Cập nhật 28/10/2011 11:36:16 AM (GMT+7)
Phóng viên: Những năm gần đây, ngôn ngữ chat và những câu nói như trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” ra đời và được giới trẻ sử dụng nhiều. Thưa GS, hiện tượng này có phải là sự xuất hiện của cái mới trong ngôn ngữ, thể hiện sự phát triển và sáng tạo không ngừng của ngôn ngữ trong quần chúng?
GS Trần Trí Dõi: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nên nó luôn luôn phát triển cùng xã hội. Hiện tượng “ngôn ngữ chat” và những “lời nói cố định” như trong cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” đúng là thể hiện sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ trong quần chúng, trong đó có bộ phận là những người trẻ tuổi.
Theo GS, tại sao ngôn ngữ chat và những thành ngữ này xuất hiện? Có thể tìm thấy mối liên hệ của nó với thói quen ăn nói, sử dụng ngôn từ của người Việt không?
GS Trần Trí Dõi: Tôi nghĩ rằng “ngôn ngữ chat” và những “lời nói cố định” như thế xuất hiện là do những cách nói đã có chưa thỏa mãn hết yêu cầu giao tiếp của một bộ phận những người thích chat, những người ưa có một cái gì đó khác đi về hình thức trong giao tiếp hàng ngày.
Cách tạo ra những “lời nói cố định” như trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ”không xa lạ gì với tiếng Việt. Nó là sự thể hiện rõ nhất thói quen ăn nói, sử dụng ngôn từ của người Việt từ xưa đến nay như “nói vần dựa vào đồng âm hay gần âm”, “đối âm hay/và đối nghĩa” v.v. vốn thông dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt.
Ví dụ, cách nói "chảnh như con cá cảnh", "chuyện nhỏ như con thỏ" - về mặt bản chất - có cách hiệp vần ngữ âm giống như các thành ngữ tiêu biểu “chó treo mèo đậy” hay “mẹ tròn con vuông”. Còn như nói "Phi công trẻ lái máy bay bà già" là đối về nghĩa cũng là cách nói “Miệng quan trôn trẻ” v.v.
Chính bản chất ngôn ngữ của tiếng Việt cho phép tạo ra những “lời nói cố định” như trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” chứ có phải điều gì mới mẻ đâu.
Cho nên nếu phủ nhận việc tạo ra những lời nói theo thói quen (rồi trở thành cố định) như thế là chưa thấy hết sức sản sinh từ ngữ trong tiếng Việt.
Thông thường, xã hội phản ứng như thế nào với những cái mới đã từng xuất hiện trong ngôn ngữ Việt và thế giới? Tại sao họ phản ứng như vậy? Có thể lý giải trong trường hợp cụ thể này, vì sao ngôn ngữ trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” lại bị phản ứng như vậy?
GS Trần Trí Dõi: Trong quá trình phát triển một ngôn ngữ bao giờ cũng có những cái mới xuất hiện, trong đó, có những từ ngữ mới.
Từ ngữ mới có trong một ngôn ngữ hoặc là do vay mượn (như tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán, tiếng Pháp v.v) mà có hoặc là do cộng đồng sử dụng ngôn ngữ sáng tạo dựa trên cơ chế nội tại của ngôn ngữ đó (như cách nói láy, ghép tiếng, đối âm, đối nghĩa v.v) hoặc là kết hợp cả hai cách.
Và bình thường, khi có từ ngữ mới xuất hiện là có phản ứng của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó.
Phản ứng ở đây không nên hiểu là “sự phủ nhận” mà là thể hiện một hoạt động của cơ chế “lựa chọn” để chấp nhận hay loại bỏ những yếu tố mới được xuất hiện đó. Cho nên có thể nói, một ngôn ngữ nào đó tạo ra những từ ngữ mới và cộng đồng sử dụng ngôn ngữ phản ứng với việc tạo ra những từ ngữ mới là một phản ứng thông thường, bình thường.
Còn việc lý giải hiện tượng “bị phản ứng” như chị hỏi trong trường hợp cụ thể ở cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” có cái đặc thù riêng.
Trước khi giải thích hiện tượng này, tôi xin nói trước với chị rằng, đối với cá nhân tôi, những “lời nói cố định” như trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” là bình thường và những người thích nó hay trong trường hợp nào đó sử dụng chúng cũng là bình thường chứ không hẳn như ai đó nói rằng làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Thậm chí, có khi những “lời nói cố định” ấy còn chuyển tải ý “tình thái” đậm nét của người nói.
Nhưng cũng phải thấy rằng, một bộ phận trong cộng đồng người nói tiếng Việt phản ứng (thậm chí phản ứng gay gắt) với chúng là có lý do.
Vì không có điều kiện xem hết các bức tranh minh họa nên tạm thời xin phép tôi không nói về “ý nghĩa” của những hình vẽ minh họa đó.
Tuy nhiên, xét ở “từ ngữ” thì khi xem trang bìa của cuốn sách, tôi nghĩ cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” mà không “bị phản ứng” thì mới là lạ.
Trước hết, qua dòng chữ tuy là phụ đề “thành ngữ sành điệu bằng tranh” đã chứng tỏ tác giả và nhà xuất bản đã muốn một bộ phận độc giả ăn một một món ăn không hợp khẩu vị.
Vì sao vậy? Ở đây, khi dùng từ thành ngữ của tiếng Việt, tác giả và nhà xuất bản dùng theo cái nghĩa quá “thông thường”, do vậy, chưa được đa số cộng đồng chấp nhận và chia sẻ.
Tôi nghĩ rằng trong tiếng Việt, thành ngữ không đơn giản chỉ là những lời nói cố định theo thói quen như một cuốn từ điển nào đó giải thích mà là những lời nói cố định được chắt lọc, mang ý nghĩa biểu trưng “tích cực” được đa số cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận.
Vậy thì đã nên gọi những “lời nói cố định” trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ”là thành ngữ của tiếng Việt chưa? Tôi nghĩ là chưa nên. Vì chúng là những từ ngữ mới xuất hiện, đang ở giai đoạn cộng đồng sử dụng ngôn ngữ lựa chọn theo cơ chế “phản ứng” mà thôi. Chắc chắn chúng chưa được đa số cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận. Đó là lý do thứ nhất.
Thứ hai, cũng là dòng chữ phụ đề “thành ngữ sành điệu bằng tranh”.
Trong tiếng Việt, về đại thể, khi dùng từ "sành điệu" cũng có nghĩa nghiêng về mặt khen, khuyến khích người ta noi theo.
Vậy thì khi dùng phụ đề “thành ngữ sành điệu bằng tranh”, tác giả và nhà xuất bản đã nghĩ đến điều này hay chưa? Đã đến lúc nên khuyến khích người ta noi theo những “lời nói cố định” trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” đấy hay chưa?
Tôi cũng nghĩ là chưa nên. Vì chúng đang còn ở trong thời kỳ “phản ứng” lựa chọn. Vậy thì ai thấy vui, thấy hợp thì dùng, ai thấy không hợp thì bỏ, đừng có “vận động” người ta khi cho rằng đó là “thành ngữ sành điệu”. Cái không hợp khẩu vị là như thế.
Chúng ta có nên lo lắng quá về sự xuất hiện của những thành ngữ như trong “Sát thủ đầu mưng mủ” không? Nó có đóng góp làm phong phú thêm tiếng Việt hay làm phương hại đến sự trong sáng của tiếng Việt không?
GS Trần Trí Dõi: Những gì đã trao đổi ở trên cho thấy hiện tượng xuất hiện những “lời nói cố định” trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ”, nếu để cộng đồng sử dụng ngôn ngữ dân chủ lựa chọn thì không có gì là phương hại đến sự trong sáng của tiếng Việt cả.
Với những ngôn ngữ phát sinh trong đời sống như thế này, chúng ta nên ứng xử như thế nào cho phù hợp: sưu tập thành một cuốn sách, chuẩn hóa phạm vi sử dụng trong văn phong phổ thông khi giao tiếp rộng và chính thức…hoặc các hình thức khác?
GS Trần Trí Dõi: Việc tập hợp thành sách cũng được, nhưng đừng vội gọi nó là thành ngữ, tục ngữ v.v ngay vì chỉ khi chúng được chắt lọc trong một thời gian dài, được đa số cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận hay thừa nhận mới là thành ngữ, tục ngữ.
Còn việc chuẩn hóa phạm vi sử dụng trong văn phong phổ thông khi giao tiếp rộng và chính thức là một chuyện khác.
Chẳng hạn, ngay như một thành ngữ đã được cộng đồng chấp nhận là “miệng quan trôn trẻ” thì khi viết báo cáo để nói về việc không giữa lời hứa của “quan”, ai người ta lại có thể dùng nó.
Thưa GS, ý kiến cá nhân tôi không thấy lo ngại như một số người phê phán những cách nói này.. Chẳng hạn, tôi vẫn hay dùng những cách nói như “chán như con gián", "ăn chơi không sợ mưa rơi", "dở hơi biết bơi…” trong nhiều hoàn cảnh để nói thật mà vui và không thấy có gì là phản cảm. Phải chăng, chúng ta đang cho rằng hiện tượng này xuất hiện từ một bộ phận giới trẻ lệch chuẩn để đánh giá thái độ của họ với ngôn ngữ tiếng Việt nhưng trong thực tế, rất đông giới trẻ sử dụng và nó rất ít có hại hoặc vô hại?
GS Trần Trí Dõi: Trong sử dụng ngôn ngữ một bộ phận giới trẻ thường muốn có một cái gì đó “khác” và “mới”. Đó là chuyện bình thường.
Việc chúng ta cho rằng những cái “khác” và “mới” là lệch chuẩn là vì chúng ta đang còn có cái “chuẩn mực”.
Khi mà cả xã hội nói chung và toàn bộ người trưởng thành còn có cái “chuẩn mực” thì một bộ phận giới trẻ làm sao làm cho xã hội lệch chuẩn được.
Chỉ sợ lúc cả xã hội nói chung và toàn bộ người trưởng thành không còn có cái “chuẩn mực” nữa thôi. Vậy thì đâu có phải là do “một bộ phận giới trẻ làm lệch chuẩn”?
Xin cảm ơn giáo sư!
Lời tòa soạn: Cách nói "chảnh như con cá cảnh", "chuyện nhỏ như con thỏ" có cách hiệp vần ngữ âm giống như các thành ngữ tiêu biểu “chó treo mèo đậy” hay “mẹ tròn con vuông”. Còn "phi công trẻ lái máy bay bà già" là đối về nghĩa, giống cách nói “Miệng quan trôn trẻ”. Chính bản chất ngôn ngữ của tiếng Việt cho phép tạo ra những “lời nói cố định” như trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ”. Nếu phủ nhận việc tạo ra những lời nói theo thói quen (rồi trở thành cố định) như thế là chưa thấy hết sức sản sinh từ ngữ trong tiếng Việt.
GS Trần Trí Dõi đã nói như vậy trước những cách nhìn khác nhau về ngôn ngữ được sử dụng trong cuốn sách đang "gây sốt" hiện nay - "Sát thủ đầu mưng mủ". Liệu những "lời nói cố định" này có làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt? Ứng xử thế nào với sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ tiếng Việt trong quần chúng, GS Trần Trí Dõi đã chia sẻ góc nhìn ở khía cạnh khoa học ngôn ngữ.
GS Trần Trí Dõi đã nói như vậy trước những cách nhìn khác nhau về ngôn ngữ được sử dụng trong cuốn sách đang "gây sốt" hiện nay - "Sát thủ đầu mưng mủ". Liệu những "lời nói cố định" này có làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt? Ứng xử thế nào với sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ tiếng Việt trong quần chúng, GS Trần Trí Dõi đã chia sẻ góc nhìn ở khía cạnh khoa học ngôn ngữ.
GS. Trần Trí Dõi |
Phóng viên: Những năm gần đây, ngôn ngữ chat và những câu nói như trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” ra đời và được giới trẻ sử dụng nhiều. Thưa GS, hiện tượng này có phải là sự xuất hiện của cái mới trong ngôn ngữ, thể hiện sự phát triển và sáng tạo không ngừng của ngôn ngữ trong quần chúng?
GS Trần Trí Dõi: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nên nó luôn luôn phát triển cùng xã hội. Hiện tượng “ngôn ngữ chat” và những “lời nói cố định” như trong cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” đúng là thể hiện sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ trong quần chúng, trong đó có bộ phận là những người trẻ tuổi.
Theo GS, tại sao ngôn ngữ chat và những thành ngữ này xuất hiện? Có thể tìm thấy mối liên hệ của nó với thói quen ăn nói, sử dụng ngôn từ của người Việt không?
GS Trần Trí Dõi: Tôi nghĩ rằng “ngôn ngữ chat” và những “lời nói cố định” như thế xuất hiện là do những cách nói đã có chưa thỏa mãn hết yêu cầu giao tiếp của một bộ phận những người thích chat, những người ưa có một cái gì đó khác đi về hình thức trong giao tiếp hàng ngày.
Cách tạo ra những “lời nói cố định” như trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ”không xa lạ gì với tiếng Việt. Nó là sự thể hiện rõ nhất thói quen ăn nói, sử dụng ngôn từ của người Việt từ xưa đến nay như “nói vần dựa vào đồng âm hay gần âm”, “đối âm hay/và đối nghĩa” v.v. vốn thông dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt.
Ví dụ, cách nói "chảnh như con cá cảnh", "chuyện nhỏ như con thỏ" - về mặt bản chất - có cách hiệp vần ngữ âm giống như các thành ngữ tiêu biểu “chó treo mèo đậy” hay “mẹ tròn con vuông”. Còn như nói "Phi công trẻ lái máy bay bà già" là đối về nghĩa cũng là cách nói “Miệng quan trôn trẻ” v.v.
Chính bản chất ngôn ngữ của tiếng Việt cho phép tạo ra những “lời nói cố định” như trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” chứ có phải điều gì mới mẻ đâu.
Cho nên nếu phủ nhận việc tạo ra những lời nói theo thói quen (rồi trở thành cố định) như thế là chưa thấy hết sức sản sinh từ ngữ trong tiếng Việt.
Thông thường, xã hội phản ứng như thế nào với những cái mới đã từng xuất hiện trong ngôn ngữ Việt và thế giới? Tại sao họ phản ứng như vậy? Có thể lý giải trong trường hợp cụ thể này, vì sao ngôn ngữ trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” lại bị phản ứng như vậy?
GS Trần Trí Dõi: Trong quá trình phát triển một ngôn ngữ bao giờ cũng có những cái mới xuất hiện, trong đó, có những từ ngữ mới.
Từ ngữ mới có trong một ngôn ngữ hoặc là do vay mượn (như tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán, tiếng Pháp v.v) mà có hoặc là do cộng đồng sử dụng ngôn ngữ sáng tạo dựa trên cơ chế nội tại của ngôn ngữ đó (như cách nói láy, ghép tiếng, đối âm, đối nghĩa v.v) hoặc là kết hợp cả hai cách.
Và bình thường, khi có từ ngữ mới xuất hiện là có phản ứng của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó.
Phản ứng ở đây không nên hiểu là “sự phủ nhận” mà là thể hiện một hoạt động của cơ chế “lựa chọn” để chấp nhận hay loại bỏ những yếu tố mới được xuất hiện đó. Cho nên có thể nói, một ngôn ngữ nào đó tạo ra những từ ngữ mới và cộng đồng sử dụng ngôn ngữ phản ứng với việc tạo ra những từ ngữ mới là một phản ứng thông thường, bình thường.
Còn việc lý giải hiện tượng “bị phản ứng” như chị hỏi trong trường hợp cụ thể ở cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” có cái đặc thù riêng.
Bình thường, khi có từ ngữ mới xuất hiện là có phản ứng của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. Phản ứng ở đây không nên hiểu là “sự phủ nhận” mà là thể hiện một hoạt động của cơ chế “lựa chọn” để chấp nhận hay loại bỏ những yếu tố mới được xuất hiện đó. |
Thậm chí, có khi những “lời nói cố định” ấy còn chuyển tải ý “tình thái” đậm nét của người nói.
Nhưng cũng phải thấy rằng, một bộ phận trong cộng đồng người nói tiếng Việt phản ứng (thậm chí phản ứng gay gắt) với chúng là có lý do.
Vì không có điều kiện xem hết các bức tranh minh họa nên tạm thời xin phép tôi không nói về “ý nghĩa” của những hình vẽ minh họa đó.
Tuy nhiên, xét ở “từ ngữ” thì khi xem trang bìa của cuốn sách, tôi nghĩ cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” mà không “bị phản ứng” thì mới là lạ.
Trước hết, qua dòng chữ tuy là phụ đề “thành ngữ sành điệu bằng tranh” đã chứng tỏ tác giả và nhà xuất bản đã muốn một bộ phận độc giả ăn một một món ăn không hợp khẩu vị.
Vì sao vậy? Ở đây, khi dùng từ thành ngữ của tiếng Việt, tác giả và nhà xuất bản dùng theo cái nghĩa quá “thông thường”, do vậy, chưa được đa số cộng đồng chấp nhận và chia sẻ.
Tôi nghĩ rằng trong tiếng Việt, thành ngữ không đơn giản chỉ là những lời nói cố định theo thói quen như một cuốn từ điển nào đó giải thích mà là những lời nói cố định được chắt lọc, mang ý nghĩa biểu trưng “tích cực” được đa số cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận.
Vậy thì đã nên gọi những “lời nói cố định” trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ”là thành ngữ của tiếng Việt chưa? Tôi nghĩ là chưa nên. Vì chúng là những từ ngữ mới xuất hiện, đang ở giai đoạn cộng đồng sử dụng ngôn ngữ lựa chọn theo cơ chế “phản ứng” mà thôi. Chắc chắn chúng chưa được đa số cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận. Đó là lý do thứ nhất.
Thứ hai, cũng là dòng chữ phụ đề “thành ngữ sành điệu bằng tranh”.
Khi mà cả xã hội nói chung và toàn bộ người trưởng thành còn có cái “chuẩn mực” thì một bộ phận giới trẻ làm sao làm cho xã hội lệch chuẩn được. Chỉ sợ lúc cả xã hội nói chung và toàn bộ người trưởng thành không còn có cái “chuẩn mực” nữa thôi. Vậy thì đâu có phải là do “một bộ phận giới trẻ làm lệch chuẩn”? |
Vậy thì khi dùng phụ đề “thành ngữ sành điệu bằng tranh”, tác giả và nhà xuất bản đã nghĩ đến điều này hay chưa? Đã đến lúc nên khuyến khích người ta noi theo những “lời nói cố định” trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” đấy hay chưa?
Tôi cũng nghĩ là chưa nên. Vì chúng đang còn ở trong thời kỳ “phản ứng” lựa chọn. Vậy thì ai thấy vui, thấy hợp thì dùng, ai thấy không hợp thì bỏ, đừng có “vận động” người ta khi cho rằng đó là “thành ngữ sành điệu”. Cái không hợp khẩu vị là như thế.
Chúng ta có nên lo lắng quá về sự xuất hiện của những thành ngữ như trong “Sát thủ đầu mưng mủ” không? Nó có đóng góp làm phong phú thêm tiếng Việt hay làm phương hại đến sự trong sáng của tiếng Việt không?
GS Trần Trí Dõi: Những gì đã trao đổi ở trên cho thấy hiện tượng xuất hiện những “lời nói cố định” trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ”, nếu để cộng đồng sử dụng ngôn ngữ dân chủ lựa chọn thì không có gì là phương hại đến sự trong sáng của tiếng Việt cả.
Với những ngôn ngữ phát sinh trong đời sống như thế này, chúng ta nên ứng xử như thế nào cho phù hợp: sưu tập thành một cuốn sách, chuẩn hóa phạm vi sử dụng trong văn phong phổ thông khi giao tiếp rộng và chính thức…hoặc các hình thức khác?
GS Trần Trí Dõi: Việc tập hợp thành sách cũng được, nhưng đừng vội gọi nó là thành ngữ, tục ngữ v.v ngay vì chỉ khi chúng được chắt lọc trong một thời gian dài, được đa số cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận hay thừa nhận mới là thành ngữ, tục ngữ.
Còn việc chuẩn hóa phạm vi sử dụng trong văn phong phổ thông khi giao tiếp rộng và chính thức là một chuyện khác.
Chẳng hạn, ngay như một thành ngữ đã được cộng đồng chấp nhận là “miệng quan trôn trẻ” thì khi viết báo cáo để nói về việc không giữa lời hứa của “quan”, ai người ta lại có thể dùng nó.
Thưa GS, ý kiến cá nhân tôi không thấy lo ngại như một số người phê phán những cách nói này.. Chẳng hạn, tôi vẫn hay dùng những cách nói như “chán như con gián", "ăn chơi không sợ mưa rơi", "dở hơi biết bơi…” trong nhiều hoàn cảnh để nói thật mà vui và không thấy có gì là phản cảm. Phải chăng, chúng ta đang cho rằng hiện tượng này xuất hiện từ một bộ phận giới trẻ lệch chuẩn để đánh giá thái độ của họ với ngôn ngữ tiếng Việt nhưng trong thực tế, rất đông giới trẻ sử dụng và nó rất ít có hại hoặc vô hại?
GS Trần Trí Dõi: Trong sử dụng ngôn ngữ một bộ phận giới trẻ thường muốn có một cái gì đó “khác” và “mới”. Đó là chuyện bình thường.
Việc chúng ta cho rằng những cái “khác” và “mới” là lệch chuẩn là vì chúng ta đang còn có cái “chuẩn mực”.
Khi mà cả xã hội nói chung và toàn bộ người trưởng thành còn có cái “chuẩn mực” thì một bộ phận giới trẻ làm sao làm cho xã hội lệch chuẩn được.
Chỉ sợ lúc cả xã hội nói chung và toàn bộ người trưởng thành không còn có cái “chuẩn mực” nữa thôi. Vậy thì đâu có phải là do “một bộ phận giới trẻ làm lệch chuẩn”?
Xin cảm ơn giáo sư!
• Nguyễn Hường (thực hiện)
Nguồn: http://www.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/45787/ngon-ngu--sat-thu-----o-thoi--phan-ung-lua-chon-.html
***
"Sát thủ đầu mưng mủ": Càng cấm, càng sốt
Người vỗ tay, kẻ gật đầu, bên chê, phe trách…dù đã bị thu hồi “Sát thủ đầu mưng mủ” vẫn đang tạo lên cơn sốt trong cộng đồng mạng và bùng lên với những làn sóng dư luận trái chiều.
Thành Phong tiếc vì “Sát thủ...” bị dừng phát hành
Ngay khi có thông tin cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” bị tạm dừng phát hành, chúng tôi đã có cuộc gặp với những người đã xây dựng cuốn sách.
Tác giả 'Sát thủ đầu mưng mủ' phẫn nộ vì bị ăn cắp
Tác giả sách 'Sát thủ đầu mưng mủ' viết thư 'Gửi bạn ăn cắp' trong tâm trạng bức xúc khi sách của mình bị scan phát miễn phí trên mạng...
Nóng trong ngày: Dừng in 'Sát thủ đầu mưng mủ'
QH lo tội phạm trẻ gia tăng; tiếp tục nóng các vấn đề xung quanh diễn đàn giao thông và 'phong bì bệnh viện'; tạm dừng phát hành cuốn sách 'Sát thủ đầu mưng mủ'; không công nhận bằng TS của Thứ trưởng Cao Minh Quang...
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét