Các Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

World Music, liều thuốc kích thích cho nhạc dân tộc?

29/06/2013 06:00 GMT+7
 Có thể không phải là sự lựa chọn duy nhất, nhưng chất liệu âm nhạc “toàn cầu” đang mang đến những hiệu quả nhìn thấy được.
Nhạc dân tộc rơi cảnh chợ chiều
Trong bức tranh sinh động của âm nhạc Việt những năm qua, nhạc dân tộc truyền thống có lẽ là mảng màu ảm đạm nhất. Vì nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan mà loại hình âm nhạc này dần xa rời với cuộc sống.
Trên những sân khấu âm nhạc lớn nhỏ khắp cả nước, thật khó để có thể nghe được một làn điệu dân ca quen thuộc. Các sân chơi truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng ca nhạc thì lại càng hiếm hơn khi mà những giọng ca trẻ có xu hướng sính ngoại.
Ngay cả ở những điểm văn hóa nghệ thuật bình dân, muốn tìm nghe được một làn điệu Chèo hay quan họ cũng chẳng dễ. Đôi câu vọng cổ thi thoảng được xướng lên ở những show tỉnh nhưng chỉ để góp vui là chính và không thể thay thế được “nhạc sến” với “nhạc giựt”.
Quốc Trung, world music,
Nhạc dân tộc khó đến được với các sân khấu đại chúng
Trước tình cảnh ấy, vẫn có một số người âm thầm tìm cách giữ gìn và phát triển dòng nhạc này. Nổi bật nhất trong số đó là Giáo sư Trần Văn Khê.
Năm 2004, sau khi về nước, việc đầu tiên mà ông bắt tay vào làm là tổ chức nhưng buổi tọa đàm, trao đổi về nhạc dân tộc. Cứ đều đặn hai tuần một lần, tại nhà riêng của mình, ông dốc hết những kiến thức và cả tình yêu mà mình có với những làn điệu dân ca để chia sẻ cho các khách mời.
Tuy nhiên, vì điều kiện không cho phép mà những buổi tọa đàm, trao đổi ấy chỉ có thể thu hút được trên dưới 100 người. Một con số còn quá khiêm tốn.
Cũng âm thầm không kém là các hoạt động của số ít nhóm bạn trẻ đam mê với nhạc dân tộc. Nhóm thì tự rèn luyện với nhau, nhóm lại trao đổi qua mạng. Chỉn chu, có tổ chức hơn một chút là những câu lạc bộ tại các nhà văn hóa.
Quốc Trung, world music,
GS Trần Văn Khê, một người tâm huyết với âm nhạc truyền thống.
Dẫu vậy, tất cả các hoạt động trên cũng chỉ dừng lại ở mức tự phát, nhỏ lẻ và hiệu quả không cao. Nhìn chung, với tình hình này, để có thể thay đổi được cái nhìn của công chúng, đặc biệt là giới trẻ thì vai trò quan trọng nhất phải thuộc về những người nghệ sĩ. Bởi không có cách giao dục âm nhạc nào tốt hơn sự tiếp xúc bằng trực quan.
Những lối đi mới cho nhạc dân tộc
Khi còn ở thời kỳ đỉnh cao phong độ của mình, nhóm 3 Con mèo đã từng làm mưa làm gió với Lý ngựa ô được phối theo phong cách Pop. Không lâu sau đó, đến lượt Bức Tường hay Anh Khoa thổi những giai điệu máu lửa của Rock vào Ra khơi hay Lý quạ kêu.
Việc những bản dân ca quen thuộc được khoác lên một tấm áo mới đã thực sự đem đến cho khán giả những bất ngờ. Chúng cũng vì thế mà được đón nhận một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vì cả 3 Con mèo hay Bức tường đều vốn không phải là các nghệ sĩ theo đuổi âm nhạc dân gian, thế nên những thể nghiệm của họ mới chỉ có thể giữ nguyên giai điệu mà không kết hợp được với những nhạc cụ đặc trưng.
Quốc Trung, world music,
Quốc Trung từng gây tiếng vang lớn với Đường xa vạn dặm
Không phải Pop hay Rock, năm 2004, Quốc Trung với World Music đã có một bước tiến dài trong việc thổi hơi thở của thời đại vào âm nhạc dân tộc. Trong đêm nhạc Đường xa vạn dặm, anh đã khiến nhiều người ngỡ ngàng khi kể lại tác phẩm Người thiếu phụ Nam Xương của Nguyễn Dữ bằng những giai điệu vừa lạ, lại vừa quen.
Sự xuất hiện của guitar, trống cùng các nhạc cụ điện tử bên cạnh những đàn bầu, đàn nhị, sáo… chẳng những không khiến người nghe cảm thấy nghịch tai mà còn mở ra cả một không gian âm nhạc rộng lớn, không biên giới. Sau thành công ban đầu ấy, Quốc Trung tiếp tay bắt tay vào thực hiện Nguồn cội vẫn với chất liệu âm nhạc dân gian trên nền World Music.
Tuy không tạo nên tiếng vang lớn nhu trước nhưng dự án này vẫn nhận được sự đánh giá cao. Và dù có đôi chút tiếc nuối khi cả Đường xa vạn dặm hay Nguồn cội vẫn chưa đến được với số đông khán giả, thế nhưng có thể nói nó đã phần nào mở ra một hướng đi mới trong việc đưa nhạc dân tộc tới công chúng.
Quốc Trung, world music,
Ca nương trẻ Kiều Anh ghi dấu ấn với ca trù kết hợp cùng World Music
Bằng chứng là ở chương trình Vietnam’s Got Talent 2013 vừa kết thúc, “ca nương” trẻ Kiều Anh đã để lại những ấn tượng mạnh mẽ với người xem khi kết hợp ca trù cùng World Music. Trên nền âm thanh thiên nhiều về điện tử, tiếng đàn đáy, tiếng trống chầu, tiếng gõ phách và đặc biệt là tiếng hát của giọng ca 17 tuổi trở nên “phiêu” một cách bất ngờ.
Mỗi lần xuất hiện là một lần gây xôn xao, Kiều Anh cứ thế thẳng tiến vào đêm chung kết một cách thuyết phục. Điều đó cho thấy những thể nghiệm này với nhạc dân tộc của Kiều Anh đã được đông đảo khán giả đón nhận thực sự.
Sau 8 năm xuất hiện, loay hoay tìm phong cách phù hợp nhất với mình, mới đây, nhóm Mặt trời đỏ cũng đã cho ra mắt album đầu tiên có tên Tri kỷ.Album gồm 6 ca khúc, mở đầu bằng một bài chầu văn, kết thúc với một bản ca trù, phần còn lại là dân ca Nam bộ, Huế, Tây Nguyên, Nam Trung bộ. Tất cả đều được đặt trong không gian mở của một chất liệu âm nhạc mang tính toàn cầu.
Đặc biệt, vì không quá nặng về điện tử mà âm thanh của các nhạc cụ dân tộc trong album đều rất trong và rõ. Nó khiến cho phần dân tộc của sản phẩm này trở nên nổi bật hơn rất nhiều. Sau khi được nghe Mặt trời đỏ trình diễn trực tiếp tại buổi ra mắt album, không chỉ đánh giá cao về mặt sáng tạo, những người có mặt đều thừa nhận Tri kỷ hoàn toàn có thể đến được với khán giả đại chúng.
Quốc Trung, world music,
Mặt trời đỏ đã tìm thấy được phong cách của mình sau 8 năm.
Quả thực, có nhiều cách để vun lại tình yêu với âm nhạc dân tộc trong số đông khán giả. Khoác lên những giai điệu quen thuộc một tấm áo thời đại cũng là một cách. Và World Music có thể không phải là sự lựa chọn duy nhất, nhưng ở thời điểm hiện tại, nó đang mang đến những hiệu quả nhìn thấy được.
Bên cạnh đó, dù sẽ phải đối mặt với những ý kiến trái chiều, nhưng việc các nghệ sĩ chủ động tìm lối đi cho niềm đam mê của mình cũng là một điều đáng trân trọng.
Linh Phạm

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Triều Trần




Đã xuất bản vào 25-06-2013
Không có mô tả nào.


Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Du lịch Văn hóa: Hỗ trợ hay phá hoại báu vật thế giới?

23/06/2013 13:20 GMT+7
Hàng loạt vấn đề được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo Quốc tế 10 năm thực hiện công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (sáng 23-6) - đã khiến các nhà quản lý, chính quyền địa phương phải suy ngẫm và tránh những hành xử thô bạo với di sản...

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các học giả, các nhà khoa học, nghiên cứu đến từ 17 quốc gia. Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova cho rằng vấn đề quan tâm hiện nay là làm thế nào bảo vệ được các di sản văn hóa một cách bền vững tránh sự xâm hại của thiên nhiên và con người.

Di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn, UNESCO, du lịch văn hóa
(Ảnh minh họa)
Thế giới: Du lịch văn hóa phá hoại văn hóa?
Liên Hiệp Quốc đang thảo luận về quá trình toàn cầu hóa 2014-2015 để đưa ra chương trình hoạt động về những vấn đề quan tâm hiện nay trong chương trình phát triển và bảo tồn di sản văn hóa toàn cầu, tranh thủ ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học về phương án tối ưu để bảo vệ các di sản” -Bà Irina Bokova nói.
Nhiều học giả nước ngoài đặt ra nguy cơ biến mất của di sản văn hóa phi vật thể khi toàn cầu hóa đang như “cơn bão” với cường suất lớn càn quét hủy diệt.
Học giả Jo Caust (Đại học Melboure, Úc) đặt câu hỏi: chúng ta đang hỗ trợ hay phá hoại các báu vật thế giới? Du lịch văn hóa hiện nay đang khai thác mà không đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy.
Di sản văn hóa phi vật thể là báu vật do con người tạo ra. Giàu có và du lịch giá rẻ cho phép số người đi du lịch tăng theo cấp số nhân đã gia tăng áp lực lên các vùng di sản phi vật thể và gây tổn thương. Trong khi đó, cư dân địa phương phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch để kiếm sống.
Câu hỏi được đặt ra hiện nay là khách du lịch có thể đem lại sự phồn thịnh  cho một cộng đồng nhưng cũng chính khách du lịch là tác nhân phá hủy hay làm suy thoái những nét độc đáo của văn hóa địa phương.
Di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn, UNESCO, du lịch văn hóa
Hội thảo quốc tế 10 năm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
Tại Việt Nam: can thiệp nghi lễ cộng đồng
Tiến sĩ Phan Phương Anh, Viện văn hóa nghệ thuật nói về vấn đề tính thiêng của nghi lễ đã đưa ra con số 7.966 lễ hội  tại VN gắn liền với tín ngưỡng và tôn giáo. Trong đó tính thiêng của nghi lễ là sự cô đặc của các biểu trưng xã hội tạo nên sự gắn kết các thành viên trong cộng đồng.
Tuy nhiên hiện nay, quá trình di sản hóa đã tạo ra sự sở hữu hóa lễ hội, trong đó nghi lễ bị can thiệp, cộng đồng chủ thể thay đổi...Đây là vấn đề cần quan tâm để bảo vệ tính thiêng của tín ngưỡng như là sự bảo tồn giá trị của văn hóa phi vật thể hiện nay-TS Phương Anh cảnh báo.
Di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn, UNESCO, du lịch văn hóa
Các nhà khoa học trao đổi bên lề Hội thảo
GS/TS Balaban (Đại học North Carolina, Mỹ) lại đưa ra vấn đề các bài hát hay thi ca truyền miệng của Việt Nam như ca dao, vọng cổ, ca trù...là một kho tàng văn hóa tồn tại hàng nghìn năm nay. Chính ca dao đã bắt cây cầu giữa truyền thống truyền khẩu và truyền thống văn học cao cấp.
Ông cho rằng đây là vốn di sản viết bằng chữ Nôm hiện đang có nguy cơ bị lãng quên do nó là những văn bản được viết bằng ngôn ngữ của nhân dân từ nhiều thế kỷ trước. Vậy làm thế nào để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể này nếu không khẩn trương và có chính sách đầu tư thích đáng?
Hàng trăm ý kiến đề xuất cũng như nhiều câu hỏi được đặt ra của các học giả, các nhà khoa học tại Hội thỏa bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đang còn chưa được trả lời.
Vũ Trung

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Nhà thơ Nguyễn Du




Đã tải lên vào 02-02-2012
KHU DI TÍCH ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU Ở LÀNG TIÊN ĐIỀN XÃ TIÊN ĐIỀN, HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Phát hiện tượng cổ dưới đáy biển Cù lao Chàm

21/06/2013 09:55 GMT+7
Một pho tượng cổ nằm dưới đáy biển thuộc vùng biển Cù Lao Chàm, TP. Hội An vừa được một người lặn ngắm san hô phát hiện và đã đem hiến tặng Bảo tàng Hội An…
tượng cổ, Cù lao Chàm
Bức tượng cổ tìm thấy dưới đáy biển Cù Lao Chàm.
Sáng nay 21/6, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An cho biết đã tiếp nhận bức tượng cổ của 1 ngư dân hiến tặng. Đây là bức tượng Bà vừa được phát hiện dưới đáy biển Cù Lao Chàm, Hội An.
Theo quan sát, bức tượng này cao 26 cm (cả phần đế), chất liệu bằng gốm đất nung, bên ngoài được phủ lớp nhũ đồng. Tượng trong tư thế ngồi, mắt nhắm, tay đan vào nhau, đặt trước phần thân dưới. Trên đầu tượng có chóp cao 3,6 cm, xếp thành băng dọc giữa chóp là 6 lỗ nhỏ, đối xứng của băng này mỗi bên có 4 đoạn khắc vạch xiêng, trên 4 đoạn này có hình trôn ốc.
Khuôn mặt bức tượng hơi vuông, giữa trán có hạt cườm màu đỏ, sống mũi cao, cánh mũi không to, môi dày nhưng không chẻ; Lỗ tai không thể hiện rõ, nhưng hai bên khuôn mặt có 2 lỗ nhỏ (có lẽ là lỗ đính khuyên tai).
Tượng khỏa thân nửa phần trên. Giữa bụng có gờ cao, từ gờ này trở xuống, tượng được trang trí như một chiếc váy, có ba băng khắc vạch trên váy. Váy che phủ không thấy chân. Phần đế cao từ 3 – 3,5 cm, đường kính đế 5,5 cm.
Hiện các nhà khoa học và khảo cổ học đang tập trung nghiên cứu để xác định niên đại và tìm nguồn gốc của bức Tượng Bà này.
Nhận định ban đầu của một số nhà khảo cổ học khi tiếp cận bức tượng cho biết có thể bức tượng này bị rơi khi tàu vận chuyển từ thương cảng cổ Hội An ra vùng biển Cù Lao Chàm.
Trước đó, một tàu cổ đắm với hàng chục nghìn hiện vật gốm sứ Chu Đậu được khai quật và trục vớt tại vùng biển này.
Ngay sau khi phát hiện bức tượng cổ này, nhiều ngư dân lặn biển trong khu vực tìm đến khu vực để lặn tìm cổ vật. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã nghiêm cấm.
Vũ Trung

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Những món ăn Việt được thế giới vinh danh


Chuối nếp nướng, bánh mỳ thịt nướng, nem cua bể, bún riêu cua... là những món ăn Việt được cả thế giới bình chọn và vinh danh.
1. Chuối nếp nướng 
Tại Đại hội Ẩm thực đường phố (World Street food Congress) tổ chức tại Singapore vào cuối tháng 5 vừa qua, món chuối nếp nướng của Việt Nam đã được bình chọn là món ăn yêu thích nhất.
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh
Chuối nếp nướng được làm từ chuối sứ Mỹ Tho, bọc xôi nếp trộn nước cốt dừa và gói lá chuối rồi nướng vàng lên. (Ảnh :Saigonamthuc)
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh
Chuối nếp nướng thập cẩm của chị Thủy gồm chuối nếp nướng, chuối hấp, khoai mì, rắc mỡ hành cùng mè rang thơm phức
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh
Vỏ xôi nếp bọc bên ngoài trái chuối đã được trộn nước cốt dừa nên khi nướng lên ăn vừa giòn vừa béo.
2Bánh mỳ thịt nướng
Trên trang mạng concierge.com của tạp chí du lịch Mỹ Condé Nast Traveler, món bánh mì thịt nướng vỉa hè Nguyễn Trãi (quận 1 - TP.HCM) cũng đã được bình chọn là một trong 12 món ăn đường phố ngon nhất thế giới.
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh
Miếng thịt nướng thơm phức
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh
Chiếc bánh mì giòn, những miếng thịt nướng, lát dưa leo giòn tan, đồ chua, ngò và nước tương thơm phức đã làm nên vị đặc biệt của món ăn.
3. Gà nướng
Năm 2012, theo bình chọn của CNN, Hà Nội đã có mặt trong danh sách 10 thành phố có món ăn ngon nhất Châu Á. Trong đó có món gà nướng.
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh
Chân và cánh gà được tẩm gia vị, phết mật ong và nướng trên than hồng
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh
Rất hấp dẫn các du khách khi đến với Hà Nội.
4. Nem cua bể
Là món ăn nổi tiếng khắp Việt Nam, nem cua bể cũng được CNN bình chọn là một trong những món ăn đường phố hấp dẫn nhất Châu Á.
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh
Bắt nguồn từ vùng đất cảng Hải Phòng, nem cua bể đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người trong cả nước.
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh
Và được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích, bình chọn là món ăn độc đáo của Việt Nam
5. Bánh Khọt
Trong đại hội ẩm thực toàn thế giới, món bánh Khọt của Việt Nam, cũng đã lọt vào danh sách 35 món ăn được thế giới "thèm thuồng".
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh
 Loại bánh này được làm từ bột gạo, có nhân tôm, được rán và ăn kèm với rau sống, ớt tươi, chấm nước sốt mắm với tôm.
6. Bún riêu cua
Là món ăn khoái khẩu của những người dân Việt Nam. Năm 2012 món ăn này cũng đã được CNN bình chọn là 1 trong những món ăn hấp dẫn nhất Châu Á.
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh

7. Phở
Từ lâu, phở Việt Nam đã trở thành thương hiệu được bạn bè trên toàn thế giới biết đến và yêu thích.
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh
8. Bún chả
Những miếng thịt lợn được nướng trên than hồng, ăn với nước mắm, giấm, đường và chanh,  kèm theo bún, rau tươi và chả giò chiên là những thành phần đã làm nên hương vị độc đáo của món ăn này.
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh
Thịt lợn nướng trên than hồng.
bánh mỳ, chuối nếp nướng, phở, món ngon, thế giới, vinh danh
Món ăn được nhiều bạn bè quốc tế biết đến.

Minh Minh
 (Tổng hợp)

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Gia Lai: Xuất hiện ngà voi hóa thạch từ 19.450 năm trước Công Nguyên

Đăng lúc: Chủ nhật - 16/06/2013 12:21
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu chiếc ngà voi hóa thạch cho ông Nguyễn Trường Sơn, cư trú tại thành phố Pleiku.
Chiếc ngà voi hóa thạch thuộc sở hữu của ông Nguyễn Trường Sơn (SN 1964)-thành viên Phân viện Bảo vệ rừng, Hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam. Đây là cổ vật mà ông Nguyễn Trường Sơn được thừa kế lại từ người cha của mình là ông Nguyễn Văn Nam. Theo lời gia đình, ông Sơn cho biết chiếc ngà voi được tìm thấy tại xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, cách miệng núi lửa Hàm Rồng - thành phố Pleiku khoảng 30 km (theo đường chim bay).



Ông Nguyễn Trường Sơn và chiếc ngà voi hóa thạch của mình. Ảnh: Phương Linh
 
Bằng phương pháp phân tích C-14 (phân tích cacbon phóng xạ) do Phòng Thí nghiệm và Phân tích Niên đại-Viện Khảo cổ học trực tiếp thực hiện, chiếc ngà voi được xác định có độ tuổi -19.450 trước Công nguyên (độ tin cậy 95,4%). Chiếc ngà voi nói trên có chiều dài 1,26 mét (chia làm 4 khúc), nặng 24 kg, có màu trắng đục. Trên thân ngà voi còn có nhiều hạt đá nhỏ li ti, nhiều màu sắc.  

Ông Trường Sơn cho biết 4 khúc ngà voi mà ông đang sở hữu chỉ là một phần của chiếc ngà voi thật sự. Bởi theo nguyên lý của ngà voi thì phần ngọn của ngà thường đặc, phần gốc rỗng dần chứa tủy ngà. Căn cứ vào phần rỗng đó có thể xác lập lại chiều dài của phần còn thiếu và kích thước toàn bộ của ngà voi. Theo tính toán ban đầu, chiếc ngà có thể có chiều dài gần 3 mét và có thể nặng tới 50 kg, chu vi chỗ to nhất của ngà có thể lên tới 80 cm.

Với hiện vật này, ông Trường Sơn sẽ sử dụng vào mục đích nghiên cứu đề tài khoa học về kích thước của voi châu Á thời kỳ cổ đại. Và với vị trí phát hiện ngà voi hóa thạch cùng với những hạt đá nhiều màu dính trên ngà voi được dự đoán là nham thạch trong lần phun cuối cùng của núi lửa Hàm Rồng, ông sẽ thử tính toán khoảng thời gian hoạt động cuối cùng của miệng núi lửa này.



Toàn cảnh chiếc ngà voi hóa thạch. Ảnh: Phương Linh



Phiếu kết quả phân tích C-14 của chiếc ngà voi hóa thạch. Ảnh: Phương Linh



Cận cảnh phần gốc rỗng của chiếc ngà voi. Ảnh: Phương Linh

Theo GLO 
Tin Gia Lai tổng hợp
***

Xôn xao ngà voi hoá thạch giá 40 tỷ

18/06/2013 10:00 GMT+7
Chiếc ngà voi hoá thạch được ông Sơn tìm thấy có khối lượng 24kg gồm 4 khúc với tổng chiều dài 1,26m, chu vi gốc ngà voi là 47cm. Theo một số nguồn tin, đã có một số người hỏi mua chiếc ngà voi hoá thạch của ông Sơn với giá 40 tỷ đồng.
Chiếc ngà voi hoá thạch được ông Nguyễn Trường Sơn, trú tại TP Pleiku, Gia Lai tìm thấy trong lòng đất tại vùng rừng núi thuộc địa bàn xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai).
Đây là vùng đất cách miệng núi lửa Hàm Rồng (TP Pleiku) khoảng 30km theo đường chim bay.
ngà voi; hóa thạch
Chiếc ngà voi hóa thạch có niên đại 19.450 năm trước Công nguyên
Chiếc ngà voi được ông Sơn tìm thấy có khối lượng 24kg gồm 4 khúc với tổng chiều dài 1,26m, chu vi gốc ngà voi là 47cm.
Ông Sơn cho biết, theo phân tích khoa học đây mới chỉ là phần ngọn của chiếc ngà voi.
Phần gốc còn lại có thể dài đến 2,70m và chu vi gốc sẽ là 85cm. Như vậy, tổng khối lượng chiếc ngà voi này khoảng 48kg.
Hiện tại, chiếc ngà voi còn dính những hạt li ti có nhiều màu sắc và được cho là thuỷ tinh nham thạch trong quá trình miệng núi lửa đang còn hoạt động bám vào.
Sau khi mang chiếc ngà voi đi kiểm định, Tổng hội địa chất Việt Nam, Viện đá quý – Trang sức đã cấp giấy chứng nhận kiểm định đá quý cho chiếc ngà voi này.
Viện khảo cổ học Việt Nam cũng đã giám định niên đại chiếc ngà voi hoá thạch do ông Sơn tìm được.
Theo kết quả phân tích C - 14 của Viện khảo cổ học, chiếc ngà voi này có từ 19.450 năm trước Công nguyên, với độ tin cậy 95,4%.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký chiếc ngà voi hoá thạch, ông Sơn muốn lưu giữ lại để phối hợp với các nhà khoa học nhằm nghiên cứu về lịch sử liên quan đến loài voi ở Việt Nam thời kỳ trước Công nguyên.
ngà voi; hóa thạch
Ông Sơn và chiếc ngà voi hóa thạch
“Hiện nay, tôi sử dụng chiếc ngà voi cho mục đích khoa học. Khi xác định được độ tuổi của ngà voi, chúng ta sẽ tính được độ tuổi của loài voi thời cổ đại. Rất có thể, loài voi thời trước Công nguyên có thể trạng to lớn hơn rất nhiều so với loài voi bây giở”, ông Sơn nhận định.
Được biết, ông Sơn hiện là chuyên viên động vật rừng, là thành viên của Phân viện quản lý rừng bền vững thuộc Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam.
Cho tới nay, ông Sơn đã thực hiện được khoảng 20 tiêu bản tạo mẫu động vật rừng có giá trị cho Phân viện, góp phần nghiên cứu, bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
Theo một số nguồn tin, đã có một số người hỏi mua chiếc ngà voi hoá thạch của ông Sơn với giá 40 tỷ đồng.
Tiến Thành