16/05/2012 08:24:27
- Bộ hài cốt người nguyên thủy có niên đại 12.000 năm được khâm liệm một cách độc đáo: Đặt ốc biển vào hốc mắt được các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam phát hiện tại hang Phia Vài thuộc địa phận thôn Cốc Ngận, xã Xuân Tân, Na Hang, Tuyên Quang là một "duyên nghiệp". Và chuyện khai quật được hài cốt này còn là một kỳ tích.
Phát hiện di chỉ nhờ… đi họp
PGS.TS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết, hang Phia Vài được phát hiện một cách tình cờ. Hôm đó, ông đến họp tại UBND xã Xuân Tiến, huyện Na Hang để thực hiện di dời một số di chỉ khảo cổ học phục vụ công tác làm hồ thủy điện.
Câu chuyện ngoài lề buổi họp với một nông dân tên là Hội đã khiến ông Chung không khỏi tò mò khi người này cho biết, cạnh nhà có cái hang bí hiểm. Tuy nhiên, khi ông Chung muốn lên hang thì lại vấp phải sự phản đối bởi truyền thuyết "ma núi" Phia Vài.
Ông Chung và các đồng nghiệp đã phải mua xôi, gà, đồ lễ vật và mời thầy Mo về cúng bái để an lòng dân. Đồng thời, cùng họ vào hang xem xét hiện vật. Đoàn cũng phải rất vất vả để thuê được các công nhân địa phương, phục vụ công tác đào bới di chỉ khảo cổ.
Khi đào được hơn 50cm, ông Chung thấy ló ra vài ba đốt đen đen, gần giống xương gà, lợn. Biết là sắp phát lộ bộ hài cốt như lời đồn đại, ông bèn cho nhân công phủ bạt lên để người dân đỡ sợ và nói đùa rằng đó chỉ là xương động vật.
Cưa đá tìm xương
Theo PGS.TS Trình Năng Chung và GS Nguyễn Lân Cường, Phia Vài có cửa hang rộng 35m, sâu 11m và trần hang cao 4m. Tiếc rằng, các tảng đá vôi lớn đã bị sập xuống từ trần hang, làm mất đi một diện tích lớn không thể khai quật.
Các nhà khảo cổ đã đào hai hố lớn với diện tích 40m2 và phát hiện được hàng trăm hiện vật, chủ yếu là công cụ ghè, đẽo thô sơ. Khi xương hài cốt người phát lộ, các nhà khảo cổ rất mừng rỡ nhưng cản trở lớn nhất là cột nhũ đá đâm sâu xuống đất chạm vào bộ hài cốt.
Sau hàng tuần lễ nghiên cứu, các chuyên gia quyết định cho cưa bỏ phần quách thạch ở phía trên để lấy bộ hài cốt ra. Chỉ cần dựa vào cột nhũ đá ăn sâu xuống đất, các nhà khảo cổ cũng đã đoán được niên đại hài cốt trên 10.000 năm tuổi.
Kỳ thực, đây là bộ hài cốt người nguyên thủy được đặt ở tư thế nằm nghiêng, đầu gối lên đá, chân duỗi thẳng. Căn cứ vào lớp trầm tích đá vôi cứng và công cụ ghè đẽo thô sơ tìm thấy được chôn theo người chết, ông Chung nhận định, di tích Phia Vài mang đặc trưng của văn hóa Hòa Bình giai đoạn sớm (thuộc thời kỳ Cánh Tân muộn, Holuxen sớm) niên đại 12.000 năm. Đặc biệt, xung quanh di cốt còn phát hiện dấu tích bếp lửa hình tròn và những tảng đá rất to - có lẽ đã được người nguyên thủy dùng làm ghế ngồi trong các sinh hoạt cộng đồng.
Để giúp bộ hài cốt được nguyên vẹn, các nhà khảo cổ đã quyết định để họa sĩ Nguyễn Đình Hiển dùng thủ thuật bó thạch cao ngôi mộ để đưa ra nghiên cứu. Dựa vào độ mòn của răng, độ gắn liền của đường khớp sọ, góc của xương cánh chậu, xương hàm dưới... các nhà khảo cổ kết luận đây là di cốt của một người đàn bà có địa vị trong cộng đồng người nguyên thủy, khoảng từ 45 - 50 tuổi.
Vì xương cánh tay trái còn tương đối nguyên vẹn nên tính được chiều cao của cá thể này là 1,56m. Đặc biệt, hộp sọ gối lên một thềm đá và có độ hóa thạch khá cao. Ở hàm trên răng cối nhỏ, cối lớn và răng nanh còn nguyên vẹn, chỉ thiếu bộ răng cửa.
Cách khâm liệm độc đáo
Theo PGS.TS Trình Năng Chung, hài cốt Phia Vài có hộp sọ còn khá nguyên vẹn nhưng do bị cột đá nén ép nên bị bẹp ở phần xương đỉnh và chấm bên phải làm cho hai mỏm chũm và má bên phải bị lệch. Khi các nhà khảo cổ dùng thủ thuật nghề nghiệp để khám phá đã làm lộ dần hai con ốc nằm gọn trong hốc mắt của người đàn bà này.
Theo GS Nguyễn Lân Cường, đây là loại ốc biển có tên khoa học Cyprea arabica. Con ốc nằm ngửa trong hốc mắt bên trái dài 27,23mm, rộng 16mm. Con ốc trong hốc mắt bên phải dài 21,61mm, rộng 13,13mm.
Cũng theo ông Cường, thời người phụ nữ này còn sống, người ta dùng loại ốc biển này để trao đổi hàng hóa giống như một loại tiền tệ. Trong lúc mai táng, người ta đã đặt lên mỗi mắt một con ốc để khi phần da thịt tiêu đi, con ốc sẽ tụt xuống hốc mắt như thay cho con ngươi.
Dựa vào vị trí của xương tay, xương sườn và chậu hông, GS Cường cho rằng, đây là di cốt chôn nguyên dạng, chưa qua cải táng. Di cốt thuộc nền văn hóa Hòa Bình, chưa từng được phát hiện. Những hộp sọ có niên đại tương tự phát hiện ở Đông Nam Á cũng không thấy cách khâm liệm đặt ốc vào hốc mắt như ở Phia Vài.
Khu vực hang Phia Vài. |
Phát hiện di chỉ nhờ… đi họp
"Hình thức mai táng này được lặp lại ở thời đại kim khí khi tôi nghiên cứu một chiếc sọ cổ của người đàn ông khoảng 50 tuổi được tìm thấy ở Nga Sơn, Thanh Hóa năm 2000. Chỉ khác là sọ và một đoạn xương cánh tay, một cán giáo đồng được cải táng trong chiếc trống đồng cổ. Họ cũng đặt vào hai hốc mắt nhưng không phải ốc mà là hai đồng tiền Ngũ Thù".
GS Nguyễn Lân Cường
|
Câu chuyện ngoài lề buổi họp với một nông dân tên là Hội đã khiến ông Chung không khỏi tò mò khi người này cho biết, cạnh nhà có cái hang bí hiểm. Tuy nhiên, khi ông Chung muốn lên hang thì lại vấp phải sự phản đối bởi truyền thuyết "ma núi" Phia Vài.
Ông Chung và các đồng nghiệp đã phải mua xôi, gà, đồ lễ vật và mời thầy Mo về cúng bái để an lòng dân. Đồng thời, cùng họ vào hang xem xét hiện vật. Đoàn cũng phải rất vất vả để thuê được các công nhân địa phương, phục vụ công tác đào bới di chỉ khảo cổ.
Khi đào được hơn 50cm, ông Chung thấy ló ra vài ba đốt đen đen, gần giống xương gà, lợn. Biết là sắp phát lộ bộ hài cốt như lời đồn đại, ông bèn cho nhân công phủ bạt lên để người dân đỡ sợ và nói đùa rằng đó chỉ là xương động vật.
PGS.TS Trình Năng Chung (giữa) đang khai quật di cốt. |
Cưa đá tìm xương
Theo PGS.TS Trình Năng Chung và GS Nguyễn Lân Cường, Phia Vài có cửa hang rộng 35m, sâu 11m và trần hang cao 4m. Tiếc rằng, các tảng đá vôi lớn đã bị sập xuống từ trần hang, làm mất đi một diện tích lớn không thể khai quật.
Các nhà khảo cổ đã đào hai hố lớn với diện tích 40m2 và phát hiện được hàng trăm hiện vật, chủ yếu là công cụ ghè, đẽo thô sơ. Khi xương hài cốt người phát lộ, các nhà khảo cổ rất mừng rỡ nhưng cản trở lớn nhất là cột nhũ đá đâm sâu xuống đất chạm vào bộ hài cốt.
Sau hàng tuần lễ nghiên cứu, các chuyên gia quyết định cho cưa bỏ phần quách thạch ở phía trên để lấy bộ hài cốt ra. Chỉ cần dựa vào cột nhũ đá ăn sâu xuống đất, các nhà khảo cổ cũng đã đoán được niên đại hài cốt trên 10.000 năm tuổi.
Kỳ thực, đây là bộ hài cốt người nguyên thủy được đặt ở tư thế nằm nghiêng, đầu gối lên đá, chân duỗi thẳng. Căn cứ vào lớp trầm tích đá vôi cứng và công cụ ghè đẽo thô sơ tìm thấy được chôn theo người chết, ông Chung nhận định, di tích Phia Vài mang đặc trưng của văn hóa Hòa Bình giai đoạn sớm (thuộc thời kỳ Cánh Tân muộn, Holuxen sớm) niên đại 12.000 năm. Đặc biệt, xung quanh di cốt còn phát hiện dấu tích bếp lửa hình tròn và những tảng đá rất to - có lẽ đã được người nguyên thủy dùng làm ghế ngồi trong các sinh hoạt cộng đồng.
Để giúp bộ hài cốt được nguyên vẹn, các nhà khảo cổ đã quyết định để họa sĩ Nguyễn Đình Hiển dùng thủ thuật bó thạch cao ngôi mộ để đưa ra nghiên cứu. Dựa vào độ mòn của răng, độ gắn liền của đường khớp sọ, góc của xương cánh chậu, xương hàm dưới... các nhà khảo cổ kết luận đây là di cốt của một người đàn bà có địa vị trong cộng đồng người nguyên thủy, khoảng từ 45 - 50 tuổi.
Vì xương cánh tay trái còn tương đối nguyên vẹn nên tính được chiều cao của cá thể này là 1,56m. Đặc biệt, hộp sọ gối lên một thềm đá và có độ hóa thạch khá cao. Ở hàm trên răng cối nhỏ, cối lớn và răng nanh còn nguyên vẹn, chỉ thiếu bộ răng cửa.
Di cốt người với cách khâm liệm đặt ốc vào hốc mắt. |
Cách khâm liệm độc đáo
Theo PGS.TS Trình Năng Chung, hài cốt Phia Vài có hộp sọ còn khá nguyên vẹn nhưng do bị cột đá nén ép nên bị bẹp ở phần xương đỉnh và chấm bên phải làm cho hai mỏm chũm và má bên phải bị lệch. Khi các nhà khảo cổ dùng thủ thuật nghề nghiệp để khám phá đã làm lộ dần hai con ốc nằm gọn trong hốc mắt của người đàn bà này.
Theo GS Nguyễn Lân Cường, đây là loại ốc biển có tên khoa học Cyprea arabica. Con ốc nằm ngửa trong hốc mắt bên trái dài 27,23mm, rộng 16mm. Con ốc trong hốc mắt bên phải dài 21,61mm, rộng 13,13mm.
Cũng theo ông Cường, thời người phụ nữ này còn sống, người ta dùng loại ốc biển này để trao đổi hàng hóa giống như một loại tiền tệ. Trong lúc mai táng, người ta đã đặt lên mỗi mắt một con ốc để khi phần da thịt tiêu đi, con ốc sẽ tụt xuống hốc mắt như thay cho con ngươi.
Dựa vào vị trí của xương tay, xương sườn và chậu hông, GS Cường cho rằng, đây là di cốt chôn nguyên dạng, chưa qua cải táng. Di cốt thuộc nền văn hóa Hòa Bình, chưa từng được phát hiện. Những hộp sọ có niên đại tương tự phát hiện ở Đông Nam Á cũng không thấy cách khâm liệm đặt ốc vào hốc mắt như ở Phia Vài.
Bảo tàng Tuyên Quang "méo mặt" vì hài cốt Phia Vài. |
Méo mặt vì hài cốt
|
"Di chỉ hài cốt người nguyên thủy ở hang Phia Vài có giá trị rất lớn đối với ngành khảo cổ. Đó là một phát hiện lớn, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, bảo tồn di cốt xương người không đơn giản, bảo tàng tỉnh Tuyên Quang phải bỏ tiền mời chuyên gia về bảo quản bằng thuốc. Lại còn chuyện nhiều đoàn khảo cổ, sở ban ngành các nơi đổ về tham quan, bảo tàng tỉnh chẳng lẽ không đón tiếp. Đón tiếp lại tốn kém, nhiều khi phải bù lỗ cho nên các bảo tàng hầu hết rất ngại "rước" hài cốt về triển lãm".
PGS.TS Trình Năng Chung
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét