Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Con người suy nghĩ bằng bụng, dạ, ruột, gan hay tim … óc?


Giao Duyên xin chân thành cám ơn tác giả đã gởi tặng bài này
***

Con người suy nghĩ bằng bụng, dạ, ruột, gan 
hay tim … óc?
Tản mạn về từ Hán Việt tư duy (phần 6.1)
Nguyễn Cung Thông
nguyencungthong@yahoo.com

Từ ngày phẫu thuật thay tim thành công, giới y học bắt đầu chú ý đến nhiều trường hợp như câu chuyện về cô Claire Sylvia (1988) sau khi thay tim lại trở nên thích uống bia (cô rất ghét uống bia trước khi thay tim) và có nhiều suy nghĩ khác hơn lúc trước (giống với người đã cho cô trái tim). Ngoài ra có nhiều dữ kiện khoa học cho thấy trái tim không chỉ là cơ quan (máy) bơm mà còn có những tế bào quản lý các tín hiệu như não bộ (có đến 60-65 % tế bào như não bộ) và có khoảng 40000 nơ-ron liên kết với não bộ. Càng ngày càng nhiều dữ kiện cho thấy con người suy nghĩ không chỉ bằng não bộ (đầu) mà còn dùng nhiều bộ phận khác như tim, lòng ... Bài viết này ghi nhận các suy nghĩ về suy nghĩ và cảm xúc từ kinh nghiệm cá nhân khi giải quyết vấn đề (và giải toán) và nhất là từ góc độ ngôn ngữ văn hóa phản ánh qua tiếng Việt, tiếng Trung (Quốc) so với các ngôn ngữ không liên hệ nhưng thường gặp trên thế giới. Nhiều dữ kiện ngôn ngữ cho thấy các khuynh hướng tư duy tập trung vào một số phần khác nhau trên cơ thể con người như quy-não (não là nguồn, chỗ chứa) so với quy-phúc (bụng là chính, mục 3.7). Bài viết này (phần 6.1) giới thiệu sơ qua các nghiên cứu mới về các cách dùng rất cũ (truyền thống) trong các nền văn hóa con người, phản ánh phần nào nỗ lực tìm hiểu các hoạt động tinh thần qua ngôn ngữ.


Một hệ thống thần kinh nằm dọc theo ruột (lòng) còn được gọi là não bộ thứ hai (the second brain) – trích từ bài viết http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=gut-second-brain
  
1. Tư duy phương Bắc (quy-não)
Sau đây là các từ Hán Việt/HV thường gặp chỉ sự suy nghĩ hay những hoạt động liên hệ

1.1 Tư hay tứ (suy nghĩ, suy tư)1  là từ HV viết bằng bộ tâm hợp với chữ tín (mỏ ác, cái thóp , nghĩa là đỉnh đầu trẻ sơ sinh) chứ không phải là chữ điền như cách viết bây giờ (viết đơn giản nhưng lại viết sai) – suy nghĩ là liên hợp (tượng hình) giữa con tim và đầu não - ta thấy rõ điều này khi xem các cách viết cổ hơn như tiểu triện trích từ trang http://www.chineseetymology.org/CharacterEtymology.aspx?submitButton1=Etymology&characterInput=%E6%80%9D

 

    
Cách viết vừa tượng hình vừa hội ý của chữ tư phản ánh lòng tin của người Hán cổ về khả năng tư duy của con người: từ trái tim đến đầu (óc) - theo Thuyết Văn Giải Tự (TVGT, biên hiệu 6666) thì tư là

容也。从心囟聲。凡思之屬皆从思。息兹切
dung dã - tòng tâm tín thanh - phàm tư chi thuộc giai tòng tư - tức tư thiết

Theo học giả Đoàn Ngọc Tài thì chữ tư không phải là loại chữ hình thanh (như TVGT đã ghi), và dung (hay dong, đây là khái niệm chỗ/vật chứa sẽ bàn  đến ở phần sau) còn có thể là chữ duệ (hiểu biết, sáng suốt). Tín là ch tượng hình cái đầu người
 


Thành ra ta không ngạc nhiên khi thấy nhiều chữ Hán khi diễn tả quá trình suy nghĩ thường dùng bộ tâm như tư   , tưởng , lư/lự (lo lắng) , niệm , hoài , duy , thốn ...v.v… Chữ tất gồm có chữ (bộ) tim và chữ thải (lựa chọn) cho ra nghĩa biết rõ (tường tận): sự hiểu biết tường tận có liên quan đến hoạt động của trái tim. Thí dụ như hai chữ tâm hợp lại ta có chữ hiếm thấm    nghĩa là xót xa (đau lòng), nếu ba chữ tâm hợp lại thành ra chữ hiếm tỏa (hay còn đọc là nhị) hàm ý hay lo nghĩ, ngoài ra từ ghép tâm địa (vùng đất chứa con tim) hàm nghĩa tính tình! Chữ hoài có nghĩa cổ nhất là nghĩ đến (động từ), sau này nghĩa mở rộng để chỉ lòng, bụng hay ngực (danh từ): thí dụ như cách dùng hoài bão     (ôm ấp trong lòng), đồng hoài   同懷 (cùng ruột/anh em ruột) ... Khuynh hướng mở rộng nghĩa này của tiếng Hán có phần ngược chiều với tiếng Việt: từ bụng dạ (cụ thể) đến sáng dạ, tối dạ (trừu tượng).

1.2 Duy  
Duy cũng là suy nghĩ (tư), là một dạng ngạc cứng hóa của chuy 隹, các nghĩa khác của duy là chỉ có một, tuy (dù). Học giả Đoàn Ngọc Tài ghi nhận các liên hệ tế nhị giữa duy và niệm (thường tư suy nghĩ thường xuyên), duy và lự (mưu tư lo lắng suy nghĩ), duy và nguyện (dục tư suy nghĩ thèm muốn), duy và hoài (niệm tư luôn suy nghĩ), duy và tưởng (kí tư mong ước trong suy ngĩ) … Đây là các chữ dựa vào bộ tâm để chỉ những hoạt động tinh thần, tuy nhiên trong vốn từ Hán Việt có một chữ thông dụng hơn nhiều và cũng cùng nghĩa hay là suy   dùng bộ thủ (tay)  thay vì bộ tâm. Một điểm đáng chú ý là các từ điển Việt Bồ La/VBL (1651), từ điển Taberd (1772/1838) không có ghi chữ duy.

1.3 Suy  
Chữ   có các cách đọc 他回切  tha hồi thiết (Đường Vận/ĐV)  通回切 thông hồi thiết (Tập Vận/TV, Vận Hội/VH) hay là thôi: như trong cách dùng thôi phiên (xô ngã, lật đổ …). Nghĩa cổ nhất của thôi là đẩy (cụ thể, dùng tay) như thôi môn 推門 (đẩy cửa), thôi xa 推車 (đẩy xe) ... Tuy nhiên thôi còn một cách đọc khác là 昌錐切 xương trùy thiết (ĐV),  川錐切 xuyên trùy thiết (TV, VH) hay là suy: đây là cách đọc phổ thông hơn, VBL chỉ có ghi dạng suy cũng như từ điển Taberd; suy là tìm cho ra manh mối, khai mở … có nghĩa nguyên thủy rất cụ thể.

1.4 Nghĩ  
Nghĩ là soạn thảo , ước lượng, dự tính … Hai chữ suy và nghĩ đều có nghĩa cổ nhất là những hoạt động cụ thể như tìm tòi, đo lường (và đều dùng bộ thủ) so với hai chữ tư và duy có nghĩa cổ nhất là xét đoán, những hoạt động tinh thần (và đều dùng bộ tâm). Không phải ngẫu nhiên mà suy và nghĩ đã từng hiện diện trong tiếng Việt từ lâu đời (VBL, từ điển Taberd …) so với tư và duy, cũng như từ ghép tư duy2 không thấy trong các tự điển trước thế kỷ 21. Tới thời Tập Vận (1037/1067) mới thấy cách viết nghĩ bằng bộ tâm hay bộ ngôn - cho thấy trường hợp nâng cấp (cho phù hợp với truyền thống văn hoá Hán) từ tay (dưới) lên tim hay miệng (ở trên). Nghĩ bộ tâm nghĩa nguyên thuỷ (Thuyết Văn Giải Tự, đọc là ngại) là sợ hãi, e ngại ... Một cách nhìn khác là khả năng tương đương của các cơ quan thân thể như tay (bộ thủ), tim (bộ tâm) và miệng (bộ khẩu) trong quá trình tư duy theo truyền thống (người Hán). Thay đổi bộ thủ cũng cho thấy trung tâm tình cảm là tim như não là tức giận, phiền hà dùng bô tâm so với não bộ nhục là óc, đầu lại dùng bộ nhục (hai chữ đọc giống nhau/đồng âm nhưng khác nghĩa/dị nghĩa). Chữ não bộ tâm còn có một dạng tương đương là  hay não bộ  nữ (Unicode 36F4). Não bộ nữ3  là chữ hiếm so với các chữ não dùng bộ nhục (tần số dùng là 86730 trên 369369126) và não bộ tâm (tần số dùng là 7388 trên 175865108). Tính chất cụ thể qua cách dùng tay chân, bụng dạ ... là một trong những đặc tính của ngôn ngữ và văn hóa nông nghiệp (phương Nam) mà ta sẽ gặp lại nhiều lần trong bài viết này.


Tần số dùng  (tần suất)  của nghĩ bộ thủ là 13399 trên 175865108
Tần số dùng của nghĩ bộ ngôn  譺  là 17 trên 237243358
Chữ nghĩ dùng bộ tâm  (Unicode 61DD) là chữ hiếm


2. Tư duy phương Nam (quy-phúc)

Tư duy trong văn hóa truyền thống nông nghiệp cho thấy những tính chất cụ thể và thực tế, liên hệ trực tiếp đến các cơ quan tiêu hóa của con người như lòng (ruột), dạ (dày) và bụng … Hình vẽ sau đây trích từ cuốn  Dictionnaire franco-tonkinois illustré  của tác giả P.G. Vallot (1898)
Theo tự điển Taberd (1772/1838) thì dạ cũng là bụng (venter, tiếng La Tinh), tuy nhiên theo học giả Paulus Của (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/ĐNQATV/1895) thì dưới rún gọi là dạtrên rún gọi là bụng – bụng dưới còn gọi là tiểu dạ … Tóm lại, các cơ quan lòng, bụng, dạ đều nằm ở vị trí thấp nhất trong cơ thể con người so với tim và não bộ. Có phải vị trí rất thấp của các trung tâm tinh thần (dạ, bụng, lòng …) ảnh hưởng tới tầm nhìn ngắn hạn hay không? Hay có liên hệ gì đến nguồn gốc Mã-Lai Đa-Đảo/Malayo-Polynesian  từ thời xa xưa? Tương phản với cách nhìn quy-não rất rõ nét của phương Tây (xem 3.6), có hệ luận quan trọng nào từ các dữ kiện ngôn ngữ văn hóa này …? Dân tộc Việt đã từng trải qua bao nhiêu thử thách từ môi trường sống (bão tố cùng lụt lội) và lịch sử (bị xâm lấn) nên chỉ để sinh tồn thì ưu tiên phải là ăn uống (có thực mới vực được đạo) để sống qua ngày chứ khó lòng mà có thời gian nghĩ đến những chuyện ‘xa vời’ – hay là có an cư mới lạc nghiệp được. Tình huống ngày nay có khác so với quá khứ, có lẽ cũng là lúc chúng ta phải định bụng xem cần phải thay đổi tư duy phần nào để hội nhập với trào lưu văn minh hiện đại.

2.1 Dạ
Dạ là cái bao ở trong bụng để chứa đồ ăn đồ uống, tức là con vị - nghĩa rộng: nói chung cả cái bụng (Việt Nam Tự Điển/1931/1954). Như vậy có tương quan gì giữa dạ và vị? Phần 4 sẽ phân tích các liên hệ ngữ âm giữa vị và dạ. Các cách dùng chữ ghép dạ liệt kê sau đây, tìm thêm các câu ca dao liên hệ trên trang mạng này http://e-cadao.com/cadaosearch.asp .

Gan dạ                                                                        Chột dạ                                   Dạ lành (VBL)
Lòng dạ, bụng dạ                                            Non dạ                                                Dạ độc (VBL)
Sáng dạ (sáng trí, thông minh)                        Tốt dạ                                      Hẹp hòi dạ (VBL)
Tối dạ  (tối trí)                                                 Chuyển dạ                               Hẳn dạ (tin chắc)
Xấu dạ                                                                        Lạnh dạ                                   Phỉ dạ
Ngại dạ (nghi sợ, hồ nghi)                              Lòng muông (lang) dạ thú      Lòng chim dạ cá
Tháo dạ (đi/ỉa chảy)                                        Ghi lòng tạc dạ                       Ngay dạ (thật thà)
Chắc dạ vững lòng                                          Buồn dạ (buồn nôn, buồn mửa)
Khéo dạ (VBL)                                               Tháo dạ (đi/ỉa chảy)                Gan vàng dạ sắt
Bạo dạ (to gan)                                               Cứng dạ (VBL, không tiêu)   Mát dạ
Chử dạ (để bụng, ghi vào lòng)                      Rộng dạ (rộng lượng)             Hả dạ
Tủi dạ                                                              Bền dạ
…v.v…
Truyện Kiều dùng chữ dạ 6 lần so với VBL dùng 11 lần, từ điển Taberd dùng 11 lần. ĐNQATV dùng dạ 16 lần.

2.2 Bụng
Các chữ ghép dùng bụng       
Ưng bụng                                                        Tức bụng
Bằng bụng (bằng lòng)                                   Nứt bụng
Một bụng (một lòng, một ý)                           Hẹp bụng/bụng hẹp (bụng dạ hẹp hòi)
Xấu bụng/bụng xấu                                         Nhỏ bụng (nhỏ mọn, hẹp bụng)
Tốt bụng/bụng tốt                                           Bẩn bụng (VNTĐ)
Êm bụng (ĐNQATV)                                     Mở bụng (ráng chịu)
Đau bụng                                                        Ngửa bụng (như trên)
Lớn bụng (rộng lượng - to bụng hay bụng chửa)                  
Chuyển bụng                                                   Bụng rộng (rộng lượng)
Có bụng (lớn bụng, bụng to, có thai)              Nẩy bụng (bụng đưa ra trước)
Bụng ỏng (bụng mang, bụng chửa …)           Bụng phệ
Sình bụng                                                        Vỗ bụng (đành lòng chịu)
Đầy bụng (no bụng)                                        Đấm bụng (không chịu)
Thiệt bụng (thật lòng)                                     Ôm bụng (cam chịu)
Chắc bụng (no bụng)                                      Phình bụng
Chặt bụng (chặt dạ)                                        Để bụng (ghi lòng)
Chột bụng (không yên tâm, chột dạ)              Rỗng bụng (to bụng, ĐNQATV)
Sôi bụng                                                          Bóp bụng (cam chịu)
Trống bụng (không có ý)                                Nóng bụng (nóng lòng, nóng ruột)
Thót bụng (nghi ngờ, sợ sệt)                           Nhọn bụng (bụng chửa con trai, ĐNQATV)
Thẳng bụng (no bụng)                                     Tròn bụng (bụng chửa con gái, ĐNQATV)
Đói bụng                                                         Bầu bụng (bụng tròn như trái bầu)
Bụng má (má phùng ra, giận)                          Mát bụng
Vững bụng                                                      Nghĩ bụng      
Buộc bụng
…v.v…
Truyện Kiều dùng chữ bụng một lần so với từ điển Taberd dùng 7 lần, VBL dùng bụng như vụng (quê mùa). ĐNQATV dùng bụng 58 lần.

2.4 Lòng
Các chữ ghép dùng lòng
Lòng dạ (bụng dạ, tâm địa …)                       Tấm lòng                                 Tấc lòng
Lòng ngay                                                       Lòng đơn                                Lòng son
Lòng thật/thật lòng                                         Lòng thành                              Lòng nhơn
Lòng lành                                                        Lòng tốt                                  Lòng thương
Lòng độc                                                         Lòng tham                               Lòng dâm
Lòng gian                                                        Lòng tà                                    Lòng tây
Lòng không (lòng sạch hay bụng đói)            Lòng chay (lòng không)          Vui lòng
Toại lòng                                                         Đẹp lòng                                 Phỉ lòng (phỉ dạ)
Thỏa lòng                                                        Phải lòng                                 Động lòng
Cuông lòng (chạnh lòng)                                Mủi lòng                                  Sẵn lòng
Hết lòng                                                          Khó lòng                                 Vì/vị lòng (vị nể)
Dầu lòng (mặc lòng)                                       Xiêu lòng                                Sờn lòng
Ngã lòng                                                         Giục lòng                                Nỡ lòng
Dốc lòng                                                         Non lòng                                 Cả lòng (cả gan)
Trở lòng (trở mặt)                                           Chìu lòng                                Vừa lòng (dừa lòng)
Mua lòng (lấy lòng)                                         Có lòng                                   Đành lòng (đành dạ)
Ưng lòng                                                         Bằng lòng                                Rèn lòng
Thìn lòng                                                         Răn lòng (sửa lòng)                 Dằn lòng
Êm lòng (bằng lòng)                                       Mát bụng                                 Vững lòng
Bền lòng                                                          Cạn lòng (dễ thay đổi)                        Cứng lòng (cứng đầu)
Nguôi lòng                                                      Lạt lòng (hay động lòng thương hại)
Nguội lòng                                                      Nóng lòng                               Chếch lòng
Mích/mếch lòng                                              Mất lòng                                  Phiền lòng
Buồn lòng                                                       Nặng lòng                               An/yên lòng
Cam lòng                                                         Để lòng (để bụng)                   Ghi lòng
Rối lòng                                                          Đau lòng                                 Cầm lòng
Dấu lòng                                                         Lót lòng                                  Mở lòng
Vỡ lòng                                                           Thuộc lòng                              Nằm lòng
Đặng lòng                                                       Được lòng                               Đồng lòng
Một lòng                                                         Hai lòng                                  Thử lòng
Ướm lòng                                                        Dọn lòng                                 Thề lòng
Dặn lòng                                                         Chay lòng (ĐNQATV)           Đói lòng (đói bụng)
No lòng (no bụng)                                           Cực lòng                                 Lọt lòng
Quyết lòng                                                      Rắp lòng (rắp tâm)                  Soi lòng
Xui lòng                                                          Nao lòng                                 Ngại lòng
Giữ lòng                                                          Thuận lòng                              Buộc lòng                   
Dối lòng                                                          Phật lòng                                 Não lòng
Hài lòng                                                          Ấm lòng                                  Nỗi lòng
Buộc lòng                                                        Nao lòng                                 Đầu lòng
Rốt lòng                                                          Hay lòng (An Nam Dịch Ngữ)
Lấy lòng mình mà liệu lòng người (VBL) – suy bụng ta ra bụng người
…v.v…
Truyện Kiều dùng chữ lòng 162 lần, kể cả một số từ ghép (và láy) như lòng lòng (tất cả mọi lòng) so với từ điển Taberd dùng 91 lần, VBL dùng 18 lần. ĐNQATV dùng lòng 133 lần. Truyện Kiều là một kiệt tác của nghệ thuật phân tích tâm lý của văn học VN, mà chữ tâm chỉ được dùng 8 lần, điều này cho thấy cách dùng ngôn ngữ dân ta thiên về cơ quan ở dưới tim (bụng, dạ, lòng) để diễn tả tình cảm. Hãy xem phạm trù nghĩa của chữ lòng (Nôm)  𢚸 trong các tài liệu Tam Thiên Tự (Đoàn Trung Còn biên soạn, tái bản lần thứ năm/2004) và Ngũ Thiên Tự (Vũ Văn Kính/Khổng Đức biên soạn/2002 ) để thấy tại sao có các cách dùng trên

𢚸 hung (ngực) lòng                        𢚸 trung (nội tâm) lòng                   𢚸 xoang lòng
𢚸 ý  lòng                                        𢚸 ưng lòng                                    𢚸 tâm lòng
𢚸 thầm (thành thật) lòng               𢚸 hoài (ngực) lòng                         𢚸 chí lòng
𢚸 tình lòng - lòng chữ Nôm, một dạng viết bằng bộ tâm hợp với chữ Hán lộng

Từ bảng so sánh trên, một lần nữa ta thấy ngay tiếng Hán có khuynh hướng dùng các cơ quan trên (như tim, ngực) để diễn tả tinh thần, tình cảm so với tiếng Việt lòng (cơ quan dưới) bao gồm các nghĩa này.

2.5 Ruột
Các chữ ghép dùng ruột
Đứt ruột                                                          Đau ruột                                  Thắt ruột
Xấu ruột (xấu bụng)                                        Buồn ruột (buồn dạ, buồn nôn)
Xót ruột                                                          Quặn ruột                                Nóng ruột
Ruột mềm (máu chảy ruột mềm)                    Sốt ruột                                   Lộn ruột
Não ruột                                                          Nát ruột                                   Thúi ruột        
…v.v…
Truyện Kiều dùng chữ ruột 12 lần so với VBL dùng 7 lần, từ điển Taberd dùng 10 lần. ĐNQATV dùng ruột 41 lần.
Để giải thích phần nào sự tận dụng cơ quan tiêu hóa ở phần dưới cơ thể trong tiếng Việt để diễn tả trạng thái tinh thần, GS Nguyễn Thị Bích Hà4 đã nhận xét rằng
‘…  Tư duy của người nông dân trồng lúa Việt Nam luôn gắn với cái ăn. Nỗi lo đói kém mất mùa, lo nhất là thiếu ăn, đói bụng khiến cái bụng trở thành đối tượng tư duy của người Việt Nam, họ thường lấy cái bụng (dạ, lòng, ruột) làm thước đo mọi hiện tượng đời sống từ cụ thể đến trừu tượng: tốt - xấu, yêu - ghét, vui - buồn, ác - thiện, suy nghĩ - hành động, thông minh - ngu dốt, trạng thái lo lắng, chờ đợi... Tốt bụng - xấu bụng, sáng dạ - tối dạ, được lòng - mất lòng, hài lòng - bằng lòng - mếch lòng, phải lòng, nghĩ bụng, đau lòng, nóng lòng, sốt ruột, suy bụng ta ra bụng người, khác máu tanh lòng, lòng lang dạ thú,... rồi từ bụng, lòng, dạ, được gán cho muôn vật trong thế giới tự nhiên: lòng sông, lòng biển, lòng đất, lòng hồ, lòng súng, lòng máng,... trong khi người Trung Quốc thường dùng chữ tâm (trái tim) để diễn đạt…’ (hết trích).

3. Nhìn rộng ra - tính chất phổ quát (universality)

3.1 Tuy các trung tâm suy nghĩ dựa vào ngôn ngữ có vẻ như khác biệt: tim, đầu óc (cơ quan trên/CQT so với bụng lòng dạ ruột/cơ quan dưới/CQD... Nhưng vẫn có vết tích trong tiếng Hán đã dùng các từ chỉ CQD để diễn tả tính tình hay tình trạng tinh thần như (qua vài thí dụ của chữ ghép/hai chữ, không kể đến các thành ngữ tục ngữ nhiều hơn hai chữ)

Can trường      肝腸 (gan và ruột, chỉ tính tình)
Can đảm          肝膽 (gan và mật, nghĩa rộng chỉ tính can đảm không sợ hãi)
Đại đảm           大膽 (mật lớn, nghĩa rộng là gan dạ)
Đảm đại           膽大 (lớn mật, nghĩa rộng là gan dạ, liều) – để ý thứ tự chữ ngược
Đảm tiểu         膽小 (nhỏ mật, nghĩa rộng là nhát gan)
Tâm đảm         (tim và mật, chí khí, can đảm)
Tâm phúc        心腹 (tim và bụng, nghĩa rộng là đất hiểm yếu, người thân tín …)
Phúc tâm         腹心 – nghĩa như trên nhưng thứ tự chữ ngược, cho thấy phần nào cách dùng hai cơ quan tim và bụng mới là quan trọng (hàm ý thân tín) thay vì thứ tự trước sau!
Tâm địa            心地 (chỗ chứa tim, bụng dạ con người)
Nội tâm           內心 (trong tim, nghĩa rộng là tư tưởng, lòng thành)
Tâm trường     心腸 (tim và ruột, uẩn khúc trong lòng)
Tâm can           心肝 (tim và gan, chỗ thân ái hơn hết)
Đoạn trường   斷腸 (đứt ruột, cắt mổ ruột, đau đớn vô cùng – như bị đứt ruột)
…v.v…
Trong truyền thống chẩn và chữa bệnh ở TQ, ngũ tạng  五臟 (tâm, can, tì, phế, thận- tim, gan, dạ dày, phổi, thận) đóng vai trò chủ đạo cũng như khi diễn tả các trạng thái tinh thần. Các thí dụ trên cho thấy không chỉ có tiếng Việt mới tận dụng các cơ quan cơ thể trong cách dùng ẩn dụ hay hoán dụ chỉ tình trạng tinh thần. Lịch sử cấu tạo chữ Hán như chữ não phản ánh rõ nét khuynh hướng chuộng tim làm nguồn (source) hay chỗ chứa (container) cảm xúc, cũng như chữ phiền cho thấy  lửa (bộ hỏa, khí dâng lên) và vị trí ảnh hưởng  (hiệt, cái đầu) – hơi nóng dâng lên đầu là cách dùng ẩn dụ rất thường gặp trong các ngôn ngữ trên thế giới5, chỉ trạng thái tức giận - so với các cách dùng nóng bụng, sôi bụng, sôi ruột … trong tiếng Việt. Từ điển Taberd (1772/1838) và Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (1895) còn ghi các từ ghép bầng gan, cháy bầng bầng (bừng bừng) và nổi gan, cháy gan … Thường ta nói cơn giận nổi lên, nổi sùng (sôi sùng sục) cũng cùng một ý như hơi trong một bình chứa hay nước sôi muốn tràn (vọt) ra ngoài!

3.2 Tiếng Nhật có từ hara   (đọc theo âm Nhật/KUN reading) chỉ bụng, còn đọc là fuku (đọc theo âm Hán/ON reading so với phúc HV  ). Theo truyền thống Nhật thì bụng là trung tâm của tinh thần, hay phần chính của một con người, tương ứng với cái đầu (óc) của Tây phương. Trái tim tiếng Nhật là   shinzou (tâm tạng), đôi khi kokoro   (tâm, tinh thần) hay  mune (hung, ngực) được dùng để diễn tả ‘tâm tư’ (trừu tượng).


Một kiếm sĩ Nhật đang sửa soạn nghi thức harariki – trích từ mạng http://en.wikipedia.org/wiki/Seppuku

Có lẽ nhiều người biết đến tục mổ bụng harariki của giới hiệp sĩ đạo Nhật, harariki thật ra là âm Nhật (so với âm Nôm/nôm na) của từ Hán thiết phúc (cắt bụng)  seppuku nhưng đọc ngược lại (thứ tự chữ ngược); từ ghép haramaki là miếng (vải) bao bụng cho khỏi lạnh… Xem qua vài từ ghép với hara như

Hara guroi                   bụng đen, nghĩa rộng chỉ tính tình lươn lẹo (không tin được)
Hara no ookii              bụng lớn, hàm ý quảng đại, rộng lượng
Hara gitanai                 bụng dơ, hàm ý ác ôn, tính xấu
Hara gei                       khả năng bụng, nghĩa rộng là khả năng đặc biệt (siêu việt)
Hara ga tatsu               bụng đứng dậy, hàm ý tức giận (sôi bụng, lộn ruột)
Hara o miseru              mở bụng ra cho thấy, hàm ý chân thật, lòng thành
Hara o yomu               đọc bụng, hàm ý đọc được tư tưởng của người nào đó
Hara o shimeru            bóp (làm cho chật) bụng, hàm ý sẵn sàng, quyết chí làm việc gì
…v.v…
Các chữ ghép trên, nhất là với từ hara (bụng) thường dùng đặc biệt cho phái nam, còn phái nữ3 lại dùng từ onaka.

3.3 Tiếng Thái6 cũng dùng jai (tim) là trung tâm của tính tình như jai dee ใจดี (jai là tim, dee là tốt) nghĩa rộng là tốt bụng, lòng tốt (hảo tâm); hŭa หัว là (cái) đầu và hŭa dee là thông minh (đầu tốt, sáng dạ); dtòk jai ตกใจ (dtòk là rơi, rớt) nghĩa rộng là sửng sốt, kinh ngạc; jèp jai เจ็บใจ (jèp là tổn thương, đau) nghĩa rộng là đau khổ (đau lòng, buồn lòng); kâo pung เข้าพุง (kâo là nhập vào,pung là bụng) nghĩa rộng là học thuộc lòng (để bụng). Theo học giả Thái Peansiri Vongvipanond7 thì jai (tim, tâm) dùng nhiều hơn hŭa (đầu) cho thấy người Thái chuộng tình cảm hơn là ý chí. 

3.4 Ngay cả tiếng Basque (Euskara), một loại ngôn ngữ biệt lập (language isolate), ở vùng đông bắc Tây Ban Nha cũng cho thấy nhiều cách dùng tên các cơ quan bụng/tim để chỉ trạng thái tinh thần và tình cảm. Gan thường dùng để diễn tả các tính tiêu cực như lười biếng, đa nghi, thù hằn … So với trái tim có thể dùng để chỉ trạng thái tích cực (yêu thương, rộng lượng, gan dạ …) hay tiêu cực (hèn nhát, ác độc, buồn phiền …). Có nhiều bằng chứng8 cho thấy tiếng Basque cũng dùng buru (đầu) để suy nghĩ (thông minh, sáng trí) so với bihotz (tim) chỉ các xúc động.

3.5 Tiếng Akan (hay Kwa) nói ở phía đông Phi Châu (đông nam Ivory Coast) cũng dùng tên gọi trái tim để chỉ cảm xúc. Trong một bài nghiên cứu về khái niệm ẩn dụ trong tiếng Akan và tiếng Anh, tác giả Gladys Nyarko Ansah9 phát hiện tính nóng giận có thể biểu hiện qua các cách dùng nước nóng (hay sôi, như sôi bụng/sôi ruột/sôi gan tiếng Việt) trong một đồ (chỗ) chứa đều hiện diện trong cả hai ngôn ngữ …v.v…

3.6 Tiếng Mwan10 (trong ngữ hệ Mande ở Tây Phi châu) cũng dùng tên gọi các bộ phận cơ thể như bụng (kpéé) để chỉ trung tâm tinh thần, tình cảm như câu ja ̰̄ ɛ ́ níà ŋ ́ kpéé nghĩa là tôi quên mất câu truyện rồi; nghĩa đen câu này là câu truyện đã rời khỏi bụng tôi rồi. Cách dùng zrū mā lē để chỉ người đàn bà thương yêu với nghĩa đen là người đàn bà ở trong gan (zrū là gan).

3.7 Theo các học giả Mã Lai11, tên gọi gan trong cơ thể là hati cũng chính là trung tâm của tư duy, linh hồn, sự sống … Tiếng Chămhatai là gan so với tiếng Giarai hơtai, hai ngôn ngữ này đều dùng từ ghép với gan để chỉ gan dạ, can đảm. Người Mã Lai tin rằng gan có khả năng điều khiển con người (chúa tể/raja), điều này thấy rất rõ qua cách dùng hati trong tiếng Mã Lai
Baik hati gan tốt, nghĩa rộng là tốt bụng, lòng tốt (hảo tâm)
Murah hati gan rẻ, nghĩa rộng là rộng lượng, quảng đại
Sakit hati gan đau, nghĩa rộng là tức giận
Patah hati gan bể/vỡ, nghĩa rộng là đau lòng, buồn lòng, đứt ruột
Lembut hati gan nhẹ, nghĩa rộng là lòng tốt
Ambil hati đem (mang) gan, nghĩa rộng là cố tình, đụng chạm …
Jatuh hati rơi (rớt) gan, nghĩa rộng là say mê, thấy thương …
Panas hati gan nóng, nghĩa rộng là tức giận (nóng bụng)
Kecil hati gan nhỏ đi, nghĩa rộng là cảm thấy đau lòng, tổn thương
Hati buntu gan bị chặn/cản, nghĩa rộng là cảm thấy không thoải mái, sợ sệt …
Buah hati quả (trái) gan, nghĩa rộng là người yêu …
Hati-hati Coi chừng! Hãy cẩn thận!
…v.v…
Cách dùng gan là trung tâm (nguồn) của cảm xúc tương ứng với lòng/bụng/dạ của tiếng Việt, hay nói cách khác là các cơ quan dưới (thấp nhất, CQD) đã đóng vai trò chính trong ngôn ngữ diễn tả tình cảm và tình thần. Tiếng Anh/Pháp hiện đại thuộc ngữ hệ Ấn Âu cho thấy rõ trung tâm tình thần quy về não so với trung tâm tình cảm lại quy về tim; khi phân tích các dữ kiện từ các dân tộc và văn hóa khác nhau trên thế giới, ta thấy có ba khuynh hướng chính12 khi dùng ngôn ngữ (tên gọi các bộ phận trên người) để chỉ trạng thái tinh thần (tư duy) hay cảm xúc
i) Cerebrocentrism (quy-não, dùng não bộ hay đầu óc là trung tâm tư duy, dĩ não vi trung)
ii) Cardiocentrism (quy-tâm, dùng tim làm trung tâm tư duy)
iii) Abdominocentrism (quy-phúc, dùng bụng làm trung tâm tư duy)
Các khuynh hướng trên có thể thay đổi theo thời gian (lịch đại) và không gian (địa lý, môi trường) cũng như có những đặc tính chung (phổ quát) hay riêng cho từng khu vực văn hóa: đây là những chiều hướng nghiên cứu rất thú vị nhưng không nằm trong phạm vi bài viết này.
Như đã thấy ở trên, người Hán có khuynh hướng quy-tâm khác với khuynh hướng quy-phúc của phương Nam, tuy nhiên vấn đề không đơn giản như vậy vì có khả năng các từ HV vị (dạ dày) và đảm (mật) có liên quan đến dạ và lòng tiếng Việt. Phần sau sẽ phát hoạ sơ qua các tương quan ngữ âm này.

4. Những tương quan bất ngờ: vị là dạ và đảm là lòng?

4.1 Vị
Vị (dạ dày) 胃 - giọng Bắc Kinh bây giờ là wèi (theo pinyin) so với giọng Quảng Đông wai6, giọng Hẹ wui5, vui5, wi5 - vị là âm HV đọc theo phiên thiết

于貴切 ư quý thiết (Quảng Vận/QV, Tập Vận/TV, Vận Hội/VH)
于畏切 ư uý thiết (Chánh Tự Thông/CTT)
禹貴切 vũ quý thiết (Ngọc Thiên/NT, Tự Vị/TVi)
雲貴切 vân quý thiết (TVGT) …v.v…
So với cách đọc của dụy hay duy 唯 (độc, chỉ, bui, dạ/vâng) là
于癸反 ư quý phản (TVa)
于比反 ư bỉ phản (Tva)
維癸反 duy quý phản (Tva)
無非切 vô phi thiết (Tvi)
無肥切 vô phì thiết (CTT)
若厚切 nhược hậu thiết (theo Tự Giám 字鑑 ) với dạng ngạc cứng hóa nh- (j-): v-d-nh
…v.v…
Ngoài ra, cả hai cuốn Tam Thiên Tự (sđd) và Ngũ Thiên Tự (sđd) đều ghi dụy là dạ:

唯 㖡 dụy dạ - dạ chữ Nôm, một dạng viết bằng bộ khẩu 口 hợp với chữ Hán dạ/đêm 夜

Như vậy ta thấy có khả năng dụy là dạ (vâng), và vị cũng là dạ (dày) vì các âm tương đồng trên. Ngoài ra, ta còn có một số tương quan ngữ âm khác dựa vào thành phần hài thanh vị 胃 như vị bộ ngôn 謂 nghĩa là bảo cho, báo cho biết mà tiếng Việt còn có dạng ngạc cứng hóa là dạy; vị 謂 đọc là 于貴切 ư quý thiết (ĐV, TV, VH) và hiện diện trong Luận Ngữ như (Khổng) Tử vị (dạy) Tử Hạ rằng… hay Tử dạy Nhan Uyên rằng … Tử dạy Tử Cống rằng …v.v…
Chữ vị bộ tâm 㥜 là chữ hiếm (Unicode 395C) cũng đọc là 于貴切 ư quý thiết (QV, TV, VH) có nghĩa là sợ sệt, tâm bất an (Ngọc Thiên, QV) mà tiếng Việt từng có dạng dái như kính dái, dái sợ, quen dái dạ - lạ dái áo, yêu nhau chị em gái – dái nhau chị em dâu, khôn cho người ta dái – dại cho người ta thương …v.v…
Tóm lại, khi so sánh các chữ dùng thanh phù vị 胃 ta thấy
Vị 胃- dạ (dày) dựa vào tương quan dụy – dạ và khuynh hướng ngạc cứng hóa của tiếng Việt
Vị 謂 - dạy (dạy bảo)
Vị 㥜 - dái (kính dái, kính sợ)
Tương quan giữa nguyên âm trước với độ mở miệng nhỏ -i- với nguyên âm sau với độ mở miệng lớn hơn như -a/aj- dễ nhận ra khi quan sát các cặp phi-bay, thi-thây, thị-thấy, mi-mày, chỉ-giấy, si-say, sĩ-sãi, uy-oai, thụy-thoại, duỵ-dạ … vị 位 –vai, vi 圍 -vây … và vi 韋-da?

4.2 Đảm
Âm đảm (nghĩa là mật) - giọng Bắc Kinh bây giờ là dăn (theo pinyin) so với giọng Quảng Đông daam2, giọng Hẹ dam3 - đảm HV là đọc theo phiên thiết
都敢切 đồ cảm thiết (TVGT, NT, ĐV, QV, TV)
覩 (睹) 敢切 đổ cảm thiết (VH, CV)
覩覽切 đổ lãm thiết (Tvi)
都咸切 đô giảm (hàm) thiết (CTT)
蕩旱切 đãng hạn thiết (TV)
唐干切 đường can thiết (TV) – 但 âm đàn
徒干切 đồ can thiết (QV)
當割切 đương cát thiết (TV)
…v.v…
Từ thời Quảng Vận , Tập vận, Loại Thiên bắt đầu dùng dạng 但 (giản thể) thay cho 膽 (phồn thể) và nguyên âm cùng phụ âm cuối cũng bắt đầu biến đổi. Một số cách dùng đảm đáng chú ý như xích đảm 赤膽 (không phải là ‘mật đỏ’, nhưng có nghĩa là lòng ‘đỏ’, lòng son, trung thành) dùng như xích tâm, đan tâm; phóng đảm 放膽 (buông/phát mật ra, hàm ý mở lòng, mạnh dạn …). Các thành ngữ trên đều hàm ý lòng/bụng13 . Một nhận xét thêm là đảm còn có nghĩa là phía trong hay lòng, và một dạng âm cổ phục nguyên14của đảm là *tlam? hay *klam? – so với kluôm (gan, tiếng Kháng), klơm (Bahna, Mnông, Biat), kloom (Laqven), khlơm (Boloven) và dạng tiền-Bắc Bahna *klàm; lườm/lôom (Chứt), lòm (Mường Bi, Nguồn) và dạng tiền-Việt-Mường *lom?, tiền-Katuic *luam và tiền-Palaunic *kơntom. Tổ hợp phụ âm đầu kl- hay tl- khi nhập vào tiếng Hán có khuynh hướng mất phụ âm xát đầu lưỡi -l- để cho ra dạng đảm. Do đó, đảm có khả năng rất cao là đến từ phương Nam, hay là một từ Nam Á (Austroasiatic) đã nhập vào vốn từ vựng Hán cổ, và làm số vốn từ Hán trở nên phong phú.

4.3 Thay lòng đổi dạ?
Tiếng Anh Cổ (Old English) đã từng dùng tim để thể hiện tinh thần/tình cảm nhưng từ thời Descartes (1596-1650) thì khuynh hướng lưỡng phân trở nên rõ nét: trung tâm tinh thần cho suy luận là ở đầu (não) và trung tâm tình cảm thì ở tim. Các dữ kiện về đảm (nguồn gốc phương Nam) và các cách dùng ẩn dụ liên hệ cho thấy phần nào tiếng Hán đã từng dùng các cơ quan dưới (bụng, lòng … hay bị ảnh hưởng phương Nam) trước khi hướng về các cơ quan trên như tim, óc … Đây là một kết quả phù hợp với những dữ kiện ngôn ngữ khác về nguồn gốc tên gọi 12 con giáp, các danh từ như giang 江 (sông), dự 豫 (vui-voi) … đều đến từ phương Nam và làm giàu cho văn hóa Hán mà rất ít người nhận ra. Vấn đề trở nên thú vị hơn nữa khi ta thấy rằng các bộ phân tiêu hóa đồ ăn hay ở phần dưới cơ thể liên quan trực tiếp đến văn hóa ăn uống (ẩm thực), có tính cách tạm thời (so với lâu dài), tín ngưỡng phồn thực, trọng tình hơn lý: các đặc tính của tư duy VN - nên được khai triển thêm nhưng không nằm trong phạm vi bài này.

5. Phụ chú và phê bình thêm
Phần này không hoàn toàn theo cách ghi tài liệu (Bibliography) tham khảo APA hay MLA vì bao gồm các phê bình thêm về đề tài, tài liệu và tác giả để người đọc có thể tra cứu thêm chi tiết và chính xác. Bạn đọc nên xem thêm các bài viết liên hệ như "Tâm là con nuôi, Lòng là con đẻ" của BS Nguyễn Hy Vọng trang này  http://www.gio-o.com/NguyenHyVong/NguyenHyVongTamLong.html  hay bài báo "Người Việt tư duy bằng ... cái bụng ?!" trang http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/nguoi-viet-tu-duy-bang-cai-bung , bài viết "Cái bụng chứa ... tinh thần" (GS Nguyễn Đức Dân) trên trang http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/360580/Cai-bung-chua-tinh-than.html hay http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=863%3Acai-bng-cha-tinh-thn&catid=71%3Angon-ng-hc&Itemid=107&lang=en ; bài viết “Đổi mới Giáo dục: Cần một hội nghị Diên hồng”  trang  http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Doi-moi-Giao-duc-Can-mot-hoi-nghi-Dien-hong/100243.gd ... Xem các tóm tắt về Ngôn Ngữ Học Tri Nhận (Cognitive Linguistics) của GS Trần Văn Cơ trên mạng như http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2327%3Atrn-vn-c-nhng-khai-nim-ngon-ng-hc-tri-nhn-lien-quan-n-vn-hoa-hc&catid=71%3Angon-ng-hc&Itemid=107&lang=en …v.v…
Có nhiều tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài về cùng chủ đề, như được liệt kê ở dưới và  sách đã xuất bản như "Metaphor and Culture - Universality and Variation" tác giả Zoltán Kövecses (Eötvös Loránd University, Budapest) - NXB cambridge University Press (2005). Các học giả tiên phong trong lãnh vực nghiên cứu ẩn dụ và văn hoá ngôn ngữ là George Lakoff và Mark Johnson đã xuất bản nhiều bài viết và tài liệu như cuốn "Metaphors We Live By" - NXB The University of Chicago Press (Chicago, 1980).

1) “Từ điển Annam-Lusitan-Latinh” Alexandre de Rhodes (1651) – thường gọi là từ điển Việt Bồ La – không có ghi (suy nghĩ) nhưng lại có tứ trong cách dùng có í tứ (gian tà) cùng nghĩa với sâu dạ, lòng độc

2)  Người viết có xem lại các tự điển như VBL, Taberd, Petit Dictionnaire francais annamite (Trương Vĩnh Ký, 1884), Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (Huỳnh Tịnh Của, 1895/1896), Dictionnaire annamite francais (J. F. M. Génibrel, 1898), Dictionnaire franco-tonkinois illustré (P. G. Vallot, 1898): không thấy tài liệu nào ghi nhận cách dùng tư duy.

3) cách dùng chữ não (phiền lòng, bực mình) bộ nữ phản ánh khuynh hướng kỳ thị phái nữ trong ngôn ngữ, cũng như cách dùng từ hara tiếng Nhật, đây là một chủ đề rất đáng nghiên cứu thêm nhưng không nằm trong phạm vì bài viết này – xem bài viết “Tản mạn về từ Hán Việt – những thành kiến hóa thạch trong ngôn ngữ (bộ nữ) – phần 5” cùng tác giả (Nguyễn Cung Thông).

4) Nguyễn Thị Bích Hà (2008) Mã và mã văn hóa – khoa Việt Nam Học, Đại Học Sư Phạm Hà Nội. Có thể đọc toàn bài trên trang http://vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/llvhh-nhung-van-de-chung/694-nguyen-thi-bich-ha-ma-va-ma-van-hoa.html  hay trang http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/ma-va-ma-van-hoa.932604.html

5) Zoltán Kövecses (2000) The Concept of Anger: Universal or Culture Specific? Trong tạp chí Psychopathology 2000; 33:159–170. Có thể đọc toàn bài trên trang http://www.asc.upenn.edu/courses/comm360/anger1.pdf , hay bài viết "Metaphor and Culture" trong tạp chí Acta Universitatis Sapientiae, Philologica, 2, 2 (2010) 197-220 - có thể đọc toàn bài trên mạng http://www.acta.sapientia.ro/acta-philo/C2-2/philo22-1.pdf ...v.v...

6) bạn đọc nào thấy thích thú và muốn tìm hiểu thêm về các tương đồng của tiếng Thái, Nhật và Anh trong cách dùng ẩn dụ của trái tim, có thể đọc bài viết “The ‘Heart’ of Things: A conceptual metaphoric analysis of heart and related body parts in Thai, Japanese and English” của  các tác giả Erich A. BERENDT (Assumption University & Seisen University) và Keiko TANITA (Seisen University). Cuốn sách “Heart talk – say what you feel in Thai” của tác giả Christopher G. Moore ghi lại trên 900 từ ghép với jai (trái tim) trong tiếng Thái và cách dùng các từ ghép này trong các tình cảnh khác nhau – NXB Trade paperback (hay NXB Amazon 1992, 1998).

7)  ” LINGUISTIC PERSPECTIVES OF THAI CULTURE” bài viết của TS Peansiri Vongvipanond cho hội thảo khoa học nhân văn tại đại học New Orleans (Hè 1994). Có thể xem toàn bài trên các trang http://thaiarc.tu.ac.th/thai/peansiri.htm  hay  http://www.thaihealingalliance.com/membersonly/Research_and_Other_Items_of_Interest/Linguistic%20Perspectives%20of%20Thai%20Culture.pdf

8) Iraide Ibarretxe-Antuñano (2008) Guts, heart and liver:The conceptualization of internal organs in Basque. Trong cuốn “Language, Body, and Culture:Cross-linguistic conceptualizations of Internal Body Organs”  F. Sharifian, R. Dirven & N. Yu (Chủ biên) Berlin: NXB Mouton de Gruyter, trang 103-128. Có thể đọc toàn bài trên trang http://www.academia.edu/810850/2008._Guts_heart_and_liver_The_conceptualization_of_internal_organs_in_Basque

9) Gladys Nyarko Ansah (2010) The Cultural Basis of Conceptual Metaphors: The Case of Emotions in Akan and English - bài viết cho hội thảo tại đại học Lancaster bên Anh (Lancaster University Postgraduate Conference in Linguistics & Language Teaching 2010). Có thể đọc toàn bài trên trang http://www.lancs.ac.uk/fss/linguistics/pgconference/v05/Ansah.pdf   hay http://www.ling.lancs.ac.uk/pgconference/v05/LAEL_Volume5_2011.pdf  

10) Elena Perekhvalskaya (2008) Body parts and their metaphoric meanings in Mwan and other South Mande languages – thuộc Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ ở St. Petersburg Institute of Linguistic Research St. Petersburg, Russia – có thể đọc toàn bài trên mạng như http://mandelang.kunstkamera.ru/files/mandelang/perexval_metaph.pdf  hay http://llacan.vjf.cnrs.fr/PDF/Mandenkan44/44perexvals.pdf ...v.v...

11) Lim Kim Hui (2010)  How Malay Proverbs Encode and Evaluate Emotion? A Paremiological Analysis – đăng trong tạp chí  Sari - International Journal of the Malay World and Civilisation 28(1) (2010): 57-81. Có thể đọc toàn bài trên trang http://journalarticle.ukm.my/2427/1/Sari_28%281%29_2010_3_Lim_Kim_Hui_%28Final%29.pdf . Từ tiếng Mã Lai qua tiếng Indonesian, sự tức giận có những ẩn dụ chung như các ngôn ngữ khác – hay tức giận đều là lửa (nổi lên), chất lỏng nóng trong một bình chứa, một loài vật nguy hiểm; sự tức giận trong tiếng Indonesian lại có những đặc tính riêng như bực tức là ‘nốt’ nhạc, một khí giới, một loài cây, bệnh hay lây, món ăn … Xem thêm chi tiết trong bài viết “Indonesian Metaphorical Conceptualizations of Anger: Does Anger Taste Delicious or Disgusting? “ của tác giả Tessa Yuditha trang này http://lingweb.eva.mpg.de/jakarta/docs/Indonesian_Metaphorical_Conceptualizations_of_Anger,_Tessa_Yuditha.pdf  …v.v…

12) Susanne Niemeier (2008) What’s in a heart? Culture-specific concepts of emotionality and rationality – bài đăng trong cuốn Culture, Body, and Language: Conceptualizations of Internal Body Organs across Cultures and Languages  (xem phụ chú 8). Có thể đọc toàn bài trên trang http://www.cognitive-sciences.de/docs/all.abstracts/Niemeier.pdf  hay http://www.cognitive-sciences.de/docs/presentations/Niemeier.pdf  . Có thể xem thêm chi tiết về các nghiên cứu trên trang nhà GS Niemeier ở đây http://userpages.uni-koblenz.de/~niemeier/ .

13) trong vốn từ Hán cổ có chữ hiếm *mạt/mật  (Unicode 43DE) có nghĩa là lòng/bụng – so sánh với đảm (mật) với phạm trù mở rộng chỉ lòng/bụng.            

 


14) Axel Schuessler (2007) ABC Etymological Dictionary of Old Chinese. NXB University of Hawai’i Press, Honolulu.