- Duyên hay Nợ?
Tôi không biết mình có “duyên nợ” gì với thơ Sáu Tám và Sáu mà lại “dính” vào nó một cách sâu đậm như thế?
Thật ra, theo như tôi biết, thể thơ lục bát ba câu này (có người gọi là “lục bát hài cú” hoặc “hài cú lục bát”) đã có từ lâu rồi. Các bậc thi sĩ tiền bối như Bùi Giáng, Ngô Văn Tao, Trịnh Công Sơn… đã sử dụng nó trong một số tác phẩm của họ. Xa hơn nữa, một số báo Mực Tím mà tôi tình cờ đọc được có trích dẫn một bài thơ (hay là một đoạn thơ?) lục bát ba câu của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết năm 1913 cảm hứng từ một bức tranh như sau:
“Con cóc mà đậu cành lan
Cành ngô con phượng thế gian đã thường
Có ai thương cóc thì thương…”
Như vậy, rõ ràng là tôi đã bị cái thể thơ này nó “vận” vào người lúc nào mà chẳng hay!
- Từ đâu?
Từ thuở còn học tiểu học, ngoài thơ lục bát và ca dao tục ngữ, tôi rất mê câu đối và chơi chữ. Đến thời thanh niên, tôi tình cờ đọc được bản dịch bài thơ haiku sau đây của thi sĩ Bashò, người Nhật Bản, và tôi đâm ra mê bài thơ này dù chưa hiểu hết cái hay cái đẹp mà nó muốn diễn tả:
“Nhìn kỹ,
Ta thấy một đoá nazuna nở
Bên hàng dậu!”
Thế là lục bát, ca dao, tục ngữ, câu đối, chơi chữ và haiku cứ quyện lấy nhau trong tôi. Chúng giao duyên với nhau theo năm tháng và… sinh ra các bài thơ “Sáu Tám và Sáu”, một cách chính thức, vào năm 1999. Tôi đã hứa với các bằng hữu là tôi sẽ bỏ ra một thời gian dài để theo đuổi thể thơ này cho đến khi nó thành hình. Ban đầu, một vài người khó chịu khi đọc các bài thơ “Sáu Tám và Sáu” của tôi, vì chúng ‘cụt ngũn, làm mất hứng khi đang đọc ngon trớn’, một số khác thì tỏ ra thích thú và khuyến khích tôi tiếp tục. Và “mối tình Sáu Tám và Sáu” của tôi đã kéo dài cho tới hôm nay, càng lúc lại càng khó rứt ra hơn!
- Để làm gì?
Trước khi quyết định đeo đuổi thể thơ “Sáu Tám và Sáu”, tình cờ (vẫn lại tình cờ!) tôi được đọc một mẩu tin nho nhỏ viết về một cô sinh viên người Nhật đã làm sống lại phong trào thơ haiku tại Nhật Bản qua một loạt thi phẩm haiku của mình. Thế là tôi bị “chạm nọc”, vì tôi cũng đang ưu tư không biết mình có thể làm gì để “làm mới” thể thơ lục bát dân tộc vốn đã rất tuyệt diệu rồi. Làm sống lại (hay đúng hơn là cập nhật) ca dao tục ngữ và làm mới thơ lục bát là một nỗi trăn trở của tôi từ bấy lâu. Nay như được khơi nguồn, thế là tôi quyết định “xuống thuyền ra khơi” dù chưa biết mình sẽ chèo thuyền đi được tới đâu!
Tôi ước mong những bài thơ “Sáu Tám và Sáu” nho nhỏ của mình có thể mang lại cho người đọc một “tiếng thì thầm” nào đó, hoặc là khơi gợi, hoặc là mời gọi, hay là nhắc nhở… để cả người viết lẫn người đọc cùng đi vào cõi Giao Duyên: giao duyên giữa Trời và Đất, giữa mình với mình, giữa người với người, giữa tất cả những gì có thể làm cho cuộc sống này trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn, đáng bỏ công cùng nhau vun đắp dựng xây hơn.
Chỉ với 20 chữ, cộng thêm một vài dấu chấm câu trong một bài lục bát ba câu; cái nhiệm vụ chuyển tải của thơ “Sáu Tám và Sáu”, theo tôi, quả là khá gay go, nhất là sức nặng của bài thơ lại thường đè lên câu Sáu cuối bài. Vì thế, tôi rất mong mỏi nhận được sự chỉ giáo và sự đồng hành của Quý Vị Văn Nhân Nghệ Sĩ, với hy vọng thể thơ “Sáu Tám và Sáu” có thể đóng góp một chút gì tốt đẹp vào trong Vườn Thơ vốn đã rất phong phú của Dân Tộc và của Giáo Hội Việt Nam chúng ta.
Vườn An Hạ, 26.03.2008
Trân trọng,
Trầm Tĩnh Nguyện
Tôi không biết mình có “duyên nợ” gì với thơ Sáu Tám và Sáu mà lại “dính” vào nó một cách sâu đậm như thế?
Thật ra, theo như tôi biết, thể thơ lục bát ba câu này (có người gọi là “lục bát hài cú” hoặc “hài cú lục bát”) đã có từ lâu rồi. Các bậc thi sĩ tiền bối như Bùi Giáng, Ngô Văn Tao, Trịnh Công Sơn… đã sử dụng nó trong một số tác phẩm của họ. Xa hơn nữa, một số báo Mực Tím mà tôi tình cờ đọc được có trích dẫn một bài thơ (hay là một đoạn thơ?) lục bát ba câu của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết năm 1913 cảm hứng từ một bức tranh như sau:
“Con cóc mà đậu cành lan
Cành ngô con phượng thế gian đã thường
Có ai thương cóc thì thương…”
Như vậy, rõ ràng là tôi đã bị cái thể thơ này nó “vận” vào người lúc nào mà chẳng hay!
- Từ đâu?
Từ thuở còn học tiểu học, ngoài thơ lục bát và ca dao tục ngữ, tôi rất mê câu đối và chơi chữ. Đến thời thanh niên, tôi tình cờ đọc được bản dịch bài thơ haiku sau đây của thi sĩ Bashò, người Nhật Bản, và tôi đâm ra mê bài thơ này dù chưa hiểu hết cái hay cái đẹp mà nó muốn diễn tả:
“Nhìn kỹ,
Ta thấy một đoá nazuna nở
Bên hàng dậu!”
Thế là lục bát, ca dao, tục ngữ, câu đối, chơi chữ và haiku cứ quyện lấy nhau trong tôi. Chúng giao duyên với nhau theo năm tháng và… sinh ra các bài thơ “Sáu Tám và Sáu”, một cách chính thức, vào năm 1999. Tôi đã hứa với các bằng hữu là tôi sẽ bỏ ra một thời gian dài để theo đuổi thể thơ này cho đến khi nó thành hình. Ban đầu, một vài người khó chịu khi đọc các bài thơ “Sáu Tám và Sáu” của tôi, vì chúng ‘cụt ngũn, làm mất hứng khi đang đọc ngon trớn’, một số khác thì tỏ ra thích thú và khuyến khích tôi tiếp tục. Và “mối tình Sáu Tám và Sáu” của tôi đã kéo dài cho tới hôm nay, càng lúc lại càng khó rứt ra hơn!
- Để làm gì?
Trước khi quyết định đeo đuổi thể thơ “Sáu Tám và Sáu”, tình cờ (vẫn lại tình cờ!) tôi được đọc một mẩu tin nho nhỏ viết về một cô sinh viên người Nhật đã làm sống lại phong trào thơ haiku tại Nhật Bản qua một loạt thi phẩm haiku của mình. Thế là tôi bị “chạm nọc”, vì tôi cũng đang ưu tư không biết mình có thể làm gì để “làm mới” thể thơ lục bát dân tộc vốn đã rất tuyệt diệu rồi. Làm sống lại (hay đúng hơn là cập nhật) ca dao tục ngữ và làm mới thơ lục bát là một nỗi trăn trở của tôi từ bấy lâu. Nay như được khơi nguồn, thế là tôi quyết định “xuống thuyền ra khơi” dù chưa biết mình sẽ chèo thuyền đi được tới đâu!
Tôi ước mong những bài thơ “Sáu Tám và Sáu” nho nhỏ của mình có thể mang lại cho người đọc một “tiếng thì thầm” nào đó, hoặc là khơi gợi, hoặc là mời gọi, hay là nhắc nhở… để cả người viết lẫn người đọc cùng đi vào cõi Giao Duyên: giao duyên giữa Trời và Đất, giữa mình với mình, giữa người với người, giữa tất cả những gì có thể làm cho cuộc sống này trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn, đáng bỏ công cùng nhau vun đắp dựng xây hơn.
Chỉ với 20 chữ, cộng thêm một vài dấu chấm câu trong một bài lục bát ba câu; cái nhiệm vụ chuyển tải của thơ “Sáu Tám và Sáu”, theo tôi, quả là khá gay go, nhất là sức nặng của bài thơ lại thường đè lên câu Sáu cuối bài. Vì thế, tôi rất mong mỏi nhận được sự chỉ giáo và sự đồng hành của Quý Vị Văn Nhân Nghệ Sĩ, với hy vọng thể thơ “Sáu Tám và Sáu” có thể đóng góp một chút gì tốt đẹp vào trong Vườn Thơ vốn đã rất phong phú của Dân Tộc và của Giáo Hội Việt Nam chúng ta.
Vườn An Hạ, 26.03.2008
Trân trọng,
Trầm Tĩnh Nguyện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét