Chủ nhật 12/02/2012 12:00:00 (GMT +7)
Nguồn: Trích và triển khai từ tiểu luận Đức ngữ: Thái Kim Lan, “Das Tao des Essens in der östlichen Philosophie” - Đạo ẩm thực trong triết lý Đông phương
Quan niệm cho rằng cuộc sống là dấu hiệu của trời và đất, rằng ăn và uống làm cho mầm sống lớn mạnh, rằng trong chuyện ăn bao hàm sự toàn thiện và sắc đẹp (mỹ), rằng bổn phận của người cầm cân nảy mực, mệnh danh con trời (thiên tử), nằm trong việc chu toàn lương thực cho dân - thật ra không chỉ là tư tưởng của Kinh Dịch và truyền thống Khổng Mạnh, những quan niệm này đã có sẵn trong cái “bánh chưng”, món ăn truyền thống của người Việt.
Truyện kể rằng:
Vào thời dựng nước cách đây mấy nghìn năm, Hùng Vương thứ 6 trị vì nước Việt. Một ngày nọ vua cha thấy mình đã già, cần người khôn ngoan nối dõi cai trị đất nước tốt đẹp. Sau khi đã sát hạch các hoàng tử về văn tài cũng như võ công, nhà vua rất đẹp lòng về tài nghệ song toàn của các hoàng tử nhưng còn phân vân chưa biết chọn ai. Một ngày nọ vua cha cho vời các con đến và bảo rằng: “Ai trong các con có thể nấu món ăn nào ngon nhất, kẻ ấy sẽ được ta truyền ngôi cho”.
Các hoàng tử vâng lệnh, hối hả lên đường tìm những thức nấu quí báu nhất, hiếm lạ nhất, ngon nhất, để sửa soạn món ăn. Họ gửi quân hầu đi khắp nơi trên đất nước, lặn lội rừng sâu hay biển cả để tìm cho được những loại thịt, cá quí hiếm, những rau cải và rau thơm chọn lọc nhất. Chỉ duy hoàng tử thứ 18, một vị hoàng tử rất có hiếu và thông minh nhưng mẹ chàng lại rất nghèo nên không có tiền để lên đường tìm kiếm của ngon vật lạ. Chàng đành ở nhà với nỗi lo âu. Chàng chỉ biết cầu nguyện tổ tiên và trời đất giúp chàng tìm ra một món ăn thích hợp. Thời gian qua mau, sắp đến ngày khảo thí. May sao một đêm, trong giấc ngủ chàng nằm mơ thấy một vị thần đến bảo rằng: “Ta biết con là một kẻ hiếu thảo, ta muốn cùng con sửa soạn một món ăn thích hợp với tính tình hiếu đạo và tâm hồn của người dân, mà không phí phạm xa hoa. Con phải biết rằng, dưới Trời và trên Đất không có gì quí hơn hạt gạo mọc khắp đồng ruộng đất nước. Không cần phải sục sạo rừng rú hay biển sâu để tìm. Vậy con hãy chọn loại gạo tốt nhất, đó là thứ gạo nếp trên cánh đồng nhà, lấy thêm đậu xanh trong vườn nhà hay mua của vườn nhà hàng xóm, rất dễ gặt hái, sau đó mua thịt lợn nơi trại nuôi lợn trong làng và năm thứ gia vị ở sau vườn. Hãy vút gạo cho kỹ, đãi đỗ xanh sạch vỏ, gia vị tiêu hành muối nước mắm cho thịt heo, hái lá chuối hay lá dong sau vườn, rửa sạch và chẻ tre làm dây buộc. Cho gạo cùng thịt trên lá, lớp gạo bên dưới, đậu xanh và thịt heo ở giữa hai lớp gạo, gói lại thành hình vuông, biểu tượng của Đất, rồi gói đòn dài hình tròn, biểu tượng của Trời, lấy lạt buộc kỹ, sau đó bỏ vào nồi nước sôi, luộc chúng một đêm rồi lấy ra để ráo nước. Con sẽ thấy phép mầu hiện ra”.
Lang Liêu tỉnh dậy, làm theo lời dặn của vị thần trong mộng. Đến ngày khảo thí, vua cha ngạc nhiên thích thú khi nếm vị tinh khiết và thơm ngon của chiếc bánh do hoàng tử Lang Liêu dâng lên. Sau khi đã thử qua những thứ sơn hào hải vị như nem công chả phượng, chân gấu hầm trong rượu rắn, lưỡi chim sẻ chiên tẩm mật hay vi cá nấu trong nước xốt tôm hùm…nhà vua nhận thấy tất cả sơn hào hải vị này đều không sánh nổi bánh chưng của Lang Liêu. Bánh của Lang Liêu đoạt giải nhất và vua Hùng đẹp lòng truyền ngôi cho chàng vì chàng đã sáng chế ra một món ăn, trong đó tinh hoa của vạn vật giữa Trời và Đất đã được qui tụ hài hòa thành chất ngon lành cho con người.
Có thể nói sự tích bánh chưng bánh dày, dù mang đôi chút huyền thoại thời Hùng Vương, là công thức đầu tiên của bếp Việt được truyền tụng trong nhân gian và được viết thành văn, phổ biến cho mọi tầng lớp, khác hẳn với tính cách bí mật gia truyền của các món ăn, thường chỉ mật khẩu cho con cháu kế thừa. Trên lãnh vực bếp núc, làm bếp, nấu bếp thường nằm “trong nhà”, có tính tư riêng “một nhà” với nhau, bà truyền cho mẹ, mẹ truyền cho con, con truyền cho cháu. Nhưng sự tích bánh chưng là nghề nấu truyền cho dân gian, không chỉ nói về cách nấu bánh chưng mà còn chứa đựng một thứ triết lý ẩm thực thuần túy Việt Nam, hay “đạo ẩm thực Việt Nam”.
Thấu suốt “con đường” ẩm thực hầu như là một trong những điều kiện an bang tế thế, xây dựng đất nước lành mạnh, tạo nên thể tính Việt Nam. “Ăn” bao hàm quá trình thể hiện đạo đức sống, khởi đầu từ “người nấu”. Chính người nấu ấn định thể chất món ăn qua sự tuyển lựa thức nấu, vật liệu, gia vị, nhiên liệu… Truyện kể Lang Liêu, là vị thái tử thông minh, tài giỏi, đức độ, một người con có hiếu, một người em thảo, những chi tiết ấy rất quan trọng. Có lẽ nếu không có những chi tiết này, “bánh chưng” sẽ không…được nấu!
Tư duy hay “cơn mộng nấu” của ông, thoát thai từ đạo đức ấy, bộc lộ sự đắn đo, cẩn mật trong chọn lựa vật liệu, lương thực, mùi vị, cùng nghệ thuật tạo hình, biến chế và thẩm mỹ của sản phẩm. Sự chọn lựa biểu hiện tâm tình của người nấu không những cho người ăn, mà ngay cả đối với các vật liệu lấy từ thiên nhiên như gạo, nếp, ngũ cốc, thịt gia súc, gia vị, cây cỏ…. cần để tâm cẩn trọng vun trồng. Vun trồng trong tinh tấn, trong ý hướng lành mạnh, bổ dưỡng cho con người, đó là văn hóa trong nghĩa xác thực của chính khái niệm này.
Bàn tay nấu vừa thỏa mãn nhu cầu, vừa điều khiển, nêu mẫu mực cho việc “ăn”- ăn ngon, ăn lành biến thành văn hóa từ đó. Nhu cầu “ăn” do đấy tùy thuộc nghệ thuật nấu, nghệ thuật nấu lành mạnh thì nhu cầu ăn nghiêng về lành mạnh, nghệ thuật không lành mạnh thì sản sinh nhu cầu bội thực, ăn nhậu bí tỉ. Nhu cầu bội thực (nhậu nhẹt suốt ngày) làm cho thể xác và tinh thần con người bệnh hoạn. Vì vậy người ăn cần được giáo dục để chọn lựa đúng thức ăn cho chính mình và cho người cùng ăn, đạt trình độ “biết ăn”. người Việt ta thường dùng chữ “có ăn học” để chỉ người được giáo dục cao, có trình độ văn hóa. “Biết ăn” là điều kiện của “biết sống” bao hàm quá trình hấp thụ văn hóa và giáo dục của tập thể ăn. Có thể nói Lang Liêu (người nấu) và vua Hùng Vương (người ăn) là hợp thể đồng điệu trong “đạo ẩm thực Việt Nam”. “Người nấu” Lang Liêu đã thấu rõ và đồng cảm với sự đòi hỏi của “người ăn” Hùng Vương và ngược lại, “người ăn” Hùng Vương, ông vua biết thưởng thức và đòi thưởng thức món ăn chính đáng cho cả cộng đồng đã được người nấu đáp ứng đúng mức nhu cầu mong đợi.
