Các Trang

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Học Giả Hoa Kỳ Và Kinh Dịch


LTS: Đây là một bộ sách lớn của một học giả Mỹ, Richard J.Smith có giá trị nghiên cứu. Những người tìm về nguồn gốc văn hóa Việt không thể bỏ qua. Lấy những dữ kiện chuyên môn của một học giả lớn người nước ngòai thường tăng thêm giá trị bài viết của mình vì tâm lý “Bụt nhà không thiêng”. Điều quan trọng ở đây, tác giả R.J Smith chưa nhìn thấy là Nguồn gốc Kinh Dịch từ đâu ? Qua trang mạng anviettoancau.net, chúng ta đã có đầy đủ dữ kiện khảo cổ học, dân tộc học, di truyền học, nhân chủng học … xác quyết nguồn gốc Kinh Dịch bắt nguồn từ tổ tiên người Việt.
Trân trọng giới thiệu bộ sách này với độc giả An Việt.
VŨ KHÁNH THÀNH
anviettoancau.net

            

     Về cuốn Dịch của Ông Richard J. Smith
VIỆT NHÂN


The Yijing ( I- Ching or classic of Changes   )
Fathoming the cosmos and ordering the World
 Ông Richard J. Smith đã để cả cuộc đời và đã nghiên cứu trên 100 cuốn sách về Dịch để viết ra cuốn sách The Yijing: . Cuốn sách được xuất bản vào năm 2008. Theo tin tức cho biết tác giả cũng chưa biết ai là chủ nhân ông của Kinh Dịch. Chúng tôi chưa được đọc, chưa biết nội dung ra sao chúng tôi chỉ nêu lên  ít điểm về nguốn gốc  của Dịch. Trước đây ở Việt Nam có Cụ Ngô Tất Tố và Cụ Phan Bội Châu . . .cũng viết Chu Dịch, cứ đinh ninh là  Dịch của nhà Chu bên Tàu, thực ra Chu đây là chu tri, chứ thực sự không phải là của nhà Chu, đây là sự chiếm công vi tư.
Cách đây mấy thập niên, triết gia Kim Định đã khai quật ra Việt Nho và triết lý An vi. Việt Nho là Nho giáo có nguồn gốc từ Việt tộc, mà nên tảng của Việt Nho là Việt Dịch. Theo chỗ chúng tôi biết thì triết gia Kim Định là người đầu tiên khẳng định những vấn đề sau đây :
             1.- Nho có gốc từ Việt mà nền tảng của Nho là Việt Dịch, mà nền tảng Việt Dịch  đã được thai nghén  từ nền Văn hoá Hòa bình qua huyền thoại:   Hiền triết Ta nê ở Thái Bình Dương lên thăm kho trời được ban  cho 3 thúng khôn và  2 thúng quyền lực.  Qua thời khai quốc nước  Văn Lang thì lại được kiện chứng qua huyền thoại Tiên Rồng ( số 2 ) .  Cha Lạc Long gặp Mẹ Âu Cơ trên cánh đồng Tương, hay là “ Thuận Vợ thuận Chồng tát bể Đông cũng cạn”  ( 2 →1 ). Nho giáo công thức thành “ Đại Đạo Âm Dương hoà “
Đền thời nhà Ân thì lại được gởi gắm vào Ngọc Long Toại tức là cặp Vợ Chồng đang được chôn dấu ở Phương Nam mà vọng khí còn chiếu lên trời. (truyện Việt tỉnh).
Hiện nay có nhiều vị cũng bàn về Tiên thiên, Hậu thiên và Trung thiên đồ, về Hà Đồ, Lạc Thư cùng các quẻ để truy nguyên  những đồ hình đó đều là của Việt tộc. Còn Dịch nòng nọc cũng truy nguyên về Gốc Tổ Hùng Vương. Chúng tôi chưa có thì giờ để học về những vấn đề đó, nên không dám lạm bàn.
Tóm lại những bộ số huyền niệm 2 - 3 - 5  là nền tảng của Việt Nho, ta có thể tìm thấy trong 5 lâu đài Văn hoá :
             a.- Huyền thoại Tiên Rồng
            b.- Cây Phủ Việt
            c.- Sách Ước
            d.- GậyThần
            e.- Trống Đồng
            2.-  Nền tảng của Kinh Dịch là sự khám phá Thiên lý của tổ tiên Việt, Tổ tiên Việt đả dấu cái gốc đó trong Huyền thoại mà người Tàu không nhận ra, nên Dịch của Người Tàu chỉ chú ý tới cái Ngọn 64 quẻ để bốc phệ, nên bỏ mất phần Gốc tinh hoa của Dịch.
           3.- Tinh hoa của Dịch nằm trong nền tảng Biến hoá của các cặp đối cực (số 2), nhờ lập được thế quân bình động mà đạt trạng thái hòa, đó là thiên lý là dịch lý. Ngoài ra còn có Triết lý Tả nhậm, tinh hoa của Ngũ hành và Tam tài.
             4.- Tuy Khổng Mạnh viết nhiều về Tứ thư Ngũ kinh, nhưng không bàn nhiều về các tinh hoa của Triết lý Tả nhậm là nguyên lý Mẹ, về Ngũ hành không nhận ra vị trí “Dàn hoà“ quan trong của Trung cung hành Thổ, và cũng chẳng bàn  gì về Tam tài, là cấp tối thượng của con người, tất bỏ mất con đường về Tâm linh là gốc của Nhân Đạo cũng như  con người Nhân chủ là vị trí quan trọng nhất của con người.
             5. Việt Nho và triết lý An Vi rộng hơn Khổng giáo nhiều, vì nền tảng  của nó là bộ số huyền niệm 2 - 3 - 5, nội dung là Thái hoà (2 ) Nhân chủ ( 3 ),Tâm linh (5), còn Khổng giáo nặng về luân thường đạo lý chỉ là một phần của Đạo lý (Thiên lý) được đem vào sống ở đời, nhưng Hán Nho đã làm cho mất tinh tuý.
             6.- Muốn biết chắc Dịch có phải là của Việt Không thì ta phải đi vào 5 điển chương Việt,  đó là:
Một số Huyền thoại trong Lĩnh Nam Chích Quái, cũng như U Linh Việt Điện. Thứ hai là Làng Xã với tổ chức làng xã với nếp sinh hoạt, với phong tục tập quán và lễ hội.
Thứ Ba  và thứ tư là Trung Dung với Trống Đồng. Trung Dung được tóm tắt với vào 3 Chữ “Chí Trung Hoà“. Tinh thần thái hoà này đã được triển diễn trên mặt Trống Đống Đông Sơn về tiết nhịp vũ trụ hoà (cosmic rythm).
Thứ năm là Việt Dịch. Vì tinh thần Dịch đã thẩm nhập vào trong huyết quản Việt nên con cháu Việt mới nhận ra cách đọc                 Dịch với tinh tuý của nó.
 Có đi qua hết 5 điển chương đó để xem những nền tảng 2 - 3 - 5 và nội dung của nó có ở trong huyết mạch của người                   Việt không. Các thứ đó là triết lý nhân sinh nên nó đã thấm sống vào cốt tủy của đời sống Việt, nên ít nhận ra.
             Truy nhận ra Dịch của Việt không phải để tự hào suông mà để khai quật lại  nền triết lý nhân sinh đã bị vùi lấp mà sống cho đàng hoàng để  cứu con người và đất nước đang trên đà suy vong. Thứ nhất để xây dựng con người Nhân Chủ biết cách làm chủ chính mình gia đình và đất nước mình, thứ hai là biết cách sống hoà với nhau, thứ ba là cung cấp cho đất nước một chủ đạo hoà để đoàn kết toàn dân. . . chứ không phải những thứ để thoả mãn trí tò mò hay mua vui.
(Dịch không phải là của riêng Việt Nam, mà là chung cho cả  Tàu, Nhật, Hàn Việt, mỗi nơi có những sắc thái riêng. Dịch của Hàn và Nhật chúng tôi không biết rõ).  Chúng tôi đã đúc kết những thứ đó vào trong Cuốn Văn hiến Việt Nam  đã được xuất bản mới đây.
 Việt Nhân.                                                                              Ghi chú.
Cuốn Kinh Dịch của Giáo Sư Richard J Smith vừa được tôi giới thiệu, đã có một số độc giả hỏi làm sao mua được cuốn sách quí giá này. Tôi xin cho thêm chi tiết để quí vị gửi mua rất dễ dàng.
VKT

Prof. Dr. Richard J. Smith


Bild von Richard J. Smith 
· Phone: +49 9131 85 20618
· Homepage: http://www.ikgf.uni-erlangen.de/

Fathoming the Cosmos and Ordering the World: The Yijing (I Ching, or Classic of Changes) and Its Evolution in China (Richard Lectures) [Hardcover]

Richard J. Smith (Author)


List Price:
$35.00
Price:
$28.63 & this item ships for FREE with Super Saver Shipping. Details
You Save:
$6.37 (18%)
Ships from and sold by Amazon.com. Gift-wrap available.
Only 7 left in stock--order soon (more on the way).
Want it delivered Thursday, June 2?
Order it in the next 0 hours and 36 minutes, and choose One-Day Shipping at checkout.
10 new from $26.00 11 used from $25.99
Sell Back Your Copy for $6.25
Receive a $6.25 Amazon.com Gift Card for selling back this book. See other eligible items in our Book Trade-In Program. Restrictions Apply
                  Tác giả: Giới thiệu sách của Richard J. Smith
 Nguồn: TTNC - LHĐP
Kính thưa quí vị quan tâm

Không phải chỉ các nhà nghiên cứu Việt Nam, mà ngay cả các học giả Trung Quốc cũng cho nhận thấy sự mơ hồ của tác quyền cuốn Kinh Dịch (*/1). Bây giờ một học giả Hoa Kỳ, bỏ gần như thời gian của cả cuộc đời để nghiên cứu về Kinh Dịch, cũng hoài nghi cội nguồn Kinh Dịch khả năng không thuộc về văn minh Hán. Ông là Richard J. Smith với tựa cuốn sách là "Tìm hiểu vũ trụ và trật tự thế giới với giá trị của Kinh Dịch trong và ngoài Trung Hoa (Fathoming the cosmos and ordering the World - The Yijing (I - Ching, or Classic of Changes) and lts Evolution in China). Sách được in năm 2008. Để viết được cuốn sách này, ông đã tham khảo hàng trăm cuốn sách liên quan đến kinh Dịch - chủ yếu là của các nhà nghiên cứu Trung Hoa - và các nước, trong đó có cả Việt Nam. Chúng tôi hân hạnh giờ thiệu với quý vị cuốn sách này và sẽ tiến hành dịch ra tiếng Việt, nếu được sự đồng ý của tác giả. Bản dịch sẽ được đưa lên diễn đàn Lý Học Đông phương để quí vị cùng tham khảo.
Trang bìa cuốn sách
Trích đoạn của tác giả nói về sự mơ hồ của Kinh Dịch được cho rằng của nền văn minh Hán
Mục tư liệu của tác giả - trên 40 trang...
Một trang trong mục tư liệu tham khảo của tác giả
Quí vị quan tâm thân mến
Như vậy, sự xac định Kinh Dịch - và cả thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thuộc về văn minh Hán được nhận thức bởi những nghiên cứu độc lập và khách quan. Điều này thể hiện tính khách quan của vấn đề được nêu. Tuy nhiên tác giả Richard J. Smith, mặc dù bỏ gần hết thời gian cuộc đời để nghiên cưu, nhưng ông vẫn không thể xác định được tác quyền của Kinh Dịch thuộc về nền văn minh nào. Tôi có thể chia sẻ điều này với tác giả. Vì ông không thể hiểu được thấu đáo những diễn tiến lịch sử của nền văn minh Đông phương. Và giả sử ông có quan tâm thì ông cũng không thể nào tin được rằng: nền văn minh Lạc Việt - được quảng cáo rùm beng "Thực chất là một liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" - lại có thể chính là chủ nhân thực sự của những gia trị văn minh Đông phương.
==========================================
Chú thích



HỌC GIẢ TRUNG QUỐC CŨNG CHƯA DÁM

NHẬN KINH DỊCH CỦA MÌNH

 

Tác giả: người dịch : Nguyễn Trung Thuần
Nguồn: Bee.net.vn
Sau khi đọc bài "Kinh dịch là của người Việt" đăng trên Bee.net.vn, dịch giả Nguyễn Trung Thuần, nguyên là nghiên cứu viên ở Hội đồng biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (nay là Viện Từ điển học và Bách khoa thư thuộc Viện KHXH) đã gửi cho tòa soạn bản dịch mới nhất của bà liên quan đến vấn đề này. Đây là một bài đã được in trên "Thế giới những điều chưa biết" (phần lịch sử, khảo cổ), Nhà xuất bản Giang Tô, Trung Quốc, năm 2008. Đọc bài này ta sẽ thấy chính các học giả Trung Quốc hiện giờ cũng chưa dám khẳng định "Kinh dịch" là của đất nước họ. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Trong cổ thư Trung Quốc có nói “Bào Hy họa quái, Thần Nông tác giá, Hoàng Đế dư phục”. Có nghĩa là: Họ Phục Hy (tức Bào Hy) đã sáng tạo ra Bát quái, họ Thần Nông dạy mọi người trồng trọt, Hoàng Đế phát minh ra dư phục (tức thuyền xe và quần áo – ND). Còn có thuyết nói họ Phục Hy dạy cho mọi người cách nấu nướng thức ăn. Trồng trọt, thuyền xe, quần áo..., tất cả những cái đó đều liên quan đến cuộc sống thường ngày của con người, cho nên xưa nay người ta luôn tỏ ra hết sức sùng kính những người như họ Phục Hy... trong truyền thuyết. Vậy thì, Bát quái là cái gì, nó có công dụng gì, vì sao cổ nhân lại xếp nó vào hàng đầu của các loại phát minh sáng tạo?

Bát quái
Bát quái vốn có 8 loại đồ hình, được cấu thành từ 2 phù hiệu cơ bản âm dương gọi là hào dương và hào âm. Hai phù hiệu này dùng các hình thức khác nhau chồng liền 3 tầng, để cấu thành 8 loại đồ hình  (Càn),  (Khôn),  (Chấn), (Tốn),  (Khảm),  (Li),  (Cấn),  (Đoài), gọi là Bát quái.
Chúng đại diện cho 8 loại hiện tượng của tự nhiên là trời, đất, sấm, gió, nước, lửa, núi, đầm. Bát quái lại chồng tiếp lên thành từng cặp một, có thể tạo thành 64 quẻ. Quái tượng của 64 quẻ có các thuyết từ khác nhau, gọi là lời quẻ. Lời quẻ cộng thêm những lời văn có liên quan khác chính là nội dung cơ bản nhất của “Chu dịch” (hoặc gọi là “Kinh dịch”) trong “Tứ thư ngũ kinh”.
Bát quái được cấu thành từ các hào dương và hào âm cơ bản nhất, có thể đại diện cho trời và đất. Nếu suy diễn thêm nữa, thì lại có thể đại diện cho trong ngoài, nam nữ, cha mẹ, vua và hoàng hậu, cương nhu, lưng bụng, phủ tạng, cơ quan sinh dục của nam và nữ, cùng rất nhiều sự vật đối ứng với nhau khác không chỉ có liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, mà còn liên quan đến cả các hiện tượng xã hội nữa. Kiến thức trong đó xem qua có vẻ đơn giản, nhưng kì thực lại hết sức sâu sắc. Trước một bộ “Kinh dịch” lấy lời quẻ làm nội dung cơ bản, có những người giải thích từ phương diện này, có những người phân tích thêm từ phương diện kia, có những người lại phát triển thêm từ một phương diện khác, để viết nên nhiều tác phẩm các dạng, viết thành mười mấy vạn lời, mấy chục vạn lời, thậm chí tới hàng triệu lời muôn màu nghìn sắc, thậm chí còn quái dị, khiến cho độc giả không hiểu nổi, có những chỗ còn đọc không ra, chẳng khác nào một cuốn sách trời.
Qua đây, người ta liền nảy sinh nghi vấn rằng chẳng lẽ một thứ phức tạp như vậy mà lại do một nhân vật trong truyền thuyết là Phục Hy sáng tạo ra?
Có người cho rằng, hình thức ban đầu là 8 loại đồ hình của Bát quái, rất có thể là các đồ hình văn tự thời thượng cổ, nó được diễn biến từ cách ghi chép kết thừng của người xưa. Vì thế Bát quái còn được gọi là Bát sách, “sách” nghĩa là “thừng sách” (dây thừng), tạo thành văn tự thì có thể ghi lại những sự vật đã gặp phải.
Như  (Càn) biểu thị trời, trời là che phủ khắp bên trên liền một dải, cho nên là 3 hào dương hoàn chỉnh;  (Khôn) biểu thị đất, đất bị các con sông chia cắt thành từng mảnh, cho nên là 3 hào âm đứt đoạn;  (Khảm) biểu thị nước, tượng trưng cho sông chảy dưới lòng đất từ những khoảng đứt đoạn, chữ “thủy ()” trong văn tự tượng hình cổ đại đã được diễn tiến từ đó. 
Văn tự đồ họa là hình thức ở thời kì xa xưa nhất của văn tự Trung Quốc.. vì thế mà sáng tạo ra Bát quái chính là đã sáng tạo ra văn tự sớm nhất của Trung Quốc, mới đầu nó chỉ có 8 loại đồ hình, nhưng lại rất quan trọng, cho nên đã được xếp vào hàng đầu của các loại sáng chế phát minh thời thượng cổ.
Có những người không đồng ý với giải thuyết trên, họ cho rằng Bát quái có khả năng là do người triều Thương dùng giáp cốt để chiêm bốc, đã suy diễn từ các đường vân nứt do bị cháy trên mai rùa mà thành, đó là sáng tạo vào đời nhà Thương, chứ không phải là do Phục Hy sáng tạo ra vào thời thượng cổ theo truyền thuyết. 


Trong lòng bàn tay có bát quái thập nhị cung, còn gọi là chưởng bát quái 

Còn “Kinh dịch” thì rất có thể là tác phẩm của thời nhà Chu, rất khó hiểu, cho nên Khổng Tử thời Xuân Thu đọc “Dịch”, vi biên tam tuyệt, tức ban đầu đến cả Khổng Tử đọc cũng không hiểu, đọc đi đọc lại, khiến cho dây da trâu buộc thẻ tre bị đứt tới 3 lần. Cuối cùng khi đã đọc hiểu rồi, Khổng Tử đã chỉnh sửa thêm, và như thế, “Kinh dịch” liền trở thành kinh điển của Nho gia. Vì thế mà nói Khổng Tử đã có công sáng tạo lại “Kinh dịch”.
Cũng có những người cho rằng, Bát quái và “Kinh dịch” đại diện cho quá trình diễn tiến nhận thức của người Trung Quốc cổ đại đối với các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội.. Đầu tiên có các hào dương và hào âm với phù hiệu đơn giản nhất, có thể nhờ vào đó để thuyết minh cho cái căn bản của mọi vấn đề trong trời đất. Sau đó phát triển thành 8 quẻ (Bát quái) có thể đại diện được cho 8 loại hiện tượng của thế giới tự nhiên. Rồi lại phát triển tiếp tám tám sáu mươi tư quẻ, có thể thuyết minh cho nhiều hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội hơn. Cuối cùng mới có “Kinh dịch” với các lời quẻ là chính, cấu thành một tác phẩm triết học có thể đại diện cho vũ trụ quan, nhân sinh quan... của người Trung Quốc cổ đại. Mỗi một giai đoạn phát triển đều không thể chỉ là sự sáng tạo phát minh của một người nào đó, mà là một quá trình diễn tiến có sự kế thừa và phát triển trước sau, liên tục không ngừng. Nói họ Phục Hy sáng tạo ra Bát quái kì thực là đã quá đơn giản hóa vấn đề này rồi.
Giải thuyết cuối cùng trong số 3 giải thuyết trên tuy khá hợp lí, nhưng nó đã phủ định giải thuyết “Bào Hy họa quái” đã được lưu truyền từ mấy ngàn năm nay ở Trung Quốc, nên lại rất khó lòng được mọi người tiếp nhận.
Rút cục Bát quái là do ai sáng tạo? Khi còn chưa tìm ra được lời giải đáp tốt hơn, thì vẫn đành phải dựa theo lời trong sách xưa mà qui công về cho họ Phục Hy theo truyền thuyết thôi.
Xem thêm : KINH DỊCH LÀ CỦA NGƯỜI VIỆT
                       KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC
ĐÃ ĐĂNG TRÊN ANVIETTOANCAU.NET

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét