Các Trang

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

Ảnh hưởng của tiếng Bồ đào nha đối với chính tả Việt Nam


 Gonçalo Fernandes & Carlos Assunção

Universidade de Trás-os-Montes e Alto Douro (Vila Real) 


SỰ ĐIỂN CHẾ ĐẦU TIÊN TIẾNG VIỆT

BỞI CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO THẾ KỶ THỨ 17:

MÔ TẢ CÁC ÂM ĐIỆU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA

TIẾNG BỒ ĐÀO NHA

ĐỐI VỚI CHÍNH TẢ VIỆT NAM *

Ngô Bắc dịch


 nguồn:http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacFernandesCarlosTiengViet.htm

Đại Ý

Chúng tôi phân tích tầm quan trọng của thế hệ các nhà truyền giáo Dòng Tên tiên phong phục vụ dưới sự Bảo Trợ của Bồ Đào Nha (Portuguese Patronage) để hoàn thành quốc ngữ [ngôn ngữ quốc gia] ở Việt Nam ngày nay và sự mô tả ngữ học về âm điệu học (tonology) của tiếng An Nam (Annamese) hoặc tiếng Bắc Kỳ (Tonkinese) (tên cũ của tiếng Việt).  Chúng tôi phân tích, đặc biệt, bản thảo quyển Manuductio ad Linguam Tunckinensem (khoảng 1745 [trước 1623]) của Francisco de Pina, S.J. (1585/1586-1625) và từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum và khảo luận văn phạm Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio (Rome 1651) bởi Alexandre de Rhodes, S.J. (1593-1660).  Chúng tôi chứng thực rằng Pina thực sự là người đầu tiên sử dụng hệ thống La Mã hóa tiếng Bắc Kỳ, và chúng tôi xác nhận rằng ông cũng là người đầu tiên mô tả sáu âm điệu (giọng) của nó một cách chi tiết.  Rhodes đã khai triển sự hiểu biết của Pina, minh bạch một cách đặc biệt trong mô tả âm điệu học của giọng Bắc Kỳ.  Chúng tôi cũng giải thích rằng Rhodes đã sử dụng bản thảo từ điển bị thất lạc được viết bởi Gaspar do Amaral, S.J. (1594-1646) và António Barbosa, S.J. (1594-1647), diều hiển hiện chủ yếu trong việc sử dụng cặp chữ (digraph) trong tiếng Bồ Đào Nha <nh> để thể hiện âm vị / ɲ /.

Từ khóa

lịch sử ngôn ngữ học, ngôn ngữ học truyền giáo, tiếng Việt, tiếng An Nam, tiếng Bắc Kỳ, Quốc ngữ 

-----

* Chúng tôi muốn dành tặng bài viết này cho Giáo sư Roland Jacques vì ​​những đóng góp của ông cho các sự nghiên cứu lịch sử về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nhà truyền giáo dưới Chế Độ Bảo Trợ Bồ Đào Nha.  Chúng tôi cũng xin cám ơn sự giúp đỡ của Tiến sĩ Nguyễn Vũ Thu Hà (Khoa Bồ Đào Nha của Đại Học Hà Nội) vì những tu chỉnh của bà về sự mô tả các âm điệu trong tiếng Việt, và ban biên tập cùng các vị thẩm định ẩn danh có ý kiến ​​khích lệ và các khuyến nghị mà chúng tôi đã gắng sức thi hành trong phiên bản cuối cùng của bài viết này.

*** 

DẪN NHẬP

Chúng tôi phân tích công trình của các nhà truyền giáo tiên phong đầu tiên dưới sự Bảo Trợ của Bồ Đào Nha ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 17 và các văn bản biến ngữ metalinguistic) của họ. Bài viết được cấu trúc như sau: trước tiên, chúng tôi mô tả bối cảnh lịch sử của những khám phá của Bồ Đào Nha, hiến chương của Chế Độ Bảo Trợ của Bồ Đào Nha (Portuguese Patronage) (a) hay Ius Patronatus [Quyền Hạn Của Chế Độ Bảo Trợ] được đưa ra bởi nhiều sắc lệnh giáo hoàng khác nhau và tầm quan trọng của chúng đối với việc truyền giáo ở Đông Nam Á, đặc biệt là Macau, nơi đã trở thành trung tâm của Kitô giáo tại Trung Hoa, Nhật Bản và các vùng lãnh thổ lân cận, mặc dù nó chỉ là một phó giáo tỉnh (Vice-Province) “duy nhất”.  Sau đó, chúng tôi sẽ mô tả hoạt động của các nhà truyền giáo tiên phong phục vụ sự bảo trợ của Bồ Đào Nha, chủ yếu là các giáo sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha Francisco de Pina, S.J. (1585/1586-1625), Gaspar do Amaral, S.J. (1594-1646) và António Barbosa, S.J. (1594-1647), và Dòng Tên Pháp Alexandre de Rhodes, S.J. (1593-1660). Chúng tôi mô tả các tác phẩm biến ngữ được công bố đầu tiên về tiếng Việt, tức là, Từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum và quyển Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio (Rome 1651) bởi Alexandre de Rhodes và các nguồn tài liệu chính yếu của chúng.  Chương này được chia thành hai phần.  Trong phần đầu tiên, chúng tôi sẽ phân tích việc thực hiện hệ thống La Mã hóa được gọi là Quốc ngữ hiện tại [ngôn ngữ quốc gia] và chính tả Bồ Đào Nha trong tiếng Việt, cụ thể là cách thể hiện âm vị / ɲ / bằng cặp đôi mẫu tự (digraph) <nh>.trong tiếng Bồ Đào Nha.  Trong phần thứ hai, chúng tôi sẽ phân tích rõ ràng ảnh hưởng của Francisco de Pina trong mô tả của de Rhodes về sáu âm điệu Bắc Kỳ, so sánh bản thảo của Pina nhan đề Manuductio ad linguam Tunchinensem (khoảng năm 1745 [trước 1623]) và tập văn phạm tiếng quốc ngữ của de Rhodes nhan đề Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio (b) (Rome 1651).

Bối cảnh lịch sử 1

Các hiệp ước ký tại Tordesillas (ngày 7 tháng 6 năm 1494) và Zaragoza (ngày 22 tháng 4 năm 1529), được kết ước bởi các vị vua Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, quy định các khu vực ảnh hưởng hoặc các phần của thế giới thuộc địa / truyền giáo của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, ở phía tây và phía đông, một cách lần lượt.  Cả hai nước phân chia thế giới thành hai phần tương tự, mutatis mutandis [thành ngữ pháp luật La Tinh trung cổ, có nghĩa “đã thay đổi những gì cần thay đổi, ND], với những sửa đổi thích hợp, những vùng đất nằm giữa kinh tuyến 370 dậm phía tây quần đảo Cabo Verde (khoảng tây kinh tuyến thứ 46) và trước kinh tuyến 297,5 dặm phía đông Quần đảo Moluccas (khoảng đông kinh tuyến thứ 142) thuộc về Bồ Đào Nha. Ngoài ra, đối với các quốc gia Công giáo như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, ủy quyền của Giáo hoàng là điều không thể thiếu vì lý do chính thức chính là nhằm cải đạo dân bản địa hoặc những người vô đạo đi theo Công giáo. 

Trong thực tế, sau năm 1452, với sắc lệnh giáo hoàng Dum Diversas (ngày 8 tháng 6 năm 1452) và, chủ yếu sắc lệnh Romanus Pontifex (ngày 8 tháng 1 năm 1455), Giáo hoàng Nicholas V (1397-1455) đã trao cho vua Bồ Đào Nha, D. Afonso V (1432-1481) Ius Patronatus [Quyền Hạn của Quy Chế Bảo Trợ] và hoàn toàn quyền tài phán đối với các vùng đất hải ngoại, đã được khám phá và sẽ được khám phá (Xem, ví dụ, Rego 1940, trang 7-8, Jacques 1999: 43-52). Những quyền hạn này (và các nghĩa vụ) bao gồm sự giám sát độc quyền sự quản lý và hoạt động truyền giáo hoạt động tại các lãnh thổ hải ngoại, thành lập các giáo phận và các giáo xứ, đề cử các giám mục và các phúc lợi cho giáo hội, tài trợ của các giáo sĩ (thế tục và thường xuyên) và xây dựng và tiếp tế thực phẩm cho các nhà thờ, các trường học và các nữ tu viện v.v. (Sena 2014, trang 91 -92).

Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha - hoặc những người phục vụ theo Quy Chế Bảo Trợ của Bồ Đào Nha - ban đầu không biết ngôn ngữ bản địa.  Họ đã dẫn theo các thông dịch viên cùng với họ, các người phiên dịch hay “linguas: nói cùng ngôn ngữ” khác như họ đã biết đến.  Vì thế, một trong những công tác truyền giáo đầu tiên của họ là học ngôn ngữ bản địa và viết giáo lý, các tập sách nhỏ để đàm thoại, các từ điển và sách về văn phạm, hầu giao tiếp với cư dân địa phương, và để dạy các nhà truyền giáo sắp đến.

Điều này đặc biệt quan trọng sau khi có sự thành lập Dòng Tên (Society of Jesus) (1540) bởi Giáo Hoàng Paul III (1468-1549), Cộng Đồng họp tại Trent (1545-1563) và, đặc biệt là đối với châu Á, năm Cộng Đồng Giáo Tỉnh (Provincial Councils) đầu tiên của Goa tại Ấn Độ (1567, 1575, 1585, 1592 và 1606), đã để lại dấu ấn sâu sắc về sự tiến hóa tôn giáo và xã hội của đế chế Bồ Đào Nha ở châu Á (Souza 2008, trang 424).  Mục tiêu chính là sự thích ứng các quy luật của Cộng Đồng Trent hay của  Các Biện Pháp Chống Lại Sự Cải Cách [Counter-Reformation, chống lại Giáo Phái Tin Lành ND] đối với các thực tế phương Đông.  Một trong những khuyến cáo, ví dụ, cho tỉnh thứ ba thuộc Cộng Đồng Goa (1585) là sự ấn hành sách giáo lý bằng tiếng Bồ Đào Nha và các ngôn ngữ bản địa để phổ biến tốt hơn đức tin Công Giáo (Faria 2013, trang 227; cũng xem Fonseca 2006, trang 87).

Sự cập bến của người Bồ Đào Nha ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam đã xảy ra mutatis mutandis vào giữa thế kỷ XVI (xem, v.g., Jacques 1999).   Giáo phận rộng lớn ở Goa (Ấn Độ), được dựng lên bởi sắc lênh giáo hoàng Romani pontificis cyclspectio (Ngày 31 tháng 1 năm 1533) của Giáo Hoàng Clement VII (1478-1534), bảo gồm quyền tài phán của toàn bộ phương Đông, tức là, từ Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) (Cape Town tại Nam Phi) sang tới Trung Hoa và Nhật Bản.  Năm 1558, Giáo Hoàng Paul IV (1476-1559) đã thành lập Giáo Phận Malacca (Malaysia) theo hiến pháp tông đồ Pro Excellent! Praeminentia (4 tháng 2), và, 18 năm sau, Giáo Hoàng Gregory XIII (1502-1585) đã thành lập giáo phận Macau (Trung Hoa) bởi Sắc Lệnh Giáo Hoàng Super specula militantis Ecclesiae (ngày 23 tháng Mộ, 1576), tất cả đều phụ thuộc Tổng Giáo Phận Goa (xem Fernandes & Assunção 2014).

Macau đã trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha vào năm 1557 (xem, ví dụ, Correia 2012), đã nhận được Hiến chương từ vua D. Filipe I của Bồ Đào Nha (Filipe II của Tây Ban Nha) (1527 -1598) trong năm 1586 và đã trở thành trung tâm của Kitô giáo ở Trung Hoa, Nhật Bản và các vùng lãnh thổ lân cận.  Đây là tình huống ít nhất cho đến khoảng cuối thế kỷ 17 với được thành lập bởi Giáo Hoàng Alexander VIII (1610-1691) Giáo Phận Nam Kinh bởi hiến pháp tông đồ Pontificis Sollicitudo và việc tái lập Giáo Phận Bắc Kinh (Trung Hoa) theo hiến pháp tông đồ Romanus Pontifex, Beati Petri (ngày 10 tháng 4 năm 1690) (xem Teixeira 1996, trang 15-16). Quy Chế Bảo Trợ của Bồ Đào Nha tại Phương Đông kết thúc với sự hội nhập của Macau vào Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa hôm 19 tháng 12 năm 1999.

Người Bồ Đào Nha đến Việt Nam ngày nay vào giữa tháng 9 năm 1516, tại vùng Chăm Pa (ở miền trung và miền nam Việt Nam hiện thời) (xem, v.g. Manguin 1972, tr. 1-3; 45-46). Các sự tiếp xúc ban đầu đã không được trù hoạch và gây ra từ một cơn bão buộc các thuyền phải thay đổi hướng đi, và sự “khám phá” chính thức “Nam Kỳ: Cochinchina”, bởi người Bồ Đào Nha đã xảy ra bảy năm sau đó, vào năm 1523.  Bất kể sự kiện rằng người Bồ Đào Nha không bao giờ chinh phục được Việt Nam, sự hiện diện của họ ở đó kéo dài trong hơn ba thế kỷ, với nhiều mối quan hệ không thường xuyên (xem, ví dụ, Manguin Năm 1972, trang 1-3; 236), chủ yếu thông qua việc truyền giáo được tổ chức bởi các nhà truyền giáo dưới Quy Chế Bảo Trợ của Bồ Đào Nha.  Vào thế kỷ 17, đất nước bị chia cắt mutatis mutandis ở bắc vĩ tuyến 18 độ thành hai vương quốc chính: Bắc Kỳ [Đàng Ngoài], cụ thể là miền bắc Việt Nam, với thủ đô đặt tại Thăng Long (ngày nay là Hà Nội), và Annam / Nam Kỳ [Đàng Trong], tương ứng với miền trung và miền nam Việt Nam, với kinh đô đặt tại Phú Xuân (Huế).  Sau cuộc chiến tranh phân ly, năm 1614, Nhà Trịnh cai trị Vương Quốc Bắc Kỳ và gia tộc Nhà Nguyễn cai trị An Nam hoặc Nam Kỳ. Việt Nam được gọi trong nước là Đại Việt, nhưng, đối ngoại, trong mối quan hệ với Trung Hoa, họ đã sử dụng từ đồng nghĩa An Nam, được gọi là “Cochin-China” bởi người Bồ Đào Nha (xem, ví dụ, Jacques 2004, trang 56-58).

Những người truyền giáo đầu tiên

dưới Quy Chế Bảo Trợ của Bồ Đào Nha

tại Việt Nam

Cuốn sách đầu tiên mô tả các tiếp xúc đầu tiên giữa người Bồ Đào Nha và Việt Nam được viết bởi nhà biên niên sử và ngữ pháp João de Barros (1496-1570). Nó được mang tên Terceira decada da Asia: Dos feytos, que os Portugueses fizeram no Descobrimento & conquista dos mares & terras do Oriente (Lisbon 1563).  Barros nói rằng Phó Vương (Viceroy_ tại Ấn Độ, Afonso de Albuquerque (1453-1515), đã phái Fernão Peres de Andrade (1458-1552), một thủy thủ, thương gia và nhà ngoại giao, đi khám phá bờ biển của Trung Hoa và để thiết lập các sự tiếp xúc đầu tiên với người Trung Hoa.  Ông ấy đã rời Malaca vào ngày 12 tháng 8 năm 1516, nhưng đã bị buộc phải thay đổi hướng đi vì một cơn bão và họ đã đến Vương quốc Chăm Pa, ở Nam Kỳ.  Fernão Peres de Andrade đã đặt chân lên bờ để tìm nước ngọt và đã có thể báo cáo về phẩm chất cuộc sống của các cư dân.  Sau ấn tượng đầu tiên, Fernão Peres đã ra lệnh cho các thủy thủ tặng quà cho người dân địa phương, cố gắng xoa dịu những xung đột tiềm tàng và thiết lập mối quan hệ với các người bản xứ.  Fernão Peres tiếp tục cuộc thám hiểm của mình nhưng ông đã không thể đi đến Trung Hoa.  Ông đã dừng chân tại đảo Côn Sơn, trên bờ biển phía Nam của Việt Nam, thuộc quần đảo Côn Đảo hiện tại, ở miền Nam Việt Nam, tại Biển Nam Trung Hoa. Côn Sơn được người Bồ Đào Nha đặt tên là “Pullo Condor”, từ tiếng Mã Lai, “Pu Lao Kundur”. Côn Sơn hay Pullo Condor thì không có người ở vào thời điểm đó nhưng nó được nổi tiếng đối với các thủy thủ nhờ khối lượng nước ngọt, gà, chim, rùa và nhiều loài cá cung ứng tại đó (Barros 1563, f. 42r-43v).

Một trong những văn bản Bồ Đào Nha đầu tiên khác về Việt Nam được viết bởi Dominican friar Gaspar da Cruz, O.P. (khoảng 1520-1570), và có nhan đề là Tratado em que se contam muito por extenso as cousas da China (Évora 1570).  Nó là cuốn sách châu Âu đầu tiên đặc biệt về Trung Hoa.  Gaspar da Cruz là một nhà truyền giáo ở Malacca và ông đã quyết định đi du lịch đến Trung Hoa để hiểu biết tốt hơn về vương quốc nổi tiếng đó.   Trong chuyến đi của mình, ông đã đến vương quốc Nam Kỳ để lấy nước ngọt và nghỉ ngơi.  Ông mô tả nó là một vương quốc vĩ đại, đông dân người và nhiều người giàu có.  Cụ thể, ông nói rằng Nam Kỳ giáp ranh với phía nam Trung Hoa, cách khoảng một trăm dặm dọc theo bờ biển.  Ông cũng quan sát thấy rằng Nam Kỳ đã phải lệ thuộc vua của Trung Hoa và rằng người dân trông rất giống người Trung Hoa và ăn mặc giống nhau.  Thật không may, ông đã không đưa ra bất kỳ sự mô tả ngữ học nào về tiếng Việt, nhưng ông đề cập đến sự kiện rằng các chữ viết của ngôn ngữ Nam Kỳ tương tự như chữ viết của tiếng Trung Hoa, ngay dù đó là một ngôn ngữ rất khác biệt.  Đối với ông, người Việt Nam và Trung Hoa chỉ hiểu nhau bằng văn bản chứ không phải bằng lời nói vì Trung Hoa có nhiều ngôn ngữ khác nhau và cư dân của nó không thể hiểu nhau (Cruz 1569, f. b iiir; để biết thêm chi tiết, xem Fernandes & Assunção 2014, trang 9-10).

Roland Jacques, O.M.I, hiện là Giáo sư danh dự của Trường Đại Học Saint Paul tại Ottawa và là Linh Mục Giám Tỉnh Việt Nam từ Tu hội Bổn phận truyền giáo của Đức Maria Vô nhiễm (Congregation of the Missionary Oblates of Mary Immaculate, là một học giả người Pháp đã nghiên cứu chi tiết về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nhà truyền giáo dưới Quy Chế Bảo Trợ Bồ Đào Nha. Ông thảo luận, khi nghiên cứu về thế hệ tiên phong của phái bộ đầu được tổ chức đầu tiên 2, các nhà truyền giáo Dòng Tên phục vụ thuộc Quy Chế Bảo Trợ của Bồ Đào Nha giữa năm 1623 và 1678 với sự nhấn mạnh đặc biệt đến Francisco de Pina, S.J. (1585/1586 -1625), Gaspar do Amaral, S.J. (1594-1646), António Barbosa, S.J. (1594-1647) và Alexandre de Rhodes, S.J. (1593-1660) (xem Jacques 2012, các trang 43 - 48).

Francisco de Pina được sinh ra ở Guarda, phía bắc Bồ Đào Nha giữa năm 1585 và 1586. Ông gia nhập Dòng Tên lúc 19 tuổi và theo học nhiều năm học tại trường cao đẳng College of Madre de Deus ở Macau, nơi ông là học sinh của Linh Mục João Rodrigues “Tçuzu” (1562 -1633) và đã có thể sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ của mình.  Ông cập bến Việt Nam tại Chăm Pa (Hội An, được gọi  “Faifo” trong tiếng Bồ Đào Nha) vào năm 1617 và qua đời một cách bi thảm chỉ tám năm sau đó (ngày 15 tháng 12, 1625) khi mới 40 tuổi trong lúc cố gắng giải cứu hành khách gặp nguy hiểm ở Đà Nẵng “Turam” hay “Turão” trong tiếng Bồ Đào Nha), một hải cảng trên sông Hàn trên sông Hàn thuộc bờ biển nam trung phần Việt Nam (Jacques 2002, các trang 24-27; Xem thêm Mourão 2005, các trang 317-319).

Gaspar do Amaral được sinh ra ở Corvaceira, quận Viseu, phía bắc của Bồ Đào Nha trong năm 1594; ông thụ phong chức linh mục của Dòng Tên năm 1622, và, trong năm tiêp theo, ông đến phái bộ ở Nhật Bản, ban đầu vẫn ở lại Macau tại trường cao đẳng College of Madre de Deus. Ông được phái đến Bắc Kỳ vào năm 1629 bởi Viện Trưởng của trường Cao Đẳng College of Macau, Linh Mục Pedro Morejón (khoảng năm 1562-1639), bởi vì “ông đã không nghe được tin tức về các nhà truyền giáo (Ribeiro 2001, trang 68).  Gaspar do Amaral là Viện Trưởng Trường Cao đẳng College of Macau và là Phó Giám Tỉnh Dòng Tên Nhật Bản (1641-1645) (Wernz, Schmitt & Goetstouwers 1950, trang 650).  Ông đã chết trong một vụ đắm tàu ​​trước đảo Hải Nam ở miền nam Trung Hoa (ngày 26 tháng 2 năm 1646) ở độ 52 tuổi (Mourão 3 2005, các trang 310-313, 2012, các trang 54-61).

António Barbosa được sinh ra ở Arrifana do Sousa, Penafiel, quận Porto, cũng ở phía bắc Bồ Đào Nha, trong năm 1594. Ông gia nhập Dòng Tên năm 1624, và ông đã đi đến Goa và Macau và hợp tác với Gaspar do Amaral cho làm ra phiên bản tiếng Bồ Đào Nha của từ điển tiếng An Nam (Zwartjes 2011, trang 291).  Năm 1635, ông đã giảng dạy tại trường Cao đẳng College of Macau, và, từ năm 1636 đến 1642, ông vẫn ở lại Bắc Kỳ. Năm 1644, có tin tức về sự trú ngụ của ông ở Macau (Mourão 2012, trang 59, chú thích 16); ông ngã bệnh và do đó, được gửi đi chữa bệnh ở Goa, nơi ông chết đi vào năm 1647 (Jacques 2002, trang 30, chú thích 36).

Alexandre de Rhodes sinh năm 1593 tại Avignon, miền nam nước Pháp, trong một gia đình gốc Do Thái.  Tổ tiên của ông đến từ Calatayud, tại Aragon gần Zaragoza, thuộc Tây Ban Nha, trốn thoát khỏi các cuộc đàn áp ở Iberian và thay đổi tên của ho từ Rueda 4, đã định cư ở Avignon (Maryks 2010, trang 151). Rhodes giấu nguồn gốc Do Thái và Tây Ban Nha của ông khi ông vào chủng viện Saint Andrew tại Quirinal ở Rome, vào năm 1612, để được nhận làm chủng sinh của Dòng Tên.. Tuy nhiên, ông coi mình là người Pháp, như ông đã nói rõ ràng trong cuốn sách Divers Voyages: “ma chère patrie; tổ quốc yêu dấu của tôi” (de Rhodes 1653, f.ẽ ii v., Epistre à la Reyne”).  Ông đã yêu cầu được nhận vào giáo tỉnh La Mã chứ không phải của Lyon vì các thành viên của nó ở vào vị thế tốt hơn để có được sự cho phép của nhà vua Bồ Đào Nha đi đến phái bộ truyền giáo ở Ấn Độ” (Phan 1998, trang 39).  Rhodes đã nhận được sự thụ phong vào năm 1618 và trong cùng năm đó, rời đi với tư cách một nhà truyền giáo cho vùng Viễn Đông.  Ông đã đến Lisbon bằng đường bộ, nơi ông đáp tàu “Santa Teresa”, con tàu của Quy Chế Bảo Trợ Bồ Đào Nha, và đã đến Goa năm sau đó.  Theo tác giả Fidel González Fernández (2011), hoạt động truyền giáo của ông có thể được chia thành ba thời kỳ khác nhau: 1) giữa năm 1619 và 1645 ở Viễn Đông phục vụ cho Quy Chế Bảo Trợ Bồ Đào Nha; 2) giữa 1645 và 1655 ở Châu Âu, chủ yếu ở Pháp và Ý và 3) trong khoảng từ 1655 đến 1660 tại Ba Tư mutatis mutandis hiện tại là Iran, nơi ông qua đời năm 1660, hưởng thọ 67 tuổi.  Alexandre de Rhodes muốn đi theo tuyến đường của Saint Francisco Xavier, S.J. (1506-1552), nhưng, do những sự ngược đãi ở Nhật Bản sau năm 1614, Rhodes bị buộc phải ở lại Goa hai năm rưỡi và đã dùng thời gian để học các ngôn ngữ địa phương; ông đến Malacca năm 1622 và đến Macau năm 1623; ở đó ông được bổ nhiệm đến trường Cao Đẳng College of Madre de Deus, nơi ông bắt đầu học tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật.  Nhiệm vụ truyền giáo đầu tiên của ông ở Nam Kỳ, tại Chiêm Thành (Chăm Pa), bắt đầu một năm sau đó, tức vào năm 1624.  Ở đó, ông đã gặp Francisco de Pina, là người mà ông bắt đầu học hỏi tiếng Việt.  Tuy nhiên, một năm sau, Pina bị chết đuối trong một vụ đắm tàu tại Đà Nẵng (González Fernández 2011, trang 283). Ông Rhodes cũng trú ngụ một số năm ở Bắc Kỳ và ở tỉnh Nghệ An trên bờ biển bắc trung phần, nơi ông gặp gỡ Gaspar do Amaral. Năm 1630, dưới thời trị vì đầu tiên (1619-1642) của Lê Thần Tông (1607-1662), chúa Trịnh Tráng (1577-1654) coi Công giáo là tôn giáo nguy hiểm và bắt đầu ngược đãi các Kitô hữu (Brockey 2009: 338-339).  Ông Rhodes bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ, và ông đã phải rút lui về Macau cho đến năm 1640, nơi ông vẫn có thể quen biết Linh Mục João Rodrigues “Tçuzu”, S.J. (1562-1633) và đà củng cố mối quan hệ với Gaspar do Amaral, S.J. (1594-1646).  Ông Rhodes đã trở về Đàng Trong (Nam Kỳ), nhưng, trong Cuộc Phân Tranh Trịnh-Nguyễn (1627-1673) 5, ông đã bị kết án tử hình (bằng cách chặt đầu) tại Phú Xuân (Huế) ở miền trung Việt Nam bởi Chúa Nguyễn Phúc Tần (1620-1687).  Ông bị buộc tội là gián điệp cho vua Đàng Ngoài, Lê Thần Tông (1607 -1662).  Tuy nhiên, bản án tử hình được giảm xuống thành lưu vong vĩnh viễn.  Chính vì thế, ông lên một con tàu Bồ Đào Nha ở Hội An, ở bờ biển nam trung phần, vào ngày 3 tháng 7 năm 1645, không bao giờ quay trở lại Việt Nam (González Fernández 2011, trang 288).

Việc đề cập đến nhà ngôn ngữ học nổi bật đầu tiên về tiếng Nhật Bản, Linh mục người Bồ Đào Nha João Rodrigues “Tçuzu”, S.J. (1562-1633) cũng là điều quan trong, bất kể ông chưa hề đặt chân đến Việt Nam.  Thời gian lưu ngụ tại Macau từ 1614 đến 1633 làm thay đổi ngữ học Việt Nam, chủ yếu là do hành động xa hơn nữa của đồng nghiệp và đệ tử của ông, Francisco de Pina. Tóm tắt, João Rodrigues đã viết ra một công trình hoàn toàn có tính chất nguyên thủy, bổ túc nhiều đổi mới ngữ học và tạo ra một biến ngữ tiên phong bắt nguồn từ kiến​​thức của ông về xã hội Nhật Bản và văn học cổ điển Nhật Bản.  Ông là người đầu tiên trình bày tiếng Nhật bằng các mẫu tự La-tinh, và các sự mô tả của ông về các hình thức xưng hô của Nhật Bản, việc sử dụng các từ ngữ kính trọng (honorifics), các mối quan hệ theo hệ cấp trong xã hội Nhật Bản và các sự khác biệt xã hội giữa đàn ông và đàn bà thì đặc biệt thích đáng (Zwartjes 2011, các trang 94-142; xem thêm Rodrigues 1604 [-1608], 1993 [1620]). Linh mục João Rodrigues 7 xứng đáng, một cách trung thực, như  tác giả Zwartjes (2011, trang 141) đã nói, để được xếp hạng trong số năm nhà văn phạm xuất sắc nhất của Dòng Tên từ thời kỳ thực dân, chủ yếu do công trình của ông nhan đề Arte da lingoa de Iapam (Nagasaki 1604 - 1608).  Roland Jacques (2012: 44) đã nêu danh ông là “một thiên tài ngữ học: un génie de la linguistique” và Charles Ralph Boxer (1904-2000), đã gọi ông là  “Cha đẻ của Ngành Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Nhật Bản (Boxer 1950, trang 363).  Về công trình ngữ pháp chính yếu của ông (1604-08), Richard L. Spear nói rằng “theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, đó là cuộc nghiên cứu ngữ pháp lớn nhất về tiếng Nhật được thực hiện trong Thế Kỷ Cô Đốc Giáo (Christian Century) (Spear 1975, trang 2).

Những Văn Bản Biến Ngữ Tiếng Việt

đầu tiên được xuất bản 8

Các tác phẩm biến ngữ được xuất bản đầu tiên của tiếng Việt là quyển Dictarium Annamiticum Lusitanum et Latinum và quyển An Anititicae seu Tunchinensis Brevis Declaratio của Alexandre de Rhodes. Chúng được in bởi Thánh Hội Truyền Bá Đức Tin (Propaganda Fide) (Rome 1651) sáu năm sau khi ông rời Việt Nam.  Do đó, ông không thể hoàn tất chúng ở đó và có lẽ ông đã mang theo các bản thảo của Gaspar Amaral và António Barbosa mà ông đã sử dụng để biên soạn quyển từ điển, như chúng ta sẽ thấy.

Toàn bộ từ điển Dictarium dày 591 trang. Bản thân từ điển gồm 450 trang, được chia thành 900 cột, mà Rhodes gọi là trang hoặc tờ; nó được theo sau bởi một phụ lục giải thích, một phần cải chính lỗi in bằng tiếng An Nam, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Latin và một chỉ mục các từ với các từ ngữ tiếng La-tinh ([440] - [490]). Mặt khác, các Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio là (một bản phác thảo) một chuyên luận về văn phạm (hay ngữ pháp) của tiếng An Nam, được sắp xếp, trong một số bản sao, ở đầu từ điển và trong các trường hợp khác ở cuối. Nó gồm 31 trang (biệt lập), trong đó ông Rhodes phân tích các vấn đề văn phạm của tiếng An Nam hay tiếng Bắc Kỳ, chẳng hạn như các chữ cái (mẫu tự) và các âm tiết (hay vần: syllables) (2-7), các dấu nhấn giọng (accents) và các dấu phụ khác (diacritics) (8-10), các danh từ (10-14),các đại danh từ “tôn kính: honorific” (14-20), các đại danh từ khác (21-23), các động từ (23-26), các phần không thể nói khác của lời nói (26-29) và một số quy luật về cú pháp (29-31).

Lời mở đầu của quyển từ điển, Ad lectorem [gửi người đọc] (6-7), soi sáng rõ ràng  về các nguồn tài liệu chính yếu của Rhodes và lời giải thích của ông về ngôn ngữ An Nam hoặc Bắc Kỳ là gì.  Những chi tiết này đặc biệt quan trọng đối với các nhà truyền giáo châu Âu tương lai, là những người sẽ là các độc giả tiềm năng của nó.  Ví dụ, Rhodes giải thích rằng tiếng An nam hoặc Bắc kỳ đã được nói không chỉ trong hai vương quốc, Bắc Kỳ và Annam (Cochinchina), nhưng cũng được sử dụng như một ngôn ngữ chung hay lingua franca ở các vương quốc lân cận ở Cao Bằng (ngày nay phía đông bắc Việt Nam), Chăm Pa (ở miền trung và miền nam Việt Nam), Căm Bốt, Lào và Xiêm (Thái Lan) (de Rhodes 1651a, trang [VI]).

Rhodes cũng lưu ý rằng ông đã dành mười hai năm để lắng nghe người dân địa phương và, hơn nữa, ông đã bắt đầu học ngôn ngữ với Giáo Sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha Francisco de Pina, người, theo ông, thành thạo tiếng An Nam và là người đầu tiên trong số các tu sĩ Dòng Tên hiểu biết nó một cách sâu sắc và rao giảng mà không cần bất kỳ thông dịch viên nào:

In hoc autem opere Praeter ea quae ab ipsis indigenis didici per duodecim ferme annos quibus ở illis areaibus tam Cocincinae quam Tunkini sum commoratus, ab initio magistrum lingclus audiens Patrem Franciscum de Pina lusitanum e nostra minima Hiệp hội IESV, qui primus e Nostris linguam illam apprime calluit, et primus sine phiên dịch concionari eo idiomate caepit (de Rhodes 1651a, [VI-VII]).

[Tuy nhiên, trong công trình này, bên cạnh những gì tôi đã học được từ chính người bản địa trong gần mười hai năm mà tôi đã sống ở những vùng đó tại Annam và cũng như tại Bắc Kỳ, tôi đã bao gồm những gì tôi đã nghe từ lúc khởi đầu về Cha Francisco de Pina, một người Bồ Đào Nha từ Dòng Tên nhỏ nhất của chúng tôi, là người đầu tiên trong chúng ta có kiến ​​thức sâu rộng về ngôn ngữ đó và là người đầu tiên bắt đầu rao giảng bằng tiếng đó mà không cần người phiên dịch.]

Lời ca tụng này được lặp lại trong quyển Divers Voyages, nơi Rhodes phát biểu về sự tinh thông tuyệt vời của Pina về tiếng An Nam:

Nous partimes de Macao au mois de Decembre de cette année 1624. et dix-neuf jours, nous arrivâmes tous en la Cochinchine, pleins du desir d’y bien travailler: Nous y rencontrâmes le Pere Pina qui s’estoit rendu sçavant en la langue du païs entierement differente de la Chinoise. (de Rhodes 1653, p. 71-72) [tiếng Pháp thế kỷ thứ 17 trong nguyên bản, ND]

Chúng tôi rời Macao vào tháng 12 năm 1624 này, và sau mười chín ngày, tất cả chúng tôi đã đến Nam Kỳ, tràn đầy ước muốn làm việc tốt ở đó:  Chúng tôi đã gặp Cha Pina ở đó, người đã trở nên tinh thông ngôn ngữ của đất nước đó, hoàn toàn khác biệt với tiếng Trung Quốc. (từ Rhodes 1653, trang 71-72)

Ngoài ra, trong phần mở đầu của quyển Từ điển, Rhodes cũng cho biết thêm rằng ông đã sử dụng tác phẩm của hai linh mục Dòng Tên khác, Các Giáo Sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha Gaspar làm Amaral và António Barbosa.  Họ đã biên soạn từ điển An Nam-Bồ Đào Nha (Gaspar do Amaral) và từ điển Bồ Đào Nha-An Nam (António Barbosa), mặc dù các từ điển này chưa được hoàn tất vì họ chết sớm.  Rhodes giải thích rằng ông đã phát triển chúng và đã bổ túc thêm phiên bản La-tinh mà chính ông là tác giả (de Rhodes 1651a, trang [VII]).  Tác giả Michel Ferlus (1982, trang 85), trong số những tác giả khác, đã xác định rằng từ điển của Rhodes là một bản biên soạn từ các công trình đã có trước.

Sự Chấp Nhận Bảng Mẫu Tự La-Tinh

Và Phép Chính Tả Bồ Đào Nha

Trong một bản sao của một lá thư gửi cho Khách của các giáo tỉnh Nhật Bản và Trung Hoa, có thể được viết vào năm 1623, Francisco de Pina nói rằng ông đã thực hiện xong một chuyên luận nhỏ về việc sử dụng phép chính tả và âm điệu của tiếng An Nam-Bắc Kỳ và ông đang bắt đầu chỉnh sửa một cuốn sách về văn phạm (ngữ pháp).  Ông cũng nói rằng ông đã viết bằng tiếng Bồ Đào Nha để “chúng ta: we” ( người Bồ Đào Nha và / hay các giáo sĩ Dòng Tên) có thể đọc nó và học thuộc lòng:

Eu já tenho feito hum Tratadozinho nức nở một orthografia e toadas Desta lingua, vou entrando pela Arte (Bắn) eu escrevilas [em] letra portuguesa, e para os nossos poderem lelas, aprendendo de cor (Pina ca. 1745b [ca. 1623], f. 414v).

[Tôi đã thực hiện xong một chuyên luận nhỏ về chính tả và âm điệu của ngôn ngữ này. Tôi bắt đầu viết về ngữ pháp  Tôi đã viết chúng bằng chữ Bồ Đào Nha để anh em chúng ta có thể đọc chúng, học thuộc lòng.]

Trong trích dẫn này, Pina đã sử dụng mutatis mutandis những lý do thích hợp tương tự như những lý do của João Rodrigues “Tçuzu” trong quyển Arte da Lingoa de Iapam:

No escreuer esta lingoa em nossa letra seguimos principalmente a ortographia latina, e a Portuguesa, assi por ter a pronunciação de Iapão semelhança com a Portuguesa em algũas syllabas como sam, cha, chi, cho, chu, nha, nho, nhu, et cetera. Como tambem por que Iapão em os Padres e irmãos entre si usam da lingoa e ortographia Portuguesa. (Rodrigues 1604[-1608], f. 55v)

[Viết ngôn ngữ này [tiếng Nhật] trong bản thảo của chúng tôi, chúng tôi chủ yếu theo phép chính tả của tiếng La-tinh và tiếng Bồ Đào Nha bởi sự phát âm tiếng Nhật tương đồng với tiếng Bồ Đào Nha trong một số âm tiết, bao gồm cha, chi, cho, chu, nha, nho, nhu, v.v., và cũng bởi vì, ở Nhật Bản, các linh mục và các sư huynh sử dụng ngôn ngữ và chính tả Bồ Đào Nha giữa họ với nhau.]

João Rodrigues, trong quyển Arte Breve, đã viết, một vài năm trước khi có bức thư của Pina, rằng ông chủ yếu tuân theo chính tả La-tinh vì tất cả các giáo sĩ Dòng Tên đều biết tiếng đó.  Ông cũng nói rằng ông cần sử dụng tiếng Bồ Đào Nha vì nó có nhiều điểm tương đồng về ngữ âm với tiếng Nhật và ít hơn với tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha:

E por que a latina anh commum a toas as naçoens, essa seguimos em geral, e o que falta à latina tomamos, ou do Portugues, que tem muitas syllabas semelhantes às Iapoas, que algũas terras de Europa nam tem, ou do Italiano, ou chung kết do Castelhano (Coleues 1993 [1620], f. 6r, trang 367).

[Và, vì tiếng Latin là phổ biến cho tất cả các quốc gia, chúng tôi theo [ngôn ngữ] đó, nói chung, và những gì còn thiếu trong tiếng La-tinh, chúng tôi lấy từ tiếng Bồ Đào Nha, vốn có nhiều âm tiết tương tự như tiếng Nhật. Điều này không phải là như vậy đối với các ngôn ngữ khác trong vùng đất của châu Âu, ví dụ tiếng Ý hay tiếng Tây Ban Nha.]

Có thể là Pina, trong thư, đã đề cập đến tập  Manuductio ad Linguam Tunckinensem [Sổ tay ngôn ngữ Bắc Kỳ], trong đó có một bản sao từ thế kỷ thứ 18 thế kỷ tồn tại ở Thư Viện Biblioteca da Ajuda (Lisbon, Bồ Đào Nha) và một bản chụp lại được ấn hành bởi Jacques (2002, trang 146-167).  Roland Jacques quy kết tác giả của nó cho một công dân Thụy Sĩ, Honufer Bürgin, tiếng Bồ Đào Nha là Onofre Borges (1614-1664).  Tuy nhiên, lập luận của Jacques, không hoàn toàn dứt khoát.  Ảnh hưởng ngữ âm Bồ Đào Nha thể hiện rõ trong toàn bộ bản thảo, Rhodes không có thể truy cập một tài liệu được viết khoảng 15 năm sau khi ông rời khỏi Việt Nam và bức thư của Pina có nói rõ ràng rằng ông đã thực hiện một chuyên luận về âm điệu tiếng Việt.  Ngoài ra, Jacques tin rằng “tratadozinho” [chuyên luận nhỏ] của Pina bị ảnh hưởng từ tập Manuductio của Burgin (xem Jacques 2002, trang 31-39). Vì vậy, cho đến khi phát hiện ra dữ liệu mới, chúng tôi vẫn tin rằng nguồn tài liệu chính của Rhodes thực sự là Francisco de Pina và rằng quyển Manuductio ad Linguam Tunckinensem được viết bởi ông. 

Manuductio, trên thực tế, là một bản phác thảo văn phạm (ngữ pháp) hoặc một chuyên luận nhỏ của ngôn ngữ An Nam hoặc Bắc Kỳ. Nó gồm 22 trang, ba chương chính (về âm (dấu), các chữ cái trong bảng mẫu tự và các danh từ) và một số ghi chú bổ túc (các đối thoại, cụm từ phổ biến, một số thành ngữ có tính cách xúc phạm quen thuộc và các câu có thể có ý nghĩa tục tĩu).  Nó là một bản sao được viết vào năm 1745 bởi Sư Huynh João Álvares, S.J. (? sau 1762) ở Macau tại Trường Cao Đẳng Madre de Deus College, được gửi khoảng năm 1747 tới Viện Kiểm Sát Giáo Tỉnh Nhật Bản tại Lisbon cùng với các bản sao của các tài liệu Dòng Tên quan trọng khác (Rodrigues 1931-1950, t. 4, trang 162).

Trong những năm gần đây, chủ yếu sau cuộc nghiên cứu của Roland Jacques, (2002, 2004, 2012), dường như có sự đồng thuận giữa các học giả quốc tế rằng Francisco de Pina là tác giả thực sự của việc La Mã hóa (phép viết chính tả dựa trên tiếng La-tinh) ngôn ngữ Việt Nam, hiện được gọi là Quốc ngữ, có nghĩa là ngôn ngữ quốc gia (cũng xem cũng Guillemin 2014).  Sự du nhập chính thức vào các sự áp dụng hành chính Việt Nam chỉ xảy ra vào năm 1898 bởi một Nghị định của Toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp (và tổng thống tương lai của Pháp) Paul Doumer (1857-1932).  Tuy nhiên, ứng dụng của nó chỉ trở nên dứt khoát vào năm 1909 và cuối cùng, một sắc lệnh vương triều năm 1917 đã bãi bỏ phương pháp giảng dạy truyền thống để nghiêng về một nền giáo dục dựa trên quốc ngữ và tiếng Pháp (xem Jacques 2004, trang 24, chú thích 3).  Sau khi giành độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945) và sự thống nhất (ngày 30 tháng 4 năm 1975), quốc ngữ vẫn là văn tự chính thức tại Việt Nam (xem Thompson 1987).

Tóm lại, bất chấp tất cả sự tiện lợi được cung cấp cho các nhà truyền giáo châu Âu  tương lai, Francisco de Pina rõ ràng đã bị ảnh hưởng bởi Linh mục João Rodrigues “Tçuzu”, như trường hợp của tiếng Nhật.  Gaspar do Amaral, António Barbosa và Alexandre de Rhodes đã phát triển và cải tiến phương pháp.  Gần đây, ví dụ, các tác giả Otto Zwartjes (2011: 291) và Fidel González Fernández (2011, trang 299) đã nhìn nhận rằng các tác phẩm của Rhodes Cameron dựa trên các công trình của các nhà  truyền giáo Bồ Đào Nha trước đó..

Mặt khác, Thompson đã ghi nhận rằng đã có nhiều ảnh hưởng của tiếng Bồ Đào Nha trong từ điển của Rhodes, nhưng ông không hiểu lý do tại sao nó lại xảy ra:

Điều có lẽ khó hiểu nhất rằng Alexandre de Rhodes, người chịu trách nhiệm về sự điển chế cơ bản, là một người gốc Avignon ở miền nam nước Pháp, song hệ thống chữ viết có thể cho thấy nhiều điều kỳ lạ liên quan đến tiếng Bồ Đào Nha hơn là bất kỳ một ngôn ngữ nào khác. Trong sự liên kết này, điều quan trọng là từ điển của de Rhodes, đã bao gồm một cách đặc biệt, tiếng Bồ Đào Nha - ngoài tiếng La-tinh như được kỳ vọng​​- chứ không phải tiếng Pháp. (Thompson 1987, trang 55)

Lời giải thích của ông chỉ dựa trên các quyền lợi ích mậu dịch và vận chuyển của Bồ Đào Nha tại khu vực đó và không phải trong hoạt động của các nhà truyền giáo trước đó: 

Trong suốt thời kỳ ban sơ này,  các quyền lợi mậu dịch và vận chuyển của Bồ Đào Nha đã đại diện cho các cam kết đáng kể nhất của châu Âu trong khu vực, và kết quả, tiếng Bồ Đào Nha nhiều phần trở thành ngôn ngữ châu Âu được sử dụng rộng rãi nhất của thời đại đó. (Thompson 1987, trang 55)

Không may, chúng ta không thể lượng định mức độ ảnh hưởng của Gaspar do Amaral và António Barbosa đã có trên Rhodes vì ​​các tác phẩm của họ chưa bao giờ được in ra, và các bản thảo của họ vẫn bị thất lạc.  Ngoài lời tường thuật của ông Rhodes rằng ông đã sử dụng các  từ điển của Amaral và Barbosa, có một số lá thư hàng năm của Dòng Tên (annuae litterae) xác nhận rằng họ thực sự đang bị thuyết phục bởi những từ điển này (xem, v.g., Rodrigues 1917, trang 360; 1931 Cung1950, t. 3, tập 2, trang 157; Boxer 2002, tập. 1, trang 189).  Với sự kiện rằng Gaspar do Amaral đã chết một năm sau khi ông Rhodesi bị trục xuất khỏi Việt Nam, có thể ông đã sẵn sao chép các phiên bản tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt, hoàn thành bản dịch sang tiếng La-tinh của ông ở châu Âu.  Tuy nhiên, có những đặc điểm chắc chắn có các nguồn gốc từ tiếng  Bồ Đào Nha.

Ngoài sự kiện rằng từ “Portuguese” đã được lặp lại nhiều hơn 70 lần -- “portugueses, 6 lần; “lusitani” “dicunt” hay “vocant”, 29 lần; “a” hay “pro” “lusitanis”, 24 lần; “ lusitana” “lingua”, 5 lần; “apus” “lusitanos”, 3 lần, v.v. - có xuất hiện một phép chính tả đặc biệt của tiếng Bồ Đào Nha: dorso-palatal nasal phonemes: các âm vị giọng mũi âm vòm, được đại diện bởi ký hiệu / ɲ / trong Bảng Chữ Cái Phiên Âm Quốc Tế (International Phonetic Alphabet), được viết bởi cặp chữ (digraph) Bồ Đào Nha <nh> chứ không phải bởi ngữ vị căn bản (archigrapheme) trong tiếng Ý hay tiếng Pháp <gn> 9. Ông Rhodes nói rõ ràng nhưng ông không tuyên bố đó là một phép chính tả (orthograph: cách viết từ cho đúng) đặc thù của tiếng Bồ Đào Nha: “ (...) adhibemus etiam simul cum, n, vt nhà, domus, & facit idem quod apud Italos, gna” (de Rhodes 1651b, trang 4 [chúng tôi cũng ghi thêm chữ [h] vào chữ n, như từ “nhà” (house), và bổ túc cũng giống như trong từ “gna” của tiếng Ý].   Dấu hiệu chính tả của “tiếng Bồ Đào Nha” này vẫn được sử dụng trong tiếng Việt hiện tại, chẳng hạn, ví dụ trong các từ, “nhà” [house]; “quạnh” [be solitary, deserted]. “Lành-lạnh [be a bit cold}. “Mình” [oneself], “nhẹ” [be light, in weight], “nhè-nhẹ”[be rather light, in weight], “nhỏ” [be small], “nhưng” [but, however]  (xem, ví dụ, Michaud, Ferlus, Nguyễn 2015; Haudricourt 2010; Thompson 1987).

Ông Rhodes đã học một số ngôn ngữ, và ông chắc chắn nói tiếng Bồ Đào Nha rất lưu loát, ngôn ngữ chung giữa các nhà truyền giáo thuộc Quy Chế Bảo Trợ của Bồ Đào Nha, cùng với tiếng La-tinh. Tuy nhiên, ông chỉ viết bằng tiếng La-tinh và tiếng Pháp (xem Rhodes 1653). Chính vì thế, Gaspar do Amaral và António Barbosa chịu trách nhiệm chuyên độc cho việc thu dụng cặp chữ <nh> (chứ không phải ngữ vị căn bản  trong tiếng Ý hay tiếng Pháp <gn>) cho âm vị tiếng Việt / ɲ /.

Mô Tả Về Âm Điệu

Ảnh hưởng của Pina đối với Rhodes không chỉ trong việc sử dụng hệ thống La Mã hóa mà còn trong phần mô tả về âm điệu của tiếng Bắc Kỳ.  Tuy nhiên, điều cần phải đề cập đến rằng Pina và Rhodes đã không phân biệt giữa ngôn ngữ / phương ngữ Bắc Kỳ tại miền bắc Việt Nam [Cochinchina, danh từ trong tiếng Bồ Đào Nha để chỉ Việt Nam khi đó, ND] và An Nam ở miền nam Việt Nam 10. Đối với cả hai tác giả, ngôn ngữ mutatis mutandis dù có thay đổi để thích nghi, thì giống nhau, mặc dù từ điển Dictionarium của Rhodes có thể được coi là một hỗn hợp của nhiều phương ngữ Việt Nam (xem, ví dụ, Maspero 1912).  Tác giả Michel Ferlus tuyên bố rằng Rhodes đã đặt từ điển của ông trên biến giọng được nói tại Miền Trung Việt Nam: “Le Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum du Père Alexandre de Rhodes (1651), rédigé dans la romanisation qui deviendra le quốc ngữ (...) semble élaboré à partir d’un parler du centre (Ferlus 1982, p. 85).

Tuy nhiên, Maspero nói rằng từ điển Dictionarium và tập Brevis Declaratio của Rhodes Hồi “se rapportent au dialecte tonkinois; có liên quan đến phương ngữ Bắc Kỳ” (Maspero 1912, trang 9, chú thích 1). Trong thực tế, một mặt, Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes giải thích rằng ngôn ngữ này và âm điệu của nó có thể được mô tả với cùng các ký tự giống như các ngôn ngữ châu Âu, tức là, bằng chữ La-tinh.  Tập Sổ Tay Manuductio của Pina nói rằng ông phải bắt đầu bằng cách giải thích bảng chữ cái La-tinh, theo truyền thống, nhưng, đối với ông, việc học hỏi về âm điệu (hay “các dấu nhấn giọng (chủ âm, trọng âm): accents”, trong thuật ngữ của ông) thì quan trọng hơn nhiều:

Mos est alias in tradendis, discendisque linguis ab alpho seu lứais initium ducendi, quem utique morem tenuissem, nisi accentuum notitia ad meliorem litterarum intelligentia hac tin lingua praeprimis esset necessaria. (Pina ca. 1745a [ante 1623], f. 313r)

[Tập quán ở nhưng nơi khác trong việc dạy và học ngôn ngữ bắt đầu với bảng chữ cái hay các mẫu tự.  Tôi chắc chắn sẽ làm theo tập quán này nếu kiến thức về các dấu nhấn giọng không phải là sự cần thiết chính yếu để hiểu rõ hơn về các chữ cái trong ngôn ngữ này.]

Duo tamen praecipue sunt in hoc idiomate notanda, e quibus tanquam fundamentis tota ratio bene addiscendae huius lingua pendet, ita ut sine illis a nostratibus haec lingua vix teneri possit; si uti enim homo constat ex corpore et anima, sic etiam hoc idioma constat ex characteribus quibus a nobis consocateitur, et ex tonis seu accentibus quibus notatur et

pronunciatur: quibus duobus prius explicatis et positis tanquam fundamentis, de partibus Orationis, et praeceptis in ipsa oratione seruandis agendum postea. (de Rhodes 1651b, trang 1).

[Thay vào đó, một cách chủ yếu, hai [khía cạnh cơ bản] cần phải được ghi nhận trong ngôn ngữ này, theo các cơ sở của việc học ngôn ngữ này được đặt định trên đó, vì, không có chúng, ngôn ngữ này có thể khó hiểu bởi chúng ta; thật sự, như con người được tạo ra bởi thể xác và tâm hồn, ngôn ngữ này cũng được cấu thành bởi các chữ được mô tả bởi chúng ta và bởi các âm và các dấu nhấn giọng theo đó nó được phát âm. Hai nguyên tắc cơ bản này được giải thích trước đây, các phần của lời nói và các quy luật liên quan đến từng câu sẽ được nhận xét sau này.]

Mặt khác, cả hai đều mô tả sáu âm điệu tiếng Bắc Kỳ (Tonkinese) 11 (“de accentibus”) một cách tương tự.  Các tác giả  Nguyễn và Edmondson,  không biết đến công trình của Pina, viết rằng:

[...] nhà ngữ âm biên soạn tài liệu đầu tiên về tiếng Việt, Alexandre de Rhodes (1651) [...] đã mô tả chúng theo các thuật ngữ ấn tượng như sau:  “acute-angry” (sắc), “smooth-rising” (hỏi), “level” (ngang), “chesty-raised” (ngã), “chesty-heavy” (nặng), “grave-lowering” (huyền) […] Ba thế kỷ  rưỡi sau, những điểm đặc trưng hóa này vẫn còn đáng chú ý và sâu sắc. (Nguyễn & Edmondson 1998, trang 2)

Đôi khi, Rhodes sử dụng cùng các từ ngữ với Pina và đôi khi họ có bổ túc các chi tiết khác nhau. Trong phần giới thiệu, ông Rhodes so sánh các âm điệu với các chủ âm trong tiếng Hy Lạp (acute: dấu sắc, grave: dấu huyền, và circumflex: dấu mũ) và cả  rất ít dấu phụ ký tự của tiếng Hy Lạp cổ xưa.  Pina cô đọng hơn, đưa ra những chi tiết này trong phần mô tả từng âm điệu cụ thể:

Accentus hac in lingua seu tonorum mutationes sunt sex, ex quibus solis multoties signifycationum diuersitas sumi debet; unde patet huiusmodi tonos ex arte callendi necessitas [esse]. (Pina khoảng 1745a [ante 1623], f. 313r)

[Trong ngôn ngữ này có sáu dấu nhấn giọng hoặc thay đổi âm, thường phụ thuộc vào sự đa dạng của ý nghĩa. Do đó, rõ ràng là cần phải học cách phát âm đúng của các âm điệu này.]

Diximus accentus esse quasi animam uocabulorum in hoc idiomate, atque ideo summa diligentia sunt addiscendi.  Vtimur ergo triplici accentu lingclus Graecae, acuto, graui, et circunflexo, qui quia non sufficiunt, addimus iota subscriptum, et signum interrogationis nostrae; nam toni omnes huius lingua ad sex classes reducuntur, ita ut omnes prorsus dictiones huius idiomatis ad aliquam ex his sex classibus seu tonis pertineant, nulla uoce prorsus excepta (de Rhodes 1651b, p. 8);

[Chúng tôi đã nói rằng các dấu nhấn giọng gần như là linh hồn của các từ trong ngôn ngữ này, và, do đó, sự lưu tâm lớn nhất phải được dành cho chúng.  Do đó, chúng tôi sử dụng ba dấu nhấn giọng của ngôn ngữ Hy Lạp, dấu sắc, dấu huyền và dấu mũ, bởi vì chúng không đủ, chúng tôi thêm một ít dấu phụ ký tự và một dấu hỏi; tuy nhiên, tất cả các âm điệu của ngôn ngữ này được giảm xuống còn sáu loại, vì vậy tất cả các từ của ngôn ngữ này liên quan đến một số trong sáu loại hay âm điệu này và không có từ nào, trong thực tế, là một ngoại lệ.]

Hơn nữa, cả hai giải thích từng âm điệu một cách  riêng biệt. Francisco de Pina bổ túc nốt nhạc cho từng âm điệu, trong hợp âm của khóa G [ in the key of G: theo hợp âm của khóa Sol trưởng, ND], với các nốt bằng một nửa cung (minim) và một phần cung (crotchet).  Sự giải thích của Pina rõ ràng hơn sự giải thích của Rhodes.  Thật ra, âm điệu đầu tiên là âm điệu trung tính, không có bất kỳ sự uốn giọng nào và cả hai tác giả đều bắt đầu bằng cùng một câu:

Primus tonus esta aequalis, et sine ulla vocis inflexione pronuntiatur, habeturque tum, quando vox aliqua nullo ex quinque signis, … : hoc ultimum vocalibus tantum subscribitur ut apud Graecos jota subscritum, .. notatur.  Sunt quidem et alia signa, sed quia non ad vocis inflexionem, verum ad líterarum certam pronunciationem dignoscendam adiiciuntur [...].

(Pina khoảng 1745a [trước 1623], f. 313r).

[Âm đầu tiên bằng nhau và được phát âm mà không có bất kỳ sự uốn giọng như  nó hàm ý khi không có dấu hiệu nào trong năm dấu hiệu được sử dụng trong hợp âm của khóa G [nốt Sol trưởng, ND],   ` ‘  ~ ? + .  Dấu sau cùng được viết dưới những từ sử dụng phụ ký tự của tiếng Hy Lạp.  Cũng có các dấu khác, không ảnh hưởng đến việc uốn giọng nhưng chúng được sử dụng để phân biệt cách phát âm khác nhau của các chữ cái mà chúng được thêm vào]

Primus igitur tonus est aequalis, qui sine ulla vocis inflexione pronunciatur, ut ba, tres: quod ita verum est, ut etiam si quis aliquem interroget per vocem, chang, quae est aequalis, ut có chang, est ne; nullo modo debeat inflectere vocem interrogando, quia vox interrogativa, chang, nullo notatur accentu, quod si inflecteretur vocis tonus, tunc esset alia significatio: voces itaque quae hunc, aequalem habent tonum, nullo notantur accentu; et hoc est sufficiens illarum distinctivum signum, cum omnes aliae suum accentum habeant. (de Rhodes 1651b, trang số 8)

[Do đó, âm điệu đầu tiên là bằng ngang nhau. Nó được phát âm mà không có bất kỳ sự uốn giọng nào. Ví dụ bao gồm ba, “three: số ba”; điều này cũng đúng nếu bất kỳ ai hỏi hỏi một người khác cái gì đó bằng cách sử dụng từ chăng, có âm điệu bằng ngang, như cụm từ có chăng, “it is not”, trong đó không cách nào phải uốn giọng  khi tra hỏi bởi từ có tính chất tra hỏi chăng không có âm điệu.  Nếu âm điệu của giọng nói bị uốn cong, nó sẽ có một ý nghĩa khác; chính vì thế, những từ có cùng âm điệu này được phân biệt bởi cách không có dấu giọng, và đây là một dấu hiệu đủ khác biệt để phân biệt chúng với tất cả những từ khác có dấu nhấn giọng của chúng.]

Trong phần mô tả về các âm điệu khác, văn bản của Rhodes gần như giống với văn bản của Pina, và cả hai luôn luôn sử dụng làm ví dụ từ (đơn âm)” ba”, có ý nghĩa khác nhau tùy theo từng âm điệu cụ thể.  Mặt khác, họ tìm thấy một sự tương đồng trong các dấu nhấn giọng (dấu sắc, dấu huyền, và dấu mũ) trong tiếng Bồ Đào Nha (hay trong tiếng Hy Lạp, theo quan điểm của Rhodes) để giải thích các âm điệu thứ hai, thứ ba và thứ tư:

Secundus est acutus: hic profertur voce acuta et quasi iram demstrante, ut in eadem voce : concubina Regis vel Principis viri.

(Pina khoảng 1745a [trước 1623], f. 313v).

[Thứ nhì là dấu sắc, được phát âm với một giọng nói cao độ và bởi thể hiện một âm thanh gần giống như sự tức giận, như trong từ : “thê thiếp của Vua”, hay “các con trai của Hoàng Tử.]

Secundus tonus est acutus, qui profertur acuendo vocal, et proferendo từ điển, ac si quis iram provaret, ut  concubina Regis, vel Princis alicuius viri. (de Rhodes 1651b, trang 8);

[Âm điệu thứ nhì là dấu sắc, được phát âm bằng cách cất cao giọng nói và phát âm ra từ như thể ai đó bày tỏ sự tức giận, như trong từ bá, “thê thiếp của Vua” hay “các con trai của một Hoàng Tử.]

Tertius est gravis, et profertur deprimendo vocem; ut iterum in voce : avia aut Domina usuvenit.

(Pina khoảng 1745a [trước 1623], f. 313v).

[Thứ ba là dấu huyền, và nó được phát âm bằng cách hạ thấp giọng nói, như thường thấy được sử dụng một lần nữa trong giọng nói cho từ bà, “bà ngoại: grandmother”, hay “phu nhân:lady”.]

Tertius est gravis, et profertur deprimendo vocem, ut , avia, vel Domina. (de Rhodes 1651b, trang số 8);

[Thứ ba là dấu huyền, và nó được phát âm bằng cách hạ thấp giọng nói, như trong từ , “bà nội: grandmother” hay “phu nhân: lady.”

Quartus est circumflexus, qui exprimitur inflectendo vocem ex imo pectore prolatam et postea sonore elevatam: ut fit in voce βã 12: colaphus.

(Pina khoảng 1745a [trước 1623], f. 313v).

[Thứ tư là dấu mũ, được thể hiện bằng cách uốn giọng nói từ sâu trong lồng ngực và sau đó nâng cao âm thanh, như được thực hiện trong giọng nói từ , “slap: tát, vỗ, đánh”

Quartus est circumflexus, qui exprimitur inflectendo vocem ex imo pectore prolatam, et postea sonore elevatam, ut βã, colaphus, vel colaphizare. (de Rhodes 1651b: 8);

[Thứ tư là dấu mũ, được thể hiện bằng cách uốn giọng nói từ sâu trong lồng ngực rồi phát ra âm thanh lớn, như trong từ vã, “the slap hay to slap: tát, vỗ, đánh”

Thứ năm là một âm điệu thấp hơn và hạ xuống và được đánh dấu bằng dấu phụ ký tự trong tiếng  Hy Lạp: 

Quintus vocatur ponderosus seu onerosus, quia cum quodam pondere, seu onere ex imo pectore prolata voce exprimitur: ut in voce : res derelicta.

(Pina khoảng 1745a [trước 1623], f. 313v).

[Thứ năm [là âm điệu] vất vả hoặc nặng nề vì nó được phát âm bằng cách phát ra giọng nói từ sâu trong lồng ngực và tạo ra một lực nhất định, như trong từ , “derelict thing: vật bị bỏ phế” (không có chủ sở hữu).]

Quintus vocatur ponderosus seu onerosus quia cum quodam pondere seu onere ex imo pectore prolata voce exprimitur, et notatur cum iota subscripto ut bạ res derelicta. (de Rhodes 1651b, trang 8)

[Thứ năm [là âm điệu] vất vả hoặc nặng nề vì nó được phát âm bằng cách phát ra giọng nói từ sâu trong lồng ngực và tạo ra một lực nhất định, và nó được ghi nhận với một dấu phụ ký tự, như trong từ bạ, “derelict thing: vật vô chủ”.

Cuối cùng là một âm điệu nhẹ nhàng, nhưng với một giọng nghi vấn, như thể ai đó hỏi điều gì:

Sextus denique dicitur lenis, quia leniter profertur, et per modum interrogantis v.g. itáne? Út in voce Bả: sericum quoddam coloris lutei seu crocei.

(Pina khoảng 1745a [trước 1623], f. 313v-314r).

[Cuối cùng, [âm điệu] thứ sáu có tính chất ôn nhu vì nó được phát âm nhẹ nhàng và có phong cách nghi vấn, ví dụ: itáne?, như trong từ bả, “một tấm lụa Bắc Kỳ màu vàng hoặc màu nghệ tây.] 

Sextus denique dicitur lenis, quia cum leni quadam vocis inflexione profertur, sicuti cum interrogare solemus, itáne? et similia; et idcirco signo illo interrogativo pro accentu notatur ut, bả, quoddam sericum apud Tunchinenses coloris lutei vel crocei. (de Rhodes 1651b, trang 9);

[Cuối cùng, [âm điệu]thứ sáu được gọi là từ tốn vì nó được phát âm với sự uốn giọng dịu dàng, như khi chúng ta thường hỏi itáne?, và những câu hỏi tương tự; do đó, nó được ghi nhận bởi một dấu nhấn giọng ở thể nghi vấn, như trong từ bả, “một tấm lụa Bắc Kỳ màu vàng hoặc màu nghệ tây”.]

Như chúng ta đã thấy, Francisco de Pina tượng trưng từng âm điệu bằng một nốt nhạc và điều này không được thực hiện bởi Rhodes. Tuy nhiên, ông so sánh các âm điệu tiếng An Nam với sáu nốt nhạc của âm thang C-D-E-F-G-A (“dò”, “rẹ”, “mĩ”, “pha”, “sổ”, “lá”) mặc dù ông không trình bày rõ ràng như Pina: 

Hos autem sex accentus ad nostrae musicae tonos sic accommodare possumus ut aliquam cum illa, uideantur habere proportionem per has uoces ut, dò, pedica: re, radix, in pronunciatione cuiusdam Prouinciae; mĩ, nomen cuiusdam familiae; fa, uel pha, miscere; sổ, cathalogus; lá, folium; ita ut ex his uocibus etiam in lingua Tunchinica significatiuis, per sex tonos linguae Tunchinensis, dò, rẹ, mĩ, pha, sổ, lá, possimus referre aliquo modo sex tonos nostrae musicae, non tamen ita exacte, quin magna intersit differentia; quare nullus istos tonos addiscere poterit, nisi ab aliquo qui linguam bene calleat, illos per se ipsum audierit saepius, ut illis assuescat: Quinque igitur sunt accentuum notae quia tonus equalis non indiget nota […]. (de Rhodes 1651b, p. 19)

[Tuy nhiên, chúng tôi có thể, do đó, sắp xếp sáu dấu nhấn giọng này với các âm điệu trong âm nhạc của chúng ta, vì chúng dường như có một số tỷ lệ về các âm thanh này.  Ví dụ như nốt dò, “trap” cái bẫy”; trong nốt rễ, “rễ cây” trong phát âm của một số tỉnh nào đó; nốt mĩ, tên của một gia đình cụ thể; nốt fa hay pha, “to mix: trộn”; nốt sổ, “catalogue: danh mục”; nốt lá, “leaf: lá cây”; chính vì thế, vì những âm thanh này cũng có ý nghĩa trong ngôn ngữ Bắc Kỳ, sử dụng sáu âm điệu của ngôn ngữ Bắc Kỳ, dò, rễ, mĩ, pha, sổ, lá, chúng ta có thể tham khảo, trong một số phương cách, đến sáu âm điệu của âm nhạc chúng ta, mặc dù không chính xác, điều tạo ra một sự khác biệt lớn lao; bởi vì không ai có thể học những âm điệu này, ngoại trừ người nào đó thành thạo ngôn ngữ và nghe chúng thường xuyên hơn và đã trở thành quen thuộc với chúng; do đó, có năm nốt nhạc vì âm điệu ngang bằng không cần một nốt nhạc...]

Kết Luận

Những sự mô tả đầu tiên về Việt Nam từ một quan điểm phương tây trở lùi về thế kỷ thứ mười sáu và thuộc về nhà biên niên sử và ngữ pháp (văn phạm) João de Barros (1496-1570) trong năm 1563 và giáo sĩ dòng Đa Minh Dominican Gaspar da Cruz (khoảng năm 1520-1570) trong năm 1570.  Tuy nhiên, những mô tả ngôn ngữ đầu tiên thuộc về nhóm mà tác giả Roland Jacques gọi là các giáo sĩ Dòng Tên tiên phong, đặc biệt là giáo sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha Francisco de Pina, S.J. (1585/1586-1625), Gaspar do Amaral, S.J. (1594-1646) và António Barbosa, S.J. (1594-1647) và giáo sĩ Dòng Tên gốc Pháp Alexandre de Rhodes, S.J. (1593-1660).

Ngày nay người ta đã xác định rằng chính Francisco de Pina là người đầu tiên đã mô tả ngôn ngữ An Nam hoặc Bắc Kỳ bằng các ký tự La-tinh hoặc sử dụng hệ thống La-Mã-hóa (ngày nay gọi là quốc ngữ, ngôn ngữ quốc gia, của người Việt Nam) bị ảnh hưởng bởi giáo sĩ gốc Bồ Đào Nha João Rodrigues “Tçuzu”, S.J. (1562-1633). Gaspar do Amaral, António Barbosa và Alexandre de Rhodes đã phát triển và cải thiện phương pháp này.  Ông Rhodes cũng đã sử dụng hai bản thảo từ điển được biên soạn bởi Amaral và Barbosa và đã để lại một dấu ấn nhận dạng của chính tả Bồ Đào Nha (hiện tại cũng là của tiếng Việt): cặp chữ <nh> đại diện cho âm vị mũi vòm họng:dorso-palatal nasal phoneme / ɲ /.

Mặt khác, Francisco de Pina cũng là một nguồn tài liệu quan trọng cho sự mô tả của ông Rhodes các âm điệu giọng Bắc Kỳ. Về điểm đặc biệt này, các sự tương đồng giữa các văn bản của Rhodes, Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio (Rome 1651) và của Pina, tập Manuductio ad linguam Tunchinensem (trước 1623) là khá ấn tượng. Chúng bổ sung cho nhau, nhưng văn bản của Pina thì rõ ràng hơn, bởi ông giải thích từng âm điệu với sự trợ giúp của một nốt nhạc, trong hợp âm của khóa G [sol trưởng, ND], với một nửa cung (minim) và một phần tư cung (crotchet).  Cả hai đều giải thích sáu âm điệu tiếng Bắc Kỳ bằng cách sử dụng các cùng ký tự như các ngôn ngữ châu Âu và họ mô tả chúng với các từ ngữ rất giống nhau..

Tóm lại, đối với Pina và Rhodes, sáu âm điệu tiếng Bắc Kỳ có thể được mô tả như sau: âm đầu tiên là âm trung tính, không có bất kỳ sự uốn giọng nào (âm ngang); âm điệu thứ nhì là giọng điệu giận dữ, phát ra với giọng gay gắt, biểu lộ một âm thanh gần như sự tức giận (âm điệu dấu sắc); thứ ba là một âm điệu trầm trọng, phát âm bằng cách hạ thấp giọng nói (âm điệu của dấu huyền); thứ tư là một âm điệu nâng cao, uốn giọng phát ra từ sâu trong lồng ngực và sau đó nâng cao âm thanh một cách vang dội (âm điệu của dấu ngã); thứ năm là một âm điệu nặng nề, phát âm bằng cách phát ra giọng nói từ sâu trong lồng ngực và tạo ra một lực nhất định (âm điệu đấu nặng); và cuối cùng, âm điệu thứ sáu là một âm điệu tra hỏi, phát âm với một sự uốn giọng dịu dàng, giống như trong một câu hỏi, như thể ai đó đang hỏi một cái gì đó (âm điệu của dấu hỏi).

Cuối cùng, trích dẫn của các tác giả Nguyễn và Edmondson (1998, trang 2) cần phải được sửa đổi, bổ túc tên Pina vào tên của Rhodes: những điểm đặc trưng hóa này của các nhà ngữ âm đầu tiên của tiếng Việt, Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes, “ba thế kỷ rưỡi sau [...] vẫn còn rất thích đáng và sâu sắc./-

------

CHÚ THÍCH

1. Chúng tôi đã sử dụng một số dữ liệu từ một bài viết trước đây liên quan chủ yếu đến bối cảnh lịch sử, sự trình bày về các nhà truyền giáo đầu tiên dưới Quy Chế Bảo Trợ của Bồ Đào Nha tại Việt Nam và sự mô tả các văn bản biến ngữ đầu tiên của tiếng Việt (xem Fernandes & Assunção 2014).

2.  Muốn biết về các phái bộ không được tổ chức đầu tiên, xem, v.g. [verbi gratia, tiếng La Tinh, có nghĩa ví dụ, ND], Jacques 1999, các trang 126-141.

3. Isabel Mourão đã trình luận án tiến sĩ năm 2011 tại trường École Pratique des Hautes Études,  Ban Khoa học Lịch sử và Văn Bản Học (Philologiques), ở Paris, dưới sự giám sát của Dejanirah Silva Couto, về các tác phẩm của Amaral, nhan đề Gaspar do Amaral S.J. (1594-1646): La vie et l’oeuvre d’un jésuite portugais fondateur de la mission jésuite du Tun Kim à la cour des Trịnh.  Thật không may, tác phẩm này vẫn chưa được cung ứng, ngay cả ở trong Thư viện của Đại học Pháp.  Tác giả nói với chúng tôi trong một email cá nhân rằng cô ấy dự định sẽ sớm xuất bản cuốn sách này.

4. “Rueda, được viết là Rode trong phương ngữ Provençal [của vùng Provence, Pháp [ND], có nghĩa là một bánh xe nhỏ, mà người Do Thái đã bắt buộc phải mang trên quần áo của họ trong thời Trung Cổ.” (Phan 1998, trang 39)

5. Liên quan đến lịch sử Việt Nam, Công giáo tại Việt Nam, chúa Trịnh (1545-1787) và chúa Nguyễn (1558-1777) và mối quan hệ phức tạp của họ với nhau và với các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, xem, ví dụ, Manguin 1972, 1984; Taylor & Whitmore 1995; Phan Khoang 2001; Guillemin 2014; và Fernandes & Assunção 2014.

6. João Rodrigues được sinh ra ở Sernatteryhe, quận Viseu ở phía bắc Bồ Đào Nha; ông gia nhập Dòng Tên khi mới mười lăm tuổi và dành gần như cả cuộc đời cho truyền giáo tại Nhật Bản và Trung Hoa cho đến khi từ trần, xảy ra ở Macau (Trung Hoa).  Ông là một người thân tín và là thông dịch viên của lãnh chúa phong kiến Nhật Bản Toyotomi Hideyoshi (1593-1598) và Tokugawa Ieyasu (1542-1616), người đặt cho ông biệt danh là “Tçuzu”, nghĩa là “dịch giả: translator” hay “thông dịch viên: interpreter” trong tiếng Nhật.  Tuy nhiên, khi người Nhật bắt đầu ngược đãi và trục xuất các người theo đạo Kitô ra khỏi Nhật Bản vào năm 1614, João Rodrigues, sau hơn 30 năm cống hiến cho ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, bắt đầu sống ở một số thành phố của Trung Hoa, nhưng Macau, trong thực tế ,đã là trung tâm của hoạt động truyền giáo của ông trong suốt 19 năm cuối đời (Zwartjes 2011, trang 95).

7. Về các tác phẩm của João Rodrigues, xem thêm, ví dụ, Boxer 1950 và Maruyama 2004 và 2006.

8, Chúng tôi đã áp dụng các tiêu chuẩn sao chép như sau: a) Chúng tôi đã duy trì sự phân biệt trong bản gốc giữa các chữ hoa và chữ thường.

b) Chúng tôi đã tách những từ được nối liền không chính xác và chúng tôi đã kết hợp những từ bị tách rời.

c) Chúng tôi đã giữ nguyên việc chấm câu trong nguyên bản để không thay đổi ý nghĩ hoặc sự phát biểu của các tác giả.

d) Chúng tôi đã sửa các lỗi rất hiển nhiên trong văn bản gốc, ngay cả khi không có trong các bản đính chính..

e) Chúng tôi đã loại bỏ các dấu nhấn giọng trong sự giảng dạy tiếng La-tinh.

f) Trong tiếng Latinh, chúng tôi đã thay thế các chữ cái “ramist: trong trường phái sư phạm của Petrus Ramus  (1515-1572), ND] <v> và <j> bằng các chữ <u> và <i> và chữ khổ dài (ở giữa từ hay giảm âm điệu) <ſ> bằng chữ khổ ngắn (cuối từ hoặc môi uốn tròn) <s>.  Trong tiếng Bồ Đào Nha, chúng ta có duy trì ký tự (grapheme) <u> với giá trị của phụ âm <v>.

g) Chúng tôi đã in nghiêng các ví dụ bằng tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt và tiếng Nhật.

h) Chúng tôi đã mở rộng tất cả các chữ viết tắt và tốc ký (brevigraphs) trong tiếng La-tinh. Chúng tôi đã giải thích viết tắt “i” (bằng chữ hoa và chữ nhỏ) như thành ngữ giải thích trong  tiếng La-tinh, “id est: nghĩa là, tức là”, ngay cả trong các văn bản tiếng Bồ Đào Nha.  Đó là một thành ngữ phổ biến trong các ngữ pháp La-tinh của Dòng Tên, thường bị nhầm với ký tự <L>. Một số tác giả đã giải thích sai chữ viết tắt này là liên từ phân biết (disjunctive conjunction) “vel:[vel trong tiếng La-tinh có nghĩa hay, hoặc, ND”].. Tuy nhiên, liên từ này luôn luôn xuất hiện nguyên vẹn chứ không viết tắt.

i) Trong trích dẫn tiếng Bồ Đào Nha, chúng tôi cũng đã mở rộng các chữ viết tắt, chẳng hạn như <ã> (<am> hoặc <an>), <ẽ> (<em> hay <en>), <õ> (<on>), <ũ> (<um> or <un>), <q̃> (<que>) và dấu “và” <&> (<e>). Tuy nhiên, chúng tôi đã duy trì các mạo từ (articles) / đại danh từ (pronouns) không xác định <hũa>, <algũa (s)> và <nenhũa>, nhằm duy trì một tính đặc hiệu ngữ âm tiếng Bồ Đào Nha, vẫn còn ở một số làng Miền Bắc Bồ Đào Nha.

9. Để biết lịch sử chính tả của mẫu tự căn bản <gn> trong tiếng Pháp, xem, thí dụ, Catach 1995, các trang 1138-1140.

10. Muốn có sự phân tích phương ngữ học (dialectology) Việt Nam trong lịch sử và sự khác biệt về âm điệu tại hai thành phố lớn nhất của Việt Nam, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), xem, thí dụ, Maspero 1912 và Michaud, Ferlus & Nguyễn 2015.

11. Ngày nay các học giả cho rằng tiếng Bắc Kỳ duy trì sáu âm điệu (xem, ví dụ, Nguyễn & Edmondson 1998, các trang 7-8) và tiêng An Nam (Nam Kỳ) chỉ thể hiện năm âm điệu.  Dấu hỏi và dấu ngã đã được sáp nhập ở một số tỉnh miền Trung Việt Nam (xem, ví dụ, Nguyẽ̂n 1997, trang 26).

12. Một cách thú vị, họ đã sử dụng chữ cái Hy Lạp <β> để tượng trưng cho phụ âm xát chữ [v] khi môi dưới chạm vào răng cửa hàm trên (voiced labiodental fricative consonant [v]).

 -----

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Barros, João de, 1563. Terceira decada da Asia: Dos feytos, que os Portugueses fizeram no Descobrimento & conquista dos mares & terras do Oriente, Lisboa, João Barreira.

Online: http://www.archive.org/details/terceiradecadada00barr (tiếp cận lần cuối: 24 July 2016)

Boxer, Charles Ralph, 1950. « Padre João Rodrigues Tçuzu S.J. and his Japanese grammars of 1604 and 1620 », Boletim de Filologia 11, 338-363.

— 2002. Opera Minora, 3 vols, Lisboa, Fundação Oriente. 

Brockey, Liam M., 2009. Journey to the East: The Jesuit Mission to China, 1579–1724, Cambridge, Mass., Harvard University Press.

Catach, Nina (dir.), 1995. Dictionnaire historique de l’orthographe française, Paris, Larousse.

Correia, Pedro Lage Reis, 2012. « La Compagnie de Jésus à Macao et en Asie Orientale: la transmission du christianisme dans les ‘espaces de frontières’ (xvie siècle) », Hugues Didier & Madalena Larcher (đồng biên tập), Pédagogies Missionnaires: Traduire, transmettre, transculturer, 32e Colloque du CÉDRIC, Lisbonne 30 août-3 septembre 2011, Paris, Éditions Karthala, 261–276.

Cruz, Gaspar da, 1570. Tractado em que se cõtam muito por estẽso as cousas da China, cõ suas particularidades, e assi do reyno dormuz, cõposto por el. R. padre fray Gaspar da Cruz da ordẽ de sam Domingos, Évora, Casa de André de Burgos. Online: http://purl.pt/22928 (last access: 24 July 2016)

de Rhodes, Alexandre, 1651a. Dictionarium Annnamiticum Lusitanum, et Latinum ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide, Roma, Propaganda Fide.

— 1651b. Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio. In Dictionarium Annnamiticm Lusitanvm, et Latinum ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide, Roma, Propaganda Fide, 1–31.  First codification of Vietnamese by 17th-century missionaries 175

[de Rhodes, Alexandre], 1653. Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en la Chine, & autres Royaumes de l’Orient, avec son retour en Europe par la Perse & l’Armenie, Paris, Sebastien et Gabriel Cramoisy.

Faria, Patricia Souza de, 2013. « Os concílios provinciais de Goa: reflexões sobre o impacto da ‘Reforma Tridentina’ no centro do império asiático português (1567–1606) », Topoi. Revista de História, 14/27, 218–238. On-line:

http://www.revistatopoi.org/numeros_ anteriores/topoi27/AF_TOPOI_27.pdf (Last access: 16/10/2014).

Ferlus, Michel, 1982. « Spirantisation des obstruantes mediales et formation du système consonantique du vietnamien », Cahiers de linguistique - Asie Orientale 11/1, 83-106.

Fernandes, Gonçalo & Assunção, Carlos, 2014. « Cuốn Từ Điển Tiếng Việt Đầu Tiên (Rome 1651): Đóng Góp Từ Chế Độ Bảo Trợ Của Bồ Đào Nha Đối Với Ngôn Ngữ Học Phương Đông / The first Vietnamese Dictionary (Rome 1651): Contributions of the Portuguese Patronage to the Eastern Linguistics », Journal of Foreign Language Studies 41, Hanoi University, 3-25.

Fonseca, Maria do Céu Brás, 2006. Historiografia linguística portuguesa e Missionária: preposições e posposições no séc. XVII, Lisboa, Colibri.

González Fernández, Fidel, 2011. « La experiencia misionera de Alexandre de Rhodes SJ (1593–1660) », Sudia Missionalia 60, 277–317.

Guilday, Peter, 1921. « The Sacred Congregation de Propaganda Fide (1622–1922) », The Catholic Historical Review 6/4, 478–494.

Guillemin, Alain, 2014. « Alexandre de Rhodes a-t-il inventé le quốc ngữ? Moussons 23, 141-157 

Haudricourt, André-Georges, 2010. « The origin of the peculiarities of the Vietnamese alphabet », Mon-Khmer Studies 39, 89-104. On-line: halshs-00918824v2 (Last access: 16/04/2016).

Jacques, Roland, 1999. De Castro Marim à Faïfo: Naissance et Développement du padroado portugais d´Orient des origines à 1659, Lisboa, Fundação Calouste Gulbenkian.

— 2002. Portuguese Pioneers of Vietnamese Linguistics / Pionniers portugais de la linguistique

vietnamienne, Bangkok, Orchid Press.

— 2004. Các nhà truyền giáo Bồ Đáo Nha vá thời kỳ đầu của Giáo hội công giáo Việt Nam / Les missionnaires portugais et les débuts de l’Eglise catholique au Viêt-nam, 2 vols., Reichstett, France, Định Hướng Tùng Thư.

— 2012. « De 1623 à 1955, options linguistiques des missionaires au Viêt-nam et affirmation de l’identité nationale », Hugues Didier & Madalena Larcher (ed.), Pédagogies Missionnaires: Traduire, trasnmettre, transculturer, 32e Colloque du CÉDRIC, Lisbonne 30 août-3 septembre 2011, Paris, Éditions Karthala, 41–51.

Manguin, Pierre-Yves, 1972. Les Portugais sur les côtes du Viêt-nam et du Campâ. Étude sur les routes maritimes et les relations commerciales, d’après les sources portugaises (16 e, 17 e, 18e siècles), Paris, Publications de l’ÉFEO.

— 1984. Nguyên Anh, Macau et le Portugal. Aspects politiques et commerciaux d’une relation privilégiée, 1773-1802, Paris, Publications de l’ÉFEO. 

Maruyama, Toru, 2004. « Linguistic Studies by Portuguese Jesuits in Sixteenth and Seventeenth Century Japan », Otto Zwartjes and Even Hovdhaugen (eds), Missionary Linguistics/Lingüística misionera: Selected papers from the First International Conference on Missionary Linguistics, Oslo, 13–16 March 2003, Amsterdam, John Benjamins, 141-160.

— 2006. « Pioneering Portuguese linguistic works on sixteenth and seventeenth century Konkani and Japanese », Revista Portuguesa de Humanidades 10.1/2, 137-150. 

Maryks, Robert Aleksander, 2010. The Jesuit Order as a synagogue of Jews: Jesuits of Jewish ancestry and purity-of-blood laws in the early Society of Jesus, Leiden / Boston, Brill.

Maspero, Henri, 1912. « Études sur la phonétique historique de la langue annamite: les initiales », Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient 12, 1–124. 176 Gonçalo Fernandes & Carlos Assunção 

Michaud, Alexis, Michel Ferlus, Minh-Châu Nguyễn, 2015. « Strata of standardization: the Phong Nha dialect of Vietnamese (Quảng Bình Province) in historical perspective », Linguistics of the Tibeto-Burman Area 38.1, 1-37. On-line: halshs-01141389 (Last access: 12/05/2015). 

Mourão, Isabel Augusta Tavares, 2005. Portugueses em terras do Dai-Viêt (Cochinchina e Tun Kim), 1615–1660, Macau, Instituto Português do Oriente, Fundação Oriente.

— 2012. « Gaspar do Amaral au Tun Kim: Quelques aspects de la pédagogie missionnaire au xviie siècle », Hugues Didier & Madalena Larcher (ed.), Pédagogies Missionnaires: Traduire, trasnmettre, transculturer, 32e Colloque du CÉDRIC, Lisbonne 30 août-3 septembre 2011, Paris, Éditions Karthala, 53–61. 

Nguyễn, Văn Lợi & Jerold A. Edmondson, 1998. « Tones and voice quality in modern northern Vietnamese: Instrumental case studies », Mon–Khmer Studies 28, 1-18.

Nguyễn, Đình Hoà, 1997. Vietnamese, Amsterdam/Philadelphia, John Benjamins. 

Phan Khoang, [1970] 2001. Việt sử xứ Đàng Trong, Hà Nội, Nhà xuất bản văn học. 

Phan, Peter C., 1998. Mission and Catechesis: Alexandre de Rhodes and Inculturation in Seventeenth-Century Vietnam, Maryknoll / New York, Orbis Books. 

[Pina, Francisco de], ca. 1745a [ante 1623]. Manuductio ad linguam Tunchinensem, Biblioteca da Ajuda, Lisboa, manuscript, collection “Jesuítas na Ásia”, Codex Ms. 49-VI-8, 313r-323v.

— ca. 1745b [ca. 1623]. Pax Christi, Biblioteca da Ajuda, Lisboa, manuscript, collection “Jesuítas na Ásia”, Codex Ms. 49/V/7, 413r-416r. 

Rego, António da Silva, 1940. O Padroado Português do Oriente: Esboço Histórico, Lisboa, Agência Geral das Colónias. 

Ribeiro, Madalena, 2001. « The Japanese diaspora in the seventeenth century according to Jesuit sources. Bulletin of Portuguese - Japanese Studies 3, 53–83. 

Rodrigues, Francisco, 1917. A formação intelectual do Jesuíta: Leis e Factos, Porto, Livraria Magalhães & Moniz.

— 1931–1950. História da Companhia de Jesus na Assistência de Portugal, 7 tomes, Porto, Livraria Apostolado da Imprensa. 

Rodrigues, João, 1604[-1608]. Arte da Lingoa de Japam. Nangasaqui: Collegio de Iapão da Companhia de Iesu. 

Rodrigues, João, 1993 [1620]. Arte Breve da Lingoa Iapoa. Facsimile do original existente na Biblioteca Nacional da Ajuda, Lisboa, acompanhado da transcrição e tradução japonesa de Hino Hiroshi, Tokyo, Shin-Jinbutsu-Ôrai-Sha. 

Sena, Tereza, 2014. « O Padroado Português no Extremo Oriente », Miguel Castelo-Branco (ed.), Portugal-China: 500 anos, Lisboa, Biblioteca Nacional de Portugal, 91–98.

Souza, Teotónio R. de, 2008. « O Padroado português do Oriente visto da Índia: instrumentalização política da religião », Revista Lusófona de Ciência das Religiões 13/14, 413-430.

Spear, Richard L., 1975. « Introduction », Diego Collado’s Grammar of the Japanese language. International Studies, East Asian Series Research Publication, number 9, Lawrence, Center for East Asian Studies (CEAS), The University of Kansas, 1-30. 

Taylor, Keith Weller & John K. Whitmore, 1995. Essays Into Vietnamese Pasts, Ithaca, N.Y., Southeast Asia Program, Cornell University.

Teixeira, Pe. Manuel, 1996. A Igreja em Cantão, Macau, Instituto Cultural de Macau. 

Thompson, Laurence C., 1987. A Vietnamese Reference Grammar, Honolulu, University of Hawai’i Press.

Wernz, Franz Xaver, Ludwig Schmitt, & J.B Goetstouwers (eds), 1950. Synopsis historiae Societatis Jesu. Lovanii, Typis ad Sancti Alphonsi. 

Zwartjes, Otto, 2011. Portuguese Missionary Grammars in Asia, Africa and Brazil, 1550–

1800. Amsterdam & Philadelphia, John Benjamins. 

------

PHỤ CHÚ CỦA DỊCH GIẢ NGÔ BẮC: (Nguồn: Wilipedia) 

Padroado (phát âm tiếng Bồ Đào Nha: [pɐðɾuˈaðu], "bảo trợ") là một thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Vương quốc Bồ Đào Nha và sau đó là Cộng hòa Bồ Đào Nha, thông qua một loạt các hiệp ước theo đó Tòa Thánh Vatican ủy quyền quản lý các nhà thờ địa phương và ban cấp một số đặc quyền về thần quyền cho các quốc vương Bồ Đào Nha. Padroado của Bồ Đào Nha có từ khi bắt đầu mở rộng hàng hải Bồ Đào Nha vào giữa thế kỷ 15 và được xác nhận bởi Giáo hoàng Leo X vào năm 1514. Vào nhiều thời điểm, hệ thống này được gọi là Padroado Real (Bảo Trợ Hoàng Gia), Padroado Ultramarino Português (Bảo Trợ Hải Ngoại của Bồ Đào Nha) và, kể từ năm 1911 (theo Luật của Bồ Đào Nha về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước), Padroado Português do Oriente (Bảo Trợ Phương Đông của Bồ Đào Nha). Hệ thống này đã dần dần được tháo dỡ trong suốt thế kỷ 20.

Khi Đế quốc Brazil độc lập khỏi Bồ Đào Nha vào năm 1822, ngoài việc Đức Tin Công giáo được xác nhận là tôn giáo chính thức của Nhà nước mới, chế độ Padroado vẫn được duy trì, với tất cả các thể chế và đặc quyền của nó (giờ đây đã được trao, liên quan đến Brazil, co Hoàng Đế và trên chính phủ của ông), và điều này đã được Tòa thánh công nhận vào năm 1826. Ngay sau khi Brazil trở thành một nước cộng hòa vào năm 1889, Padroado đã bị bãi bỏ ở nước này, bằng cùng một sắc lệnh ban hành sự tách biệt Nhà thờ và Nhà nước (sắc lệnh của Ngày 7 tháng 1 năm 1890).

(b) Ngữ pháp cổ nhất còn tồn tại được biết đến của chữ Quốc ngữ, được gọi là Linguae Annamiticae seu Tunchinensis brevis declaratio, được xuất bản vào năm 1651 tại Rome và được viết bằng tiếng La-tinh bởi nhà truyền giáo Dòng Tên người Pháp Alexandre de Rhodes. Được trình bày ở đây là bản dịch tiếng Anh hoàn chỉnh đầu tiên của văn bản de Rhodes ’. Nó gồm tám chương: các chữ Quốc ngữ; các dấu nhấn giọng; các danh từ; các đại từ nhân xưng, phản thân và thể hiện; các đại từ thân nhân và nghi vấn; các động từ; phần bổ sung của lời nói; và cú pháp. Bản dịch tiếng Anh này giúp cho văn bản tiếng Latinh, vốn là một công trình nền tảng nêu bật nguồn gốc của chữ Quốc ngữ, có thể được tiếp cận lần đầu tiên bởi các học giả về tiếng Việt không biết đọc tiếng La-tinh. Bao gồm trong bản dịch này là phần giới thiệu định vị tác phẩm của de Rhodes trong bối cảnh các nhà ngôn ngữ học Dòng Tên đương thời khác cũng làm việc về chữ Quốc ngữ và chỉ ra rằng tập Brevis declaratio tuân theo mô hình sách ngữ pháp của Manuel Alvares. Phụ đính ở cuối bản dịch là một bảng chú giải làm rõ một số từ vựng ngôn ngữ mà de Rhodes đã sử dụng.

-----

Nguồn: Gonçalo Fernandes & Carlos Assunção, First codification of Vietnamese by 17th-century missionaries: the description of tones and the influence of Portuguese on Vietnamese orthography [article] , Histoire Épistémologie Langage  Année 2017  39-1  pp. 155-176

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

03.2021

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét