Các Trang

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Nguồn Gốc Chữ Nôm


Có rất nhiều và đủ bằng chứng hiển nhiên là chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt.
2800 năm trước có bài hát của người Việt khi chèo ghe, là bài “Việt nhân ca” được truyền đến ngày nay, là chữ Nôm.
2500 trước có “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu-Tiễn nằm trong sách Việt Chép, là chữ Nôm.
Các truyền thuyết, cổ sử, cổ thư và cổ thi từ dân gian cho đến sách của Khổng Tử biên soạn, và “từ điển” thời xưa v v... đều sẽ chứng minh được là “hin nhiên” rằng: chữ Nôm có trước!
Tôi xin trình bài khảo cứu nguồn gốc chữ Nôm và Chữ Nôm có trước chữ Hoa và Hán-Việt với nhiều bằng chứng rỏ ràng được xét từ giáp cốt văn, cổ thư-cổ sử.
Xin lần lượt xem qua từng bằng chứng:
Sách “Thuyết-Văn” còn gọi là “Thuyết văn gii tự”do Hứa Thận thời Đông Hán biên soạn, bao gồm 2 phần là Thuyết văn và Trọng Văn.
- Phần Thuyết văn gồm 9.353 ch, chia theo 540 bộ chữ.
- Phần Trọng Văn gồm 1,163 chữ, chỉ ra những ch cùng âm cùng nghĩa nhưng mà cách viết khác nhau.
Sách Thuyết Văn gồm 14 chương chính và 1 chương mục lục, tổng cộng có 133.441 ch trong lời ghi chú để gii thích ch nghĩa. Năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Công nguyên, năm 100), sách Thuyết-văn được hoàn tất nhưng mãi đến năm Kiến Quang thứ nhất (Công nguyên, năm 121 ), Hứa Thận mới giao cho con là Hứa Xung dâng lên triều đình Hán .
Nguyên bản của Thuyết văn đã thất lạc, cũng là nhờ các thư tịch khác thời Hán và các đời sau đã dùng Thuyết văn để dẫn chứng nhiều, cho nên, sau nầy người ta có tài liệu biên soạn lại sách Thuyết văn. Thời Bắc Tống , rồi đến thời Mãn Thanh đều có người nghiên cứu và hiệu đính.
Sách Thuyết văn dùng 2 phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ, rồi giải thích nghĩa, tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển đầu tiên. Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn.
-“Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái) để đọc ra phát âm của ch cần tra cứu. Ví dụ:
Phát âm ch “Thiên ” là theo cách nói lái của “Tha-Tiền 他前”, là “Thiên Tà”, thì sẽ biết “Thiên” là phát âm của ch “Thiên : = 他前.
-“Thiết” là nhất thiết, là tất cả: ch đầu lại dùng luôn âm vần của ch thứ 2 đ phiên âm ra giọng đọc của ch cần tra cứu. Ví dụ:
Phát âm ch “Thiên ” là dùng ch “Tha-Tiền 他前. Với cách đánh vần ch “Tha ” dùng luôn âm “iên” của ch “tiền” thì sẽ được Tha-iên-Thiên: =他前.
Hai phương pháp “phản” và “thiết” có cách dùng trái ngược nhau, nhưng nhập chung lại thì cách nào cũng được, và gọi chung là “phương pháp phản-thiết” để phiên âm.
Nhờ cách phiên âm phản-thiết của Hứa Thận, cho nên người ta có thể căn cứ vào cách đọc của Thuyết văn để phục nguyên âm đọc Hán ngữ cổ. Cách giải tự trong Thuyết văn có nhiều đóng góp cho việc khảo cứu ngôn ngữ học. Qua đó, người ta có thể phục nguyên cách đọc của thời cổ xưa. Đời nhà Thanh có bốn học giả nổi tiếng đã nghiên cứu và hiệu đính Thuyết văn.
Có hiện tượng “không bình thường” là khi dùng tiếng Hoa ngày nay để đọc “Hán ngữ” cổ thì khó khăn, không thích hợp, còn dùng tiếng Việt để đọc lại dễ dàng. Từ đó rút ra kết luận: đọc Thuyết văn theo tiếng Việt thì đúng, mà đọc theo tiếng Hoa thì nhiều khi sai vì không hoặc khó phiên âm đúng.
Chính vì tiếng “Hoa” không đọc nổi “Thuyết văn giải tự”, cho nên các đời sau nầy khi biên soạn lại sách Thuyết văn, người ta thêm vào cách phiên âm “mới” hơn so với thời Cổ đại. Dù là như vậy nhưng, những âm Trung Cổ đại lại một lần nữa cũng gần với âm Việt hơn là tiếng Hoa ngày nay. Chúng ta có thể nhận ra những phần phiên âm theo cách “phản-thiết” mà người đời sau thêm vào. Khi đọc sách Thuyết văn thấy đã có hướng dẫn cách đọc chữ của Hứa Thận rồi mà lại có thêm 3 chữ “X X thiết” nữa mà lại khác với cách “hướng dẫn các đọc” của câu có trước thì đó là bản được “soạn” lại! Bản nào được biên soạn vào đời nhà Thanh thì có thêm phần “XX thiết” đọc theo tiếng quan thoại-phổ thông được hơn.
Liệu có còn bản chính của Thuyết văn do Hứa Thận thời nhà Hán viết ra không? Không! bản Thuyết văn xưa nhất hiện thời, cho dù được gọi là “nguyên bản”, được chụp hình đăng lên Internet hay in thành sách để bán thì cũng là bản được biên soạn vào thời nhà Tống ! Những bản khác còn được làm muộn hơn nữa.
Nhưng dù sao đi nữa, sách Thuyết văn có giá trị là nhờ nó giữ được nhiều nguyên văn cổ xưa của Hứa Thậnnhiều điển tích trong những lời giải thích. Đồng thời sách cũng đưa ra quy tắc chữ viết cùng một bthì có phát âm giống nhau v v... Tôi nhận thấy, đọc Thuyết văn theo tiếng Hoa-quan thoại thì không phiên âm được chữ như chú dẫn của Hứa Thận, còn khi đọc theo các tiếng Việt thì đọc đúng! Ví dụ:
- Chữ , tiếng Hoa ngày nay đọc là “Xia”. Thuyết văn ghi: : 中國之人也. 從夊從頁從��. ��,兩手. ,兩足也. 胡雅. (Hạ: Trung Quốc chi nhân dã.Tùng xuôi tùng hiệt tùng cúc. Cúc, lưỡng thủ. Xuôi, lưỡng túc dã. Hồ nhã thiết.)
Gii thích chi tiết nghĩa là: Hạ: người Trung Quốc vậy. Viết theo xuôi theo hiệt theocúc��. Cúc , hai tay (cúc: khép, chấp 2 tay). Xuôi, hai chân vậy. Hồ nhã thiết.
-Phiên âm theo cách phản: Hồ nhã = Hà nhỗ, âm : “Hạ”
-Phiên âm theo cách thiết: Hồ-nhã=Hồ-a-ha , âm : “Hạ”.
Một đoạn ngắn nêu trên khi tra chữ Hạ cho thấy thời cổ đại cho đến thời nhà Hán thì chữxia của tiếng Hoa bây giờ, ngày xưa đọc là “Hạ”. Như vậy, rõ ràng là dùng tiếng “Hoa” khi tra Thuyết văn là trật, là không thích hợp. “Hồ nhã” không bao giờ phiên âm ra thành “Xia”. Đọc theo tiếng Hoa-quan thoại thì “胡雅 (Hủa + Dã)” không thể nào đánh vần ra “Xia” theo cách “phản và thiết”. Cũng nhờ phần chú thích giải tự thì biết được ngày xưa khép tay, khoanh tay, hay chấp tay gọi là Cúc��và hai chân xuôi thì viết là xuôi.
*Đặc biệt: “Hồ nhã-胡雅” đọc theo Mân Việt “Nhã” là “Nghé”, “nghe” hay “nghè” thì “phản thiết pháp” cuả Hạ trở thành âm theo tiếng Triều Châu và Việt Nam.
Bây giờ ta thử xét một vài ch có cách đọc khó và lạ xưa nay:
http://shuowen.chinese99.com/image.php?num=1566&s=0
��也。从言番聲。《商書》曰:王譒告之. 補過切
ch Bôn Boa- dã. Tùng ngôn bàn thanh. (Thương thư) viết: “Vương bôn cáo chi”. Bổ qua thiết, là “ Bổ-ua=bua-boa”.
Bua (Bổ qua thiết) là phiên âm của đời sau. Nguyên văn của “Thuyết văn” là “ngôn-bàn thanh言番聲.”=Bôn.
Bây giờ người ta đọc ch Bôn (bua-boa)-là “Phiên” hay là “Phồn. Đọc là “phồn” thì còn hợp với Thuyết văn đã ghi là “ngôn, bàn thanh”. Bôn hay Phôn hay Phồn giống nhau, chỉ là đọc giọng nặng nhẹ khác nhau theo từng miền “đông, tây, nam, bắc”. Người ta còn đọc làphiên theo âm chữ ghép bên phải là “phiên”; và cách đọc “phồn” là vì ghép vầnphiênngôn. Nhưng thời xưa lại đọc ch phiên là “bàn.
Xin giải thích thêm: vết tích của âm “Boa” còn được dùng trong tiếng Triều Châu- Mân Việt ngày nay. Hiện giờ tiếng Triều Châu vẫn gọi “bàn chân” là “kha-bóa” (Kha là kẳng/cẳng, Boa là bôn/bàn…Bàn là bàn tay, bàn chân). Từ nguyên văn “tùng ngôn bàn thanh” của “Thuyết văn” thì chúng ta biết được ở thời Cổ đại đọc là “Bôn, Bồn, Bàn”, đến thời Trung Cổ người ta “biên soạn” lại Thuyết văn thì thêm vào “Bổ qua thiết = Bua = Boa” phù hợp với “kha-boa (bàn chân)”. Bên tiếng Triều Châu còn dùng cho đến ngày nay. Âm của các “Nho gia (?)” từ từ biến thành “Phiên- như tên gọi nước “Thố phiên” hay “Phồn- tức là nước “Thổ phồn”.
“Phiên” hay “Phồn” có sau và được dùng cho đến ngày nay. Người ta lại đặt tên gọi đó là “từ Hán-Việt”! Tên gọi là gì cũng được! điều rõ ràng là “Hán-Việt” của “phiên” hay “phồn” có sau, còn chữ Nom “bóa” “boa” “bàn” mới là có trước và đã được ghi trong sách “Thuyết văn” cũng như tồn tại trong dân gian Việt cho đến ngày nay. Cho nên nếu nói rằng “bàn” là “Nôm” thì rõ ràng là Nôm có trước.
(Dưới đây sẽ xét đến âm chữ Bàn trong Thuyết văn...)
Phiên: Thú túc vị chi phiên. Tùng thể; điền, tượng kỳ chưởng. Phù viên thiết. Phiên: Chân thú gọi là phiên, viết theo thể; theo điền, như là chưởng (chưởng: bàn, bàn tay).
Phần trên là tôi phiên dịch theo “đa số” hiện giờ! chứ thật ra thì đoạn văn trên phải phiên dịch là “ Bàn: thú túc vị chi bàn, tùng thể; điền, tượng kỳ cng.
Đây là vết tích của ch Phiên trước và ngay thời Hán, vào lúc ông Hứa Thận còn sống thì đọc là Bàn. Cho nên còn cách gii nghĩa phần nầy như sau: { Bàn: Thú túc gọi là Bàn. Theo (thể)b ; (Điền)đàn, tựa như cái chưng. Bàn: chân thú gọi là bàn (bàn chân), viết theo b(thể)đàn(điền), tựa cái bàn (tay, chân)...} Vì sao lại “diễn m” như vậy ? Vì thuyết văn đã viết đây là “ngôn- bàn thanh” {Chữ bẻ(thể) quá đặc biệt! “thể” là “hái” là “bẻ”/ví dụ: “Thể Trà” là “hái” là “bẽ” “chè-trà”: [Chữ Bẻ(thể) gồm chử mể và 1 dấu “ngắt” hay “cắt” ở phía trên mà tiếng Triều Châu đọc Mể là “Bía” và có thêm cái dấu dấu cắt phía trên thì có giọng đọc thành “bẽ” là rất phù hợp]. Tiếng Triều Châu còn đọc là “bboi” hay “bbé” hay “tiaé”, (tiếng Triều châu : “hái lá” là “tiáe Huêét” hay “Bbé Huêét” Huêét âm chử Hiệt nhưng mang nghĩa là “Lá” ), tiếng Quảng Đông là “chsổi”, tiếng Bắc Kinh là “chsài. Chsổi hay chsài như là đọc “thể” không chun mà thành “chsể, chsề”, còn “thể” đọc không chun qua vần “T” sẽ thành “tể” hay “Tiae” ; còn âm “bbé” hay “bẻ” là giống nhau}.Xin hỏi ai là chuyên gia về “Hán-Nom” thì những âm của một ch “đặc biệt” như vậy thì là âm nào là “Hán” và âm nào là “Nôm” và ch Hán có trước hay là Nôm có trước? Điều thú vị khi nghiên cứu Thuyết văn gii tự của Hứa Thận đ phục chế cổ Hán ngữ thì thấy rõ phát âm thời Tần và Hán giống như các tiếng nói Việt Nam và Quảng Đông (Việt), Phước Kiến-Triều Châu (Mân-Việt) ngày nay; và cũng phát giác những biến âm đã khác tiếng Việt thời cổ đại mà các phương ngôn Việt Nam, Quảng Đông, Triều Châu còn giữ được.dụ tiếng Vit Nam còn giữ được tiếng “bàntay, “bàn” chân, và Triều Châu giữ được “boa-boá” hay là “póa” Trung cổ đại mà thời Hán đã được ghi lại trong “Thuyết Văn”. Biến âm của Bàn-bồn-bôn/ tùng “ngôn” “bàn” thanh trở thành bua-boa-bóa-poá, trở thành “biên” rồi thành “phiên” và “phồn”...! Thực ra thì từ “bàn-bèn” biến thành “biên, bua, phàn, phền, phồn, phiên v v...” đó là quy luật biến âm thường tình của ngôn ngữ theo miền và theo thời đại với nhiều tiếp xúc văn hóa và phát triễn khác. Cổ âm xưa là Bàn, giáp cốt-Kim văn đã vẽ rõ ch nầy bằng hình bàn chân thú. Ngày nay chỉ có tiếng Việt Nam còn dùng “bàn” là “bàn tay- bàn chân” thì rõ ràng là tiếng Việt Nam còn giữ được âm cổ xưa nhất, và cũng là một minh chứng giọng “Nôm” của ch “Nôm” là có trước: có thể nói giáp cốt văn-ch tượng hình đầu tiên là “ch Nôm”.
http://shuowen.chinese99.com/image.php?num=720&s=13Cổ văn vẽ ch tượng hình: phiên là “bàn -” , ch xưa là tượng hình, vẽ “ch phiên” là bàn chân thú có móng vuốt, ngay cả chú thích “附袁切phù viên thiết. Ngày nay đọc như vậy thì làm sao đúng với ngày xưa? Nếu đọc là “bùa vang- 附袁” là “bàn (vua)” thì hoàn toàn đúng là “bàn” như chú thích trong Thuyết văn vậy! Bi vì chính ch“bùa(Phù) của bùa chú là đồng bộ thì đồng âm với ch bùa(Hay “Phù”, hay “Phụ”) đó thôi.
Cổ chỉ (nghĩ)= kỷ, ngày nay dùng ch nầy cho ý nghĩa “liên kết”, mà khi có 2 ch “liên kết” lại đọc là “liên hệ”. Thật ra thì xưa Trung Cổ ghi là “古詣cổ ngĩ =k biến âm “kỷ” thành rakết” nhưng sau nầy thành ra “hệ” như ngày nay. (Ngày xưa đọc chchỉNghĩ:Ngôn chỉ = nghĩ và phiên âm là 五計 / Ngũ kế). Phân tích kỷ lưỡng lời trong Thuyết văn sẽ thấy rõ là “nọc độc của chó gọi là “Cẩu Kỷ (nọc độc)” và “Tùng thảo kỷ thanh” lại là viết theo bộ thảo với là âm “Kỷ- hay kỳ”. Vì tiếng xưa không cố định thanh sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng nên âm “kỳ” gần với “kề” và hoàn toàn phù hợp với “liền kề” cũng có nghĩa tương t như “liên hệ”. Qua khảo cứu kỷ lưỡng, sẽ có đủ lý do đ phục nguyên ch Nôm cổ đại “kề” đã có trước âm “hệ” quá mới, và âm “kỷ” với “kết” cổ đại vẫn có sau âm “kề”. Vậy:“liền kì” hay “liền kề” là có trước “liên hệ”
Ngôn bộ 言部 nghĩ(chỉ) 至也 chí dã从言旨聲 tùng ngôn, kỷ thanh 五計ngũ kế =ngễ(thiết) . Từ khảo cứu nầy thấy “thánh chỉ” thời Cổ đại gọi là “thánh nghĩ”, và đến thời Trung cổ là “thánh nghễ” cho nên phiên âm là “Ngũ Kế五計” = Nghễ, ngày nay là “chỉ.
Chỉ bộ 旨部 kỷ 美也mỹ dã。从甘匕聲tùng cam tỉ thanh; âm cam theo tỉ thanh là “kỷ”。凡旨之屬皆从旨phàm chỉ chi thuộc giai tùng chỉ職雉切 chức thị thiết =chỉ (biến âm thànhchỉ): xưa đọc là “kỷ” vì là “cam” với “t thanh”. Nay đọc là “chỉ”
Mộc bộ 木部 Tỷ(mứ, máng) 《禮lễ》有柶hu tỷ. tỷ/tứ(mứ, máng), 匕也tỉ dã。从木四聲 (tùng mộc” “ tứ thanh ) âm cổ là theo mộc , với “tứ” thanh, tức là “mứ” hay “máng”, cái “máng” đựng thức ăn, cái “máng” hay cái “mứ” hay cái “tỷ”, cái “kỷ” lại là dùng đ đựng thức ăn trong dịp lễ息利切 tức lị thiết = tỷ (ghi chú: l đọc là “l, chỉ đến khi có vua tên Lê Lị thì kỵ húy nên lị mới đi đọc thành lợi).=> 从木四聲 Tùng mộc tthanh: mộc + tứ là “mứ”/ máng là “ch Nôm” có trước, âm “tỷ” có sau và chỉ đọc “tức lị息利” bằng Hán-Việt được mà thôi, còn “xĩa lía息利= “xĩa/ tiếng bắc kinh và “xíc lì息利= “xi/ Tiếng Quảng Đông và “xech lịa息利”= “xia”/ Tiếng Triều Châu... đều “khó lòng” và “không” “phiên âm” được chnầy thành ra ch nào có âm chính xác theo cách “phản” cũng như là “thiết”! Chính vì vậy mới thấy được cái âm “Mứ, Máng” là chính xác và có trước, và âm Tỷ là có sau. Các “phương ngôn” khác của ch nầy thì khỏi bàn luận... vì không dùng nỗi, dùng sai hoặc biến âm khác xa rồi, hoặc không còn dùng chữ nầy nữa. Chữ nầy cũng là một bằng chứng rằng tiếng Nôm, ch Nôm có trước!
Chữ “gần” ở Triều Châu đọc là “gìn/ kìn”, ở Phiên Ngung đọc là “khạnh/ cạnh”, ở Bắc Kinh đọc là “Jín”. Thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là “cận ; chtiệm” ở Triều Châu đọc là “tiẹm”, ở Quảng Châu đọc là “tiêm”, ở Bắc Kinh đọc là “tién”, thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là “điếm. Gần-gìn, khạnh/cạnh với “jín” cũng chính là “gìn”, cùng với “tiệm” “tiêm” “tiẹm” “tiién”... Xin nhấn mạnh là riêng ở bên “tiếng Hoa” thì đã chứng minh và công nhận rằng tiếng Quảng Đông và Triều Châu là có trước tiếng Hoa-Bắc Kinh mấy ngàn năm. Như vậy cũng có nghĩa là chữgần/ cạnh” có trước chcận hay jín” và “tiệm/tiêm” có trước “tién” hay “điếm” của “Hán –Việt” vậy.
Ngày nay, lại có Khương Nhung bên Trung Quốc xuất bản tiểu thuyết “Tô tem Sói”, cho rằngch tượng hình chính là do dân du mục sáng tạo ra. Từ lý giải chữ M chính là con lớn mập là đại, thì là đẹp, đẹp lòng khi nuôi được con dê lớn thì là M, (=+) tác giả cho rằng ch vuông là của dân “du mục”. Vì vậy đẹp, M là “nuôi dê” là “du mục” và “Người Hoa-gốc bắc-du mục” sáng tạo ra ch vuông! Khương Nhung nói về cái “đẹp” làM mà không dính líu với trồng tỉa và nông nghiệp! Tác giả cố tình không biết hay là thật sự không biết rằng:
Chữ L là cũng là mỹ là đẹp, và ch lệ còn hay hơn ch M nhiều! Chữ Lệ là con nai(鹿lộc) vàng ngơ ngác với trên là đôi mắt nai mở to chứ không nhắm lại! Nvậy, xét theo chữ Lệ thì chữ vuông là thợ săn hay “thi sĩ” hay “họa sĩ” sáng tạo ? Xin hãy cười cho vui! Người đời hay dùng chung nói đẹp đẽMỹ Lệ-美麗 hay diễm lệ-艷麗.
Xin dẫn chứng tiếp:
- Chữ Diễm là “đẹp” diễm tuyệt, là sắc đẹp đầy tràn, bên trái của chữ Diễm là chữPhong, bên phải là chữ Sắc. Chữ Phong gồm chữ Đậu(hạt đỗ-hạt đậu) bên dưới và hình ảnh bông lúa “”đầy đồng phía trên, “diễm” được diễn tả bằng “sắc đẹp” của bông lúa“” và đậu(đỗ). Khi phục nguyên chữ Nôm thì chữ “Diễm” nầy lúc đầu có phát âm là “Đẹp”. Vì sao? Vì rất nhiều địa phương không phát âm vần “Đê/đ” được! Ngày nay tiếng Bắc Kinh, Quảng Đông, Triều Châu đều không có âm “Đ”, cho nên đã đọc “Đẹp“Dep-diẹm” rồi thành-diềm (tiếng Quảng đông ngày nay), diễm(Từ Hán-Việt),dén/yen (Tiếng Bắc kinh ngày nay)
- Phục nguyên chữ Nômlệ” chính là “đẽ” vì “đẽ” nhiều nơi đọc không được, đọc trệch thành “lẽ” và “lẹ” rồi thành “lệ” . Nhập chung lại sẽ thấy “đẹp đẽ-艷麗” sinh ra “Diễm lệ” trở thành “dim lệ-艷麗
- Phục nguyên chữ NômPhong” có thể chính là “bông” vì chữ nầy nói về “bông” lúa và âm “đậu” hay “đỗ” hoàn toàn phù hợp ý nói “đậu bông”, “trỗ bông”. Phong phú豐富 là bônglúa豐富, có nhiều lúa (với phú gồm chữ Điền và bông lúa) là giàu! Chữ “bông(Hoa)”kết với chữ “sắc(sắc đẹp)” thì đúng là “đẹpDiễm”.
- Ch Nhã là tao nhã, là đẹp với ch “nha ” tức là manh nha, nhú mầm, nẩy mầm, nhảy mầm của hạt giống mới nẩy mầm. Phục nguyên giọng đọc của “Nha” và “Nhã” chính là “Nhảy/” bị đọc trệch là “Nhã” Hán-Việt và “Ngạ” / tiếng Quảng Đông, “nghè-Nghe, nghé”/ Tiếng Triều Châu, và “Dã(ya)” / Tiếng Bắc Kinh chính là dân nông nghiệp ca tụng cái đẹp của “nhẩynẩy, nhú” mầm của hạt giống.
Chữ Phước có Y//áo, cũng có Điền là ruộng lúa nước.
Có thể kể ra thật nhiều trường hợp nữa, nhưng tôi tạm dừng ở đây, vì muốn nói cho cùng, phải làm một công trình quy mô khảo cứu và dịch toàn bộ sách Thuyết văn. Nhưng để chứng minh chữ Nôm của người Việt có trước chữ Hán của người Hoa thì có lẽ cũng là đủ, vì còn phải dẫn chứng qua phần chi tiết khác.
Thứ chữ mà tôi gọi là chữ Nôm thì nhiều người gọi là chữ Việt cổ. Không sao, chỉ là cách gọi. người Hoa Hạ đã dùng chữ Nôm của người Việt cổ phương Nam chế ra chữ Hán.
Khi tìm ra cội nguồn chữ Nôm, sẽ càng hiểu mức độ văn hóa và sức sống mãnh liệt nguồn gốc và văn minh Bách Việt của tộc Việt, càng cảm thông và kính phục cha ông mất bao trí tuệ và công sức sáng tạo và bảo tồn cho chúng ta về chữ và ngữ của tổ tiên.
Chử Nôm có trước từ xưa và vẫn tồn tại trong suốt qúa trình lịch sữ và cho đến ngày hôm nay; Đó là lý do vì sao tôi đã phục nguyên được “Việt nhân ca” và “Duy Giáp lệnh”.
(Còn tiếp…{Với bằng chứng “kinh Hoàng” và “rỏ ràng” hơn})
Sacramento Ngày 29 tháng 03 năm 2010.
Đỗ Thành/ Nhạn Nam Phi

Ghi chú: Có qúa nhiều quan niệm xưa “Truyền thống” về chử Nôm.

-Xin tham khảo thêm các bài và tài liệu sau đây.

*“Ghét đời Kiệt Trụ” . Tác giả : Nguyễn Thiếu Dũng
* ”từ chử phụ đi tìm nguồn gốc chử tượng hình” . Tác giả : Nguyễn Thiếu Dũng.
*nghị luận “văn tập” của tổ ngôn ngữ quốc tế hán học hội lần thứ 3

*Bách Việt Sử : Những lớp bụi mờ của lịch sử ̣( 2 ): Sở LÀ VIỆT ...là Văn-Lang .

*Thuyết Văn online: http://shuowen.chinese99.com/index.php

Đỗ Thành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét