PHẦN
III
ĐỂ
HIỂU RÕ HƠN VỀ ĐỜI SỐNG TÂM LINH
Đời sống tâm linh không phải là một lộ
trình mà mỗi người phải đi theo một lối đi bắt buộc. Nó được tô điểm bởi những
yếu tố khác nhau.
Yếu tố đầu tiên là tiếng Chúa gọi tôi
một cách cá vị, tiếng gọi này có thể ở ngay đầu hành trình hoặc muộn hơn sau
đó, tiếng gọi có thể được cất lên thêm một lần nữa trong dòng đời, đặc biệt vào
một lứa tuổi nào đó. Bấy giờ ta gọi đó là “tiếng gọi thứ nhì”.
Tiếng gọi này xảy ra trong lòng một tiếng
gọi khác tổng quát hơn vốn, tùy theo tình hình, là một sự lồng ghép vào một dạng
linh đạo đặc thù nào đó. Có nhiều gia đình thiêng liêng trong Hội thánh, và ta
nên nói đôi điều về chúng.
Một điểm khác là mối tương quan mà
chúng ta đang duy trì với điều làm cho chúng ta khó chịu và khiến chúng ta chậm
bước, đặc biệt là các thương tích của chúng ta. Đây là một phạm trù mà ngày nay
người ta đang khám phá lại, và điều này không phải là do ngẫu nhiên.
Sau hết, một điểm nữa là các hiện tượng
ngoại thường vốn đôi khi xảy ra. Người ta nói rất đúng rằng đời sống tâm linh
không giản lược vào các hiện tượng này. Vậy thì chúng có ích lợi gì?
Chính vì vậy, trong phần ba của sách
này, tôi ước mong nói tới các yếu tố xen vào đời sống tâm linh ở một giai đoạn
này hoặc một giai đoạn khác của nó, và theo phương pháp luận thì đặt ở đây sẽ không
thích hợp cho bằng đặt ở chỗ khác. Quả thật, chúng có thể xảy ra hầu như bất cứ
lúc nào và tác động nhiều hoặc ít tùy theo các giai đoạn.
Tôi sẽ khai triển năm điểm:
- sự đa dạng của các hành trình tâm
linh và ơn gọi cá nhân;
- các linh đạo đặc thù;
- “tiếng gọi thứ nhì”;
- các thương tích;
- các sự kiện ngoại thường của đời sống
tâm linh.
Chương
6: SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC HÀNH TRÌNH TÂM LINH VÀ ƠN GỌI CÁ NHÂN.
Điều mà chúng ta vừa viết ra trong các
chương vừa rồi chỉ hữu ích cho chúng ta nếu ta hết sức cởi mở với tác động của
Chúa Thánh Thần. Quả thật, Ngài không đề ra cho chúng ta những bài để học và những
việc để làm, nhưng Ngài lưu tâm đến những con người cá vị. Thế nên, ngay cả khi
có những điểm chuyển tiếp và những khuynh hướng lớn, người ta cũng rất khác
nhau; các dự phóng của Thiên Chúa trên họ, và qua họ mà hướng đến thế giới,
cũng luôn mang tính cách độc đáo.
Tôi vừa nói các từ: “dự phóng của
Thiên Chúa”. Quả thật, đời sống tâm linh đi vào trong các kế hoạch của Thiên
Chúa. Đâu là điều Chúa muốn trên người này hoặc người kia? Làm sao một điều gì
đó của tình yêu Thiên Chúa tỏ lộ ra bên cạnh con người? Tất cả hành trình tâm
linh đều nối kết với câu hỏi đầu tiên này.
Ơn gọi độc nhất của mỗi người
Mỗi
người có một sứ mạng đặc thù.
Một người chỉ tiến tới cách tốt đẹp nếu
người ấy biết mình là ai, mình có thể làm gì, và nhất là mình muốn làm gì. Nói
cách khác, nếu người ấy nhận biết sứ mạng riêng của mình.
Quả thật, trong tim của mỗi người,
trong cái “tôi thâm sâu”, ngay cả nơi những người chưa có đức tin, có một cái
gì như ánh sáng nội tâm chiếu soi chúng ta về điều mà chúng ta là và điều mà
chúng ta được kêu gọi thực hiện, “một huấn luyện viên hoặc một cảm thức bên
trong, một lương tâm đưa ra cho chúng ta một nhận thức về tính cách độc đáo của
chúng ta”, theo như Victor Frankl nói. Đó là một loại tiếng gọi nội tâm yêu cầu
chúng ta, nếu chúng ta đáp lại, một sự dấn thân trọn vẹn. Sứ mạng này không phải
là một ảo tưởng, cũng không phải là một cái gì chợt đến chợt đi: nó luôn có đó.
“Sứ mạng có một điều gì đó thường trực. Nó không chủ yếu có thể thay đổi theo
dòng đời, dù rằng nó có thể trở nên rõ ràng hơn, cụ thể hơn, mở rộng hơn, sinh
ích lợi cho nhiều người hơn.”
Nếu chúng ta không đáp lại tiếng gọi ấy,
chúng ta sẽ luôn có cảm giác đen tối là đã làm hỏng đời mình. Chắc chắn đây là
nguồn cơn của biết bao đau khổ và lệch lạc. Ngược lại, nếu chúng ta khám phá ra
sứ mệnh của mình – hoặc khi đang còn trẻ, hoặc vào thời khắc “khủng hoảng ở tuổi
trung niên”, tôi sẽ trở lại vấn đề này sau – thì cuộc đời chúng ta sẽ mang lấy
một ý nghĩa, một sức năng động. Chúng ta khuấy động thế giới, dù rất khiêm tốn
thôi. Tôi biết những tấm gương của những người rất giản dị đã mô tả cho tôi cuộc
đời của họ như một thành công và một niềm hoan lạc vì họ đã hoàn thành sứ mệnh
của mình. Ta có một gương mẫu điển hình với bà Mônica, mẹ của thánh Augustinô,
mà nhà viết văn vĩ đại đã nhắc lại những lời cuối cùng của bà. Bà hài lòng ra
đi vì bà đã chu toàn sứ mệnh của mình: giúp con mình hoán cải trở về. Nếu được
phép, tôi xin kể ra trường hợp của cha tôi. Ông đã trao cho tôi một cái chớp mắt
cuối cùng hết sức tinh nghịch và đằm thắm trước khi khởi hành chuyến đi trọng đại.
Ông rất vui vì mình đã đạt, đời ông đã thành, và ông chết trong sự hài lòng về
bản thân.
Chúng ta hãy lập lại rằng tiếng gọi
này được sống một cách uyển chuyển và tự do. Trước khi xét xem nó xảy ra thế
nào trong đời sống tâm linh, tôi muốn nói tận tường về hai thái độ rất có hại
cho tất cả đời sống nội tâm.
Chớ
rập khuôn.
Cũng
đừng làm loài nhuyễn thể.
Cha Jean Laplace, thuộc dòng Tên, là một
trong những vị đồng hành tâm linh nổi tiếng lúc bấy giờ, đã từng nêu ra rằng
trước kia người ta thường làm những điều đáng trách khi đồng hành tâm linh. Người
ta đã nhận ra rằng họ không chú tâm đủ về Chúa Thánh Thần, khi muốn ép các linh
hồn trải qua đủ loại khuôn phép. Mối nguy này sẽ luôn tồn tại. Quả thật, chúng
ta hoạt động từ những khuôn mẫu; điều này đúng cả trong xã hội dân sự lẫn trong
Hội thánh, và không thể khác được. Một số khuôn mẫu này được Hội thánh đề nghị
qua dung mạo của các vị thánh được tuyên phong hoặc các đoàn sủng của những
phong trào trong Hội thánh mà Hội thánh nhìn nhận. Tất cả điều đó là rất thường
tình. Khó khăn bắt đầu khi, đến một lúc, người ta hơi co rúm lại và người ta
đóng băng mọi sự. Kể từ đó, người ta cầu khẩn bạn sống cho hợp với lý tưởng được
phóng chiếu lên bạn. Tôi đã lưu ý rằng cơn cám dỗ này có tính cách phổ quát, nó
đụng đến những người có cảm thức hoàn toàn khác nhau và những phong trào được
gây dựng ở những thời điểm rất khác biệt.
Thế nhưng sự việc không thể như vậy. Đời
sống tâm linh của mỗi người là độc nhất. Nó tiến, thoái, đôi khi lầm đường. Nó
bị vô số điều mà chúng ta mang trong mình làm cho phức tạp: “Đối với chúng ta
hôm nay, một sự phân định không lưu tâm đến tính phức tạp của các khát vọng
đang làm việc trong mỗi người chúng ta thì thật đáng nghi ngờ.” Nói chung, cũng
chẳng cần biết đích xác một người đang ở đâu trong đời sống tâm linh. Ta có thể
đưa ra những chỉ dẫn để giúp họ băng qua các ngưỡng, nhưng nhất thiết đừng xác
định người ta ở đây hay ở kia. Từ quan điểm này, mọi sự hướng dẫn đều có giới hạn
của chúng. Tôi cũng chia sẻ ý kiến của José Fernadez de Retana Arostegui: “Đó
là một sai lầm về mặt tâm lý và là một sự thiếu sót về lương tri khi nói với một
linh hồn rằng linh hồn ấy đang ở trong nơi Cư trú nào, vì bao lâu linh hồn chưa
đạt tới những nơi Cư trú Thứ Bảy, nghĩa là tới sự hợp nhất biến đổi, không ai
có thể chắc chắn gì cả trong đời sống tâm linh. Và sự sai lầm này có thể trả
giá rất đắt nơi các linh hồn không được khuyên bảo một cách đúng đắn này.”
GIỮ
MÌNH KHIÊM NHƯỢNG VÀ CẨN TRỌNG
-
Ai là người có thể xét đoán con người? Người ta đưa ra những phán xét bừa bãi ở
khắp nơi. Kẻ mà chúng ta thất vọng thình lình hoán cải và trở nên tuyệt hảo. Kẻ
mà chúng ta mong chờ nhiều đột nhiên té ngã và trở nên xấu xa. Ta có sợ cũng
không bảo đảm được, mà có thương cũng chẳng bảo đảm được nốt.
Bất
cứ một người nào đó là gì hôm nay, chính người ấy cũng không hay biết. Tuy
nhiên hôm nay anh ta biết được một chút. Ngày mai anh ta sẽ ra sao, chính anh
ta chẳng biết gì cả.
Thánh
Augustinô (354-430)
Ngược lại, sẽ là nghiêm trọng khi chấp
nhận bất cứ điều gì và vượt thoát mọi luật lệ thiêng liêng, mọi kế hoạch sống,
mọi cân nhắc về tiếng gọi nội tâm, bằng cách tự nhủ rằng ta tự xây dựng đời
mình lần hồi và chẳng cần tham khảo gì cả. Như vậy là ngây thơ, và ta sẽ không
đi được xa trong đời sống nội tâm. Bấy giờ ta sẽ bị xáo trộn cơ cấu, chủ quan,
cảm tính, như những loài nhuyễn thể. Cám dỗ này đã hiện hữu, đang hiện hữu và sẽ
luôn hiện hữu. Chúa Thánh Thần không luôn luôn nói thẳng với từng người trong mỗi
lúc, Ngài không sáng chế lại mọi sự một cách triệt để cho riêng tôi. Nếu tôi
nghĩ như thế, tôi sẽ ra tệ hơn là tôi tưởng. Theo tôi, một cộng đoàn hoặc những
người đồng hành tin vào điều đó sẽ gặp nguy hiểm.
Đâu
là tiếng Chúa gọi tôi?
Để tiến tới, điều quan trọng đối với một
linh hồn là biết được rằng ở tận sâu thẳm Chúa muốn gì nơi nó. Hẳn nhiên, đã có
tiếng gọi cá biệt mà tôi vừa nói đến trên kia. Nhưng tiếng gọi này có thể phối
hợp với một tiếng gọi khác vượt trên nó và từ một nơi xa hơn vọng đến. Nói cách
khác, chúng ta có thể biết gì về ý muốn của Chúa trên sứ mạng, trên tiếng gọi
sâu xa của chúng ta hay không? Tôi không chỉ nói đến ơn gọi trong thế giới, về
chức linh mục hoặc đời tu. Thiên Chúa có thể tỏ cho chúng ta điều gì đó về cái
nhìn độc nhất mà Ngài hướng đến chúng ta hay không? Ngài có muốn nói điều gì về
cái tên bí mật mà Ngài ban cho chúng ta hay không? Nếu chúng ta biết điều gì
đó, đời sống tâm linh trở nên thật đơn giản, và lúc ấy chúng ta vượt qua các
ngưỡng một cách tự do hơn và quả quyết hơn. Chúng ta phải luôn tự vấn rằng:
“Chúa muốn gì ở tôi, ngay nơi tôi đang sống?” Đó là câu hỏi nền tảng của tất cả
đời sống tâm linh, trong khi thắc mắc về việc biết tôi đang ở đâu trên hành
trình thì vô ích hoặc thứ yếu. Chúa đang yêu cầu tôi điều gì?
Ta có thể nói một cách khác. Nhân cách
và các khía cạnh của sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu vô cùng phong phú. Thế nên mỗi
phong trào tâm linh phản chiếu một khía cạnh của Chúa Giêsu, nhưng không phản
chiếu hết tất cả các khía cạnh của Ngài. Cũng giống như một viên kim cương mà
chúng ta sẽ phản chiếu một mặt của nó – hoặc nhiều mặt nếu ta muốn, nhưng không
phản chiếu tất cả mọi mặt – Trong bối cảnh đó, mỗi một người chúng ta cũng phản
chiếu một điều gì đó của Chúa Giêsu. Sự đa dạng mênh mông này chính là vẻ đẹp của
đời sống với Chúa. Chúng ta có thể biết mình phản chiếu điều gì của Chúa Giêsu
hay không? Đâu là loại sứ mạng mà Ngài tín thác cho chúng ta trong sự phụ thuộc
vào sứ mạng của Ngài? Đâu là loại quan hệ mà chúng ta thiết lập với Ngài trong
mối thâm tình của cái “tôi sâu xa” của chúng ta. Nếu chúng ta biết được điều
này, và nếu chúng ta trung thành với nó, tôi tin rằng chúng ta sẽ tiến tới
nhanh chóng.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét