Nói về cội nguồn chữ tượng hình, học giả Trung Quốc có hai cách luận trái ngược nhau, Phạm Văn Lan tác giả Trung Quốc thông sử cho rằng “Bát Quái có thể là chữ viết ở thời chưa định hình”, còn Quách Mạt Nhược thì lại cho rằng “không phải Bát Quái dẫn đến chữ viết, mà là chữ viết dẫn đến Bát Quái” (Bí ẩn Bát Quái, tr.46).
Nhận định của Quách Mạt Nhược sai hoàn toàn vì hai lẽ, một là cấu tạo của Bát Quái hoàn toàn độc lập, khi ta đã xác định được hình trạng của hai hào âm dương thì khi xếp chồng lại với nhau ba bậc tự chúng tất nhiên phải đi đến kết quả tạo thành 8 quẻ theo hệ thức 2x2x2= 8 nghĩa là các quẻ tự định hình cơ thể chúng không ai can thiệp xử lý hết, hai là theo tiến trình lịch sử Bát Quái ra đời trước khi có chữ viết cho nên không thể có chuyên sinh con rồi mới sinh cha.
Nếu lập luận của Quách Mạt Nhược sai thì nhận xét của Phạm Văn Lan là đúng, và càng chính xác hơn với trường hợp chữ Thủy 水.
Nhìn lại quá trình diễn biến của chữ Thủy từ bước đầu trên Giáp cốt văn qua Kim văn đến tự dạng hiện đang lưu hành ta sẽ thấy rỏ sự tương đồng giữa chữ Thủy và quẻ Khảm trong Bát Quái (các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6).
(1) (2)
(3) (4)
(5) (6)
Hãy đối chiếu
hình chữ Thủy (số 3) với hình quẻ Khảm
cả một sự giống nhau như là cùng huyết thống.
Quẻ Khảm hay còn gọi là quẻ Thủy gồm có một vạch liền (hào dương) ở giữa và hai vạch đứt (hào âm) ở hai bên.
Tự dạng chữ Thủy trích trong Cổ văn tự hỗ lâm
Nhìn vào trang Cổ văn tự hỗ lâm ta thấy khá nhiều tự dạng chữ Thủy, mỗi chữ một vẻ nhưng tất cả đều có điểm chung là có một vạch liền ở giữa và hai bên có các vạch đứt hoặc là các chấm tượng trưng cho những giọt nước. Điều này hiển nhiên chứng thực rằng ý tưởng tạo hình dạng chữ Thủy phải được bắt nguồn từ quẻ Khảm.
Có thể do cùng chung ý tưởng chữ Thủy có nguồn gốc từ quẻ Khảm của Bát Quái nên Thuyết Văn giải tự của Hứa Thận đã thuyết giảng về chữ Thủy là “ tượng chúng thủy tịnh lưu, trung hữu vi dương chi khí dã” (象众水并流,中有微阳之气也) (tượng nước cùng chảy, trong có khí dương ẩn tàng). Đấy là lấy ý của quẻ Khảm để giải nghĩa chữ Thủy, nói dương khí ẩn tàng là ý chỉ hào dương ở giữa.
Đa số chữ Thủy mỗi bên vạch dương đều có hai giọt nước (âm), nhưng trên Giáp cốt văn và Kim văn ta còn tìm thấy chữ thủy có dạng cổ hơn, mỗi bên có đến ba giọt nước J24049trích từ http://www.chineseetymology.org
Từ trước đến nay trong thế giới của Kinh Dịch ai ai cũng tưởng hào âm là một vạch đứt, hào dương là một vạch liền, gọi đó là Dịch truyền thống rồi nghĩ sai là Dịch của Trung Quốc sáng chế.
Nhưng với hình tượng chữ Thủy ba giọt nước (mỗi bên) ta có thêm một kiện chứng về nguồn gốc Kinh Dịch, Kinh Dịch là sáng chế của người Việt (đại biểu là Việt Nam ). Nhìn dạng chữ này ta nghiệm thấy hào âm không chỉ là một vạch đứt mà hào âm có hình những giọt nước, nghĩa là gồm có nhiều chấm ghép lại.
Trong bài “Chiếc gậy thần- dạng thức nguyên thủy của hào âm hào dương ” (xem Thanhnien online hoặc Anviettoancau.net) tôi đã phát hiện dạng gốc của hào âm, hào dương:
“Nhìn những chiếc thuyền trên trống đồng Ngọc Lũ và Hoàng Hạ, ta không khỏi tự hỏi: Tại sao trên mạn những chiếc thuyền này có vẽ những hoa văn vạch và chấm? Đó có phải là hình những chiếc nan tre gợi ý thuyền làm bằng tre đan, điều này khó thành hiện thực vì đầu thuyền và đuôi thuyền đều được uốn cong lên và có chạm tỉa hình đầu chim rất tỉ mỉ, chứng tỏ thuyền phải làm bằng gỗ. Có người cho rằng những đường vạch ngắn đó tượng trưng cho việc ghép những mảnh ván gỗ. Kiến giải này khó chấp nhận vì những vạch ngắn ở đây thường nằm đứng mà gỗ ghép thuyền thì phải nằm ngang theo chiều dài của thuyền. Đáng chú ý nhất là những đường vạch chấm chấm có mặt ở đây, không thể nói đây là những hàng đinh đóng. Vậy thì những hàng chấm chấm này biểu trưng cho cái gì?
Một khi ta đã ý thức rằng những hoạ tiết hoa văn trên trống đồng có liên hệ đến Dịch, ta sẽ nhận ra sự việc hết sức đơn giản rằng đó chỉ là hình tượng những hào âm, hào dương. Hào dương vạch liền, hào âm vạch chấm chấm. Trên thuyền chỗ nào cũng đầy những con mắt Dịch (xin xem "Con mắt Dịch" cùng tác giả), thì thân thuyền trang trí đầy những hào quẻ không có gì lạ chẳng qua tất cả đều nằm trong một hệ thống.
Có sự khác biệt giữa hình dạng hào đang lưu hành và hình dạng hào nguyên thuỷ.
Người Trung Hoa giữ nguyên trạng hào dương một vạch liền nhưng đã cải biến hào âm thay vì vạch nhiều chấm họ đã đổi thành một vạch đứt. Có cách thay đổi này có thể là để vẽ cho nhanh.
Không phải đợi đến thời kỳ Đông Sơn hào âm dạng nhiều chấm mới xuất hiện, thật ra hào âm nhiều chấm đã có mặt từ thời văn hoá Phùng Nguyên trước hào âm dạng vạch đứt cả nghìn năm”.
Trong bài Sứ giả Văn Lang tôi có đưa đem nhiều dẫn chứng:
“Nói cho cùng những hình khắc trên trống đồng Đông Sơn lâu nay được mệnh danh là hình các vũ sĩ đang múa phục vụ cho lễ hội chính là hình các SỨ GIẢ VĂN LANG đang truyền rao những huấn dụ của các vua Hùng, họ sử dụng hình tượng quẻ Dịch (Diệc Thư Văn Lang) để giao tiếp, đó là một những loại ngữ hiệu của thời đại Hùng Vương, điêù này chứng tỏ Kinh Dịch đã có ở thời đại Hùng Vương chậm nhất cũng từ thế kỷ thứ 6 thứ 7 trước công nguyên nhưng thế vẫn sớm hơn Trung Quốc mà tư liệu Lịch sử chỉ có sớm nhất vào thế kỷ thứ 5, thứ 6 trước công nguyên (thời Khổng Tử).(Chưa kể quẻ Dịch đã xuất hiện trên đồ gốm Văn hoá Phùng Nguyên từ 1000 năm trước công nguyên).
Trên bảng cáo thị do các sứ giả Văn Lang (thường được gọi là các vũ sí) tuyên đọc ta tìm được: (xem hình trong sách Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam )
1) Quẻ Thiên Trạch Lý và Hoả Thiên Đại Hữu (h.1, tr.190)
2) Quẻ Thuần Càn (h.1 và 4 tr.190);(h.2,tr 191)
3) Quẻ Càn (đơn),Quẻ Thiên Hoả Đồng Nhân (h.1,tr.191)
4) Quẻ Thuần Càn,Quẻ Hoả Thiên Đại Hữu (h.3,tr.191)
5) Quẻ Hoả Thiên Đại Hữu và Quẻ Thuần Càn (h.4,tr191)
Kết lại ta thấy phần âm của chữ Thủy không chỉ có một vạch đứt, hay là hai chấm mà còn nhiều hơn nữa, ở chữ Thủy khác trên Giáp cốt văn ta tìm thấy chữ Thủy có phần âm ba chấm, điều này phù hợp với hào âm được khắc trên trống đồng Đông Sơn là hào có nhiều chấm hay là một vành trắng không có khắc hình. Hiện tượng này không thấy có nơi Kinh Dịch được phổ biến ở Trung Hoa.
Kinh Dịch của người Việt, chữ Thủy hình ảnh của quẻ Khảm là một điển hình thể hiện công sức của người Việt trong công cuộc sáng chế chữ tượng hình.
Nguyễn Thiếu Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét