (âhv) các(âhv) lý (âhv) mới (gt) tường (âhv)

底 事 吏 如 連 尼 官 軍 燒 
để sự, lại như liên ni quan quân thiêu 
để (âhv) sự (âhv), lại (âhv) như (â hv) trên (gt) nầy (gt) quan (âhv) quân (âhv) theo (gt) 


甚 橈 仍 麻 糧 餉 群
thậm nhiêu, nhưng ma lương hướng quần mại (vđg)+thập 
thậm (âhv) nhiều (gt), nhưng (âhv) mà (gt) lương (âhv) hướng (âhv) còn (gt) mười (gt)


姅 丕 年 差 屬 内
thai+nhị 1/2ngại nữ+bán, phỉ (đn phi là vậy) niên sai Thuộc Nội
hai (ht) ngày (gt) nữa (gtân nửa), vậy (đn) nên (gt) sai (âhv) Thuộc (âhv) Nội (âhv)




該 隊 充 德 侯 領 詞 貳 封 
Cai Đội Sung Đức Hầu lĩnh từ nhị phong 
Cai (âhv) Đội (âhv) Sung (âhv) Đức (âhv) Hầu (âhv) lãnh (âhv) tờ (gt) nhị (âhv) phong (âhv) 

共 十 鐮 柒 兩 燒
cộng thập kim+liêm thất lưỡng thiêu 1/2ngại bổn
cùng (gt) thập (âhv) liềm (gtân liêm) thất (âhv) lượng (gt) theo (gt) người (gt) bổn (âhv)


道 冘 . 急 差 心 腹 冘
đạo 1/2đam yêu+hạ. Cấp sai 1/2ngại tâm phúc 1/2đam
đạo (âhv) đem (gt) xuống (ht). Kíp (gt) sai (âhv) người (gt) tâm (âhv) phúc (âhv) đem (gt)


充 德 侯 共 詞 呈 過 上
Sung Đức Hầu cộng từ yêu+hạ trình quá Thượng
Sung (âhv) Đức (âhv) Hầu (âhv) cùng (gt) tờ (gt) xuống (ht) trình (âhv) qua (gt) Thượng (âhv)


師 午 詳 棋 事 群 十 鐮 時 
Sư ngọ tường kỳ sự, quần thập kim+liêm thì 
Sư (âhv) ngỏ (gt) tường (âhv) cơ (gt) sự (âhv), còn (gt) thập (âhv) liềm (gtân liêm) thì (âhv) 

所 持 柴 共 本 道 物 意 麻
sở trì Sài cộng bổn đạo lễ+dĩ vật ý ma
sở (âhv) trì (âhv) Thầy (gt) cùng (gt) bổn (âhv) đạo (âhv) lấy (ht) vật (âhv) ấy (gt) mà (gt)


辨 買 粮 米 助 欺 危 急 
biện mãi lương mễ trợ khi nguy cấp, 
biện ((âhv) mãi (âhv) lương (âhv) mễ (âhv) trợ (âhv) khi (âhv) nguy (âhv) cấp (âhv), 

朋 買 特 包 橈 多 ; (nháy) 益 善 
bằng mãi đặc bao nhiêu đa đa ích thiện 
bằng (âhv) mua (gt) được (gt) bao (âhv) nhiêu (âhv), đa (âhv) đa (âhv) ích (âhv) thiện (âhv)

強 卒 如 買 耒 煩 忌 本 道 
cường tốt. Như mãi lỗi phiền kị bổn đạo 
càng (gt) tốt (âhv). Như (âhv) mua (gt) rồi (gt) phiền (âhv) cậy (gt) bổn(âhv) đạo (âhv) 

伎 載 粮 意 調 回 交 納 便 
kỹ tải lương ý điệu hồi giao nạp, tiện 
kỹ (gt) tải (âhv) lương (âhv) ấy (gt) điệu (âhv) hồi (âhv) giao (âhv) nạp (âhv), tiện (âhv)

於 給 發 今 詞 
ư cấp phát. Kim từ. 
ư (âhv) cấp (âhv) phát(âhv). Nay (đn) tờ (gt).

景 興 四 十 四 年 十 一 月 二 十 二 日 
Cảnh Hưng tứ thập tứ niên, thập nhất nguyệt, nhị thập nhị nhật. 
Cảnh Hưng tứ thập tứ niên, thập nhất nguyệt, nhị thập nhị nhật 


明 命 捌 年 五 月 弍 拾 五 日 取 舊 留 抄 左 軍 
Minh Mệnh bát niên ngũ nguyệt nhị thập ngũ nhật, thủ cựu lưu sao. Tả Quân. 
Minh Mệnh bát niên ngũ nguyệt nhị thập ngũ nhật, thủ cựu lưu sao. Tả Quân.

Như thế, một người biết chữ Hán sẽ đọc như sau :

Từ vu, Sài Cai trường ngọ khẩu+thai. Ni+kim bì tiếp thể 1/2ngại xung bổn đạo Sài chu 1/2đam mật tín cộng lai phổ các lý mãi tường để sự, lại như liên ni quan quân thiêu thậm nhiêu, nhưng ma lương hướng quần mại+thập thai+nhị 1/2ngại nữ+bán, phỉ niên sai Thuộc Nội Cai Đội Sung Đức Hầu lĩnh từ nhị phong cộng thập kim+liêm thất lưỡng thiêu 1/2ngại bổn đạo 1/2đam yêu+hạ. Cấp sai 1/2ngại tâm phúc 1/2đam Sung Đức Hầu cộng từ yêu+hạ trình quá Thượng Sư ngọ tường kỳ sự, quần thập kim+liêm thì sở trì Sài cộng bổn đạo lễ+dĩ vật ý ma biện mãi lương mễ trợ khi nguy cấp, bằng mãi đặc bao nhiêu đa đa ích thiện cường tốt. Như mãi lỗi phiền kị bổn đạo kỹ tải lương ý điệu hồi giao nạp, tiện ư cấp phát. Kim từ.

Cảnh Hưng tứ thập tứ niên, thập nhất nguyệt, nhị thập nhị nhật. 
Minh Mệnh bát niên ngũ nguyệt nhị thập ngũ nhật, thủ cựu lưu sao.Tả Quân.

Một người biết chữ Nôm, và tất nhiên phải biết cả chữ Hán nữa, thì đọc như sau :

Tờ vu, Thầy Cai trường ngỏ hay. Nay vừa tiếp thấy người trong bổn đạo Thầy cho đem mật tín cùng lại phổ các lý mới tường để sự, lại như trên nầy quan quân theo thậm nhiều, nhưng mà lương hướng còn mười hai ngày nữa, vậy nên sai Thuộc Nội Cai Đội Sung Đức Hầu lãnh tờ nhị phong cùng thập liềm* thất lượng theo người bổn đạo đem xuống. Kíp sai người tâm phúc đem Sung Đức Hầu cùng tờ xuống trình qua Thượng Sư ngỏ tường cơ sự, còn thập liềm thì sở trì Thầy cùng bổn đạo lấy vật ấy mà biện mãi lương mễ trợ khi nguy cấp, bằng mua được bao nhiêu, đa đa ích thiện càng tốt. Như mua rồi phiền cậy bổn đạo kỹ tải lương ấy điệu hồi giao nạp, tiện ư cấp phát. Nay tờ.

Cảnh Hưng tứ thập tứ niên, thập nhất nguyệt, nhị thập nhị nhật. 
Minh Mệnh bát niên ngũ nguyệt nhị thập ngũ nhật, thủ cựu lưu sao.Tả Quân.

* Theo Linh Mục Léopold Cadière, Liềm có thể là một đơn vị quy ước thời bấy giờ chỉ Thoi. Mười thoi, mỗi thoi nặng bảy lượng, là một số tiền lớn. [thủ cựu lưu sao (theo cũ chép lại)].

Qua công văn nầy, ta thấy chữ Nôm rất phức tạp. Phải biết chữ Hán mới viết, nhất là đọc chữ Nôm được. Mà ngay cho biết chữ Hán, người đọc cũng phải đoán mới đọc được. Điều nầy cho ta hiểu một phần nào là tuy chữ Nôm đã được dùng dưới nhà Trần (1225 – 1400), thế mà trải qua các triều đại, chữ Nôm không phải là chữ chính thức của Triều Đình, ngay cho dưới triều Tây Sơn (Lịch Sử Nội Chiến, trang 317). Có lẽ, lúc bấy giờ, ở Việt Nam chưa có Hàn Lâm Viện, để thống nhất thứ chữ đó (1). Rồi chữ Hán được thay thế ngay bằng chữ « Quốc Ngữ », dựa trên chữ cái tiếng Latinh, khi chữ « Quốc Ngữ » đã khá phổ biến trong đại chúng, với khoa thi cuối cùng năm Kỷ Mùi, 1919.

Mặc dù phức tạp, như đã trình trên, chữ Nôm vẫn được dùng khá rộng rãi trong các công văn, chiếu chỉ dưới triều nhà Lê và dưới thời Trịnh-Nguyễn, chứ không chỉ dưới triều Tây Sơn, như nhiều người đã khẳng định.

Ngoài ra, theo Tạ Chí Đại Trường trong Lịch Sử Nội Chiến, các công văn chữ Nôm cho ta thấy rõ chân tính tác giả hơn, nhất là các vị đã có trách nhiệm với Đất Nước. Tạ Chí Đại Trường đã nói lên, khi đọc các thơ của Nguyễn Vương bằng chữ Nôm (Lịch Sử Nội Chiến, trang 422) : Thay vì sáo ngữ của sử quan, « chúng ta thấy rõ con người ông (Nguyễn Vương) hơn… Đọc thư, chúng ta thông cảm với một thường dân, lêng đênh lao khổ, thốt lời chua chát với số mệnh đắng cay, một người bạn chí tình, một người cha thương nhớ con xa cách trong khi day dứt vì chưa làm tròn bổn phận với dòng họ, tổ tiên… Chúng ta biết lịch sử ta thiếu tài liệu tương tự : tài liệu của nhà Nho cung cấp thì thuộc loại đã tổng hợp rồi, tài liệu của người ngoại quốc thì quá xa cách về tâm lý, ý thức, thói quen, nên gây cho người xét lại những sai lầm (đáng tiếc) ».

Nguyễn Vĩnh-Tráng 
Lập Xuân Tân-Mão. 
604 032 011 nvt*ttl*

(1) Dưới triều Tự Đức, Vua Dực Tông Anh có ban cuốn Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca 嗣 德 聖 製 字 學 解 義 歌 , mà các nhà khảo cứu cho là một cuốn Từ Điển Hán-Nôm, với mục đích « diễn tiến thống nhất hóa tự hình chữ Nôm » (Chuyên San Thư Họa. Mạng Internet), nhưng việc in ấn chậm trể, và chữ « Quốc Ngữ » đã thay thế chữ Hán.

Sau đây là 4 câu đầu trong Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca, theo thể thơ lục bát : 


Nguyễn Vĩnh-Tráng 

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Vì sao Hát Xoan "đỗ thủ khoa"?

Cập nhật 26/11/2011 09:40:03 AM (GMT+7)

Hát Xoan đã cắm sâu vào đời sống văn hóa, dù có thế nào thì vẫn âm ỉ sống trong lòng nhân dân.

Hát Xoan vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Nhân dịp này, phóng viên Vietnamnet có cuộc trao đổi với GS Đặng Hoành Loan - Nguyên Phó viện trưởng viện Âm nhạc Việt Nam, một người say mê với những làn điệu âm nhạc mang bản sắc đặc trưng dân tộc Việt  và cũng là người chịu trách nhiệm khoa học trong việc lập hồ sơ để Ca trù được UNESCO công nhận nay lại tham gia xây dựng Hồ sơ Quốc gia Hát Xoan từ những ngày đầu tiên.
GS Đặng Hoành Loan
Khi biết tin UNESCO đã vinh danh Hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, ông có vui mừng và bất ngờ?
- Nói thật là tôi không bất ngờ lắm. Bởi so với tiêu chí xét duyệt của UNESCO thì Hát Xoan vốn đã đáp ứng hoàn toàn đầy đủ. Bản thân khi Bộ VH-TT-DL trình lên được Chính phủ duyệt đã thể hiện có sự đánh giá về khả năng của nghệ thuật Hát Xoan.
- Là hồ sơ “đỗ thủ khoa”, xuất xắc khi giành được toàn bộ sự đồng thuận của Hội đồng chuyên môn UNESCO, theo ông vì sao lại có sự “ưu ái” đến vậy?
- Trước tiên đó là bởi hiện tượng văn hóa Hát Xoan có giá trị cổ đích thực, đáp ứng hoàn toàn tính lịch sử, văn hóa và nghệ thuật hấp theo tiêu chí của UNESCO. Tiếp theo đó là bởi Việt Nam đã có kinh nghiệm làm một hồ sơ để trình UNESCO theo đúng yêu cầu của tổ chức.
Hát Xoan - Hình thức hát thờ thần Nông Nước Việt
-  Là một nhà nghiên cứu văn hóa, hiểu và tiếp xúc với Hát Xoan đã 30 năm, ông có thể nói rõ hơn về nguồn gốc lịch sử của Hát Xoan?
- Hát Xoan có từ rất lâu đời, là hình thức chỉ dùng để hát thờ vua Hùng tại các miếu cổ là nơi thờ vua. Thời Lê, khi đình làng phát triển, Hát Xoan đi từ miếu cổ thành các phường Xoan, đi diễn khắp các đình làng , thời đó Hát xoan có hát thờ thêm các tướng lĩnh.
- Đã hát thờ Vua Hùng thì tại sao người dân vùng quanh Phú Thọ lại tổ chức hát Xoan vào mùng 1 Tết Âm Lịch?
- Vua Hùng theo người dân và sử sách kể lại là đã có công rất lớn khi dạy dân làng canh tác lúa nước. Vì vậy Vua Hùng còn được coi là thần Nông nước Việt. Vậy nên, cứ sau Tết khi xuống đồng cấy lúa, để cầu mong cho vụ lúa bội thu thì người dân làm lễ và hát Xoan thờ vua Hùng.
- Vậy tạo sao ngày mùng 10 tháng 3 mới là lễ chính thờ Vua Hùng thưa ông?
- Vẫn liên quan đến cây lúa. Cây lúa tháng 3 là thời kì trổ bông, ngậm đòng nên rất cần nước. Khi đó người dân lại làm lễ, hát xoan thờ Thần Nông Nước Việt mong cho mưa xuống để cây lúa trổ đòng.
Không chỉ dừng lại là hình thức văn hóa
- UNESCO đánh giá rất cao tiêu chí giá trị cộng đồng của Hát Xoan, xin ông làm rõ?
- Hát Xoan là tục hát thờ thần mà ở đây cùng là vua Hùng. Vì thế nên Hát Xoan chính là chiếc cầu chung nối đôi bờ sông Lô như đôi bờ tình nghĩa giữa các làng quê trong vùng đất Văn Lang ngày ấy.
Vậy phương thức nào khiến Hát Xoan lại thu hút và gắn kết được cộng đồng đến vậy, thưa ông?
- Đó chính là nghệ thuật của Hát Xoan. Khác hẳn với Ca trù hay Quan họ, người hát Xoan phải múa giỏi, phải hát hay. Điều này đã truyền tải một cách gần gũi nhất tâm tư, tình cảm của con người vùng Xoan với nhau.
Đặc biệt trong Hát Xoan có màn hát trao duyên nam nữ. Nó thu hút các trai làng gắn bó với phường xoan. Vì ở đình, những trai kiệu giỏi nhất mới được vào hát và trao duyên cùng các thiếu nữ đào xoan. Bên cạnh còn có trò chơi cổ như ném đúm, mó cá, Hát Xoan vô tình vừa là nhu cầu vừa cái duyên gắn kết  giữa các trai gái làng quê.
- Vậy còn yếu tố văn hóa, lịch sử của Hát Xoan được thể hiện như nào?
- Trong một đêm Hát Xoan có 3 chặng hát. Chặng đầu là nghi thức mới thần… về ngự. Câu chuyện về các vị tướng lĩnh, vua Hùng sẽ phần nào thể hiện. Chặng tiếp theo là “Quả cách”. Đây là chặng có nhiều điệu múa, nghệ thuật hát đan xen vào nhau qua 4 chủ đề thể hiện toàn bộ xã hội thời bây giờ: Sĩ, Nông, Công, Thương.
Chặng cuối là màn hát trao duyên hay còn gọi: “Đi chơi, bợm gái”. Như đã nói ở trên, đây là chặng được chờ đợi nhất cũng là chặng có nhiều hình thức múa hát nhất của Hát Xoan, nơi nghệ thuật múa, hát được tôn vinh.
Đừng bao giờ biến Xoan cổ thành một thứ thương mại!
- Trong quá trình làm hồ sơ, ông đã có dịp tiếp xúc và khảo sát trực tiếp tại các làng Xoan. Vậy ông đánh giá thế nào về tình yêu Hát Xoan của người dân vùng Xoan bây giờ?
- Tôi có thể khẳng định người vùng Xoan bây giờ vẫn yêu Xoan lắm! Có thể thấy trong dòng chảy lịch sử, khi có biến cố thời cuộc, khi Hát Xoan chưa được hiểu đúng giá trị của nó thì người dân họ vẫn tự giữ lấy, họ vẫn âm ỉ truyền cho nhau, lén lút cất giữ cho tới tận bây giờ.
Hát Xoan đã cắm sâu vào đời sống văn hóa, dù có thế nào thì vẫn âm ỉ sống trong lòng nhân dân.
- Ông có lo ngại về tình trạng hiện nay khi 30 cửa đền hát Xoan mất đi già nửa, số nghệ nhân hát xoan còn khả năng nhớ và truyền dạy còn chưa tới 10 người?
- Cho đến bây giờ tôi đã bớt lo đi nhiều rồi. Vì các nghệ nhân tuy còn ít nhưng vẫn kịp truyền lại cho lớp trẻ. Không giống như Ca trù, lớp nghệ nhân có khả năng truyền dạy lại rất rất ít. Đặc biệt lớp trẻ ở vùng Xoan bây giờ cũng đã dần hiểu được giá trị vô giá nơi quê hương đã ban tặng. Họ đã biết giữ lấy cái tài sản vô giá ấy.
- Vậy theo ông, để bảo tồn được Hát Xoan điều cần làm nhất đó là?
- Tôi thấy có 3 điều quan trọng: Thứ nhất là cần có hành động thiết thực của Chính Phủ để hỗ trợ cho làng Xoan. Làng Xoan bây giờ biến động khác xưa rất nhiều. Cần có sự truyền dạy liên tục giữa các thế hệ để lấp đi cái biến động của hiệu ứng thành thị với nông thôn.
Thứ hai là về nhận thức giá trị Hát Xoan trong cộng đồng. Phải hiểu được cái hay, cái đẹp và giá trị lịch sử vô giá của nó từ đó mới có hi vọng Hát Xoan mới càng được bám rễ sâu vào đời sống văn hóa. Thứ ba đó là đừng bao giờ biến Xoan cổ thành một thứ thương mại.
- Có người cho rằng nếu giữ hát Xoan chỉ ở trong đình, miếu cổ như vốn có thì khó có thể truyền đến những người có nhu cầu muốn tìm hiểu Hát Xoan mà không thể đến tận nơi?
- Không thể phủ nhận ý tốt trong việc sử dụng phương tiện hiện đại để mang tới công chúng. Nhưng nên ý thức một điều rằng giá trị Hát Xoan không nằm ở việc hàng nghìn người xem. Đã là một cổ vật đại diện cho lịch sử của cả một thời kì của dân tộc, thì cần phải được tôn trọng và đặt đúng chỗ mới thể hiện hết được cái hay, cái đẹp và cái cổ của Hát Xoan. Sân khấu, thương mại, thái độ bằng “suy nghĩ hiện đại” sẽ không thể hiểu được nó!
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
Hoàng Nguyên