Các Trang

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Giáo sư Balaban có thể nghiên cứu chữ Nôm đến cuối đời


Cập nhật lúc :9:34 AM, 14/12/2008

Giáo sư (GS) John Balaban vừa được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Việt Nam trao kỷ niệm chương nhờ việc số hóa các tác phẩm chữ Nôm cùng giáo sư John Dean. Ông nói sẽ gắn bó với chữ Nôm suốt đời.

- Thưa giáo sư, lý do ông gắn bó với chữ Nôm là gì?
- Chữ Nôm là một loại hình văn hóa, thể hiện văn hóa truyền thống Việt Nam từ một nghìn năm trước. Tôi muốn bảo tồn di sản văn hóa dân tộc ấy. Một số tác phẩm chữ Nôm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du đã được dịch sang chữ quốc ngữ và tôi đang tiến hành chuyển ngữ sang tiếng Anh. Tuy nhiên, tôi lo ngại nhiều tác phẩm khác chưa được dịch, thậm chí chưa được chú ý, sẽ bị mai một.

Với vợ tôi, nghiên cứu về loại chữ viết chỉ có khoảng 100 người trên toàn thế giới đọc được là một điều xa vời. Tuy nhiên, tôi không nghĩ như vậy, bằng chứng là tôi vẫn tiếp tục công việc này và có thể tiếp tục làm việc với chữ Nôm đến cuối đời. Ngày càng có nhiều học giả trên khắp thế giới muốn nghiên cứu chữ Nôm và bảo tồn nền văn hóa cổ này.

- Nếu chữ Nôm không được biết đến nữa, điều đó sẽ gây tổn thất như thế nào đối với văn hóa Việt Nam?
- Trên các phương tiện thông tin đại chúng, văn hóa phương Tây đang lan tràn vào đời sống người Việt Nam. Nếu không làm sớm và nhanh việc số hóa các tác phẩm chữ Nôm, tôi lo ngại nó sẽ biến mất. Cội rễ văn hóa, bằng chứng văn hóa không giữ được thì việc hội nhập sẽ mang lại nhiều bất lợi cho Việt Nam.

Để bảo tồn chữ Nôm, theo tôi đầu tiên là phải ủng hộ việc số hóa chữ Nôm. Năm 2009, Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm dự định số hóa khoảng 1.000 cuốn sách. Hiện, có trên 400 đầu sách được số hóa và đưa lên trang http://nomfoundation.org. Bên cạnh đó, ngành giáo dục Việt Nam phải có chương trình giảng dạy chữ Nôm ở trường học.
- Từng đọc cả Hồ Xuân Hương và Kiều, ông thích ai hơn trong hai người phụ nữ trên?
- Tôi không phải là người Việt, chưa am hiểu nhiều văn hóa của người Việt nhưng khi đọc Truyện Kiều, tôi cũng cảm nhận được số phận của một người phụ nữ bị ảnh hưởng, chi phối giữa tình yêu nam nữ và các mối quan hệ gia đình. Tôi cũng nhìn thấy cái cách mà một cô gái như Kiều phản ứng với những trớ trêu mà số phận mang đến.
Tôi cũng thích cách Hồ Xuân Hương hài hước và nhân cách hóa các sự vật trong thơ của bà. So ra thì Hồ Xuân Hương vẫn hơn, vì Thúy Kiều yếu đuối và không tự đấu tranh giải phóng cho mình. Còn Hồ Xuân Hương không những tự đấu tranh cho mình mà còn đấu tranh cho sự bình đẳng giữa nam và nữ. Đó là một người phụ nữ mạnh mẽ.
- Theo ông, tại sao thơ Hồ Xuân Hương khi dịch ra tiếng Anh đã bán được 20.000 bản tại Mỹ mà vẫn tiếp tục được chờ đón?
- Người Mỹ biết đến Việt Nam chỉ qua khái niệm một đất nước toàn chiến tranh, nhưng khi đọc thơ Hồ Xuân Hương, nhiều người đã có cái nhìn toàn diện về văn hóa Việt với chiều sâu nhân bản. Tôi nghĩ, thơ Hồ Xuân Hương không chỉ gây nên sự ngạc nhiên mới của người Mỹ về Việt Nam mà họ còn tìm thấy một Việt Nam với những tầng sâu văn hóa khác.
- Ông có nói về kế hoạch tiếp tục dịch Truyện Kiều ra tiếng Anh. Công việc này đã được tiến hành đến bước nào?
- Tôi đã mất 10 năm để dịch 50 bài thơ Hồ Xuân Hương. Tôi cũng bắt đầu dịch Truyện Kiều từ 4 năm trước, nhưng do bị ốm nên đã tạm ngừng một thời gian. Tôi đã xác định được bản Kiều tốt nhất theo gợi ý của các học giả Việt Nam, đó là bản Kiều năm 1902. Tôi không biết bao giờ công việc dịch tác phẩm này hoàn tất. Tuy nhiên, tôi tin dịch Truyện Kiều sẽ không có nhiều khó khăn như khi dịch Hồ Xuân Hương, vì tôi đã giải mã được nhiều vấn đề văn hóa của người Việt thông qua thơ Hồ Xuân Hương.

Kim Sen
Nguồn: http://www.baodatviet.vn/Home/Giao-su-Balaban-co-the-nghien-cuu-chu-Nom-den-cuoi-doi/200812/24234.datviet

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Giáo sư Mỹ đưa chữ Nôm lên mạng


Chủ Nhật, 04/01/2009, 14:33 (GMT+7)
Giáo sư Mỹ đưa chữ Nôm lên mạng
Là người nước ngoài đầu tiên dịch ca dao Việt Nam sang tiếng Anh, tiếp đó là tập thơ Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều, giáo sư Mỹ John Balaban đã tổ chức thành lập Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm tại Hoa Kỳ và một dự án số hóa Hán Nôm đầu tiên ở Việt Nam sắp được giới thiệu trên Internet.
Giáo sư John Balaban trong lễ kỷ niệm 10 năm Hội Di sản bảo tồn chữ Nôm tại Hà Nội
Nhịp cầu
John tổ chức thành lập Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm tại Hoa Kỳ để giúp đỡ Việt Nam gìn giữ di sản văn hóa quí giá của cha ông.
Ông cùng hội tổ chức hai hội thảo quốc gia về chữ Nôm, xuất bản từ điển chữ Nôm, trao học bổng chữ Nôm cho học giả Mỹ và sinh viên Việt Nam cùng nhiều công trình nghiên cứu khác về chữ Nôm.
Là giáo sư văn học tại Đại học North Carolina (Hoa Kỳ), yêu thơ, John Balaban sưu tầm rất nhiều ca dao của đồng bào Nam bộ. Thơ ca truyền miệng đưa ông đến với thơ Nôm.
Những năm đầu thiên niên kỷ mới, John Balaban là hiện tượng đặc biệt trên văn đàn Mỹ với việc dịch tiếng Anh và xuất bản tới 20.000 bản thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Bạn đọc Mỹ tìm thấy cái tình trong thơ, cái tinh túy trong nghệ thuật chơi chữ của Hồ Xuân Hương qua tác phẩm dịch của John Balaban.
Cuối năm 2000, trong buổi chiêu đãi của Chính phủ Việt Nam tại Hà Nội, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton nhắc tới tập thơ Hồ Xuân Hương do John Balaban dịch và coi đó như một cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
Từ năm 2006 tới nay, John Balaban đã cùng hội xây dựng dự án số hóa kho sách Hán Nôm của Thư viện Quốc gia Việt Nam, nhằm giúp thư viện vừa bảo quản lâu dài vừa phát huy giá trị kho sách quí tới bạn đọc trên toàn thế giới.
Dưới sự chỉ đạo của chủ tịch John Balaban, nhóm dự án đã số hóa gần 50.000 trang sách chữ Nôm đạt chuẩn chất lượng quốc tế. Trong thời gian không xa, dự án số hóa Hán Nôm đầu tiên ở Việt Nam sẽ được giới thiệu trên Internet để phục vụ bạn đọc.
Trở lại Việt Nam vào tháng 12-2008 nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm, John Balaban vận động thư viện Trường đại học North Carolina tài trợ trang thiết bị có giá trị lớn tặng Thư viện Quốc gia Việt Nam làm phương tiện mở lớp huấn luyện bảo quản tài liệu cổ.
Cũng nhân dịp này, giáo sư John Balaban được Bộ VH-TT-DL Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn hóa - thể thao và du lịch”.
Nguyện gắn bó với chữ Nôm
Bốn năm trước, trong chuyến công tác châu Âu, giáo sư John Balaban bất ngờ bị đau ruột thừa suýt đe dọa tính mạng.
Ông cho biết: “Rất may tôi còn được sống sót để tiếp tục với Truyện Kiều. Tôi sẽ dành phần đời còn lại cho việc dịch Truyện Kiều”. Khi hỏi về tiến độ dịch Truyện Kiều, ông cho biết đã dành 10 năm cho tập thơ Hồ Xuân Hương và hy vọng việc dịch Truyện Kiều sẽ nhanh hơn bởi ông đã giải mã được nhiều vấn đề văn hóa của người Việt.
Hồ Xuân Hương và Kiều, hai người phụ nữ Việt giúp Balaban hiểu được phần nào thân phận của những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trước kia. Ông cảm thông trước số phận trớ trêu của Kiều và yêu thích sự hài hước, hóm hỉnh của Hồ Xuân Hương.
Giáo sư John Balaban đọc thơ Hồ Xuân Hương
Ngành giáo dục Việt Nam phải có chương trình giảng dạy chữ Nôm ở trường học, giáo sư John Balaban nói.

“Ngày càng có nhiều học giả trên khắp thế giới muốn nghiên cứu chữ Nôm và bảo tồn nền văn hóa cổ này”.
Nhưng nếu phải đem so sánh, ông vẫn thích tính cách mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương hơn, còn Kiều thì có vẻ yếu đuối và không tự đấu tranh giải thoát cho mình được.
Hỏi về những khó khăn khi dịch thơ Hồ Xuân Hương, Balaban cười: “Dịch thơ Việt sang tiếng Anh đã khó, đằng này lại là thơ Hồ Xuân Hương. Do Hồ Xuân Hương hay dùng cách nói lái.
Thơ Hồ Xuân Hương không chỉ gây nên sự ngạc nhiên mới của người Mỹ về Việt Nam mà còn giúp chúng tôi tìm thấy một Việt Nam với những tầng sâu văn hóa khác”.
Giáo sư Balaban cho biết: “Chúng tôi đang nghiên cứu việc dạy học chữ Nôm trên máy tính và trên Internet. Nếu không làm sớm và nhanh việc số hóa các tác phẩm chữ Nôm, tôi lo ngại nó sẽ biến mất”.
Để bảo tồn chữ Nôm, theo giáo sư John Balaban, đầu tiên phải ủng hộ việc số hóa chữ Nôm. Năm 2009, Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm dự định số hóa khoảng 1.000 cuốn sách. Hiện có trên 400 đầu sách được số hóa và đưa lên trang http://nomfoundation.org/.
John Balaban đã bốn lần đoạt giải thưởng lớn Lamont của Viện Hàn lâm Thi sĩ Mỹ và hai lần được đề nghị Giải sách toàn quốc. Năm 1971, ông ở Việt Nam một năm để sưu tầm ca dao. Với tập Ca dao Việt Nam, ông là người đầu tiên dịch ca dao ra tiếng Anh. Cuối năm 2000, Balaban xuất bản cuốn sách dịch 48 bài thơ của Hồ Xuân Hương với phần đối chiếu bằng tiếng Nôm và tiếng quốc ngữ ra Anh ngữ. Balaban đang tiếp tục dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh.
Theo LAN ANH - Tiền Phong

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

MỪNG CHÚA GIÁNG SINH

NGÔI LỜI
(Ga 1.1-3)

Ngài là vô thuỷ vô chung.
Ngài là không-trước đến cùng không-sau.
Nhờ Ngài muôn sự khởi đầu.
*

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Chữ Nôm Đang Biến Mất: Học Chữ Nôm Không Khó

GiadinhNet - Nhiều người cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến chữ Nôm biến mất là do học loại chữ này quá khó.
Thế nhưng, bài viết dưới đây của Tiến sỹ cổ học Cung Khắc Lược lại cho thấy, học chữ Nôm đối với người Việt thuận lợi hơn nhiều so với học chữ Hán.
Khi người Việt học chữ Nôm

Dù trong lịch sử, chữ Nôm chưa bao giờ được thể chế nào coi là văn tự chính thống, cũng chưa có văn bản cổ nào tôi đã may mắn được đọc qua coi chữ Nôm là quốc ngữ. Tuy nhiên, dù nó có được trân trọng bằng những văn tự chính thống hay không, có được giới cầm quyền công nhận hay không, nó vẫn sống mạnh mẽ với tư cách tự thân là một Quốc âm. Chỉ chữ Nôm mới có đầy đủ tính cách để ghi lại âm nói của người Việt.

Nếu bạn đọc nào vẫn tha thiết với cổ ngữ, xin cùng tôi làm một phép so sánh như sau. Có hai thứ chữ, một là Hán Việt, hai là Nôm Việt. Cả hai đều là chữ vuông, sử dụng những bộ, những phép viết giống nhau. Tuy nhiên, Hán Việt là loại chữ được mượn lại của người Trung Quốc, được phiên âm sang tiếng Việt. Để hiểu được Hán Việt, người ta nhất thiết phải đi một con đường vòng: Hiểu nghĩa tiếng Hán và rồi dịch sang tiếng Việt. Ví dụ, muốn hiểu chữ Đại Việt sử kí, người ta phải biết Đại là gì, Sử là gì, Kí là gì thì mới có thể biết được hợp âm đó có nghĩa thế nào. Về căn bản mà nói, học Hán Việt giống như học một ngoại ngữ vậy.

Bạn muốn hiểu "Nam quốc sơn hà Nam Đế cư" là gì, hẳn sẽ mất nhiều thời gian đấy!
Tiến sĩ Cung Khắc Lược (trái) trong một buổi triển lãm
thư pháp chữ Nôm.

“Ngay cả vua chúa khi ở triều đình đều nói Hán Việt, viết Hán Việt nhưng khi rời trướng chính trị về với hoàng hậu phi tần, họ lại dùng những âm Nôm giản dị để nói với nhau những lời yêu thương. Vua có thể sẽ dùng nhiều tiếng "em", "vợ" hơn là dùng "ái phi" để nói với hoàng hậu của mình rằng ông yêu bà biết mấy.

Quang Trung là đời vua duy nhất đưa những khẩu dụ phải đề cao chữ Nôm và bản thân ông cũng viết Nôm: "Đánh cho để dài tóc/Đánh cho để đen răng". Tiếc là triều đại của ông không kéo dài”.
Nôm Việt, vốn là chữ của ông bà ta làm ra, ghi lại âm tiếng Việt, chỉ cần đọc lên là ngay lập tức người Việt sẽ hiểu ngay. Ví dụ, Truyện Kiều, khi đọc lên, từ đứa trẻ cũng có thể hiểu đó là cuốn truyện viết về một người tên Kiều.

Và ngược lại, "Trăm năm trăm cõi người ta/Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", bạn chẳng mất chút thời gian nào để hiểu hiểu nghĩa của những từ này cả. Đơn giản một điều, đó là tiếng mẹ đẻ của chúng ta.

Đây là lý do đầu tiên để tôi cam đoan với những người còn yêu cổ ngữ rằng, học chữ Nôm không hề khó. Với tư cách tiếng mẹ đẻ, Nôm gắn với toàn bộ hệ thống phát âm của chúng ta, của môi - răng -lưỡi- lợi, của buồng phổi, của đôi tai. Chẳng có lý do gì để cho rằng học tiếng mẹ đẻ tại chính quê hương lại khó hơn học ngoại ngữ.

Nhiều người nhầm tưởng rằng xưa kia chỉ có những bậc vô cùng tài hoa uyên bác mới học được chữ Nôm, rằng phải thành thạo chữ Hán thì mới học được chữ Nôm. Với kinh nghiệm của một người nhiều tuổi, cũng như vốn học thực tế của mình từ ngày còn nhỏ xíu, tôi muốn khẳng định với các bạn trẻ rằng điều đó không đúng.

Mặc dù trong quá khứ, người nào càng tài hoa, càng yêu nước, họ càng đặc biệt coi trọng chữ Nôm. Điều này khiến cho họ giỏi Nôm là lẽ thường. Tuy nhiên, ngay cả những người bình thường, họ đều có ý thức học chữ Nôm ngay ngắn, chỉ vì một lí do đơn giản thôi, nếu chỉ học chữ Hán, họ sẽ không ghi chép được hết những điều cần ghi. Hơn nữa, họ không làm được thơ Nôm, thứ thơ mà chỉ cần đọc lên đã nghe ngân nga trong lòng, đã nghe tha thiết, đã nghe chất chứa.

Tôi được sinh ra khi cụ bốn đời vẫn còn sống và cụ chính là người nghiêm khắc dạy tôi từng nét đầu tiên của chữ Nôm khi tôi vừa biết cầm cây bút lông mà không phải qua bất kỳ một nét Hán Việt nào. Cha tôi cũng từng quật vào tay tôi đau điếng mỗi khi tôi tập viết Nôm mà chểnh mảng.

Những tư liệu trong dân gian cũng sẽ giúp tôi chứng minh điều này, rằng không phải quá cao siêu để học Nôm. Nguyễn Du tài tình khi làm thơ Nôm, nhưng một đồ nhỏ cũng có thể thành thạo chữ Nôm vậy.

Chữ Nôm ghi âm tiếng Việt nên có thể tìm thấy mọi lớp lang văn hóa Việt trong đó. Do đó, nó gần gũi và thiết cốt với người Việt. Tiếng Hán, dù trong quá khứ được coi trọng là văn tự chính thống, được nhiều quan tâm hơn, nhưng đến giờ nó vẫn xa lạ như thể một người khách lầm lì và kiểu cách trong một căn nhà ấm cúng vậy. Ngay cả bản thân tôi, người được dạy cả Hán cả Nôm từ bé, vẫn thấy rằng Nôm mới là điều tôi gắn bó, như máu thịt tôi, như buồng phổi buồng tim tôi, như lời mẹ tôi vẫn ru tôi mỗi buổi chiều oi bức: "Cái cò cái vạc cái nông/Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò".

Một điều nữa khiến chữ Nôm dễ học hơn chữ Hán đó là chữ Nôm ghi được các dấu Hỏi, Ngã, Sắc, Bằng đặc trưng của tiếng Việt mà chữ Hán xa lạ rối rắm kia không làm được. Một con đường, theo tôi, quá thẳng để đi đến đích, không vòng vo và kiểu cách như chữ Hán.

Nỗi ám ảnh: Bây giờ đã không, ngày sau vẫn không...

Khi chúng ta chưa có quốc ngữ hiện nay, Nôm vẫn phát triển mạnh mẽ trong dân gian vì người dân, như một quy luật ở khắp nơi trên thế giới, họ thường giữ gìn cái gì là của họ, cho dù thể chế có coi trọng nó hay không. Tuy nhiên giờ đây, khi đã có phương tiện khác để ghi chép, người dân không còn thấy Nôm là điều thiết cốt nữa. Nó chỉ còn tồn tại đối với các nhà nghiên cứu và một số rất nhỏ những người yêu chữ cổ mà thôi.

Chúng ta đã có những năm tháng chiến tranh và bị nô lệ đằng đẵng trong quá khứ và hiểu hơn ai hết rằng tự do là quý giá. Khi đó, người ta lại được tự do coi trọng những gì là của mình, được yêu vợ mình trọn vẹn, được dạy con mình điều hay lẽ phải của ông cha, dạy cháu biết yêu lấy cái gì thuần Việt, dạy học trò hãy giữ lấy bản sắc của mình, giữ lấy cá tính của mình để mình luôn được nhận ra giữa đám đông bao nhiêu điều nổi bật.

Nhưng tiếc rằng chữ Nôm kể cả từ trước lẫn sau khi xuất hiện quốc ngữ, chẳng bao giờ được một thể chế nào coi trọng. Tôi đã từng cố tự đặt câu hỏi tại sao các thể chế phong kiến của chúng ta, ngay cả khi đã độc lập vẫn dùng Hán Việt làm văn tự chính thống.

Tôi đành tự trả lời với mình rằng đây là vấn đề phức tạp và phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều cách nhìn khác nhau, có thể nhìn về góc độ tâm lý, góc độ ngữ âm, kinh nghiệm giáo dục, văn hóa hoặc văn hóa chính trị, văn hóa đại văn hóa...

Và tôi nhận ra sức khỏe của Nôm tùy thuộc nhiều vào những người cầm quyền, những nhà hoạch định, nhất là trong điều kiện bây giờ, khi nó đã trở thành chữ cổ. Chữ Nôm hạnh phúc trong dân gian nhưng đau khổ trong triều đình phong kiến. Đến thời kỳ của người Pháp thì chữ Nôm đã trở thành chữ cũ, đến cách mạng ruộng đất thì chữ Nôm gần như bị xóa sổ. Nếu xét về một mặt nào đó, vẫn phải thốt lên rằng may thay, bây giờ tư liệu Nôm vẫn còn đôi chút.

Tuy nhiên, ngày xưa, khi tôi vẫn còn là một ông giáo chăm chỉ, tôi vẫn còn được dạy thơ Hồ Xuân Hương, truyện Kiều bằng chính văn bản Nôm, thì giờ đây những lớp học Nôm không còn nữa.

Và tôi cho rằng nếu người làm ngôn ngữ không tự mình đập phá đi cái thành quách quá ư kiên cố mà nghèo nàn của những ý nghĩ "Nôm na” thì sẽ chẳng có gì với Nôm hết, bây giờ đã không, ngày sau vẫn không.
"Tôi chủ trương dạy Nôm và tôi đã dạy nhiều lớp Nôm, đủ để kết luận rằng học trò của tôi, những người chưa biết gì Hán lại tiếp nhận Nôm rất tốt. Ngược lại, người đã biết đôi chút Hán rồi, lại tỏ ra băn khoăn trằn trọc với Nôm, cứ như thể một người đã bị một kinh nghiệm nào đó chi phối và rồi từ đó, trở nên bối rối, thậm chí bảo thủ khi tiếp xúc với một điều mới lạ" - TS Cung Khắc Lược.

T.S Cung Khắc Lược
Nguồn: http://giadinh.net.vn/20101203051657849p0c1003/chu-nom-dang-bien-mat-hoc-chu-nom-khong-kho.htm#

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Hoàng Hương Trang ngâm thơ Quách Tấn


KHÓC LỘC ĐÌNH

Bốn trụ tinh thần gãy một rồi
Thương lòng nhau quá Lộc Đình ơi!
Còn đâu những bức thư đầm ấm
Che bớt phong sương lúc trở trời
Quạnh quẽ non xa gìn sự nghiệp
Bẽ bàng nắng sớm đọng thư trai
Xuân về thêm nặng canh thương nhớ
Lịu địu ngàn sương hương lão mai.
1985
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪

Nguồn: http://www.quachtan.net/quachtan/index.php?option=com_content&task=view&id=20&Itemid=19

Thuý Vinh ngâm thơ Quách Tấn


ĐÁ VỌNG PHU
(Quách Tấn)

(bài em)
Người đã không về tin cũng không,
Đầu non dắt trẻ đứng trông chồng
Nước mây quạnh vắng tròng khô lệ,
Mưa nắng phôi pha má lợt hồng.
Lời thệ vững ghi lòng sắt đá,
Khối tình riêng nặng gánh non sông.
Nỗi niềm ai biết ai không biết,
Gương nguyệt nghìn thu rạng biển đông.

(Một tấm lòng – 1932-1939)

Nguồn: http://cuongdequynhon.wordpress.com/2010/10/31/doi-l%E1%BB%9Di-v%E1%BB%9Bi-ti%E1%BA%BFn-si-nguy%E1%BB%85n-xuan-di%E1%BB%87n-v%E1%BB%81-hai-bai-th%C6%A1-c%E1%BB%A7a-quach-t%E1%BA%A5n/

Ra Mắt Tập Sách về Quách Tấn - Nguyễn Hiến Lê

Tập sách về những bức thư trao đổi
giữa Quách Tấn và Nguyễn Hiến Lê
trong suốt mười mấy năm tình bạn.

Buổi ra mắt được tổ chức tại Càphê Sách Lê Duẩn, Saigon, 18.12.2010

Giới thiệu ông bà Quách Giao, con trai nhà thơ Quách Tấn

Nhà thơ Trụ Vũ

Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, con của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị

Trụ Vũ và Tôn Nữ Hỷ Khương

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và Trụ Vũ

Trụ Vũ và các bằng hữu

*
**
Mời xem thêm bài viết và hình ảnh tại sachxua.net:

Vươn Ra Ánh Sáng


Tuy là cây cỏ nhỏ nhoi
Cũng vươn ra phía sáng soi mặt trời .
Cỏ cây mà thế. Còn tôi?
*

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Chữ Nôm Đang Biến Mất - 2


HỒN VIỆT LẠT PHAI
GiadinhNet - Với sự áp chế mạnh mẽ của chữ Hán trong triều đình phong kiến Việt Nam, chữ Nôm vẫn đi con đường rất thênh thang và lâu bền của mình trong văn hóa Việt, đơn giản là vì chỉ có nó mới đủ tính cách để ghi lại đời sống Việt.
Nếu chữ Nôm mất đi, nhiều điều đáng tự hào mang tên “gốc Việt” cũng sẽ mất theo.
Tại phố ông Đồ, Văn Miếu - Hà Nội, những người "cho chữ" Nôm còn lại rất ít.
Xin chữ để con… ăn nhiều 
Tết năm 2010, một bà mẹ trẻ dẫn đứa con nhỏ xíu, gày như chiếc kẹo ra Văn Miếu xin chữ, bày tỏ với ông đồ rằng chỉ mong sau cháu chịu ăn, chứ cháu lười ăn quá.
Ông đồ đầu tiên đề nghị chị lấy cho cháu chữ “Đỗ đạt”. “Nhưng cháu mới có 3 tuổi, cháu chưa nghĩ xa thế, ông cho cháu xin chữ gì để cháu ăn được nhiều”, bà mẹ trẻ khăng khăng ý định ban đầu. “Thì có hay ăn chóng nhớn mới đỗ đạt được chứ!”, ông đồ giải thích. Tuy nhiên, bà mẹ trẻ quá buồn phiền vì sự gày yếu của cậu con trai, chả màng gì việc đỗ đạt, đành xin lỗi ông đồ sang chiếu khác. Ông đồ thứ hai đề nghị chị lấy chữ “Thực”, “Thực có nghĩa là ăn”, ông đồ giải thích.
“Nhưng cháu muốn thằng bé cũng hiểu được, có chữ gì mà nói cái mà bọn trẻ cũng hiểu được không ạ?”, bà mẹ trẻ hỏi; “Thì Thực có nghĩa là ăn, thế chả nhẽ lại cho chữ Ăn!”, ông đồ thứ hai cười lớn.
Tuy nhiên, bà mẹ trẻ cuối cùng cũng xin được chữ “Ăn” chỗ ông đồ thứ ba, chữ mà cậu bé 3 tuổi nhà chị mỗi lần nghe mẹ nhắc đến sẽ hiểu rằng ông đồ già ngoài Văn Miếu bảo rằng cậu phải chăm chỉ ăn mới được. Chữ “Thực” và chữ “Ăn” cùng là chữ vuông, cả hai đều mang đầy đủ ý nghĩa nhưng chẳng mấy người muốn cho chữ “Ăn” cả.
Thư pháp Nôm: Im lặng là vàng.
Quan trọng là mình còn muốn học hay không?
Đào Hồng Phúc, một thanh niên được biết đến như một ông đồ trẻ thường bày chiếu chữ tại vỉa hè Văn Miếu mỗi dịp Tết, người có biết chút ít chữ Nôm cho biết: “Tôi thì chẳng cho rằng chữ Nôm là khó đâu nhưng quan trọng là mình còn muốn học nó hay không”.
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm Trịnh Khắc Mạnh, khoảng năm 2001, Viện Hán Nôm có tổ chức khóa học 3 năm một lần, học chữ Nôm riêng, tuy nhiên, đến giờ lớp chữ Nôm đó không còn nữa.
Với 1.500 văn bản nôm ít ỏi còn lại (tại Viện Hán Nôm), cộng với việc thế hệ cũ đã lần lượt tuân theo lệnh của tuổi già ra đi, 20 năm nữa, tìm lại một người vừa thông thạo chữ Nôm, vừa đã được đích thân trải qua những thăng trầm của Nôm trong lịch sử sẽ là điều không thể nữa. 
Phố ông đồ mở ra mỗi năm tại Văn Miếu, giờ chỉ còn một người cho chữ Nôm. 20 năm nữa, có lẽ phố ông đồ sẽ vẫn còn nhưng người cho chữ Nôm thì không biết có còn không.
Giải thích về việc tại sao ít người cho chữ Nôm đến vậy, ngoài lí do người thông thạo nôm chẳng còn là bao, các chuyên gia cổ học cho rằng một phần là do khi cho chữ, người cho luôn có xu hướng cho chữ Hán, còn người xin chữ thì chẳng quen gì với việc xin những chữ có vẻ chân chất của Nôm, mà muốn gì đó nghe có vẻ to tát, khó hiểu của Hán.
“Nói chung mình ra xin chữ thì thường xin mấy chữ Tâm, Hiếu, Trung, Đăng Khoa... chứ cũng chẳng bao giờ xin mấy chữ kiểu như: Im lặng là vàng, ăn... nghe nó cứ thế nào! Không giống thư pháp cho lắm!”, một bạn trẻ xin chữ trong Văn Miếu dịp nghìn năm Thăng Long cho hay.
Mặc dù khi xin xong chữ Hán, người xin vẫn phải ngồi lại để nghe ông đồ giảng chữ Hán đó sang chữ Nôm nhưng cả hai đều như thể không mấy khi nghĩ rằng thay vì cho chữ Hán, tại sao không cho chữ Nôm để người Việt nào đọc cũng hiểu, không cần phải đi qua một cây cầu cao siêu chông chênh nào khác.
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm Trịnh Khắc Mạnh, khoảng năm 2001, Viện Hán Nôm có tổ chức khóa học 3 năm một lần, học chữ Nôm riêng, tuy nhiên, đến giờ lớp chữ Nôm đó không còn nữa.
Vậy còn lớp cổ học thì sao? Đáng tiếc là những người theo đuổi cổ học, nhất là Nôm học giờ chẳng còn bao nhiêu nữa, nói gì đến 20 năm sau. Lớp học Nôm và Viện trưởng Trịnh Khắc Mạnh đề cập đến từ những năm 2001 cũng chỉ có 5-7 người và giờ đây thì lớp học ấy cũng không còn nữa.
Văn tự chính thống chữ Hán trên các văn bia tại Văn Miếu.
Mất chữ Nôm là mất gốc Việt
Nôm học là một trong những chìa khóa cho Việt Nam học. Những lớp lang văn hóa theo thời gian đã bị lịch sử phủ một lớp bụi dày, nhiều điều xưa kia giản đơn nay đã trở nên bí ẩn và Nôm chắc chắn sẽ giúp rất nhiều trong công cuộc “vén màn” vất vả đó. Tuy nhiên, khi thế hệ cũ ra đi hết, người uyên bác về Nôm chẳng còn, việc giải mã chính chữ Nôm còn khó, nói gì đến dùng Nôm để giải mã văn hóa Việt cổ.
Hãy để vấn đề văn hóa sang một bên và đi vào một con chữ thật cụ thể. Từ Nôm “Lông vết” khi xưa có nghĩa là của cải: “Nhà nó chả có cái lông vết nào cả” hoặc “Thằng này chẳng có cái lông vết gì”. Từ Nôm này cho đến giờ không còn được dùng với nghĩa của cải nữa. “Lông vết” của quốc ngữ bây giờ đã khác rất nhiều.
Họa sỹ Phan Cẩm Thượng cho biết, ông Nguyễn Khắc Bảo ở Bắc Ninh đã tìm cách phiên âm gốc chữ Nôm trên các văn bản truyện Kiều cổ, cũng làm được nhiều việc đáng kể. Có nhiều trường hợp chữ Nôm xác định đúng ý nghĩa của câu hơn. Ví dụ câu Kiều: Khi tựa gối, khi ôm đầu/Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày. Nếu người đọc chữ Quốc ngữ đôi khi lầm tựa gối là tựa đầu gối chân, nhưng ông Bảo phát hiện đó là chữ chỉ cái gối xếp ngày xưa, tức là Thúc Sinh tựa cái gối xếp nghe Kiều gẩy đàn.
Vậy là nguyên lý của các nhà ngôn ngữ học, khi não không còn ghi nhận được tên gọi của sự vật thì sự vật ấy cũng sẽ biến mất, trở nên quá đúng trong trường hợp này.
Chúng ta sẽ mất đi những gì khi chữ Nôm thực sự chỉ còn tồn tại dưới dạng “đời sống thực vật” trong các Viện nghiên cứu và chìm nổi trong dân gian, thì một cá nhân khó lòng đánh giá hết. Chỉ biết rằng cái mà người Việt đã từng có, là rất nhiều văn hóa Việt, là hồn cốt Việt, là lịch sử Việt thì sẽ theo đó mà đi.
Họa sĩ Phan Cẩm Phượng
Tiếc lắm!
Có thể nói cho đến nay không ai dùng chữ Nôm để ghi chép nữa, ngay cả các nhà nghiên cứu Hán Nôm, hoặc chỉ chép lại các văn bản cũ làm tư liệu thôi. Khi chữ Quốc ngữ được dùng phổ biến, người Việt Nam chỉ mất ba tháng là đọc viết được, thay vì, phải học chữ Hán, rồi mới học được chữ Nôm, hàng chục năm mới dùng được. Chữ Quốc ngữ ra đời là một sự thay đổi lớn lao khiến tri thức được phổ biến nhanh và rộng hơn. 
Chữ Nôm có giá trị trong thời đại của nó, khi chưa có hình thức ghi âm tiếng Việt nào khác. Nhưng tiếc cũng không được, vì đó là hiện thực. Tuy nhiên, việc đào tạo một số người học Hán - Nôm cho nghiên cứu văn hóa dân tộc, luôn là cần thiết, nhất là không chỉ có chữ Nôm ghi tiếng Việt, mà còn có Nôm Tày, Nôm Dao. 
Vấn đề là ai học, ai dậy, học xong thì làm gì, thì hình như chưa ai đặt ra chương trình nào cả. Những người biết chữ Nôm và dùng chữ Nôm hiện tại chủ yếu là tự học mà thôi. Trước đây ông Cung Khắc Lược có mở một lớp học chữ Nôm Việt và Nôm Tày, nhưng hình như hiện tại đã thôi. Thật tiếc! 
- Họa sỹ Pham Cẩm Thượng
Thùy Ninh
Nguồn: http://giadinh.net.vn/20101125031826880p0c1003/chu-nom-dang-bien-mat-2-hon-viet-lat-phai.htm#

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

Trúc Nhật Nở Hoa


Dracaena surculosa Lindl. var. pustulata Hort. :
Phất dụ trúc, Trúc Thiết Quan âm, Trúc Nhật
Tên khác : Dracaena godseffiana

Mấy hôm nay trời trở lạnh,
chậu trúc Nhật trổ hoa như bông tuyết mùa Giáng Sinh
*

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Chữ Nôm Đang Biến Mất

VIẾT "DI CHÚC" CHO CHỮ NÔM?
GiadinhNet - Nhiều người trẻ thường nhầm rằng chữ Hán và chữ Nôm là một. Và, là chữ của người Trung Quốc.
Thế là số phận của chữ Nôm, chữ của ông bà ta tích cóp bao thể kỉ trước hết chẳng được hiểu đúng khái niệm, nói gì đến việc chữ Nôm còn sống được bao lâu (!?).
Chữ Nôm đang chịu một sóng gió khác
Long đong chữ Nôm
"Tôi đang viết chữ của ông bà mình đấy" - TS Cung Khắc Lược vừa cho chữ một người trung tuổi vừa giải thích. "Dạ, có nghĩa là chữ Hán Nôm phải không cụ?" -Người đó băn khoăn. "Tôi đã bảo là tôi đang cho chữ của ông bà mình, không phải chữ của người Trung Quốc" - TS Cung Khắc Lược bật cáu và phăng phăng đứng dậy bỏ đi.
Ông Lược được biết đến như một trong những người ít ỏi còn lại mang vốn cổ học uyên bác trong người, nhưng cũng chính vì đó mà ông trở nên lạc lõng, ngồi một chỗ và bực dọc với chính mình. Chẳng còn ai biết chữ của ông bà mình là chữ gì nữa.
Nhiều người trẻ thường nhầm rằng Hán, chữ Nôm là một và là chữ của người Trung Quốc. Thế là số phận của chữ Nôm, chữ của ông bà ta tích cóp bao thể kỉ trước hết chẳng được hiểu đúng khái niệm, nói gì đến việc chữ Nôm còn sống được bao lâu (!?).
Phận long đong của chữ Nôm có từ khi ra đời, vì được tạo nên trong hoàn cảnh khắc nghiệt lâu dài nên niên đại của nó không được xác định chính xác. Chữ Nôm ra đời từ những năm đầu khi người Trung Quốc đô hộ nước Việt.
Những chữ Nôm đầu tiên được sử dụng để chỉ cách gọi địa danh, hoặc những khái niệm không có trong chữ Hán, mặc dù điều này do những cứ liệu thành văn còn lại hết sức ít ỏi, đã không thể kiểm chứng chính xác.
Nhà nghiên cứu Phạm Huy Hổ trong "Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào" cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương. Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2. Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ "bố cái" trong từ ngữ "Bố Cái đại vương" do nhân dân Việt Nam suy tôn Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ 8. Có ý kiến khác lại dựa vào chữ "cồ" trong quốc danh "Đại Cồ Việt" để đoán định chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng.
Các ông đồ ngồi ở Văn Miếu chủ yếu viết chữ Hán
Trong một số nghiên cứu vào thập niên 1990, các nhà nghiên cứu căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới khẳng định âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời Đường - Tống thế kỷ 8 - 9.
Sau khi nước Việt thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc, chữ Nôm được hoàn chỉnh dần dần và chỉ đến thế kỷ 13 - 15 mới được dùng nhiều trong văn chương. Tuy nhiên, vẫn không được dùng trong các văn bản chính thống của triều đình.
Chữ Nôm do đó, dù ghi âm tiếng Việt, là văn hóa Việt, là đời sống Việt lại phải sống đời lạnh lùng như một người vợ lẽ, đành lòng nhìn chữ Hán "đắp chăn bông".

John Balaban - Giáo sư tại đại học North Carolina (Hoa Kỳ) là hiện tượng đặc biệt trên văn đàn Mỹ với việc dịch tiếng Anh và xuất bản tới 20.000 bản thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, là người quan tâm đến việc số hóa chữ Nôm nói: "Chúng tôi đang nghiên cứu việc dạy học chữ Nôm trên máy tính và trên Internet. Nếu không làm sớm và nhanh việc số hóa các tác phẩm chữ Nôm, tôi lo ngại nó sẽ biến mất".
Tuy nhiên, không vì thế mà chữ Nôm bị mai một đi. Nó ngày một hoàn thiện hơn, phát triển đặc biệt rực rỡ trong dân và trong thơ ca. "Chữ Nôm phát triển như một tất yếu, bởi chữ Hán không đủ đáp ứng đời sống Việt" - TS Lược cho biết.
Chữ Nôm, vốn ghi âm tiếng Việt thân quen và dễ hiểu hơn tiếng Hán, không phải qua một bước trung gian giải nghĩa nào khác nên được ưa chuộng nhiều hơn trong dân.
Cũng chính vì lý do này, thơ văn Nôm đọc lên đã thấy như có chuông trong lòng, không kiểu cách cao vời. Những người được cho là "đấng" trong văn chương Việt đều lấy chữ Nôm làm trọng cả. Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du là ví dụ.
Tuy nhiên, chưa bao giờ trong lịch sử chữ Nôm được coi là công cụ trong các văn bản chính thống. Chính vì chưa được một thể chế nào coi trọng nên chữ Nôm cũng bị coi thường . Từ xưa, khi cho một chữ nào đó, các ông đồ nghĩ ngay đến một chữ Hán, cũng như người xin chữ cũng quen với việc xin một chữ Hán để rồi phải lòng vòng mãi mới hiểu được chữ mình xin, thay vì một chữ Nôm giản dị, vừa đọc lên đã hiểu mà vẫn mang đầy đủ thâm ý.
Điều này góp phần vào việc khiến cho di sản chữ Nôm để lại ngày nay không nhiều, qua bao nhiêu thăng trầm càng ít đi và giờ đây đang đến ngày biến mất.
Nhà văn Bắc Sơn
Biến mất giữa ban ngày ban mặt?
Số phận long đong của chữ Nôm rồi sẽ thêm phần gay cấn vì nó đang biến mất ngay giữa thanh thiên bạch nhật. "Chữ Nôm rồi sẽ chết vì còn mấy ai biết chữ Nôm đâu", nhà văn Bắc Sơn bình luận. Rất nhiều người đang nhìn thấy mồn một chữ Nôm đang bốc hơi trước mặt họ như nước trong nồi điện đang sôi, như hình hài cánh tay, tóc tai mặt mũi một người đang dần tan biến, nhưng "làm gì được, chữ Nôm khó quá", nhà văn Bắc Sơn nhận xét.
Việc chữ Nôm có quá khó để học không xin được bình luận sau. Tuy nhiên, việc chữ Nôm đang biến mất là có thật. Không cần nói đến giới nghiên cứu, nó biến mất ngay trong ý niệm của người dân về một thứ chữ vốn mang trong mình không biết bao nhiêu văn hóa Việt cổ.
"Tớ cứ tưởng chữ Hán với Nôm là giống nhau, đều là chữ người Trung Quốc cả", Chương - một sinh viên đi xin chữ nói. Cậu không biết mình đang xin chữ gì, chữ của người Hoa hay chữ người Việt, chỉ biết rằng thư pháp là ngoằn nghèo và không cần đọc, chỉ cần ông đồ giải nghĩa cho để về nói lại với bạn bè.
Chữ Nôm ít ỏi còn lại trong dân
Ngay cả giới Hán Nôm, hoặc những người còn đam mê cổ học cũng ít người thành thạo Nôm. Phố ông đồ hàng năm mở ra, người ta thấy phần nhiều chữ quốc ngữ, còn lại thì các ông đồ mải mê cho chữ Hán, chỉ còn một vài, rất ít người cho chữ Nôm. Những người trân trọng Nôm cũng ngày càng ít đi, những người hiểu biết giá trị Nôm cũng vì thế chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay.
Khách nước ngoài khi đến Văn Miếu cũng thường hiểu rằng tất cả các chữ cổ ở Việt Nam đều là chữ Trung Quốc cả. "Đây là chữ của của Việt Nam, gọi là chữ Nôm, hệ thống chữ của riêng chúng tôi, không phải chữ người Trung Quốc" - TS Lược giải thích cho Sarah, một khách du lịch Mỹ. "Ồ, các bạn muốn giữ nét văn hóa riêng của mình" - Sarah gật gù. Tuy nhiên, chẳng có mấy người nói cho họ biết điều đó. Các hướng dẫn viên du lịch cũng nhất loạt nói với khách của mình rằng "đây là chữ Nho...", một cách giải thích chung chung và gây hiểu lầm đáng sợ.
Thùy Ninh


(Còn nữa )

Nguồn: http://giadinh.net.vn/20101119033037210p0c1003/viet-di-chuc-cho-chu-nom.htm

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Việt Nhân Ca - Bài ca Việt nữ cổ

Việt nhân ca - Bài ca Việt nữ cổ


TTCT - Bài hát Việt nhân ca ra đời trên văn đàn Trung Hoa trong một bối cảnh hết sức đặc biệt. Thời Xuân Thu, Tử Tích (thế kỷ 6 trước Công nguyên) là vương tử nước Sở, em trai Sở Linh Vương, được phong chức lệnh quân vùng Ngạc Ấp nên được người dân gọi là Ngạc Quân Tử Tích.
Một ngày nọ, Ngạc Quân Tử Tích cùng đoàn tùy tùng đi du ngoạn Phán Hồ (nay là hồ Lượng Tử thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) để thăm thú lãnh địa của mình. Vị vương gia đi trên một con thuyền lớn do một thiếu nữ Dương Việt (một nhóm trong Bách Việt) cầm chèo. Được diện kiến Ngạc Vương Tử Tích, cô thiếu nữ cảm thấy rất hãnh diện, vừa nhịp tay chèo vừa cất cao giọng hát trong cái lãng mạn của xuân cảnh hữu tình và âm thanh rộn ràng của tiếng trống:
Bài Việt nhân ca ghi bằng âm Việt cổ và chữ viết nước Sở cổ:
Dịch thơ (dựa theo lời dịch của tác giả Lâm Hà, dân tộc Đồng):

Hôm nay là ngày gì ấy nhỉ?

Thuyền xuân đón khách, khách là ai?

Thì ra thuyền khách là người vương tử!

Triệu kiến người trên chiếc thuyền xuân

Việt nữ tôi - lòng cảm tạ vô ngần

Hôm nay là ngày gì ấy nhỉ?

Vương tử cùng lướt sóng ngao du

Tâm can tôi nghe hớn hở vô cùng.
Ngạc Quân Tử Tích nghe giai điệu thánh thót rất hay nhưng không hiểu Việt ngữ nên yêu cầu người thông ngôn (cũng là người nước Việt) dịch cho nghe. Nghe xong, Ngạc Quân Tử Tích lấy làm thích thú, cho triệu kiến cô gái chèo thuyền. Gặp mặt cô gái, Tử Tích không chút do dự “xắn ống tay áo, ôm chầm lấy cô gái Việt”, còn “lấy một chiếc đai gấm quấn quanh eo cô gái” nhằm bày tỏ lòng biết ơn.
Ngạc Quân Tử Tích liền hạ lệnh cho tùy tùng ghi lại bài hát và lưu truyền trong dân gian. Bài Việt nhân ca ra đời từ đó. Cố sự này được Lưu Hướng (79-8 trước CN) ghi lại tỉ mỉ trong cuốn Thuyết Uyển (bài Việt nhân ca) vào thời Tây Hán. Người đời sau dịch lại bài hát này bằng tiếng Hán (có thêm bớt), song cốt cách, tình cảm và cái hồn của bài hát bản tiếng Hán đã vơi đi ít nhiều.
Việt nhân ca là một bài tình ca độc đáo của dân gian Dương Việt, đặc biệt là đối với người dân Bách Việt di chuyển bằng thuyền độc mộc khắp vùng phía nam Dương Tử đầy sông nước. Nó độc đáo vì chỉ là lời tâm sự của một cô gái Dương Việt tuổi xuân thì song lại chứa đựng nhiều đặc trưng văn hóa Bách Việt phương Nam: quen với sông nước và thạo chèo thuyền; thích lãng mạn, phóng khoáng nhưng cũng rất tinh tế; không ưa giáo điều hay các qui tắc phân biệt tầng lớp xã hội.
Cho đến hôm nay, nhiều dị bản của bài Việt nhân ca vẫn còn lưu truyền trong dân gian một số dân tộc Nam Trung Hoa như Choang, Đồng..., nơi dòng chảy của văn hóa Bách Việt cổ còn tồn tại và lưu truyền.

Th.s NGUYỄN NGỌC THƠ (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Phát Hiện Lại Về Việt Nhân Ca

PHÁT HIỆN LẠI VỀ VIỆT NHÂN CA (越人歌)
Việt nhân ca quá nổi tiếng. Sau khi được đưa vào phim và hát thì nổi lên phong trào tìm hiểu Việt nhân ca trong dân gian chứ không còn là chuyện của các chuyên gia nghiên cứu văn hóa. Nổi tiếng vì có thể nói đó là bài thơ tình đầu tiên, bài dân ca xuất hiện sớm nhất được ghi nhận trọn vẹn, cách nay khoảng 2800 năm…
Tóm tắt về bối cảnh ra đời của Việt nhân ca: Lưu Hướng (刘向) là cháu bốn đời của Lưu Giao (刘交). Lưu Giao là em của Lưu Bang (刘邦) cao tổ của nhà Hán. Lưu Hướng là tác giả của sách Thuyết uyển (说苑). Sáchcó chương kể chuyện “Tương Thành Quân Thủy phong chi nhật” (襄成君始封之日). Tương Thành Quân là Sở Tương Vương (楚襄王) tên hiệu là Hùng Hoành (熊橫). Trong câu chuyện có nhắc đến Ngạc Quân Tử Tích (鄂君子皙) là vua Sở Hùng Ngạc (楚熊咢) dùng thuyền dạo mát ngoạn cảnh thì có người chèo thuyền hát bài dân ca Việt. Ngạc Quân Tử Tích nhờ người ghi lại và phiên dịch ra tiếng "Sở" là bài "Việt nhân ca".
Nguyên văn đoạn đó như sau:
"襄成君始封之日,衣翠衣,带玉剑,履缟舄(舄:xi4,古代一种双层底加有木垫的鞋;缟舄:白色细生绢做的鞋),立于游水之上,大夫拥钟锤(钟锤:敲击乐鼓的锤子),县令执桴(桴:鼓槌)号令,呼:谁能渡王者于是也?楚大夫庄辛,过而说之,遂造托(造托:上前求见)而拜谒,起立曰:臣愿把君之手,其可乎?襄成君忿然作色而不言。庄辛迁延(迁延:退却貌)沓手(沓:盥之误字,盥手即洗手)而称曰:君独不闻夫鄂君子皙之泛舟于新波之中也?乘青翰之舟(青翰:舟名,刻成鸟形的黑色的船),极man2,上艹下两;芘:bi4芘:不详为何物,疑为船上帐幔之类),张翠盖而检 (检:插上)犀尾,班(班,同丽袿(袿:gui1,衣服后襟,指上衣)(衽:ren4,下裳),会钟鼓之音,毕榜枻(榜:船;枻,yi4,桨。榜枻:这里指代船工)越人拥楫而歌,歌辞曰:滥兮抃草滥予,昌枑泽予昌州州,饣甚州州焉乎秦胥胥,缦予乎昭,澶秦踰渗,惿随河湖鄂君子皙曰:吾不知越歌,子试为我楚说之。于是乃召越译,乃楚说之曰:今夕何夕兮,搴中洲流。今日何日兮,得与王子同舟。蒙羞被好兮,不訾诟耻。心几顽而不绝兮,知得王子。山有木兮木有枝,心说君兮君不知 于是鄂君子皙乃揄修袂,行而拥之,举绣被而覆之。鄂君子皙,亲楚王母弟也。官为令尹,爵为执圭,一榜枻越人犹得交欢尽意焉。今君何以踰于鄂君子皙,臣何以独不若榜枻之人,愿把君之手,其不可何也襄成君乃奉手而进之,曰:吾少之时,亦尝以色称于长者矣。未尝过僇(僇:lu4,羞辱)如此之卒也。自今以后,愿以壮少之礼 命。
Dịch nghĩa:
“Ngày đầu tiên Tương Thành Quân được phong quan tước, mặc áo đẹp, đeo kiếm ngọc, mang cao guốc, đứng phía trên dòng nước, đại phu gõ nhạc, đánh trống. Lệnh rằng: "Ai có thể đưa bổn vương lên đò?" Sở đại phu Trang Tân bước lên phía trước bái kiến, đứng thẳng nói rằng: "Thần nguyện nắm tay của quân vương, có được không ?" Tương Thành Vương phẫn nộ, mặt biến sắc và im lặng. Trang Tân mất mặt, phủi tay nói rằng: " Quân vương không nghe qua chuyện Ngạc Quân Tử Tích dạo thuyền trên làn sóng mới sao? Trên thuyền Thanh Hàn, cắm cờ xí, khoác áo choàng đẹp. Trong tiếng chuông trống, người chèo thuyền là người Việt đã hát. Lời hát là "Lạm hề biện thảo biện dư, xương Hoàn trạch dư xương châu châu, Thực thẩm châu châu yên hô tần tư tư, mạn dư hô chiêu, thẳn tần du sâm, đề tùy hà hồ ." Ngạc Quân Tử nói: " Ta không hiểu Việt ca, thử cho ta hiểu bằng tiếng Sở." Thế là cho người phiên dịch, bằng tiếng Sở nghiã là: "Kim tịch hà tịch hề, khiên trung châu lưu, kim nhật hà nhật hề, đắc dĩ vương tử đồng Chu. mông tu bị hảo hề, bất hiềm cấu sĩ. tâm kỷ phiền nhi bất tuyệt hề, tri đắc vương tử. Sơn hửu mục hề mục hửu chi, tâm thuyết quân hề quân bất tri.” "Nghe xong, Ngạc Quân Tử Tích xăn tay áo, đến ôm lấy, dùng mền thêu mà đắp lên. Ngạc Quân Tử Tích là em cùng mẹ với Sở vương, làm quan Lịnh-Doãn, tước vị cao sang, mà còn có thể cùng vui tận hết ý với người chèo thuyền Việt. Nay sao quân vương lại do dự hơn Ngạc Quân Tử Tích, thần tại sao không bằng người chèo thuyền, muốn nắm tay quân vương, tại sao lại không được ?" Tương Thành Quân đưa tay ra bước tới, nói: "ta từ nhỏ đã được người lớn khen đàng hoàng, chưa từng bất ngờ gập qua cảnh nầy. Từ nay về sau xin nghe lời chỉ dạy của tiên sinh."
Chính nhờ đoạn văn này mà Bài ca của người Việt còn tới ngày nay. Từ văn bản Hán ngữ đã nhiều người dịch ra tiếng Việt. Và đây là bản dịch có thể được coi là chuẩn:
Việt nhân ca
(Bản dịch Việt ngữ trên Diễn Đàn của Viện Việt Học)
Đêm nay đêm nào chừ, chèo thuyền giữa sông
Ngày này ngày nào chừ, cùng vương tử xuôi dòng.
Thẹn được chàng mến yêu chừ, nào chê phận thiếp long đong
Lòng rối ren mà chẳng dứt chừ, được gặp chàng vương tông
Non có cây chừ, cây có cành chừ; lòng yêu chàng chừ, chàng biết không?
Hơn hai nghìn năm nay, giai thoại vẫn nằm trong sách. Bao thế hệ đã đọc và ngợi ca đều bằng lòng với bản dịch mà chưa ai nghiên cứu nguyên văn của bài ca tức là bản tiếng Việt! Phải chăng đó là thứ ngôn ngữ bị mai một mà bao tháng năm do không hiểu được nên lớp lớp tài tử văn nhân bằng lòng với cái bóng, cái hình?
Biết bao nhiêu chuyên gia ngôn ngữ học cuả nhiều thế kỷ cận đại đã bỏ công nghiên cứu Ký âm của Việt Nhân Ca là ngôn ngữ gì? tập hợp cuả tập thể nghiên cứu Việt nhân ca gồm những người am hiểu hầu hết các ngôn ngữ, họ dẫn chứng là ký âm của Việt nhân ca có thể giãi thích bằng tiếng nói các dân tộc : Tráng tộc壮族、Đồng Tộc侗族, Bố y Tộc布依族, Thái tộc傣族, Thủy tộc水族, Mao Nam tộc毛南族, Hạ lào tộc仫佬族, Lê tộc黎族...Vì các dân tộc nầy đều có nguồn gốc từ Cổ-Việt-Tộc古越族。Và cuối cùng thì Thuyết Ký âm Việt Nhân Ca được kết luận là của người Choang-Tráng Tộc ...
...Hiện giờ Việt nhân ca được biết như là bài dân ca của dân tộc "Choang", được ghi lại bằng ký âm bởi người Sở thời Xuân-Thu.* Một số ý kiến cho rằng lịnh doãn nước Sở là Ngạc Quân Tử Tích sau khi nghe bài hát của người Việt rồi nhờ người phiên dịch ra tiếng Sở. Sở quá rộng lớn nên Bắc Sở thường tự xưng là Kinh Sở và Nam Sở tự xưng là Tương Sở hay Tượng Sở. Trong lịch sử xưa có khi Nam Sở tách ra độc lập là nước Dương Việt. Nếu ngược thời Xuân thu đi về xa nữa, thì tận xa xưa có “lịnh doãn" của nước Sở là Tử Văn vào triều đình nhà Chu nói chuyện bằng tiếng Sở mà nhà Chu xưng là Hoa lại không ai hiểu... Điều nầy được ghi nhận trong Sử ký. Xin quí vị xét kỹ yếu tố câu chuyện nầy mà đừng lầm rằng tiếng Sở là tiếng Hoa. Ngay cả "lịnh-doãn" nước Sở nghĩa là gì thì người Hoa cũng không biết, nên chỉ ghi chú: quan "lịnh-doãn" là chức quan tương đương với "tể tướng" hay gọi là "thừa tướng". Thực ra lịnh-doãn (令尹) là từ đa âm cổ: quan lịnh-doãn hay quan "loãn" làquan loan quan lang chỉ có trong tiếng Việt và người Việt mới hiểu. Quan chức người Việt thời Hùng Vương được gọi là quan lang "loan", khi ký âm bằng chữ vuông thì biến thành lịnh - doãn (令尹). Thời Xuân thu vẫn dùng ngôn ngữ Việt làm tiếng phổ thông giữa các quốc gia nhỏ ở Trung Nguyên và gọi là Nhã ngữ. Nhã ngữ là Việt ngữ mà ngày nay cũng bị gọi là Hoa ngữ, đã đơn âm hóa nên nhiều người lầm tưởng "Việt" "Hoa" là hai ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ "Trữ-la" thôn thì thực ra là "Tử la" thôn, có nghĩa là “thôn Tả". "Trả" “tả” hay "trái" chính là "Tó" (Triều Châu), “Chỏ" (Quảng Đông), "Chò" (Bắc Kinh) dù chung một gốc mà sau khi biến âm thì vùng nầy lại không hiểu ngôn ngữ vùng kia.
*Điều quang Trọng cần chú ý, là Nhà nghiên cứu cổ nhạc cuả các dân tộc ở Trung quốc là ông Phùng Minh Tường đã khẳng định "Việt Nhân ca" bị cho là tiếng Choang thật sự không ổn! vì tìm hết các thể điệu Dân Ca cuả Choang không hát được "Việt Nhân ca" trong khi "đó là 1 bài dân ca". nhưng ông ta cũng không tìm ra được "Việt nhân Ca" là của Dân tộc nào.
-Ký âm tiếng Việt của bài ca được ghi lại là:
滥兮抃草滥予 Lạm hề biện thảo lạm dư
昌枑泽予昌州州 Xương hằng trạch dư xương châu châu
饣甚州焉乎秦胥胥 Thực thầm châu yên hồ tần tư tư
缦予乎昭 Mạn dư hồ chiêu
澶秦逾惿随河湖 thìn tần du sâm, đề tuỳ hà hồ
(Bản ký âm nầy khi phiên ra Hán-Việt thì thường bị thiếu một chữ ở câu số 3:"", đó chính là chữ -Thực.)
Phiên dịch ra Hán Việt cho một bài dùng chữ tượng hình cổ để "phiên âm" tiếng Việt thì sẽ rất là khó vì có chữ không còn được dùng nữa, nên không có trong từ điển. Mà dù cho có tra tự điển thì chưa chắc đúng bởi vì giọng đọc ở các địa phương khác nhau. Thêm nữa, cách nhau đến ngàn năm thì tiếng nói và cách viết của một số chữ có thể thay đổi và lại biến âm theo từng miền ngôn ngữ v v... Bản ký âm nầy cho đến nay vẫn bị cho là phiên âm để ghi lại tiếng "Choang" tức là tiếng "Thái" của Tráng tộc.
Nay tôi xin trình bài "Phục nguyên" những chử của ký âm cuả Việt Nhân ca như sau :
Chử đã ghi lại Việt nhân ca được thể hiện bằng 33 chữ. Xin trình bày lại và xếp theo ý tôi:
... 湖。
***những chữ phiên âm ghi giống nhau, thì khi tìm hiểu, phiên dịch, phải là cùng 1 chữ. Nếu không, thì là Sai. Sở dĩ người ta phiên dịch sai "Việt Nhân Ca" là vì không khắc phục khuyết điễm nầy.
Ví dụ:_滥滥,予予予,昌昌,州州州,乎乎,
- Đó là tiếng Việt, Xin sắp xếp lại, vì rất quang trọng, cho đúng thơ lúc -bát , 6-8: (chú ý 2 chữ có gạch nối là 1 chữ "đa âm")
- Lạm hề biện-thảo lạm dư
- Xương hoàng trạch-dư xương châu thực
- Thẩm châu yên hô-tần tư tư
- - Mạn dư hô-chiêu thìn tần du sâm đề-tùy.
... 湖。 Hà Hồ.
-Để dịch bài này từ tiếng Việt xưa ra tiếng Việt nay : xin giải thích những ký âm của Việt nhân ca:
: "Lạm" là "Lam" hay "nam" tức là "Năm", "L" và "N" thường là biến âm, ngày nay màu "Lam" tiếng Triều Châu là "Nam". Rất nhiều nơi ở Quảng, Triều, Việt thường lẫn lộn "L" và "N".
: Hề... hầy, nầy, nè, đây... nhiều biến âm.
抃草: Biện-thảo là từ đa âm của "bảo".
: "Dư" còn có âm "ia" (Triều Châu, Bắc kinh): Năm "dư" có thể như ngày nay là "năm kia", "năm Xưa"
: ký âm "xương" là "thương". Ngày nay tiếng Quảng Đông-thuần Việt là "Sẹc", Triều Châu-thuần Mân Việt là "Siaiê".
: "Hằng" hay "Hoàng".
泽予: "Trạch-Dư" hay "Trạch-Dử" là "Trử” hay "Tử",
: Thực, tiếng Quảng Đông à sực, Bắc kinh Sữa: phát âm như là "Xưa".
: Thẩm hay Thậm là Sẩm, sửm, sơm tiếng tiếng Quảng Đông, và Bắc kinh "Sum" phát âm như "Sớm".
: Châu, phát âm Mân Việt -Triều Châu thì đọc là "Chiêu", "Chiệu" như "Chiều".
: (zen)Hiện nay phiên âm là "Yan" phát âm tiếng Bắc Kinh như em.乎秦: "Hô-tần" đa âm, là "Hận" đơn âm.乎昭: "Hô-chiêu" đa âm là "Hiểu" đơn âm.
: "Thẳn" hay "Đặng" hay "được". Nếu tra tự điển và phiên dịch là "Thìn" hay "chiền" là không đúng! Bên trái là bộ "Thủy" và bên phải là chữ "Đàn", đọc là "Thẳn" hay "đặng" và nghĩa là "nước xối... thẳng, thông, đặng". Tiếng Quảng Đông: "Thànn", Tiếng Triều Châu: "thànn" hay "thạnn".胥胥: "tư tư" là Tương Tư.
: Tần Du, là ký âm "tình duyên" hay "tình yêu", là Tsình của tiếng Triều Châu ngày nay, , du, Duyè (Quảng đông), Dua (Triều Châu).
: "Sâm" là Sâu, tiếng Quảng Đông ngày nay "sâu" vẫn là "Sâm".
惿随: "Đề-Tuỳ" đa âm là "đùy" đơn âm, là "đầy"
- Hà: Hò - Hồ: Hớ
Như vậy, nghĩa Việt của bài ca như sau:
Năm nầy bảo năm xưa
Thương Hoàng tử thương chiều chiều xưa
Sớm chiều em hận tương tư
Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.
....Hò Hớ.
Theo khảo cứu của tôi thì Việt nhân ca là thơ lục bát của tiếng Việt, phù hợp với câu hò của dân ca Việt. Nếu thể hiện bài ca bằng thể lục bát ngày nay thì sẽ là:
Hò... ... hớ...
Năm nầy bảo với năm xưa
Thương chàng hoàng tử thương chiều chiều xưa
Sớm chiều em hận tương tư
Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.
Việc khảo cứu và giải mã bí mật của Việt nhân ca, đối với tôi rất là dễ bởi vì tôi biết chữ tượng hình người Hoa đang dùng vốn là chữ Việt. Khi nghiên cứu cổ sử, tôi thường đọc theo nhiều phương ngữ khác nhau là Bắc Kinh, Quảng Đông, Triều Châu, Hán Việt. Vì thế có thể nói, nhìn vào Việt nhân ca là thấy được bài thơ Việt liền! Thích thú với chi tiết 2800 năm về trước, tiếng Việt đã dùng "biện- thảo" là "bảo" , "nầy" kia, "nầy" xưa, "thương chiều chiều xưa", "em hận tương tư" v v... Nhưng có điều tôi chưa biết "Hò...hớ" là nghĩa gì và cũng chưa bao giờ nghĩ đến sẽ tìm hiểu "Hò......Hớ" là gì! Vậy mà Việt nhân ca bản gốc đã làm tôi kinh ngạc và "ngộ" ra rằng "Hò...hớ" là dân ca của người Việt khi gắn bó với sông hồ, với ghe, thuyền: Hò...Hớ nghĩa là "Hà " ..."Hồ "
...Ghi Chú: xin hãy Tham Khảo, và Đọc thêm các trang :
Việt nhân ca - Bài ca Việt nữ cổ:Th.s Nguyễn Ngọc Thơ (Trường ĐH khoa học xã hội và Nhân Văn TP. HCM).
Thảo luận Việt Nhân ca: Viện Việt Học
-Nhà nghiên cứu: Phùng Minh Tường- 冯明洋:Việt Nhân Ca- 越人歌 có liên hệ Tráng Ngữ? -Dân tộc Choang-: không chính xát, vì không phù hợp thể điệu dân ca Tráng Ngữ :http://www.ce.cn/kjwh/ylmb/ylzl/200907/11/t20090711_19510768.shtml
Thảo luận và phân tích Việt Nhân Ca bên tiếng Hoa ...rất hay, nhưng rất tiếc...chưa đúng:http://forum.bomoo.net/showthread.php?t=1851
-Dùng Từ "越人歌" search trên Google:sẽ thấy 69,900 trang
-Dùng từ "越人歌" tìm trên Baidu.com: sẽ thấy 196,003 trang:
-Có rất nhiều bloger sưu tầm và thảo luận "越人歌"
Đỗ Thành