Tương quan “đồng điệu” giữa vua cha Hùng Vương và hoàng tử Lang Liêu đã tạo nên một nhất thể văn hóa của đạo ẩm thực, trong ý nghĩa nuôi dưỡng để phát triển bền bỉ và hoàn thiện.
Giấc mộng của Lang Liêu không phải là giấc mộng tình cờ, mà chính là kết quả của trằn trọc suy tư, thao thức tìm đường đi, phương cách thực hiện món ăn nuôi dưỡng cho cả một thời đại và thế hệ tương lai. Nhưng trí tuệ chưa đủ mà cần có trực giác và linh cảm khả dĩ nối kết với siêu nhiên, để có thể sáng tạo hoàn hảo. “Mộng” thấy “Thần linh” hay thần linh báo mộng là một trực cảm siêu việt. Với trực cảm ấy và tinh thần chí hiếu, Lang Liêu hội đủ điều kiện để “làm vua” trong sứ mạng “nuôi dân” no đủ, tôn kính môi trường sống của người dân, không xa xỉ phí phạm tài nguyên, phát triển tài năng – và nhất là thực hành đúng con đường trung đạo “nấu” được- hay sáng tạo- đáp ứng đúng nhu cầu và kiểm soát nhu cầu (để không bị nhu cầu quá trớn điều khiển).
Giấc mộng “bánh chưng” của Lang Liêu gặp vị Thần có lẽ nằm trong ý nghĩa mà triết gia Feuerbach đã triển khai: ẩm thực là một thứ tôn giáo- “Đời sống là thượng đế, lạc thú đời sống là lạc thú thượng đế, niềm vui đời sống thực thụ là tôn giáo thực thụ. Nhưng trong lạc thú đời sống này có sự hưởng thụ thức ăn và thức uống. Bởi thế, nếu cuộc đời nên là thánh thiện thì thức ăn và thức uống cũng phải được xem là thánh thiện”.
Lang Liêu thanh cao chứ không thô thiển, lớn lối như Feuerbach, và sáng tạo hơn, ông tặng một cái bánh chưng được nấu bằng tinh hoa của Trời và Đất của tổng thể linh ứng vũ trụ cho dân tộc Việt với lời chúc “ăn ngon” để chóng lớn trong mùa xuân hôm nay, mai sau và cả nghìn sau.
Vào thời dựng nước cách đây mấy nghìn năm, Hùng Vương thứ 6 trị vì nước Việt. Một ngày nọ vua cha thấy mình đã già, cần người khôn ngoan nối dõi cai trị đất nước tốt đẹp. Sau khi đã sát hạch các hoàng tử về văn tài cũng như võ công, nhà vua rất đẹp lòng về tài nghệ song toàn của các hoàng tử nhưng còn phân vân chưa biết chọn ai. Một ngày nọ vua cha cho vời các con đến và bảo rằng: “Ai trong các con có thể nấu món ăn nào ngon nhất, kẻ ấy sẽ được ta truyền ngôi cho”.
Các hoàng tử vâng lệnh, hối hả lên đường tìm những thức nấu quí báu nhất, hiếm lạ nhất, ngon nhất, để sửa soạn món ăn. Họ gửi quân hầu đi khắp nơi trên đất nước, lặn lội rừng sâu hay biển cả để tìm cho được những loại thịt, cá quí hiếm, những rau cải và rau thơm chọn lọc nhất. Chỉ duy hoàng tử thứ 18, một vị hoàng tử rất có hiếu và thông minh nhưng mẹ chàng lại rất nghèo nên không có tiền để lên đường tìm kiếm của ngon vật lạ. Chàng đành ở nhà với nỗi lo âu. Chàng chỉ biết cầu nguyện tổ tiên và trời đất giúp chàng tìm ra một món ăn thích hợp. Thời gian qua mau, sắp đến ngày khảo thí. May sao một đêm, trong giấc ngủ chàng nằm mơ thấy một vị thần đến bảo rằng: “Ta biết con là một kẻ hiếu thảo, ta muốn cùng con sửa soạn một món ăn thích hợp với tính tình hiếu đạo và tâm hồn của người dân, mà không phí phạm xa hoa. Con phải biết rằng, dưới Trời và trên Đất không có gì quí hơn hạt gạo mọc khắp đồng ruộng đất nước. Không cần phải sục sạo rừng rú hay biển sâu để tìm. Vậy con hãy chọn loại gạo tốt nhất, đó là thứ gạo nếp trên cánh đồng nhà, lấy thêm đậu xanh trong vườn nhà hay mua của vườn nhà hàng xóm, rất dễ gặt hái, sau đó mua thịt lợn nơi trại nuôi lợn trong làng và năm thứ gia vị ở sau vườn. Hãy vút gạo cho kỹ, đãi đỗ xanh sạch vỏ, gia vị tiêu hành muối nước mắm cho thịt heo, hái lá chuối hay lá dong sau vườn, rửa sạch và chẻ tre làm dây buộc. Cho gạo cùng thịt trên lá, lớp gạo bên dưới, đậu xanh và thịt heo ở giữa hai lớp gạo, gói lại thành hình vuông, biểu tượng của Đất, rồi gói đòn dài hình tròn, biểu tượng của Trời, lấy lạt buộc kỹ, sau đó bỏ vào nồi nước sôi, luộc chúng một đêm rồi lấy ra để ráo nước. Con sẽ thấy phép mầu hiện ra”.
Lang Liêu tỉnh dậy, làm theo lời dặn của vị thần trong mộng. Đến ngày khảo thí, vua cha ngạc nhiên thích thú khi nếm vị tinh khiết và thơm ngon của chiếc bánh do hoàng tử Lang Liêu dâng lên. Sau khi đã thử qua những thứ sơn hào hải vị như nem công chả phượng, chân gấu hầm trong rượu rắn, lưỡi chim sẻ chiên tẩm mật hay vi cá nấu trong nước xốt tôm hùm…nhà vua nhận thấy tất cả sơn hào hải vị này đều không sánh nổi bánh chưng của Lang Liêu. Bánh của Lang Liêu đoạt giải nhất và vua Hùng đẹp lòng truyền ngôi cho chàng vì chàng đã sáng chế ra một món ăn, trong đó tinh hoa của vạn vật giữa Trời và Đất đã được qui tụ hài hòa thành chất ngon lành cho con người.
Có thể nói sự tích bánh chưng bánh dày, dù mang đôi chút huyền thoại thời Hùng Vương, là công thức đầu tiên của bếp Việt được truyền tụng trong nhân gian và được viết thành văn, phổ biến cho mọi tầng lớp, khác hẳn với tính cách bí mật gia truyền của các món ăn, thường chỉ mật khẩu cho con cháu kế thừa. Trên lãnh vực bếp núc, làm bếp, nấu bếp thường nằm “trong nhà”, có tính tư riêng “một nhà” với nhau, bà truyền cho mẹ, mẹ truyền cho con, con truyền cho cháu. Nhưng sự tích bánh chưng là nghề nấu truyền cho dân gian, không chỉ nói về cách nấu bánh chưng mà còn chứa đựng một thứ triết lý ẩm thực thuần túy Việt Nam, hay “đạo ẩm thực Việt Nam”.
Thấu suốt “con đường” ẩm thực hầu như là một trong những điều kiện an bang tế thế, xây dựng đất nước lành mạnh, tạo nên thể tính Việt Nam. “Ăn” bao hàm quá trình thể hiện đạo đức sống, khởi đầu từ “người nấu”. Chính người nấu ấn định thể chất món ăn qua sự tuyển lựa thức nấu, vật liệu, gia vị, nhiên liệu… Truyện kể Lang Liêu, là vị thái tử thông minh, tài giỏi, đức độ, một người con có hiếu, một người em thảo, những chi tiết ấy rất quan trọng. Có lẽ nếu không có những chi tiết này, “bánh chưng” sẽ không…được nấu!
Tư duy hay “cơn mộng nấu” của ông, thoát thai từ đạo đức ấy, bộc lộ sự đắn đo, cẩn mật trong chọn lựa vật liệu, lương thực, mùi vị, cùng nghệ thuật tạo hình, biến chế và thẩm mỹ của sản phẩm. Sự chọn lựa biểu hiện tâm tình của người nấu không những cho người ăn, mà ngay cả đối với các vật liệu lấy từ thiên nhiên như gạo, nếp, ngũ cốc, thịt gia súc, gia vị, cây cỏ…. cần để tâm cẩn trọng vun trồng. Vun trồng trong tinh tấn, trong ý hướng lành mạnh, bổ dưỡng cho con người, đó là văn hóa trong nghĩa xác thực của chính khái niệm này.
Bàn tay nấu vừa thỏa mãn nhu cầu, vừa điều khiển, nêu mẫu mực cho việc “ăn”- ăn ngon, ăn lành biến thành văn hóa từ đó. Nhu cầu “ăn” do đấy tùy thuộc nghệ thuật nấu, nghệ thuật nấu lành mạnh thì nhu cầu ăn nghiêng về lành mạnh, nghệ thuật không lành mạnh thì sản sinh nhu cầu bội thực, ăn nhậu bí tỉ. Nhu cầu bội thực (nhậu nhẹt suốt ngày) làm cho thể xác và tinh thần con người bệnh hoạn. Vì vậy người ăn cần được giáo dục để chọn lựa đúng thức ăn cho chính mình và cho người cùng ăn, đạt trình độ “biết ăn”. người Việt ta thường dùng chữ “có ăn học” để chỉ người được giáo dục cao, có trình độ văn hóa. “Biết ăn” là điều kiện của “biết sống” bao hàm quá trình hấp thụ văn hóa và giáo dục của tập thể ăn. Có thể nói Lang Liêu (người nấu) và vua Hùng Vương (người ăn) là hợp thể đồng điệu trong “đạo ẩm thực Việt Nam”. “Người nấu” Lang Liêu đã thấu rõ và đồng cảm với sự đòi hỏi của “người ăn” Hùng Vương và ngược lại, “người ăn” Hùng Vương, ông vua biết thưởng thức và đòi thưởng thức món ăn chính đáng cho cả cộng đồng đã được người nấu đáp ứng đúng mức nhu cầu mong đợi.
Tương quan “đồng điệu” giữa vua cha Hùng Vương và hoàng tử Lang Liêu đã tạo nên một nhất thể văn hóa của đạo ẩm thực, trong ý nghĩa nuôi dưỡng để phát triển bền bỉ và hoàn thiện.
Giấc mộng của Lang Liêu không phải là giấc mộng tình cờ, mà chính là kết quả của trằn trọc suy tư, thao thức tìm đường đi, phương cách thực hiện món ăn nuôi dưỡng cho cả một thời đại và thế hệ tương lai. Nhưng trí tuệ chưa đủ mà cần có trực giác và linh cảm khả dĩ nối kết với siêu nhiên, để có thể sáng tạo hoàn hảo. “Mộng” thấy “Thần linh” hay thần linh báo mộng là một trực cảm siêu việt. Với trực cảm ấy và tinh thần chí hiếu, Lang Liêu hội đủ điều kiện để “làm vua” trong sứ mạng “nuôi dân” no đủ, tôn kính môi trường sống của người dân, không xa xỉ phí phạm tài nguyên, phát triển tài năng – và nhất là thực hành đúng con đường trung đạo “nấu” được- hay sáng tạo- đáp ứng đúng nhu cầu và kiểm soát nhu cầu (để không bị nhu cầu quá trớn điều khiển).
Giấc mộng “bánh chưng” của Lang Liêu gặp vị Thần có lẽ nằm trong ý nghĩa mà triết gia Feuerbach đã triển khai: ẩm thực là một thứ tôn giáo- “Đời sống là thượng đế, lạc thú đời sống là lạc thú thượng đế, niềm vui đời sống thực thụ là tôn giáo thực thụ. Nhưng trong lạc thú đời sống này có sự hưởng thụ thức ăn và thức uống. Bởi thế, nếu cuộc đời nên là thánh thiện thì thức ăn và thức uống cũng phải được xem là thánh thiện”.
Lang Liêu thanh cao chứ không thô thiển, lớn lối như Feuerbach, và sáng tạo hơn, ông tặng một cái bánh chưng được nấu bằng tinh hoa của Trời và Đất của tổng thể linh ứng vũ trụ cho dân tộc Việt với lời chúc “ăn ngon” để chóng lớn trong mùa xuân hôm nay, mai sau và cả nghìn sau.
Thái Kim Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét