Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Chùa Trăm Gian: Phá chùa ngàn tuổi xây mới lại toàn bộ


27/08/2012 14:53:57
 - Là di tích quốc gia với số tuổi ngót ngàn năm, thế nhưng việc chùa Trăm Gian (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) bị hủy hoại trong suốt một thời gian dài mà không một đơn vị quản lý nào hay biết? Giờ đây công trình ngàn năm tuổi đã bị đập bỏ để dựng thành công trình… một ngày tuổi
Gác khánh thâm nghiêm, cổ kính trước khi bị phá bỏ để xây mới lại vẫn còn vững chãi, thế nhưng không biết vì sao
Gác khánh thâm nghiêm, cổ kính trước khi bị phá bỏ để xây mới lại vẫn còn
vững chãi, thế nhưng không biết vì sao "nhà chùa" vẫn phá bỏ
(ảnh Báo Lao Động)
Tổn thất khó khắc phục
Chùa Trăm Gian, xây dựng từ thời Lý đã được Nhà nước công nhận là di tích quốc gia ngót nửa thế kỷ. Vậy mà thời gian qua, ngôi chùa này liên tục bị trùng tu tôn tạo theo kiểu phá hoàn toàn để xây mới. Thế nhưng khi sự việc bị phát hiện thì tình trạng đã “lỡ” rồi, đành lặng lẽ... rút kinh nghiệm, bỏ qua?
Điển hình như trước đây nhà chùa đã trùng tu sơn lại tranh tượng quý bằng sơn công nghiệp Nippon; làm mới bệ tượng, bàn thờ bằng ximăng, gạch ốp lát công nghiệp xanh đỏ tím vàng; xây mới các dãy hành lang đánh bóng cột kèo bằng vécni. 
Chưa hết, giờ đây nhà chùa lại tiếp tục phá bỏ toàn bộ nhà tổ và gác khánh ngàn tuổi để thay vào đó là những vật liệu xây dựng mới hoàn toàn. 
Giờ đây công trình ngàn năm tuổi đã bị đập bỏ để dựng thành công trình… một ngày tuổi (ảnh Báo Lao Động)
Giờ đây công trình ngàn năm tuổi đã bị đập bỏ để dựng thành công trình… 
một ngày tuổi (ảnh Báo Lao Động)
Theo lời một người dân tại địa phương, chùa Trăm Gian cổ kính với nền gạch cũ, đá tảng xanh chân cột, viền vỉa hè giờ đã bị những người đến xây dựng dùng búa tạ đập bỏ khênh ra trước cổng chùa xếp thành núi trắng lốp. Họ còn dựng một lán lớn, lợp tôn xanh, to bằng dăm cái gara ôtô ngay trong khuôn viên chùa để xẻ gỗ, chế tác các hạng mục mới…
Trước sự việc như thế, nhưng ông Vũ Văn Doãn, Chủ tịch UBND xã Tiên Phương khi trả lời phóng viên Báo Lao Động, lại kể với giọng đầy thán phục: “Người ta sang tận Lào, áp tải gỗ lim to về phục vụ đại công trường”. 
Còn cụ Nguyễn Đức Tuệ, một cao niên trong xã Tiên Phương thì lại kể cho bao giới nghe với niềm tự hào. Ông khoe rằng năm nay mình "được tuổi", nên được tín nhiệm mời leo lên thượng lương, cất nóc cho chính tòa gác khánh này. Cụ còn trầm trồ khen: “Người ta xẻ một cây gỗ lim ra, vót nó thành 4 cái cột chùa khổng lồ y như chúng ta chẻ tre vót đũa ấy. To tiền lắm, riêng khu này chắc khoảng 3 tỉ đồng rồi nhé”?!
Nói về chất lượng của các công trình ở chùa Trăm Gian trước khi bị phá bỏ, cụ Đỗ Duy Vinh và cụ Nguyễn Đức Tuệ khi trả lời với báo giới đều cho rằng: Ngoài các cột lim bị “tiêu tâm”, rỗng ruột do thời gian, thì hầu hết hạng mục còn tốt. Các công trình như nhà tổ, gác khánh đều đứng vững, nếu cứ để nguyên thì còn lâu mới hỏng. Nhưng vì có điều kiện, nên “nhà chùa” thay mới cho nó đẹp, nó bền. 
Các hiệp thợ ngồi nhấp nhổm ngay trước các “tuyệt phẩm bị tàn sát”, các phù điêu, cấu kiện cổ vứt chỏng chơ. (ảnh Báo Lao Động)
Các hiệp thợ ngồi nhấp nhổm ngay trước các “tuyệt phẩm bị tàn sát”,
các phù điêu, cấu kiện cổ vứt chỏng chơ.
(ảnh Báo Lao Động)
Công trình rầm rộ nhưng không ai hay?
Khi sự việc đang diễn ra, ông Vũ Văn Doãn, Chủ tịch xã Tiên Phương lúc làm việc với báo giới lại cho rằng không biết bất cứ thông tin gì về việc chùa Trăm Gian đang được “trùng tu”?... “Muốn biết thì các đồng chí… hỏi nhà chùa”
Còn ông Tống Bá Lương, Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Phương, người phụ trách văn xã phát biểu với báo giới cũng cho rằng: “Nhà chùa có nói (ngoài lề) với chúng tôi là Sở VHTTDL Hà Nội là chủ đầu tư dự án kể trên (?)”.
Tất cả những thông tin như: Ai đang dỡ chùa, dự án nào?; số tiền đầu tư là bao nhiêu, do tổ chức cá nhân nào cấp…? Những người có trách nhiệm của xã Tiên Phương đều trả lời là “không biết”, hoặc “hình như là…”.
Không chỉ có xã mà ngay chính Trưởng phòng văn hóa huyện cũng không biết, Ban quản lý di tích của Hà Nội không biết, lãnh đạo Cục Di sản khi được báo giới hỏi cũng chỉ nói “sẽ kiểm tra”..
Cho đến khi sự việc được báo chí truyền thông, các cơ quan liên quan đi kiểm tra, đình chỉ thi công thì các công trình như nhà tổ, gác khánh tuyệt đẹp, cổ kính ngàn năm… của nhà chùa đã bị đập ra, xây mới hoàn toàn.
Dù công trình đã bị đình chỉ nhưng những gì của chùa cổ đã không còn nữa (ảnh Báo Lao Động - Nhà tổ và gác khánh được xây mới 100%.)
Dù công trình đã bị đình chỉ nhưng những gì của chùa cổ đã không còn nữa
(ảnh Báo Lao Động - Nhà tổ và gác khánh được xây mới 100%.)
Ngày 24/8, đoàn thanh tra đã về làm việc với nhà chùa và ngay lập tức, biên bản yêu cầu đình chỉ thi công “làm mới” chùa Trăm Gian được ký tại sân chùa. Tuy nhiên dù các cơ quan chức năng có làm gì bây giờ, cũng không thể cứu lại vẽ cổ kính mà ngôi chùa ngàn tuổi đã từng có.
Chùa Trăm Gian hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự thuộc địa bàn xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ngôi chùa cổ được lập từ đời Lý Cao Tông, năm 1185, trên quả đồi cao 50m, tứ bề được bao bọc bởi núi đá.
Đây là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, được xếp hạng là di tích quốc gia từ hơn 40 năm qua. Chùa Trăm Gian, tính theo 4 cái cột là một gian, thì nó có tới 104 gian! Số tượng Phật ở đây lên tới 153 pho được làm bằng gỗ quý hiếm và đất nung.
Đặc biệt có tượng Tuyết Sơn bằng gỗ mun với nét điêu khắc của thế kỷ XVIII, pho tượng đô đốc Đặng Tiến Đông được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao về trình độ nghệ thuật điêu khắc.
Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm như: Đôi rồng đá được trạm trổ công phu án ngữ hai bên đầu dãy bậc thang đá trước cửa chùa có từ thời Nguyễn; Bộ tranh La Hán Thập Điện Diêm Vương; Bệ thờ bằng đất nung thời Trần; Khánh đồng đúc năm 1794...
Cách đây hơn 15 năm, một bà người Australia đã tài trợ cải tạo gác chuông nhưng với điều kiện, giữ nguyên được vẻ cố kính thì mới… cho tiền. Chính vì điều này nên chùa Trăm Gian hiện nay chỉ còn gác chuông là còn vẻ cổ kính
Ngoài gác chuông thì trong chùa hiện nay còn có mấy bức phù điêu “Thập điện diêm vương” bằng gỗ, cổ và tuyệt đẹp. Các bức phù điêu này còn giữ được là do trước đây bị kẻ trộm lấy mất, lưu lạc cả chục năm trời. Sau đó được Bộ Công an và Công an Hà Nội tìm lại được và trao trả cho nhà chùa nên không bị sơn sửa, trùng tu.
PV (tổng hợp)

***
*
29/8/2012 13:22

Tai họa lớn đối với Di sản Việt Nam

TS Lê Thị Minh Lý, Uỷ viên Hội đồng Di sản quốc gia, nguyên Cục phó Cục Di sản đã thốt lên như vậy khi được hỏi về vụ việc núp bóng trùng tu để phá dỡ ngôi chùa Trăm Gian ngàn tuổi gây chấn động dư luận những ngày qua.
Gác Khánh và Nhà Tổ cổ kính bị đập bỏ để dựng các công trình mới tinh thế này.

- Bà nhìn nhận sự việc thay mới chùa Trăm Gian gây chấn động dư luận và giới di sản những ngày qua như thế nào?

- Đó là một tai họa, một tổn thất lớn đối với Di sản Việt Nam, không phải do thiên nhiên mà do chính con người. Thật là đáng tiếc và xấu hổ với bạn bè quốc tế khi được hỏi về việc này. Bởi vì thật khó hiểu và khó giải thích khi Việt Nam đang được coi là quốc gia tích cực trong khu vực về việc có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ di sản văn hoá khá đầy đủ. Hơn nữa có sự phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương để bảo vệ di sản. Đây là bài học rất xấu.

Cái mất đi không chỉ là giá trị vật chất mà sâu xa hơn nữa là giá trị tinh thần là di sản văn hoá phi vật thể chứa đựng, tích tụ ngàn đời trong công trình kiến trúc ấy tạo thành không gian thiêng, không gian văn hoá của ngôi chùa di sản vô cùng nổi tiếng ấy. Liệu rằng bạn có cảm xúc không khi ngôi nhà bạn đã sống cả cuộc đời chất chứa bao nhiêu kỷ niệm từ thời ấu thơ nay đã thay bằng một tòa nhà mới. Khi trở về liệu bạn có nhìn thấy ký ức tuổi thơ, hình ảnh của gia đình mình với không gian khác và đồ vật khác?

- Đó là điều dư luận quốc tế chắc chắn sẽ không hiểu được, còn cá nhân bà, một người làm rất lâu trong ngành di sản có thấy sốc không khi vi phạm ở chùa Trăm Gian không phải là lần đầu tiên và lần này thì để xảy ra một lỗi trầm trọng như vậy?

- Chắc chắn rồi! Một người dân bình thường khi nghe tin này đã sốc chứ không nói gì đến những người làm nghề. Không chỉ có tôi, rất nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia trong ngành và những người đang tâm huyết với di sản cũng rất sốc khi nghe thông tin này. Rõ ràng chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật và các cơ quan quản lý các cấp  phải có một sự đánh giá, coi đây là một bài học rất không tốt để từ đó ứng xử và tìm cách bảo vệ các di sản khác.

Nếu chỉ đánh giá để tìm cách cứu vãn chùa Trăm Gian mà lại không có đánh giá, không có liệu pháp cho những di sản khác thì có ngăn được những chuyện tương tự xảy ra hay không? Trong ngành di sản có thuật ngữ "phòng ngừa" (Preventive Conservation). Tức là phải tiên đoán được những hiểm họa có thể đến với di sản để có biện pháp bảo vệ. Tu bổ mà không có hiểu biết về di sản là một nguy cơ cần phải phòng ngừa. 

Trong thuật ngữ bảo quản có hai vế là phòng ngừa và trị liệu mà phòng ngừa hẳn nhiên là tốt hơn trị liệu (chữa bệnh) rồi. Điều đó ai cũng được học cả nhưng ứng dụng vào cuộc sống lại thuộc trách nhiệm của mỗi người, của mỗi công dân, của người làm di sản.

Chùa Trăm Gian ra đời từ khoảng năm 1185. Đây là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, được xếp hạng là di tích quốc gia từ hơn 40 năm qua nay thuộc xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

- Vậy theo bà, những người phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này là cơ quan quản lý hay còn ai khác nữa?

- Trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ quan trực tiếp quản lý di sản địa phương. Họ có trách nhiệm quản lý di sản và phải làm việc với cộng đồng để bảo vệ di sản đó. Di sản này là di tích quốc gia thuộc phường, xã quản lý đầu tiên. Nhà nước đã phân cấp rồi và họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc quản lý đối với di sản đó. Kế đến là trách nhiệm thuộc về cấp quận, huyện. Ở đây họ có cả một phòng văn hóa huyện cơ mà, có cả Phó Chủ tịch phụ trách văn xã. Vậy nhiệm vụ của họ là gì?. 

BQL di tích Hà Nội, Sở VHTTDL Hà Nội cũng phải có trách nhiệm. Và tất nhiên là cả cơ quan quản lý cấp nhà nước cũng phải có trách nhiệm. Tôi nghĩ chúng ta phải có một cuộc đánh giá xem di sản này vì sao lại bị như vậy, lỗ hổng quản lý là ở đâu, sự thiếu hụt về nhận thức khi nhận dạng giá trị di sản là ở chỗ nào. Phải khắc phục để còn bảo vệ các di sản khác.
 - Nhiều người đang bàn tới việc cần đánh giá xem cái gì có thể cứu vãn được thì phục hồi nhưng theo cá nhân tôi thì với những di sản cấp quốc gia có giá trị đặc biệt như chùa Trăm Gian thì cái gì đã phá đi rồi, đã thay mới rồi thì không thể vãn hồi được nữa. Cá nhân bà có nghĩ rằng chúng ta có thể "cứu" được một phần chùa Trăm Gian không?

- Tôi không tin nó sẽ được phục hồi nguyên trạng như những gì tôi vừa được nghe thấy trên tivi sáng nay bởi bất cứ cái gì đã dỡ ra rồi thì không thể trở lại nguyên trạng được nữa. Tháo dỡ để bảo tồn khác với tháo dỡ để bỏ đi, xây mới. Hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Khi tháo dỡ để bảo tồn người ta phải tư liệu hoá, lập hồ sơ khoa học chi tiết. Người ta sẽ trân trọng từng cái cột, từng viên ngói, từng viên đá một. Người ta đánh số, phân loại, bảo quản và sắp xếp để còn lắp lại. Còn trong một xu thế phá bỏ nó đi để làm cái mới thì chắc chắn không có tư liệu hóa. Như thế thì làm sao phục hồi nguyên trạng được?

Tháo dỡ để bảo tồn khác với tháo dỡ để bỏ đi. 

- Vậy là tình hình đã thực sự vô vọng....?

- Tôi không hiểu họ sẽ đưa ra giải pháp như thế nào nhưng chắc chắn sẽ rất khó khăn khi phục hồi lại chùa Trăm Gian như cũ, chưa kể đến việc cộng đồng đó có tự giác tháo dỡ cái mới vừa dựng không. 
- Không biết những người làm di sản, các nhà văn hóa có định tập hợp lại để tìm ra một biện pháp nào đó để tháo gỡ sự việc đau lòng này?

Đã nhiều nhà khoa học lên tiếng. Báo chí nên tiếp tục tham vấn họ vừa để tìm ra giải pháp vừa để nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Những ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học, của công luận trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang góp phần bảo vệ di sản. 

Mặt khác, các nhà khoa học cũng sẽ có trách nhiệm nói đến vấn đề này đối với các di sản khác trong những diễn đàn khác nhau. Dù rằng câu chuyện chùa Trăm gian là một sự việc đã rồi, dù rằng đôi khi ý kiến của nhà khoa học cũng còn đang được “nghiên cứu” song vẫn phải nói, phải thảo luận và phải phản biện.  

Chùa Trăm Gian gần ngàn năm tuổi là một di tích tuyệt đẹp nay thuộc Chương Mỹ, TP Hà Nội. Không hiểu vì lý do gì mà người ta đang tay phá dỡ công trình đặc biệt được xếp hạng là di tích quốc gia từ lâu này để làm mới. Điều đáng tiếc là suốt nhiều tháng thi công ầm ĩ vừa qua mà khi hỏi đến các cơ quan chức năng đều không hay biết ?!

Điều đáng nói là ngôi chùa cổ này đã "bị" trùng tu kiểu phá di tích nhiều lần. Tuy nhiên chưa lần nào chùa Trăm Gian bị làm hỏng nghiêm trọng như lần này. Khi hay tin và về thị sát công trình trái phép vào ngày 24/8, Bộ VHTTDL đã cấp tốc ký văn bản đình chỉ thi công khi sự việc đã rồi.

Sự việc bị phanh phui khiến dư luận và đặc biệt là các nhà văn hóa, những người làm trong lĩnh vực di sản bàng hoàng. Câu hỏi đặt ra lúc này là nhanh chóng xác định trách nhiệm thuộc về ai? xử lý thế nào? và làm sao để Chùa Trăm Gian bị tổn thất ít nhất.
Hạnh Phương
Ảnh: 
Tuổi Trẻ

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Con sâu dễ thương



Con sâu có "cặp mắt xanh" rất dễ thương.
*

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Cơ cấu Việt Nho


PHẦN I: Cơ Cấu

I. TẠI SAO CƠ CẤU VIỆT NHO 

1. Tại sao không việt lại nho?

Thưa vì nho với việt là một. Nói nho hay việt, việt hay nho cũng thế. Đấy là một lời quyết đoán khó có thể chấp nhận vì chữ Nho tuân theo một cú pháp ngược với cú pháp Việt, và nó xuất phát tự nước Tàu chứ có phải là của vô thừa nhận đâu để cho ai muốn kéo về với mình cũng được.

Thế nhưng lại có thể trả lời rằng: phải, nho xuất phát tự nước Tàu, nhưng nước Tàu ở thời đại nào mới được chứ. Có phải là tự đời Hán trở đi hay trước nữa. Và không một học giả nào dám chối rằng nó đã phát xuất từ thời trước, thời còn khuyết sử, thời mà Bách Việt còn làm chủ hầu khắp nước Tàu. Điểm này chúng tôi đã bàn khá dài trong hai quyển Việt Lý và Triết Lý Cái Đình nên xin thông qua, để được rảnh mà chú trọng tới việc then chốt là cú pháp của văn nho, nó khác với văn Việt. Cố Cadière cho là Việt Nam nói xuôi (chủ từ động từ túc từ) còn Tàu nói ngược. Vậy tại sao chúng tôi dám quả quyết nho là Việt? Thưa vì có một sự kiện rất lớn lao giải nghĩa điều đó, nó thuộc chính trị và xảy ra ở khắp nơi tức là ngôn ngữ ở nơi nào có kinh đô nhà vua thì bao giờ cũng thắng thế và dần dần trở nên “quốc ngữ”. Sự kiện ấy hiện đang xảy ra ở thời đại này bên Trung cộng là thổ âm chung quanh Bác Kinh đang được trợ lực để lấn át các địa phương khác, như đã xảy đến cho các thổ ngữ miền Nam của Bách Việt tự lúc Hoàng Đế chiến thắng Si Vưu ở Trác Lộc. Điều đó nằm trong luật chung là những tiêu chuẩn văn hóa sinh hoạt, nhân chủng, thời trang tất tất đều lấy nơi kẻ chiến thắng. Vì thế mà khi thiết định Kinh điển thì tiếng phương Bắc đã được chễm chệ ngồi trên ghế chủ tịch. Đó chẳng qua là sự may mắn thuộc chính trị gây nên do võ lực chứ chưa đạt nền móng vì thế mà lưu truyền lại nói: “Trác lộc kinh kim vị nhược hưu: trận ở Trác Lộc chưa có hưu. Nghĩa là tuy chữ nho với cú pháp phương Bắc có thắng nhưng còn tất cả tinh thần văn hóa phương Nam thì sao? Ta nên biết tinh thần không lệ thuộc cú pháp, hay cả ngôn từ. Muốn nhận diện “khuôn mặt” của nó thì phải tìm trong toàn bộ cơ sở tinh thần gồm có dụng, từ, ý, cơ, tức là tự thể chế qua từ ngữ đến tư tưởng và nhất là cơ cấu. Có xét toàn bộ như thế mới nhận ra được nơi xuất phát của tác giả. Nói khác tác giả sơ thủy của một nền chủ đạo không nên tìm trong cú pháp, vì đó chỉ là một sự may rủi thuộc lịch sử, mà phải tìm trong cơ cấu hay là toàn bộ gồm dụng, từ, ý, cơ. Chúng tôi đã bàn nhiều về dụng (thể chế) ở hai quyển Việt Lý và Cái Đình. Ở đây sẽ bàn lướt qua từ và ý rồi nhấn mạnh đến cơ hầu minh chứng sự đồng nhất giữa nho và Việt.

2. Từ

Ai đã để tâm nghiên cứu tiếng Việt cũng sẽ nhận ngay ra rằng giữa từ nho và từ Việt không có biên cương xác định. Theo sự ước lượng của cụ Ngô Tất Tố thì trong 10.000 từ có đến 6000  Hán Việt, 3000 gốc Hán, 1000 là Việt thuần túy: theo nghĩa không mượn của Hán nhưng chung gốc với Mã Lai, Chàm, Indônê. Theo sự ước lượng của cố Cadière thì đại cương cũng thấy nho vượt hơn Việt, tức lối 8000 từ nho trong số 13000 từ. Như thế thì đâu là biên cương giữa từ nho và từ Việt? Nhất là hãy nhớ đến sự kiện hay bị quên này chữ nho không có một lối đọc chung nhưng mỗi miền đọc mỗi khác. Sở dĩ người ta quen đồng hóa nho với Hán là vì thói quen chính trị mà thôi chứ ban đầu Hán chỉ là một lối đọc của một thiểu số trong các lối đọc khác của Miêu, Mán, Thái, Lạc Việt v.v… nhưng về sau vì may mắn chính trị mà thiểu số đó lấn lướt nên mặc nhiên được coi như chủ nhân của Nho.

3. Ý

Cũng vì sự lấn lướt của từ mà Hán tộc đã có thể xuyên tạc ý của Nho khiến người sau không nhận ra được nữa đâu là đạo lý trung thực của nho giáo. Điều đó gây nên nhiều lầm tưởng, thí dụ sự nhận xét rằng văn hóa Việt Nam hơn nho giáo ở chỗ tính chất dân chủ, ưa chuộng tự do, có sự phóng khoáng trong vấn đề nam nữ, quân bình giữa cha và mẹ… Nhưng người nghiên cứu sâu rộng về nho sẽ nhận ngay ra rằng tất cả bấy nhiêu đức tính đều đã nằm sẵn trong Nho giáo rồi, thí dụ tinh thần dân chủ đầy trong Kinh thư, nam nữ tự do có ngập trong Kinh Thi, còn tính chất nhân chính lại là bản cốt của nho. Tuy nhiên phải công nhận rằng bấy nhiêu đức tính nằm chen lộn với các yếu tố trái ngược như óc tai dị, chuyên chế, khắc nghị, đán áp đàn bà, đàn áp dân gian… Tóm lại Nho giáo là một thực thể phức tạp gồm cả cái hay cái dở, cả tranh đấu cho tự do con người lẫn đàn áp con người v.v… không thể nhận cả như các cụ xưa, mà cũng không thể chối hết như phần lớn tân học ngày nay. Vậy chỉ có cách phân ra Việt Nho và Hán Nho là ổn nhất: nó vừa giải nghĩa được biết bao sự kiện lịch sử như vụ đốt sách chôn nho đời Tần, xuyên tạc Nho do vụ thư viện Thạch Cừ đời Hán, cũng như giải nghĩa được biết bao trang huyền sử của Tàu cũng như của ta. Và khi đã phân tích chắt lọc một cách nghiêm chỉnh như thế rồi thì có thể quả quyết rằng tinh hoa của Nho giáo chính là của Việt giáo hay nói khác Nho là Việt, Việt là Nho. Và nếu thế thì vấn đề khẩn thiết lúc này phải là tìm ra phương sách khai quật lên cho kỳ được đạo lý của Việt Nho. Theo chúng tôi thì phương sách đó sẽ là cơ cấu tức là phần sâu thẳm nhất của nho và lúc đó sẽ nhận ra sự thật hiển nhiên này là cơ cấu Việt văn với cơ cấu Nho giáo là một.

4. Cơ

Nói đến cơ hay là cơ cấu là nói đến những nguyên lý nền tảng chi phối toàn bộ một nền văn hóa, nó còn sâu hơn cả ý nên nếu không nắm được thì không thể nhìn ra toàn bộ. Mà thiếu toàn bộ là thiếu sống động, hãy đưa ra một vài thí dụ cụ thể.

-        Trong bài Bình Ngô Đại Cáo có câu “mấy thưở đợi chờ, luống đằng đẵng cỗ xe hư tả”. Hỏi cô xe hư tả là chi.
-        Câu khác: con sông Lục Đẩu sáu khúc nước chảy một chiều anh ơi. Sông Lục Đầu là gì? Tại sao sáu khúc, tại sao nước chảy một chiều, tại sao anh ơi mà không em ơi?
-        Tại sao lu rượu được 5 người khiêng 3 người đõ (truyện Mường)?
-        Tại sao 9 cái đỉnh 3 chân 2 tai lại có sức tự nấu chín đồ ăn mà không cần lửa?
-        Tại sao thuyền làm bằng gỗ cây Cam Xe tự chạy không cần chèo buồm?
-        Tại sao lại có 3 vĩ tích của Lạc Long Quân mà không 4.
-        Tại sao đặt tên là Lang Đa Cần?
-        Tại sao sách ước?
-        Tại sao gậy thần?
-        Tại sao lại một lọat chim, chim phụng, chim loan?
-        Tại sao bà Nữ Oa phát minh ra cái sênh?
-        Tại sao kinh đô cổ Việt lại ở xứ nghệ?

Và một trăm cái tại sao nữa trong 14 truyện đầu quyển Lĩnh Nam Trích Quái. Xưa nay chưa ai đặt ra câu hỏi, nên cũng chưa ai tìm ra ý nghĩa, chưa ai giải nghĩa một cách có nền tảng. Thế rồi tự chống chế rằng đó chỉ là những điển tích biết thì hay không cũng chẳng sao; hoặc cho rằng đấy chỉ là những truyện cổ tích hoang đường không cần chú ý tới. Sự thực thì có chú ý tới cũng chẳng giải nghĩa nổi vì không tìm ra chìa khóa. Bởi chìa khóa giấu ở trong Nho, mà Nho đã bị khinh khi. Vì thế cái phần quan trọng nhất của Việt văn chính là cổ văn thì lại trở nên buồn tẻ và ít người chịu nhận dậy, mà có bắt buộc thì cũng lại là giờ tán nhảm còn làm học trò mất tự tín đối với nền văn học nước nhà là khác.

Cứ thông thường mà nói thì không hiểu mấy điển chẳng có chi quan trọng, hơn thế nữa viết văn không nên dùng điển tích vì chỉ làm cho việc hiểu trở nên rắc rối. Nhưng đó là nói về những điển tích của lịch sử, những truyện tích thuộc cổ điển. Ngược lại không thể nói vậy nếu những điển đó thuộc thời sơ nguyên là thời hàm chứa những nét căn bổn hơn hết, nếu không hiểu được thì là nông cạn. Vì thế không nên đồng hóa những điển tích sơ nguyên với những điển tích về sau, hai đàng khác nhau cả một trời một vực.
Tóm lại, muốn hiểu thấu văn học Việt Nam thì cần phải tìm đến tận cơ cấu. Nếu chỉ chú ý cú pháp thì Nho với Việt khác nhau, nhưng xét đến đợt Từ và ý thì cả hai đã giống nhau đến quá nửa. Cuối cùng đến đợt cơ cấu thì cả hai là một nên không hiểu cơ cấu Nho cũng là không hiểu cơ cấu Việt, mà cơ cấu đã không hiểu thì văn chương chỉ còn là mớ chữ rời rạc vô hồn.

5. Sự cần thiết của cơ cấu nói chung

Xem thế thì lẽ ra cơ cấu phải là một bầu khí dễ thở cho đạo lý Đông phương vì nó gắng công bắt liên lạc với tiềm thức, mà tiềm thức chính là tiền đường của tâm linh, mà tâm linh là xương sống của triết Nho. Nói cho cùng thì Việt Nho chính là cơ cấu hay Việt Nho là một nền triết đi theo lối cơ cấu trước khi cơ cấu được bàn đến cách hệ thống. Thế nhưng không may trên bước tiến nó đã vấp phải hai ụ cản đường trước là Hán Nho sau là duy lý TâÂu.

Hán Nho không đi lối cơ cấu mà lại đi lối tai dị. Nên tất cả những thuyết cột trụ bị hiểu sai như tam tài bị bỏ bê trễ, còn ngũ hành lại hiểu theo lối ma thuật vu nghiễn. Những con số trong cửu trù không được dùng để “công thức hóa” cõi u linh nữa, mà chỉ còn dùng nuôi dưỡng dị đoan kiểu nam thất nữ cửu trong y học. Vì thế Hán Nho đã không nhìn ra giá trị cơ cấu trong đó. Rồi tới khi tiếp cận với văn hóa Tây  Âu  thì giới tân học lại bước hẳn sang phía duy lý đến nỗi đoạn tuyệt với bầu khí tâm linh, nhất là nền tư duy một chiều của Pháp, mà cột trụ là câu “tôi suy tư” của Descartes, một thứ suy tư duy lý hạn hẹp nên cắt đứt mọi tương quan giữa con người với vũ trụ. Vì thế Levi Strauss đã có lý để gọi Cogito của Descartes là kẻ thù bí nhiệm chống phá mọi khoa học nhân văn (130 Simonis), nó bít lối thông sang với vô thức tức là ngãng đường tiến vào đất đứng chung rất thuận lợi cho sự hiểu nhau giữa loài người. Chính cái lối suy tư làm héo hắt tâm can đó đã đẩy thêm sự hư hỏng của tâm trí người Việt trong 80 năm qua. Vì thế nay nói đến cơ cấu của Việt Nho thì cả là một việc rất xa lạ. Nhưng đó là điều cần thiết.

6. Sứ mạng hiện tại của văn hóa Việt Nam

Cũng như bao giờ là phải làm cho nước nhà thêm mạnh. Muốn chu toàn điều đó, văn hóa phải có một lý tưởng dựa trên một chủ đạo vững chắc. Vì theo sự nhận xét tinh mật của các nhà triết sử cũng như văn hóa xã hội thì sự yếu hay mạnh của một xã hội là tùy thuộc vào cái chủ đảo của nó yếu hay mạnh. Như thế chủ đạo mới là nguyên động lực: nó còn quan trọng hơn cả dân số, vì đa số thụ động không bằng một thiểu số thống nhất hăng say. Một trong những yếu tố quan trọng giúp cho toàn thể trở thành thống nhất hăng say là chủ đạo. Chủ đạo càng mạnh thì đoàn thể càng vững, khi nó suy yếu thì đoàn thể sẽ quy yếu theo đà. Chủ đạo của một dân bị suy yếu là khi nó bị những yếu tố ngoại lai uy hiếp rồi phân hóa. Nếu không có chi cản lại thì sự phân hóa đó sẽ đưa xã hội nọ đến chỗ sụp đổ y như đối với cá nhân dễ lâm vào bệnh thống kinh, một chứng bệnh từng phát xuất nhiều ở những nơi có sự kình chống của những nhân tố thuộc ý hệ khác nhau. Và như thế sự chữa chạy phải là giúp cho lý tưởng cố hữu nắm lại được vị trí ưu thắng.

Ai cũng công nhận rằng văn hóa giáo dục nước ta đang bị uy hiếp nặng nề đến độ phải nói thẳng ra là nước nhà không còn chủ đạo nữa, hay là đã mất lý tưởng của mình rồi. Và đấy là mối nguy cơ sâu xa nhất và trầm trọng nhất. Trầm trọng vì không mấy ai nhận thức ra, hay có nhưng là thiểu số, đã vậy thiểu số còn chia ra nhiều khuynh hướng, ngay trong việc trở về nguồn; như viết về nếp cũ, viết về văn minh Việt Nam. Rất nhiều người đi tìm hồn nước trong ca dao rồi cả trong thần thoại truyền kỳ. Nhưng phải nói rằng đó mới là những sửa soạn bên ngoài. Tất cả phải đi thêm một bước nữa, nếu không thì chẳng bao giờ làm nên được cái gì vững chắc. Vậy bước đó phải là cơ cấu của Việt Nho. Có đạt cơ cấu mới tìm ra hệ thống thì văn chương bình dân mới có chỗ đứng vững, tất cả mới quy hướng vào một điểm làm nên được toàn bộ có sinh khí và chỉ lúc ấy nền chủ đạo dân tộc mới hiện lên như một cái gì lẫm liệt uy nghi đủ gây nên lòng sùng mộ, óc hiên ngang, tinh thần say sưa là những đức tính thiết yếu cho một lý tưởng có đủ khả năng đối diện với các tư trào ngoại lai. Lúc ấy nó sẽ thâu hóa cái hay của người mà không để tiêu trầm bản ngã của mình, cũng như sẽ liệu biện được những lời đáp chính xác và có lý giải cho những đức tính của dân tộc, cho những câu hỏi chẳng hạn tại sao ca dao ta lại hay, lại có giá trị. Và rất nhiều vấn đề khác sẽ được giải thích ổn thỏa. Vì giải thích là gì nếu không là đặt nổi mối liên hệ giữa những hiện tượng khác nhau. Với khoa học vật lý thì đó sẽ là liên hệ từ nguyên nhân đến hệ quả, còn ở đây là liên hệ giữa những yếu tố lẻ tẻ rời rạc với nguyên lý nền móng làm thành cái mạch lạc nội tại. Chính sự mạch lạc nội tại sẽ thay thế cho sự minh hiển khách quan của khoa vật lý. Vậy mà cái mạch lạc nội tại đó lại chỉ tìm thấy được bên dưới những câu ca dao, bên dưới văn chương hoa mỹ. Bám sát văn chương bình dân không thể tìm được cái toàn bộ. Mà thiếu cái đó thì không thể lý giải.

7. Cá nhân sáng tạo

Đứng ngay về phía sáng tạo của cá nhân thì có tìm ra cái toàn bộ mới giúp sáng tạo nổi những công trình văn hóa đặc biệt có sức mãnh liệt lay động ý thức tập thể, nhờ đó mới có ảnh hưởng lâu bền. Điều đó sẽ nổi bật khi ta nhìn các công trình của các nhà xã hội hay nhân chủng tiếng tăm lừng lẫy trong thế kỷ trước như một Durkheim, một Fraser, một Taylor… Thế nhưng tất cả nay đã bị vượt qua chỉ vì họ còn theo tâm lý cổ điển, bám sát lý trí mảnh vụn, chưa tìm ra chỗ đứng cho tình cảm mà họ cho là cái gì vô dạng, bất khả ngôn (informes-ineffable) là vì chưa mở rộng tới miền tiềm thức, vô thức, nói tóm là chưa nhìn ra được toàn bộ, nên công trình của họ sẽ sụp đổ theo.

Vì thế đang lúc văn học cũng như văn hóa nước nhà bị uy hiếp nặng nề thì nghiên cứu cơ cấu Việt Nho là một trong những lối tốt nhất để khôi phục lại tinh thần đất nước cũng như cho từng cá nhân. Đứng riêng về cá nhân mà nói thì cơ cấu có thể giúp cho sự đạt nhân cách. Nhìn cách của một người cao hay thấp là tùy thuộc vào đường hướng chung của người đó. Thế mà cơ cấu giúp khá nhiều vào việc nhìn ra đường hướng chung nọ. Thí dụ thuyết Tam tài khi hiểu sâu xa sẽ giúp cho con người có một nhân cách cao hẳn lên. Đấy là những lý do  thôi thúc chúng tôi viết quyển này.

Lm. Kim Định
(Trích trong tác phẩm "Cơ cấu Việt Nho")

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Việt




 và 


Bạn và tôi là người Việt, chúng ta là con dân nước Việt. Cái tên "Việt" đã có từ lâu đời, ấy thế mà khi hỏi đến nguồn gốc và ý nghĩa của nó, ít có ai hiểu nó là gì! Tại sao là Việt? Nó mang ý nghĩa gì? Thỉnh thoảng trên báo chí chúng ta thấy có nhiều học giả tìm cách giải thích, nhưng rất tiếc sự giải thích đó đều mang một ý nghĩa không mấy tốt đẹp. Hôm nay bạn và tôi thử tìm hiểu, phân tích để hiểu xem vì lý do gì tiền nhân của chúng ta lại lấy cái tên "Việt" đặt cho dân tộc mình.

Đầu tiên cái tên Việt đó được viết bằng một loại chữ mà ngày nay ít ai nhắc tới, đó là chữ Nho. Chúng ta có chữ viết; các cụ ngày xưa viết chữ Nho, sau đó là chữ Nôm; đến khi người Pháp đến đô hộ đất nước chúng ta, họ đưa vào một lối chữ viết với mẫu tự La-tinh và gọi đó là chữ Quốc Ngữ. Chữ Quốc Ngữ dần dần thay thế chữ Nho và Nôm. Sau đó tất cả các sách vỡ, văn kiện đều được in bằng chữ Quốc Ngữ.Ngày nay ít ai buồn nghĩ đến chữ Nho và Nôm của ngày trước; nếu có ai tình cờ nhắc lại thì bị coi là cổ hủ, lỗi thời. Từ đó với thời gian hai loại chữ trên đều bị rơi vào quên lãng. Sự mất mát của chữ Nho và chữ Nôm mang một ảnh hưởng rất tai hại mà ít ai nghĩ tới.

Thông thường bạn và tôi không thấy sự tai hại đó, mãi cho đến một ngày có người hỏi chúng ta, anh là người Việt, vậy chữ "Việt" đó mang ý nghĩa gì? Cái gốc của chữ "Việt" đó từ đâu mà ra? Bây giờ bạn và tôi đem chữ Quốc ngữ ra cắt nghĩa cái nguồn gốc chữ "Việt" ư? Chữ Quốc ngữ không thể giải thích nguồn gốc của chữ "Việt"! Quay lại chữ Nho và chữ Nôm ư? Còn mấy người biết được chữ Nho và Nôm, và có chắc họ còn nhớ cái nguồn gốc của chữ đó không!

Một hôm, ông Bùi Tuấn Dũng, một người bạn thân của tôi, mang đến cho tôi một số bài báo giải thích về nguồn gốc của chữ "Việt". Tôi rất mừng và vội đăng lên đây để bạn và tôi cùng tìm hiểu nguồn gốc dân tộc mình qua danh xưng là Việt. Dưới đây là những đoạn trích từ các bài báo vừa kể:
  1. Ông Phạm Cao Dương có viết bài "Việt Nam hay Đại Nam" (Một vấn đề liên hệ tới quốc hiệu nước ta) đăng trong tờ Chiêu Dương. Ông viết như sau: "... Chữ Việt trong danh xưng Việt Nam đã không được viết là Việt chỉ hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây mà là Việt có nghĩa là vượt, một chữ mà các bậc lão thành cho là có nghĩa xấu vì nó hợp với chữ Tẩu có nghĩa là chạy và chữ Tuất chỉ một chi trong 12 chi tượng trưng cho chó". Cuối cùng nếu mê tín, dị đoan mà nói, một quốc gia mà mang tên nhữngvượt và chạy do người ngoài đặt cho như vậy thì khó mà sống trong hòa bình, ổn định và đoàn kết xây dựng được.
  2. Ông Phan Hưng Nhơn có viết bài "Nhận thức về một số suy luận mới về sử liệu Việt Nam" đăng trong tờ Viên Giác số 135 tháng 6 năm 2003 (xuất bản ở Đức). Ở trang 135 ông viết như sau: "... Đối với những bộ lạc sống vùng Nam man mà họ không mấy biết và cho rằng những bộ lạc nầy có lối sống hỗn độn. Nên người nhà Chu dùng từ Việt, có nghĩa là Vượt để gọi những dân tộc người ở vùng Nam man này mà họ cho "có lối sống Vượt ra ngoài vòng lễ giáo của nhà Chu". Như thế danh xưng Việt người thời nhà Chu dùng đầu tiên và chỉ có nghĩa đơn giản như vậy. Sau đó ở trang 137 ông lại viết tiếp: "... Vì vậy từ thời thượng cổ cho đến cận đại, dân tộc mà ngày nay bị gọi là Việt Nam này không bao giờ chịu nhận mình là người Việt và từ xưa cho đến nay luôn luôn tự xưng mình là dân Nam, nước mình là nước Nam (cho đến năm 1945).
  3. Ông Hoàng Văn Chí có viết bài "Nguồn gốc dân tộc" (đây là bài Tham Luận) đăng trong tờ Chiêu Dương. Ông viết như sau: "... Chữ Việt có nghĩa là vượt qua, như việt quyền là vượt quá quyền hạn, việt ngục là vượt ngục. Người Hán dùng chữ Việt để chỉ những sắc tộc ở phía Nam sông Dương Tử, mà họ coi là thấp kém ví chẳng khác người Thượng hiện nay, họ không định cư ở một nơi để canh tác nông nghiệp. Cứ ở mỗi nơi vài năm, phá rừng làm rẫy, rồi hễ đất hết màu mỡ, lại vượt sông, vượt núi, di chuyển tới một khu rừng khác.

    Vì có nhiều sắc tộc Việt quá nên người Hán gọi hằm-bà-lằng tất cả là Bách Việt. Sau đó ông lại viết tiếp như sau: "... Rồi người Việt-nam được gọi tắt là Người Việt, làm cho nhiều người ngộ nhận chúng ta là một trong các sắc tộc Bách Việt bên Tàu. Đáng lẽ nên gọi là Người Nam. Chữ Nam đối chọi với chữ Bắc. Ta là Nam, Tàu là Bắc.
  4. Ông Trần Hữu Lễ có viết trong tờ Viên Giác số 122, tháng 4 năm 2001 (xuất bản ở Đức) dưới đề mục "một bọc trăm con". Ông có nhận xét như sau: ... Họ (Cao Biền) viết chữ Việt gồm hai bộ Tuất và Tẩu. Tuất là chó. Tẩu là chạy, với nghĩa xách mé, như một lời chửi rủa... Có một chữ Việt khác gồm các bộ Phiệt (gần giống âm Việt), Quynh (miền đất ở xa ngoài cõi), Mễ (lúa gạo), Khảo (khéo léo). Rồi ông giải thích như sau: một miền đất ở xa ngoài nước Tàu chuyên nghề trồng lúa một cách tinh xảo. Phải chăng đấy là ý người xưa. Chữ Việt này nhìn giống như một trái cây, có cuống, có quả, có nhiều hạt. Có quả có nhân, có nhân có quả... Ngoài phần phân tích chữ Việt, bài viết "Một bọc trăm con" của ông viết rất đầy đủ ý nghĩa.
  5. Ông Huy Việt Trần Văn Hợi có viết bài "Chữ Việt" đăng trong tờ Tư Tưởng như sau: "... Nếu ta tách chữ Việt bộ Tẩu ra thì ta có một bên là chữ Tẩu là chạy, và một bên chữ Tuất là chó. Đó là họ muốn ghi chiến thắng của họ là đánh đuổi dân ta chạy về Phương Nam như đuổi chó vậy".

Trong năm học giả ở trên thì có ba người cho chữ "Việt" gồm bộ Tẩu và chữ Tuất, rồi chú thích là chó chạy; còn hai người gọi Việt là vượt và cho đó là một cái tên thấp kém, sống vượt ngoài vòng lễ giáo, rồi đề nghị đừng gọi là người Việt mà nên gọi là người Nam!

Nếu bạn và tôi không biết chữ Nho và chữ Nôm, thì chúng ta nên tin ai và bỏ ai đây? Họ đúng hay sai, thật khó mà biết được vì tất cả đều phân tích giống nhau! Vậy tổ tiên chúng ta không biết cái tên đó xấu hay sao mà lại chọn cái tên như vậy? Chúng tôi tin tưởng rằng tổ tiên của chúng ta phải có lý do chính đáng để chọn cái tên "Việt", tuy nhiên đám con cháu không chịu tìm hiểu cặn kẽ rõ ràng rồi quay lại hiểu lầm tiền nhân!

Với khả năng hạn hẹp và thô thiển, tôi cố gắng tìm lại nguồn gốc qua sự phân tích, dẫn chứng về chữ Việt. Biển học thì mênh mông mà sự hiểu biết của mình thì quá hạn hẹp, nếu tôi có gì sơ xuất hay sai sót thì xin các bậc cao minh chỉ bảo để tôi có dịp học hỏi thêm.

Đầu tiên, chữ Việt được viết bằng chữ Nho. Chữ đó viết bằng hai cách:
Việt  và Việt 

Trước tiên để hiểu chữ Việt trên mang ý nghĩa gì, chúng ta thử tìm qua tự điển.

1. TÌM CHỮ VIỆT QUA TỰ ĐIỂN
Việt đây là chữ Việt đi với bộ Mễ . Muốn tìm chữ Việt này bạn lấy cuốn tự điển chữ Nho, hay cuốn tự điển Hán-Việt hoặc tự điển của Trung Hoa, lật tới bộ Mễ (là bộ thứ 119 trong số 214 bộ). Bộ Mễ theo cách viết gồm có sáu (6) nét hợp thành, hãy tra ở phần các bộ có sáu nét thì tìm ra bộ Mễ, sau đó tìm trong bộ Mễ ở phần 6 nét thì thấy chữ Việt nầy. Vì nó nằm ở bộ Mễ cho nên người ta nói chữ Việt bộ Mể là mang ý nghĩa như vậy.
Việt  đây là Chữ Việt bộ Tẩu  (là bộ thứ 156 trong 214 bộ), bạn cũng làm giống như trên, tìm đến bộ Tẩu  (bộ 7 nét), rồi tìm đến phần năm nét của bộ tẩu thì thấy chữ Việt nầy.
Sau khi tra tự điển tìm ra chữ Việt rồi, nay bạn và tôi thử tìm coi trong tự điển chữ Nho và tự điển Hán-Việt người ta giải thích thế nào về chữ Việt đó. Ở đây chúng tôi lấy tự điển Thiều Chửu để làm ví dụ.

2. GIẢI THÍCH CHỮ VIỆT QUA TỰ ĐIỂN
A. Việt , chữ Việt bộ Tẩu được giải thích như sau (Tự điển Thiều Chửu trang 655):
  1. Qua, vượt qua
  2. Rơi đổ
  3. Nước Việt, đất Việt
  4. Giống Việt: ngày xưa các giống Việt như Ư-Việt thì ở Triết Giang; Mân-Việt thì ở Phúc Kiến; Dương-Việt thì ở Giang Tây; Nam-Việt thì ở Quảng Đông; Lạc-Việt thì ở nước ta, đều là Bách Việt cả.
  5. Một âm là Hoạt: cái lỗ dưới đàn sắt.
B. Việt , chữ Việt bộ Mễ  được giải thích như sau (tự điển Thiều Chửu trang 474):
  • Nước Việt, đất Việt, cùng nghĩa như chữ Việt . Tĩnh Quảng Đông, Quảng Tây nguyên trước là đất của Bách Việt nên người Tàu gọi hai tỉnh ấy là tỉnh Việt.
  • Bèn, tiếng mở đầu (phát ngữ), như Việt hữu là bèn có.

Nếu bạn và tôi không biết chữ Nho, có cố gắng mà tìm hiểu nguồn gốc, thì cùng lắm chỉ tìm được lối giải thích như trên. Trong tự điển chữ Nho, hay tự điển Hán-Việt hoặc tự điển thông dụng của Trung Hoa, người ta chỉ giải thích như vậy, chứ không có cuốn tự điển nào phân tích cái gốc của chữ Việt cả! Vì không có sự phân tích chữ gốc từ tự điển, cho nên mọi người phân tích mỗi kiểu khác nhau, từ đó chúng ta không biết tin ai bỏ ai!

Bây giờ bạn và tôi thử phân tích coi chữ Việt đó như thế nào.

3. PHẦN PHÂN TÍCH CHỮ VIỆT

A. CHỮ VIỆT ĐI VỚI BỘ TẨU

Trong các bài báo đăng trích ở trên thì phần lớn giải thích chữ "Việt" đi với bộ Tẩu và chữ Tuất; tuy nhiên có một vị cho rằng đi với bộ Tuất và bộ Tẩu, ông không gọi chữ Tuất mà lại gọi là bộ Tuất. Để tránh hiểu lầm, chúng tôi xin thưa rằng không có bộ Tuất mà chỉ có chữ Tuất . Trong 214 bộ, không có bộ Tuất. Muốn tìm chữ Tuất, ta phải tìm bộ Qua (là bộ thứ 62 của 214 bộ), chữ Tuất là thuộc 2 nét của bộ Qua (tự điển Thiều Chửu trang 219). Ở đây có sự nhận định không rõ ràng giữa chữ và bộ. Cuốn tự điển Khang Hi lập thành vào năm 1716 sau Tây Lịch, gồm có khoảng bốn chục ngàn chữ, nhưng chỉ có 214 bộ.Vì số chữ quá nhiều, nên người xưa dùng bộ để xấp các chữ vào từng loại cho có thứ tự và để dể tìm, ví dụ tôi muốn viết chữ đó có liên quan với nước, thì tôi viết nó đi kèm với bộ Thủy ; tôi muốn viết chữ đó liên quan đến cây thì tôi viết kèm với bô Mộc , hay nói một cách khác là nếu tôi muốn tìm một chữ trong tự điển chữ Nho hay tự điển Hán-Việt thì việc trước tiên là phải biết chữ đó nằm ở bộ nào. Ở phần sau trong phần cấu tạo chữ Nho, chúng tôi sẽ giải thích vai trò của chữ và bộ khi họp lại với nhau.

Các học giả ở trên nói rằng Chữ Việt gồm bộ Tẩu và chữ Tuất. Bạn và tôi thữ tìm hiểu chữ Tuất coi nó ra sao.
Chữ Tuất , (xin xem tự điển Thiều Chửu trang 219), nếu chúng ta nhìn kỹ chữ Tuất chúng ta thấy bên trái có cái gạch ngang.
Vậy ngày xưa người ta viết chữ Tuất như thế nào và giải thích ra sao? Chữ Tuất ngày xưa viết là có nghĩa là một cái qua có một nét khuyết xuống và một đường gạch ngang bên trái; đường gạch ngang tượng trưng cho vết chém, hay vết thương mà người chiến sĩ gây cho kẻ thù của mình, từ đó nghĩa xưa của chữ Tuất là tấn công, gây thương tích, sát hại. Tôi xin nhắc lại cái qua là một loại binh khí ngày xưa. Sau nầy người ta mới đặt chữ Tuất là chi Tuất, là một chi trong mười hai chi. Như vậy chữ Tuất với ý nghĩa ban đầu không dính dấp gì với chó cả!

Bây giờ xin bạn hãy coi lại cách viết của chữ Việt đi với bộ Tẩu
Việt 
Chữ Việt bao gồm bộ Tẩu  và chữ 
Bây giờ bạn hãy nhìn chữ Tuất
Tuất 
Bạn hãy coi chữ Tuất  và chữ  có giống nhau không?
Chắc chắn là không giống nhau rồi. Chữ Tuất  có một nét gạch ngang bên trái, còn chữ có một nét móc lên ở bên trái. Bạn sẽ hỏi tôi chữ đọc làm sao? Chữ nầy đọc là Việt. Các học giả ở trên nhìn lộn chữ Tuất  với chữ Việt ! Cái chữ trong chữ Việt  bộ tẩu không phải là chữ Tuất mà là chữ Việt!
Vậy bạn sẽ hỏi rằng chữ Việt  nầy ngày xưa chữ gốc của nó như thế nào và giải thích làm sao? Chữ Việt , ngày xưa viết là và được giải thích như sau: Hình một cái qua có cái móc ở phía sau.
Như vậy trong chữ Việt có bộ Tẩu đi với chữ Việt chứ không phải bộ Tẩu đi với chữ Tuất!

Bây giờ bạn và tôi lại thắc mắc là tại sao đọc là Việt? Trước khi bàn đến cách đọc, tôi xin nói phớt qua về cách cấu tạo của chữ Nho.

B. CÁCH CẤU TẠO CHỮ NHO

Chữ Nho được chia ra làm hai đại loại:
  • Loại Văn  là những hình thể đơn giản.
  • Loại Tự  là những chữ hợp lại hay còn gọi là hợp tự.

Các cụ nhà Nho chúng ta thường hay gọi là Văn Tự.
Loại Văn  được chia làm hai loại:
  • Tượng hình 
  • Chỉ sự 
Loại Tự  cũng được chia làm hai loại:
  • Hội ý 
  • Hình thanh 

Ngoài bốn loại: Tượng hình, chỉ sự, hội ý và hình thanh, thuộc về Văn Tự, chúng ta còn có thêm hai loại nữa, đó là:
  • Giả tá 
  • Chuyển chú 

Tóm lại:
  • Văn Tự gồm 4 loại: Tượng hình, chỉ sự, hội ý và hình thanh
  • Lục thư gồm 6 loại: Tương hình, chỉ sụ, hội ý, hình thanh, giả tá và chuyển Chú.

Giải Thích Từng Loại

1a. TƯỢNG HÌNH

Ðây là những hình vẽ thô sơ để chỉ một vật gì hay một giống loại gì.

Ví dụ:

Ngày xưa vẽ
Ngày nay viết

môn: cái cửa

Thủy: nước

Nhật: mặt trời


2a. CHỈ SỰ

Ðây là những hình thể để nói lên một ý nghĩa nào đó. Tuy còn là hình vẽ những chữ đã bất đầu mang một ý nghĩa trừu tượng.

Ví dụ:
Ngày xưa vẽ
Ngày nay viết

thượng: ở trên


3a. HỘI Ý

Mỗi chữ đều mang ý nghĩa của nó. Hội ý là do hai chữ hoặc nhiều chữ hợp lại để ra một ý nghĩa khác.
Ví dụ:  Chữ Chiêm. Chữ nầy gồm hai bộ hợp lại thành một chữ. Ở trên là bộ Bốc và ở dưới là bộ Khẩu . Bốc có nghĩa là bói, và Khẩu là cái miệng, hai bộ nầy nhập lại thành chữ Chiêm có nghĩa là xem coi điều gì để biết xấu tốt.

4a. HÌNH THANH

Chữ Hình Thanh là do sự họp lại của một hoặc nhiều chữ.

Chữ Hình Thanh gồm hai phần:
  • Một phần là bộ để chỉ ý (nghĩa của chữ)
  • Một phần là âm để nói lên cách đọc của chữ.
Ví dụ:
 +  = 
Bộ âm
Chỉ ý Chỉ âm
Bộ thảo chữ tảo
Thảo
(cách đọc của chữ
lấy từ âm tảo mà ra)


5a. CHUYỂN CHÚ

Là một loại chữ được dùng rộng hơn ý nghĩa ban đầu của nó. Chữ đó mang nghĩa chính, ngoài ra nó đẻ thêm một nghĩa phụ nữa.

Ví dụ:
 nhạc à là một nhạc khí để tạo ra sự vui tươi
 nhạc à chuyển âm đọc là Lạc  là vui, thích
 à chuyển thêm một âm nữa đọc là nhạo  là yêu, thích.
(xin coi tự điển Thiều Chửu trang 310)

6a. GIẢ TÁ

Ðây là một sự vay mượn do lầm lẫn hoặc thiếu sót mà ra, bất nguồn từ:
  • Do sự chép sai lấy từ chữ gốc
  • Mượn chữ trùng âm hoặc chữ đồng âm để thay thế phần chữ không có trong chữ viết, mà chỉ có trong lời nói mà thôi.

Ví dụ:  đậu là một cái thố để đựng thịt cúng thần, cùng âm với chữ hạt Ðậu, nên cũng được dùng để chỉ hạt đậu.
C. CHỮ VIỆT THUỘC LOẠI NÀO?

Trong 6 loại của cách cấu tạo chữ Nho kể trên, thì chữ Việt nằm trong loại Hình Thanh tức là một bên chỉ ý và một bên chỉ âm. Ðể dẫn chứng bạn lấy quyển CHỮ NHO TỰ HỌC của Ðào Mộng Nam, Giảng Sư Viện Ðại Học Huế, ở trang 110 có viết như sau: cách cấu tạo chữ Nho, phần 3: Chỉ âm - Chỉ ý: Lấy hai chữ vẽ hình hay gom ý có sẵn ghép lại rồi dùng một chữ để chỉ âm, một chữ để chỉ ý:

Ví dụ:
  cửu: chỉ âm ửu - ừu,
người: chỉ ý. Con người khác con vật ở điểm biết thù hằn nhau.
đọc là cừu (lấy từ âm ửu của chữ cửu) có nghĩa là thù hằn.
Bây giờ áp dụng chữ “Việt" vào:
Các học giả ở các bài báo ở trên cho rằng chữ Việt  gồm bộ Tẩu  đi với chữ Tuất ; chúng tôi cho rằng bộ Tẩu  đi với chữ Việt  . Bây giờ chúng ta hãy xem cách đọc:

Chữ Việt gồm bộ Tẩu và chữ Tuất
Việt   Tuất: chỉ âm: âm ở đây là T, âm tờ,
 tẩu: chỉ ý
Trong tự điển không có bộ Tẩu đi với chữ Tuất, nên không đọc được!

Chữ Việt gồm bộ Tẩu và chữ Việt
Việt   Việt: chỉ âm
 tẩu: chỉ ý
 đọc là Việt

Bạn thử so sánh coi, nếu lấy âm T, Tờ của chữ Tuất thì làm sao mà đọc ra Việt được! Nó phải âm Việt thì mới đọc ra Việt được. Ðể rõ ràng hơn tôi xin đưa ra hai ví dụ trong đó có chữ Tuất đi với một bộ khác và chữ Việt đi với một bộ khác như sau:

1. Chữ   Tuất: chỉ âm: âm ở đây là T, âm tờ
 bộ bối: chỉ ý

Vậy thì đọc như thế nào? Thưa đọc là Tặc  (xin xem tự điển Thiều Chửu trang 648).

2. Chữ   Việt: chỉ âm
bộ Kim: chỉ ý

Vậy thì đọc làm sao? Thưa đọc là Việt  (xin xem tự điển Thiều Chửu trang 711) có nghĩa là cái búa lớn mà ta thường gọi là Phủ Việt.

Vậy có hai điểm chính ở đây. Các học giả ở trên đã chẳng những nhìn lộn chữ Việt ra chữ Tuất, và cũng chẳng soát lại coi cái âm đọc như thế nà o để coi mình nói đúng hay sai. Ðể rõ ràng dể hiểu hơn chúng ta hãy coi cách cấu tạo chữ mới như thế nào trong chữ Nho.

Cách Cấu Tạo Chữ Mới Trong Chữ Nho

Ở đây tôi xin được nói phớt qua một chút để thấy ngày xưa người ta làm thế nào để cấu tạo một chữ mới trong chữ Nho, tuy nhiên những điều viết sau đây không phải là một điều cố định vì nó còn có những trường hợp ngoại lệ. Ðể dể hiểu tôi xin lấy chữ Nghệ làm ví dụ:
nghệ à hung à hung à  hung

Ví dụ người xưa bắt đầu bằng chữ Nghệ  (tự điển Thiều Chửu trang 7). Bây giờ muốn tạo một chữ mới lấy gốc từ chữ Nghệ này thì họ làm sao? Họ lấy chữ Nghệ nầy viết kèm với một bộ khác,ví dụ bộ Khảm  thì ra chữ Hung  (tự điển Thiều Chửu tr.48). Từ chữ Hung nầy muốn tạo thêm một chữ mới khác thì họ làm sao? Họ lại viết kèm nó với một bộ khác, ví dụ bộ bộ Bao  thì nó ra chữ Hung  . Rồi họ lại cứ tiếp tục lấy chữ Hung có bộ bao đó viết kèm với một bộ mới, ví dụ bộ Tâm thì ra chữ Hung  (xem tự điển Thiều Chửu tr. 204). Rồi cứ như thế mà tạo ra một chữ mới

Ðối với chữ Việt  cũng thế; đầu tiên nó là chữ Việt , xong để tạo ra một chữ mới người ta mới nhập nó với bộ Tẩu  và đọc với âm Việt.

D. BỘ TẨU 
Mặc dầu đã giải thích chữ Tuất  và chữ Việt  rồi, nhưng bạn vẫn còn thắc mắc rằng nếu chữ Việt  này đủ để đọc là Việt thì thêm bộ Tẩu vào làm gì?

Tôi xin nhắc lại trong chữ “Việt“  gồm bộ Tẩu  và chữ Việt  . Chữ Việt  đây chỉ là cái âm có nghĩa là cách đọc, cách phát cái âm ra như thế nào mà thôi. Còn tấ t cả ý nghĩa gói ghém lại nằm ở bộ Tẩu là cái phần chỉ ý và đó là phần chính. Vậy tổ tiên chúng ta muốn nói cái gì khi viết bộ Tẩu  vào với âm Việt . Ðó là đều mà bạn và tôi phải tìm hiểu đến.
Ở trên tôi có giải thích chữ Việt  , chữ xưa viết là  là hình một cái qua  có cái móc phía sau; mà cái qua là một loại binh khí ngày xưa vậy nó phải có liên quan gì với bộ Tẩu.

Bộ Tẩu  : Ðầu tiên chúng ta thử tìm xem trong các tự điển cắc nghĩa thế nào về bộ tẩu nầy.
  • Tự điển Hán-Việt của Thiều Chửu: Tẩu: 1. Chạy. 2. Trốn.
  • Tự điển Hán-Việt Từ Nguyên của Bửu Kế: Tẩu: bộ Tẩu¨« bảy nét: chạy.
  • Tự điển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của: Tẩu: chạy.
  • Tự điển chữ Nôm của Vũ văn Kính: Tẩu: tẩu thoát, bôn tẩu.
  • Hán-Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn: Tẩu: chạy, trốn, đi, về.
  • Tự điển Trung Hoa: A New Practical Chinese-English dictionary do Công Ty Viễn Ðông xuất bản: zoêu: 1. to walk có nghĩa là đi; to go on foot tức là đi bộ. 2. to run tức là chạy.
  • Tự điển Trung Hoa: A Chinese-English dictionary do Viện Ngoại Ngữ của Bắc Kinh xuất bản:  zoêu: 1. walk, go có nghĩa là đi. 2. run có nghĩa là chạy

Các tự điển Việt, phần lớn đều dịch là chạy, chỉ có ông Nguyễn văn Khôn dịch là đi, chạy. Tự điển Trung Hoa thì nghĩa thứ nhất là đi, và nghĩa thứ nhì là chạy. Các tự điển Việt và Trung Hoa không có cắt nghĩa chữ gốc của bộ tẩu. Vậy Tẩu  , chữ gốc của nó viết như thế nào và giải thích làm sao?
 

Chữ đầu tiên vẽ một người quơ hai cánh tay của họ, với bộ túc (nghĩa là chân) ở dưới, từ đó mang ý nghĩa là đi. Nhưng sau đó chữ thành hình một người đi hơi nghiêng về phía trước, có ý nói lên một ý chí cương quyết và bước đi có vẽ nhanh nhẹn, đây là bước quân đi hay còn gọi là bước quân hành, chứ không phải là lối đi bình thường. Vậy bộ Tẩu và kế bên có cái qua là binh khí có nghĩa là người đó chẳng những đi và mà còn cầm vũ khí. Ðó là hình ảnh người chiến sĩ bước đi tay cầm cái qua. Một người đi bình thường thì không có cầm binh khí. Chữ Việt là cái qua mà đi với bộ Tẩu có ý nói là người chiến sĩ cầm vũ khí, đi từng đoàn và đi với một ý chí cương quyết để ra trận. Ðây là thời gian mà các nước Việt phía Nam tiến lên đánh chiếm phía Bắc. Cái ý nghĩa sâu xa của chữ Tẩu là như vậy. Nếu chúng ta chỉ lấy chữ Việt  chỉ là binh khí mà thôi, thì tự nó không đủ để giải thích cái gì cả!

Chữ Tẩu mang ý nghĩa chạy là do sau nầy người ta đưa vào chứ chứ gốc không có nghĩa là chạy.

Tóm lại, Chữ “Việt“ có bộ Tẩu và chữ kế bên đọc là Việt có nghĩa là người chiến sĩ cầm vũ khí là cái qua, đi trong cương quyết, đi từng đoàn theo thế quân hành để ra trận. Vậy chữ Việt không dính dấp gì với chó chạy cả!
E. CHỮ VIỆT ÐI VỚI BỘ MỄ 
Trong số năm học giả trên, có người giải thích chữ Việt  đi với bộ Mễ  là một bản đồ đất đai của người Việt ở từ khi mới lập quốc.
Người khác thì lại phân tích rằng chữ Việt  gồm các bộ Phiệt (gần giống âm Việt), Quynh (miền đất ở xa ngoài cõi), Mễ (lúa gạo), Khảo (khéo léo). Rồi ông giải thích như sau: một miền đất ở xa ngoài nước Tàu chuyên nghề trồng lú a một cách tinh xảo; Chữ Việt này nhìn giống như một trái cây, có cuống, có quả, có nhiều hạt.

Mỗi người giải thích theo mỗi ý. Bạn và tôi thữ tìm xem coi chữ Việt bộ Mễ này có nghĩa gì.
Ðầu tiên chữ Việt  gồm có bộ Mễ . Vậy bộ Mễ  ngày xưa chữ gốc của nó là gì?
Hình 1
Hình 2
Chữ từ xưa đến nay

Ðầu tiên người xưa vẽ chín hạt gạo tượng trưng cho bộ Mễ . Con số chín đây có nghĩa là nhiều, sung túc, đầy đủ. Xem hình 1, cây lúa có rất nhiều hạt. Sau đó hạt lúa văng đi bốn hướng; họ gạch chứ thập  tượng trưng cho bốn hướng. Hình 2, khi người ta đập lúa thì hạt lúa văng đi tứ (bốn) hướng. Bỗ Mễ  ngày nay viết đổi khác hơn chữ lúc ban đầu.

Chúng ta đã có lúa gạo tức là bộ Mễ, vậy thì cái chữ mà bọc bộ Mễ là chữ gì? Ðể dễ nhận thức tôi xin đưa ra một ví dụ: chữ Hướng  , chữ bộc bộ khẩu cũng viết giống như chữ bọc  bộ Mễ . Chữ Hướng , đầu tiên viết là , người xưa giải thích là cái cửa sổ (hình tròn), nằm dưới cái mái nhà , là cái hướng để cho gió lọt vào. Bây giờ chúng ta nhìn lại chữ Việt , cái chữ bọc bộ Mễ đó là cái mái nhà, có nghĩa là gạo được trữ dưới mái nhà hay còn gọi là trữ trong kho.

Kế tiếp chữ ở dưới  bộ Mễ là cái gì? Bạn hãy coi hình ở dưới.

Người xưa lấy một khúc cây, ráp một cái lưỡi bằng đá vào để làm cái cày để cày đất. Rồi người ta đứng lên trên cái cày đó để làm sức nặng và đàng trước có súc vật kéo. Bạn và tôi nên nhớ là người Việt ngày xưa nổi tiếng về nghề trồng lúa. Vậy chúng ta thấy có sự liên hệ giữa ba chữ với nhau trong chữ Việt ; bộ Mễ là lúa, gạo, được trữ dưới mái nhà tức là trữ trong kho, và để tạo ra lúa gạo thì cái cày là một dụng cụ nông nghiệp.
F. Ý NGHĨA CỦA HAI CHỮ VIỆT: Việt  và Việt 

Tại sao tiền nhân của chúng ta lại dùng tới hai chữ Việt để đặt cái tên Việt? Thông thường người ta chỉ cần một chữ là đủ rồi. Chúng ta thấy trong hai chữ, mỗi chữ Việt đều mang một ý nghĩa khác nhau.
  • ChữViệt đi với bộ Mễ thì có mang một dụng cụ nông nghiệp là cái cày để nói lên trong thời bình người Việt trồng lúa để sinh sống.
  • Còn một chữ Việt  có kèm theo một vũ khí tức là cái qua đi với bộ Tẩu có ý nói là trong thời chiến người Việt, từng đoàn cầm vũ khí ra đi để chống giặc và giữ nước. Vậy Tổ tiên chúng ta muốn dạy điều gì cho chúng ta ở đây trong danh xưng là Việt ?
  • Với chữ Việt  đi với bộ Mễ, tổ tiên chúng ta muốn nói rằng vào thời bình người Việt chúng ta phải lo làm lụng nuôi sống gia đình, lo cho đất nước giàu mạnh; ngày xưa đất nước của chúng ta là một nước nông nghiệp nên nghề nông là nghề chánh. Ngoài ra chữ Việt nầy đồng thời cũng nói lên đức tính siêng năng cần cù của người dân Việt.
  • Với chữ Việt  đi với bộ Tẩu có nghĩa là khi gặp thời chiến thì phải cùng ra đi, cầm vũ khí đứng ra chống giặc để giữ nước. Tổ tiên của chúng ta khi đặt một cái tên gì, hay để lại một câu chuyện gì, đều có kèm theo một ý nghĩa rất sâu sắc trong đó. Như vậy tổ tiên của chúng ta có ý dạy cho dân ta phải biết trách nhiệm và bổn phận của mình đối với đất nước và dân tộc: thời bình thì phải làm gì, và thời chiến thì phải như thế nào đối với đất nước.

Cái lỗi ở đây là tại chúng ta không tìm hiểu cho rõ ràng và cặn kẽ cái ý nghĩa của tên “Việt“, rồi quay lại hiểu lầm tiền nhân. Bây giờ bạn và tôi mới nhận thấy cái ý nghĩa sâu sắc của tiền nhân khi đặt cái tên Việt cho dân tộc mình.

Tuy rằng đã hiểu ý nghĩa của chữ “Việt“, nhưng bạn và tôi vẫn còn thắc mắc. Bạn sẽ nói rằng anh nói tiền nhân lấy cái qua đặt vào với tên “Việt“, nhưng làm sao dám chắc rằng cái qua đó là của người Việt? Cái khí cụ đó có chắc là của người Việt hay không hay là lấy từ một chổ nào khác đem lại? Mà nếu nó là của người Việt thì nó ra sao? Hình dáng như thế nào?

G. CHỨNG MINH BẰNG KHẢO CỔ

Khi một nhà khảo cổ đào tìm được một đồ vật, họ phải xác định cái đồ vật đó tìm được ở đâu, vào thời gian nào, địa điểm chổ nào, vùng nào và cái đồ vật đó hình thức ra làm sao, có sự liên quan gì đến các đồ vật mà ông tìm thấy được ở nơi khác không v.v... Vậy muốn nói cái qua là của Việt thì việc trước tiên là xác định vùng đất nào là của tổ tiên người Việt. Để làm việc này, bạn và tôi phải trở lại xem truyền thuyết họ Hồng Bàng.

Trong Việt Nam Sử Lược quyển một, cụ Trần Trọng Kim có viết lại như sau: Họ Hồng Bàng. Cứ theo tục truyền thì vua Đế-minh cháu ba đời vua Thần nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ-lĩnh gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế-minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế-nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh-Dương vương, Quốc hiệu là Xích Quỷ.

Bờ cỏi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động-đình hồ, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba-Thục (Tứ-xuyên), phía đông giáp bể Nam-hải.

Kinh-Dương vương làm vua nước Xích Quỷ và lấy con gái Động-đình quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu -cơ là con gái của Đế Lai, sanh được một trăm người con trai.

Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên do Nhượng Tống dịch, ông Ngô Sĩ Liên gọi trăm người con trai đó là tổ của Bách Việt tức là trăm giống Việt.

Bây giờ bạn và tôi hãy xem lại Kinh Điển, coi lại Kinh Thư, xem phần Hạ Thư chương Vũ Cống , phần thượng , có để cập đến việc vua Vũ dựng ra 9 châu gồm có:
  1. Kí châu,
  2. Ung Châu,
  3. Duyện Châu,
  4. Thanh Châu,
  5. Từ châu,
  6. Dự châu,
  7. Lương châu,
  8. Kinh châu,
  9. Dương châu.

Trong truyền thuyết, khi Lộc Tục làm vua thì xưng là Kinh-Dương Vương tức là ông làm vua cai trị hai châu: châu Kinh và châu Dương. Châu Kinh và châu Dương được xem là miền Nam của Trung Hoa ngày nay, bao gồm Hồ Bắc, Hồ Nam dọc theo sông Dương Tử, ra tới biển Đông và kéo xuống phía Nam. Nước của ông bao gồm từ Hồ Bắc, Hồ nam cho tới nước Chiêm Thành. Con ông là Lạc Long Quân xuất thân từ Hồ Động Đình vì Lộc Tục lấy Long Nữ, người gốc gác ở Hồ Động Đình. Hồ Động Đình bao gồm Hồ Bắc (tức là phía Bắc của Hồ Động Đình) và Hồ Nam (tức là phía Nam của Hồ Động Đình).
Các nhà khảo cổ đã tìm được trong các mộ đào được ở Trường Sa (thuộc Hồ Nam) một số những cái qua, xin coi hình phía dưới (hình 1).
Hình 1
Hình 2

Riêng vào tháng hai năm 1971, các nhà khảo cổ có tìm được tại phía đông của Trường Sa thuộc vùng Hồ Nam, địa điểm tên là Liu-ch'êng-ch'iao một cái qua còn nguyên vẹn (hình 2). Điểm đặc biệt hơn nữa là trong quyển "Cultural Frontiers in Ancient East Asia" của William Watson có viết về những đồ vật đào lên tại tỉnh Hồ Nam rằng các nhà khảo cổ có tìm được cũng tại Hồ Nam một cái qua có khắc tên một vị vua tên là Nhược Ngao. Sao khi tra cứu trong Sử Ký Tư Mã Thiên và Xuân Thu Tả Truyện thì vị vua có hiệu là Nhược Ngao là vị vua Hùng thứ 14 tên thật là Hùng Nghi hiệu Nhược Ngao cai trị vào năm 789 trước Tây Lịch. Đây là vị vua Hùng thú 14 trong 18 vị Hùng vương, mà chúng ta thường gọi là 18 đời Hùng vương. Những chi tiết về cái qua nầy tôi có viết trong bài "Chứng tích Hùng Vương" lấy bút hiệu là An sơn, đăng trong tờ Hoài Bão.

Xuân Thu
và Tả Truyện
Sử ký
Tư Mã Thiên
Tên vua
và hiệu
Số
thứ tự
Năm
cai trị

Nghi viết Nhược Ngao

Hùng Nghi dã hiệu
Nhược Ngao
Hùng Nghi
hiệu
Nhược Ngao
14
789 tr. TL

Vậy vùng Kinh-Dương bao gồm Hồ Nam, Hồ Bắc và cả phía Nam từ vùng sông Dương Tử trở xuống, các nhà khảo cổ đã tìm được những cái qua và đặt biệt là có một cái qua có khắc tên vị vua Hùng thứ 14 là một trong 18 đời Hùng Vương của dân Việt. Như vậy cái qua là của tổ tiên người Việt.

Nhưng mà bạn và tôi vẫn còn thắc mắc là tại sao và vì lý do gì mà chế ra cái qua? Có bao nhiêu loại binh khí khác, thế sao lại chọn cái qua trong chữ "Việt". Cái qua có tác dụng gì?

H. TÁC DỤNG CỦA CÁI QUA

Trước khi nói về tác dụng của cái qua, tôi xin nói qua một chút về Hồ Động Đình. Ngày xưa cả vùng sông Dương Tử bao gồm Hồ Bắc, Hồ Nam, An-Huy... có một cái hồ rất lớn, đó là hồ Vân Mộng. Hồ Động Đình là một phần còn lại của hồ Vân Mộng. Sau khi hồ Vân Mộng khô mất đi thì còn lại Hồ Động Đình và một số những hồ nhỏ khác. Tuy nhiên điểm đặc biệt là cái vùng của hồ Vân Mộng ngày xưa, thì trở nên những vùng đầm lầy, và có những bụi cây cỏ mọc rất cao (có thể lên tới bốn năm thước), làm lấp cả lối đi; những bụi cây nầy mang tên là cây kinh, từ đó người ta mới gọi vùng đó là vùng Kinh tức là vùng có cây kinh mọc. Vậy Châu Kinh có nghĩa từ vùng Kinh đó mà ra. Vùng phía Nam bao gồm Hồ Nam, Hồ Bắc và dọc theo vùng sông Dương Tử là vùng đầm lầy. Quân vùng phía Bắc, phần lớn là giống dân du mục nên chuyên môn dùng ngựa. Khi họ đưa quân xuống tấn công phía Nam thì gặp phải vùng đầm lầy. Vậy cái qua có tác dụng gì? Hãy nhìn hình cái qua ở dưới:

Cái qua, tác dụng của nó là phía trước dùng để đâm tới, chém ngang; phía sau là để móc lại. Khi ngựa của quân Bắc xuống bị mắc lầy, thì cái qua móc chân ngựa quỵ xuống và đâm tới người lính trên ngựa; cái qua có hai điểm lợi là vừa móc vừa đâm. Cái qua có lợi điểm là tấn công từ xa, có cây qua dài trên một thước, nhưng cũng có cây dài khoảng ba thước. Cây kiếm là dùng cận chiến, còn cây qua là để tấn công từ phía xa, tấn công cả người lẫn ngựa. Chính cái qua nầy đã chận đứng được quân xâm lược nhờ vào tài biết lợi dụng địa thế thiên nhiên của tiền nhân chúng ta. Vì đó trong các loại vũ khí, tiền nhân của chúng ta không chọn vũ khí nào khác, mà lấy cái qua đặt trong tên chữ Việt .

Bây giờ bạn và tôi mới thấy rằng tiền nhân của chúng ta có suy nghĩ vững chắc khi đặt cái tên Việt, chớ không phải là không có suy tính.

Bạn sẽ nói rằng, tôi biết tin ai bây giờ! Anh nói là cái tên Việt do tiền nhân của chúng ta đặt ra, nhưng các học giả ở trên viết đăng trong các tờ báo, cho rằng tên Việt là do nhà Chu và nhà Hán đặt ra, vậy thì làm sao xác định được? Một lần nữa bạn và tôi thử tìm hiểu coi ai đặt cái tên Việt nầy ra.

I. TÊN VIỆT CÓ PHẢI DO NHÀ CHU HAY NHÀ HÁN ĐẶT RA KHÔNG?

Vì nhà Chu và nhàHán nằm trong phần lịch sử nên muốn chứng minh điều nầy thì dù muốn dù không chúng ta phải tra cứu cổ thư.

Khi nhắc đến chuyện xa xưa của sử Trung Hoa, người ta nhắc đến thời ông Bàn Cổ, sau đó là Tam Hoàng có Thiên Hoàng, Nhân Hoàng, Địa Hoàng; kế tiếp đến Ngũ Long, Hữu Sào, Toại Nhân; rồi đến Thần Nông, Phục Hi, Nữ Oa; sau đó là Hoàng Đế, xong đến Nghiêu, Thuấn và Vũ. Người Việt chúng ta dựa theo truyền thuyết Họ Hồng Bàng, cho chúng ta thuộc dòng dõi Thần Nông. Người Tàu thì nhận họ là con cháu của Hoàng Đế.

Từ Bàn Cổ cho tới thời Nghiêu, Thuấn các sử gia Trung Hoa rất ít chú ý đến, họ chỉ chú ý từ đời nhà Hạ do vua Vũ lập ra, qua đời Thương, đời Chu rồi Tần và Hán kể về sau, vì những triều đại nầy có thể chứng minh qua khảo cổ, và tài liệu cổ thư cũng đã dồi dào.

Thông thường khi bạn coi một cuốn sử Trung Hoa, bạn sẽ thấy họ đưa ra một niên biểu như sau (trích từ The Chinese exhibition do The People's Republic of China xuất bản 1977):

Niên biểu các triều đại của Trung Hoa
Nhà Hạ
2100 - 1600 tr. TL
(trước Tây Lịch)
Nhà Thương
1600 - 1100 tr. TL
Tây Chu
1100 - 771 tr. TL (đến 771
tr. TL thì nhà Chu dời đô về
Lạc-Dương, và đây là thời
Đông Chu)
Thời Xuân Thu
770 - 476 tr.TL
Thời Chiến Quốc
475 - 221 tr. TL
Tần
221 - 207 tr. TL
Tây Hán
206 tr. TL - 24 sau TL
Đông Hán
25 sau TL - 220 sau TL

Ở đây tôi chú ý đến đời nhà Thương và nhà Chu với hai lý do: thứ nhất là họ có những bằng chứng xác định qua cổ thư và khảo cổ, thứ hai là họ có trước đời nhà Hán rất xa.

J. CHỨNG MINH QUA CỔ THƯ

a. Nhà Thương

Tài liệu về nhà Thương thì rất nhiều. Kinh ThưSử Ký Tư Mã Thiên và bộ Trúc Thư Kỉ Niên đều có viết về nhà Thương. Theo bộ Trúc Thư Kỉ Niên thì Thành Thang lập ra nhà Thương, đầu tiên đóng ở đất Bạc. Đến thời Bàn Canh là vị vua thứ 19 thì dời qua Ân và có lẽ từ đó đổi tên nhàThương thành nhà Ân. Đến thời Vũ Đinh là vị vua thứ 22, lấy hiệu là Cao Tôn, thì một biến cố quan trọng xẩy ra; bộ Trúc Thư ghi như sau:
Tam thập nhị niên, phạt Quỷ Phương, thứ vu Kinh 

Năm thứ 32, đem quân đánh Quỷ Phương và đóng quân tại Kinh

Trong truyền thuyết của chúng ta có nói Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh-Dương vương, Quốc hiệu là Xích Quỷ. Chữ Xích có nghĩa là chỉ đường Xích đạo, Quỷ ở đây là Sao Quỷ tượng trưng cho phương Nam. Khi vua Vũ Đinh nhà Ân đóng quân tại Kinh, tức là vùng Kinh thuộc châu Kinh. Thời điểm đó thì Sao Quỷ nằm tại vùng châu Kinh, cho nên Quỷ Phương tượng trưng cho dân của vùng châu Kinh, mà châu Kinh là của Việt nên người Việt chúng ta mới có truyền thuyết PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG chống giặc Ân. Chống giặc Ân tức là chống quân của Ân Cao Tôn từ phía Bắc kéo xuống.

Ngoài tài liệu cổ thư, nhà Thương còn để lại một tài liệu rất là quý giá. Đó là những chữ khắc trên xương và yếm rùa còn được gọi là "Sấm Ngữ" (Oracle bones), mà các nhà khảo cổ đã đào được rất nhiều tại An-Dương. Các Sấm Ngữ còn cho chúng ta biết rằng có sự liên lạc giữa nhà Thương và dân ở miền Nam Trung Hoa và đặc biệt là dân ở vùng sông Dương Tử tức là vùng của người Việt ngày xưa. Ông Tsuen-Hsuin Tsien, tác giả quyển "Written on Bamboo and Silk" (Viết trên tre và Lụa) do The University of Chicago Press xuất bản 1962,có viết như sau: "The oracle inscriptions also contain such divinations as "there will be tortoises presented from the south" or no tortoises will be presented from the south", có nghĩa là các lời khắc của sấm ngữ còn chứa đựng những câu chiêm đoán như "sẽ có rùa mang đến từ miền Nam" hay "không có rùa được mang tới từ miền Nam". Ông cho biết các câu như thế được lập đi lập lại khoảng 500 lần trên sấm ngữ. Ông còn cho biết là theo cổ thư thì rùa được mang tới từ vùng sông Dương Tử. Như thế ngày xưa đã có sự hiểu biết nhau và trao đổi giao dịch giữa nhà Thương và dân Việt.
Ngoài ra ông William Meacham, một nhà khảo cổ học, có viết một bài với tựa đề "Defining the Hundred Yue" (Định nghĩa Bách Việt) đăng trong tờ Hongkong Archaeological Society. Ông viết như sau: "The term Yue occurs fairly frequently in the oracle bone writings of the late Shang dynasty, ca 1200 BC" có nghĩa là danh từ "Việt" thường hay xuất hiện trên sấm ngữ vào cuối đời nhà Thương khoảng 1200 trước Tây Lịch. Ông William Meacham có liên lạc với ông Lefeuvre, cũng là một đồng nghiệp với ông, khi viết bài nầy, thì ông Lefeuvre có xác định với ông William là có một câu của sấm ngữ nhắc đến "vùng đất của Việt", đây là lời ông William Meacham viết: "Lefeuvre notes one inscription mentioning" the land of Yue".

Vậy cái tên Việt đã xuất hiện trên sấm ngữ vào thời nhà Thương. Nhà Thương xuất hiện trước thời nhà Chu, và tên "Việt" có khắc rõ ràng trên "sấm ngữ" (trên xương và yếm rùa); vậy thì làm sao có thể nói là nhà Chu đặt tên Việt cho người Việt được?

Nhà Thương xuất hiện vào 1600 tr. TL, có nơi cho là khoảng 1500 tr.TL và nhà Hán xuất hiện vào khoảng 206 tr. TL, như thế tên "Việt" xuất hiện vào khoảng trên 1000 năm trước nhà Hán, thế thì làm sao có thể nói rằng nhà Hán đặt tên Việt cho người Việt được, lấy kẻ sanh sau mà bảo đặt tên cho người sanh trước thì nghe làm sao thông được!

b. Nhà Chu hay còn gọi là Nhà Châu

Khi đến phần nhà Chu thì Bộ Trúc Thư Kĩ Niên có viết như sau:

Trước khi dịch hai câu trên thì tôi xin có một đôi lời giải thích:
  •  Đại Vương đây có nghĩa là ông nội của Xương.
  •  Xương là tên khi còn nhỏ chưa làm vua, khi làm vua rồi thì xưng hiệu là Vũ Vương. Khi xưng là Vũ Vương thì mới thành lập ra nhà Chu.
  •  Quý Lịch là cha của Xương, tức là cha của Vũ Vương.
  •  Thái Bá là anh lớn của Quý Lịch tức là bác của Xương.
Đại vương viết ngô thế đương hữu hưng dã kỳ tại Xương hồ.

Đại vương nói thế hệ của ta mà hưng là nhờ ở tại Xương
(có nghĩa là ông nội nói rằng gia đình của ông mà lên là nhờ ở Xương
là đứa cháu của ông)

Quý Lịch chi huynh viết Thái Bá tri thiên mệnh tại Xương thích Việt.

Theo lời nói anh của Quý Lịch là Thái Bá, đoán biết mệnh trời
nằm ở tại Xương nên bỏ đi qua Việt.


Câu này có nghĩa là khi Xương mới sanh, còn nhỏ, chưa làm vua, chưa thành lập nhà Chu; nhà Chu chỉ được thành lập khi Xương lên ngôi lấy hiệu là Vũ Vương, còn trước đó chỉ là một bộ lạc thông thường, trú đóng tại miền Tây Bắc của Trung Hoa mà thôi. Vậy mà bác của Xương là Thái Bá đã biết nước Việt, khi Xương còn nhỏ, có nghĩa là nước Việt, hay nói đúng hơn là tên "Việt" đã được biết đến trước khi có nhà Chu.

Vậy mà một học giả ở trên viết rằng người nhà Chu dùng từ Việt, có nghĩa là Vượt để gọi những dân tộc người ở vùng Nam man có lối sống hỗn độn mà họ cho "có lối sống Vượt ra ngoài vòng lễ giáo của nhà Chu".

Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao bao nhiêu bộ lạc khác lại không đi qua, mà lại đi qua Việt? Ông Thái Bá có thể sai, nhưng cha của ông là người biết rộng, làm sao có thể để con đi vào chổ chết vì theo học giả ở trên nói là dân vùng Nam man (tức là dân Việt) sống ngoài vùng lễ giáo và có lối sống hổn độn! Họ có thể giết con ông bất cứ lúc nào! Vậy việc ông Thái Bá đi qua Việt, có phải là lúc đó tên Việt đã có một ảnh hưởng quá lớn không, hay là vì tiếng vang của cái tên Việt nên ai cũng tìm tới. Thời đời nhà Thương, nhà Chu là thời nhiểu nhương, loạn lạc, người ta muốn tìm một nơi tá túc thì phải coi nước mà mình tìm đến đó như thế nào, có đủ khả năng để bảo vệ mình không?

Vậy tên "Việt" đã xuất hiện trước thời nhà Chu và đồng thời cũng có trước nhà Hán rất lâu, vậy thì làm sao quả quyết là nhà Chu hay nhà Hán đặt tên Việt cho người Việt được?

Sử Trung Hoa còn rất nhiều nghi vấn cần phải đặt lại sau nầy.Bạn muốn tìm nguồn gốc của dân Việt ư? Bạn phải tìm tài liệu viết trước đời Tần và Hán, vì hai triều đại nầy đã sửa đổi tất cả sử liệu viết trên đất Trung Hoa theo ý họ rồi!

K. PHẢI HẢNH DIỆN XƯNG MÌNH LÀ VIỆT

Trong số năm học giả ở trên thì có hai học giả cảm thấy xẩu hổ khi xưng mình là Việt, và đề nghị xưng mình là người Nam!

Sau khi tìm hiểu nguồn gốc chữ "Việt" tôi không thấy có gì là xấu hổ cả! Tổ tiên của chúng ta đã có suy nghĩ rất kỹ khi đặt tên "Việt" cho dân tộc mình. Tên "Việt" đã được ghi rõ ràng qua kinh điển và qua bằng chứng của khảo cổ trên những chữ khắc trên xương và yếm rùa mà chúng ta gọi là sấm ngữ.

Khi nghiên cứu lại tiền sử của dân Việt, chúng ta sẽ đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác, vì người ta viết không trúng về người Việt rất nhiều. Trong mỗi chặn sử của Trung Hoa, đều có sự hiện diện của tiền nhân người Việt. Những di tích của người Việt còn để lại trên đất Trung Hoa, những ảnh hưởng của người Việt còn tìm thấy qua khảo cổ, nhân chủng học, ngôn ngữ học vv... ở trên đất Trung Hoa. Các học giả Trung Hoa đã đề xướng "Chủ Thuyết Trung Nguyên" để tìm cách loại cái ảnh hưởng của tiền nhân người Việt ra khỏi sử Trung Hoa, nhưng họ đã không làm được chuyện đó, vì lý do đơn giản là họ không thể gạt bỏ Kinh Điển và những cổ thư mà khảo cổ đào được.

Đừng bao giờ nói như một học giả ở trên viết:... "Từ thời thượng cổ cho đến cận đại, dân tộc mà ngày nay bị gọi là Việt Nam này không bao giờ chịu nhận mình là người Việt". Cái lỗi ở đây là tại chúng ta không tìm hiểu cho cận kẽ, rõ ràng rồi tuyên bố không muốn xưng mình là Việt, chứ tiền nhân của chúng ta vẫn gọi họ là người Việt. Cổ thư, kinh điển đều ghi là Việt, là người Việt, bạn và tôi đâu có bịa những chuyện đó ra đâu.

Trước khi kết thúc tôi xin tóm tắt lại như sau:
  1. Nói chữ Việt  gồm bộ Tẩu với chữ Tuất là sai. Chữ Việt đúng là gồm bộ Tẩu và chữ Việt. Có hai cái sai: thứ nhất là sai chữ. Các học giả trên đọc lộn chữ Việt ra chữ Tuất . Cái sai thứ hai là các học giả trên không kiểm soát lại cái âm khi đọc để biết mình nói có đúng hay không.
  2. Không có ai, kể cả nhà Thương hay nhà Chu hoặc nhà Hán, đặt tên Việt cho người Việt. Tên Việt là do chính tổ tiên của người Việt đặt cho dân Việtï, bằng chứng từ kinh điển và khảo cổ có cho biết là tên Việt đã có từ lâu đời.
  3. Chữ Việt có hai nghĩa. Chữ Việt bộ Mễ là để nói, thời bình người Việt làm nghề nông sanh sống, lúa gạo trữ trong kho. Chữ Việt  bộ Tẩu là để nói, thời chiến người Việt cầm vũ khí đi chống xâm lăng để giữ nước.

Chữ Việt mà người ta lầm tưởng là chó chạy, đã giải thích trật từ lâu lắm rồi, không phải đợi tới các học giả trên viết ra mới biết là sai. Các học giả trên viết bài với tấm lòng yêu nước, nhưng chỉ lập lại cái trật của những người đi trước mà thôi.Thật ra, tôi lấy năm tài liệu nầy để làm cái cớ mà đính chính và giải thích chữ "Việt", chứ không có ý chỉ trích ai. Tôi xin cám ơn năm học giả trên đã cho tôi cơ hội, giải thích lại phần nào nguồn gốc của người Việt. Nếu trong sự giải thích nầy có đều gì xúc phạm đến năm học giả trên, xin miển thứ.

Trước khi kết thúc tôi xin lập lại câu nói của cụ Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam Sử Lược"Người trong nước có thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước, yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã-hội của tiên-tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình". Tôi hy vọng bài viết nầy gíúp cho bạn và tôi biết được một đôi chút sự-tích nước mình để cho khỏi tủi quốc hồn, tôi chỉ có ước mơ đơn giản vậy thôi.

Lê Văn Ẩn