Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2023

Sách "Lăng Gia Long" của Cố Cả Léopold Cadière




“Lăng Gia Long” - ấn phẩm thứ hai thuộc bộ sách “Huế kỳ bí”
LĂNG GIA LONG
Tác giả: Léopold Cadière
Ấn phẩm thứ hai thuộc bộ sách “Huế kỳ bí” có tên “Lăng Gia Long” - tác giả là Linh mục Léopold Cadière, với phần thơ của Charles Patris. Ngay sau khi Hội những người bạn Cố đô Huế được thành lập, L. Cadière đã tham gia Dự án nghiên cứu lập bản đồ lăng mộ tang lễ vùng phụ cận Huế và hội này đã sớm có được những con số tổng hợp đầu tiên rất ấn tượng. Năm 1928, trên tập san Đô thành hiếu cổ (tên gọi quen thuộc hơn của tập san Những người bạn Cố đô Huế), chính L.Cadière đã công bố bài viết đầu tiên về chủ đề “Lăng mộ của người An Nam trong vùng phụ cận Huế”.
Ngược về thượng nguồn qua ngả đồi Nam Giao, ngang qua quần thể lăng Thiệu Trị để vào hữu ngạn Hương Giang, băng qua khe Chu Ê để đến ngã ba Chợ Tuần, vượt qua bến đò Lăng Gia Long, rồi đi dọc bờ sông Tả Trạch một quãng đến làng Định Môn. “Ngự đạo”, con đường từ tả ngạn sông dẫn vào lăng vị vua nổi tiếng triều Nguyễn, Hoàng đế Gia Long dần hiện ra dẫn ta vào một trong những nơi huyền bí của vùng đất Huế. Quần thể lăng Gia Long giấu mình trong những vạt đồi, thung lũng, rừng cây, con suối, ẩn hiện một cách nhẹ nhàng. Từ đây, chúng ta được tác giả giới thiệu tỉ mỉ từng công trình một của quần thể với những phân tích khảo cứu kỹ lưỡng, mô phỏng một bức tranh toàn diện về dấu ấn triều đại xưa.
Qua từng chương của cuốn sách, bạn đọc sẽ hiểu hơn về vị Hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn, cùng những quan niệm nhân sinh quan mà chính Gia Long đã gửi vào quần thể lăng tẩm mình. Bên cạnh đó “Lăng Gia Long” không những là một khảo cứu tỉ mỉ, mà nó còn mang giá trị ứng dụng rất cao, khi tác giả tập sách với ngòi bút khoáng đạt và lịch lãm của mình đã hướng tới một cuốn sách mà ngày nay ta quen gọi là sách “Hướng dẫn du lịch” - rất chuyên nghiệp - và phục vụ mục tiêu “du lịch tâm linh”.
Qua thiên khảo cứu này của L. Cadière, bạn đọc có thể biết thêm những “sử liệu” sống động liên quan đến một trong những lăng tẩm lớn nhất, tiêu biểu nhất của xứ Huế: Lăng Gia Long, cũng như chúng ta có dịp được nghiệm sinh sâu sắc hơn trong “đời sống tâm linh”, thế giới bên kia của các đấng đế vương triều Nguyễn và những giá trị văn hóa nghệ thuật vật thể hay phi vật thể ở không gian đặc biệt này quanh Cố đô Huế.
Về tác giả:
Trong gần một thế kỷ thực dân Pháp đô hộ nước ta, cũng có rất nhiều người Pháp là nhà khai sáng mà tên tuổi của họ còn mãi với thời gian. Đó là Alexandre de Rhodes - một nhà truyền giáo dòng Tên đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ Quốc ngữ Việt Nam hiện đại. Đó là bác sĩ, nhà thám hiểm Yersin, người tìm ra cao nguyên Lâm Viên (Đà Lat).v.v...Linh mục thừa sai Leopold' Cadierè cũng là con người kiệt xuất như vậy. Ông đã trở thành “người Việt Nam” từ trẻ và dành cả đời mình nghiên cứu văn hoá Việt, và để lại tên tuổi lẫy lừng.
Leopold' Michel Cadierè sinh năm 1863, đến Việt Nam năm 1892, làm việc tại giáo phận Huế. Năm 1895, Cadierè trông coi xứ đạo Tam toà và hạt Quảng Bình 14 năm. Từ năm 1918 đến 1945, sống tại Di Loan, Cửa Tùng với tư cách quản xứ giáo hạt Đất Đỏ.
Tháng 1-1947 đến tháng 6-1953: 6 năm rưỡi, làm việc tại Vinh, hội viên danh dự của trường Viễn Đông Bác Cổ. Ngài không chịu “hồi huơng” về Pháp. Ngài nói: “Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này. Cho tôi được ở lại và chết ở đây!”. Ngài mất ngày 6-7-1955 và được an táng tại nghĩa trang Đại chủng viện Huế ở Kim Long như ước nguyện, thọ 86 tuổi.
63 năm ở Việt Nam, Cadierè đã trở thành nhà bác học kiệt xuất về văn hoá Việt, văn hoá Huế. Đến nỗi hiện nay, tất cả các luận văn Ths, TS nghiên cứu về văn hoá triều Nguyễn, văn hoá dân gian Huế đều tham khảo chủ yếu từ các công trình của ông.
30 năm (1913-1944 ), Cadierè là chủ bút tập san Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH) là một tạp chí khoa học có giá trị nhất Đông Dương thời đó, chuyên viết về các vấn đề văn hoá, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, mỹ thuật, ngôn ngữ, dân tộc học..
Đó là công trình đặc sắc nhất của ông. Sở dĩ tạp chí BAVH suốt 100 năm qua vẫn hấp dẫn người đọc vì nội dung của nó vô cùng khách quan và phong phú, rất chi tiết, cụ thể từng việc một. Nội dung BAVH nghiên cứu, khảo sát gồm 5 mảng chính: Kinh thành Huế và phụ cận; lịch sử Huế và An Nam; nghệ thuật xứ Huế; ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hoá dân gian xứ Huế và các đề tài khác.
Tạp chí BAVH bằng tiếng Pháp đã được NXB Thuận Hoá, Huế dịch sang Việt ngữ, với tựa đề Những người bạn của Cố Đô Huế. Đã ấn hành được 30 tập (mỗi năm một tập), mỗi tập dày bình quân 500 trang khổ 14,5 x 20,5 cm. Việc dịch ra tiếng Việt đã tiếp sức cho tạp chí Những người bạn cố đô Huế tiếp tục sống và lan toả rộng hơn trong tầng lớp trí thức trẻ thời hiện đại.
Cadierè có 250 công trình nghiên cứu Việt Nam học uyên bác về nhiều lĩnh vực văn hoá, tín ngưỡng và dân tộc học, ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo Việt Nam, đa phần in trong BAVH. Các bài ông viết thời đó gộp lại có tới 1.500 trang. Ông là một trong những người đặt nền móng cho việc nghiên cứu Việt Nam học đầu thế kỷ 20.
Ông đã xuất bản bộ 3 tập Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Cadierè vẫn là một tấm gương sáng cho mọi người có tinh thần dân tộc, để tìm ra con đường xây dựng và canh tân đất nước bằng văn hoá.
Tại sao các công trình nghiên cứu Việt Nam học, Huế học của Cadierè lại có giá trị trường tồn như vậy? Bởi vì các tác phẩm của ông đều viết ra từ máu thịt, không tầm chương trích cú, mà đi thực địa, nghiên cứu, ghi chép tỉ mỉ. Để làm được việc đó, ông tự học và nói sõi tiếng Việt, có thể suy nghĩ bằng tiếng Việt ngay những năm đầu tới Huế.
Trong lời tựa cuốn Syntaxe, Cadierè giải thích: “Trong chừng mực có thể được, tôi cố sao... chỉ lấy những câu, những kiểu nói của chính người Việt nói ra để vạch rõ cái giá trị của câu nói đó được dùng làm phương tiện để diễn đạt ý nghĩ gì..”.
Cadierè nghiên cứu trực tiếp từ những thông tục và từ những con người tắm gội trong thông tục, văn hoá, chứ không dựa trên các cơ sở dữ liệu hoặc những nghiên cứu có sẵn.
Xin nêu một ví dụ cụ thể khi miêu tả về lễ tế Nam Giao, Cadierè ghi: “Các thị lập của tùng đàn bưng lụa, kính cẩn để trong các lư liệu bằng đồng sau các án thờ”.
Để tìm hiểu tín ngưỡng người Việt, tác giả đã ghi nhận những truyện kể, ở những làng Cù Lạc, làng Tróc, làng Thanh Hà... với các nhân chứng tại chỗ: ông Xòi, ông Dương, chú Nhượng hoặc ông Bé làng Bùng, chú Hạp người Nội Hà v.v...; quan sát từng gốc đa, gốc sanh, từng hòn mốc, hòn trấn có nêu rõ địa danh: từ nhiều thôn làng tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, đến An Cựu, Phù Lương, La Vân tỉnh Thừa Thiên, với 58 hình ảnh minh hoạ. Chứng tỏ tác giả đã (đi bộ) đến tận nơi quan sát và vẽ lại đúng hiện trường.
Để hiểu rõ các phép ma thuật trừ tà, trừ ma, Cadierè đã sống tại thực địa với những mùa dịch tả ở Quảng Trị; hoặc chăm chú theo dõi những thực hành dân gian với chú lính gác vái lạy trước tấm bia đá ở Đông thành Thuỷ Quan, Huế, đồng thời kết hợp với tế lễ của hàng vương đế tại Nam Giao với từng nghi thức lớn nhỏ.
Ví dụ trong bài Mồ mả của người Việt vùng quanh Huế. (BAVH, XV, 1928, tr1-99.): Mồ mả vua chúa được nghiên cứu đã đành, bên cạnh đó, phần mộ dân gian cũng được quan tâm từ phần đất cho đến mộ bi, cách bài trí để từ đó rút ra những gì là quy ước, thông tục có tính cách nhất quán.
Theo L. Cadierè: “Học tiếng Việt không phải chỉ để nói giỏi như họ, mà còn phải tâm tư, suy nghĩ như họ”.
Ông cho rằng, ngôn ngữ bình dân thường gói trọn sắc thái văn hoá một cách đầy đủ, nhất là trong ngạn ngữ dân gian. Với 27 năm sống ở Di Loan, Quảng Bình, Cadierè đã thu thập được một lượng ngôn ngữ bình dân đáng kể, gói ghém toàn bộ những nghĩ suy, đượm văn hoá và tín ngưỡng.
Cadierè kể lại đã có lần sau khi giảng cho giáo dân, mới phát hiện rằng ngôn ngữ mà mình đang sử dụng, học qua sách vở, là một thứ ngôn ngữ ít nhiều “giả tạo”, rất ít hiệu năng. Từ đó, ông thâm nhập sâu xa vào quần chúng, học ngôn ngữ của họ và tập “ăn nói” như họ.
Thật ngạc nhiên, ngay cả rất nhiều người Việt chúng ta vẫn chưa biết được con số “vô hạn định” của người Việt là con số ba và con số bảy, Cadierè đã đưa ra được nhận xét ấy và dẫn chứng với những ngạn ngữ dân gian, chứng tỏ ông đã nghiên cứu tiếng Việt kỹ đến mức độ nào: Làm xấp ba xấp bảy; ăn xấp ba xấp bảy; ba chìm bảy nổi; ba chìm bảy nổi, chín nhấp nhu; ba lừa bảy lọc; ba lo bảy liệu; ba vuông bảy tròn..
Cadierè là người Pháp, nhưng rất am tường tục miếu thờ thần thánh ở xứ Việt. Ông không cho đó là mê tín dị đoan mà là đời sống tâm linh.
Ông viết: “Phải có lần được nghe tiếng kêu la hãi hùng của dân làng vội vã tán loạn, tìm con, tìm người già lão; phải có lần thấy ánh lửa đỏ ngầu vút lên trong đám khói đen cuồng nộ cùng tiếng mắt tre kèo, cột, mái nhà nổ vang như tiếng đại bác để rồi hôm sau thấy tận mắt cảnh tang thương của những vết tích còn lại, nhất là phải tự thân gánh chịu cái tai ương khủng khiếp ấy thì mới hiểu được người Việt sợ hoả hoạn như thế nào, thì mới biết tại sao họ đã nghĩ những tai ương kia là do thần thánh, thì mới hiểu được cách họ xử thế đối với mọi tai ương xảy đến, kể cả những trường hợp nhỏ nhặt nhất”.
Hoặc: “Ai đã không từng chứng kiến ít nhất là một lần trong đời những trận ngập lụt đột ngột, nhiều khi hàng giờ, nước phủ trùm hết cả vùng, kéo theo đàn gia súc, mang trôi đi nhà cửa, phủ lấp ruộng đồng, làm thối vữa ngay trước mắt mình khoai lúa, mùa màng cóp nhặt được, để rồi sau đó hàng tháng dài đói khát, khốn cùng, dịch bệnh giết chết hàng loạt dân làng”.
Thế mới biết tại sao người Việt phải tin hà bá, phải cúng thần mốc, phải thờ những viên đá trấn. Ngay cả ý niệm về “trời tròn đất vuông”, Cadierè đã phát hiện được trong dân gian, trong cách ăn nói của lớp quần chúng, dù rằng không minh thị, là đất không “vuông” nên mới gọi là “trái đất, quả đất”; Như vậy, ngoài ý niệm “tròn”, trái đất còn treo lơ lửng. Đó là một hình ảnh rất ngoạn mục. Không chỉ uyên sâu tiếng Việt, Cadierè còn giỏi cả chữ Hán, nhờ đó thông hiểu được một cách sâu xa những tàng ẩn ý vị của ngôn ngữ.
Lúc nào cũng có các chú thích Hán tự để làm rõ thêm vấn đề và mang tính thuyết phục cao. “Tôi hiểu người Việt bởi vì tôi nghiên cứu kỹ về họ... Nghiên cứu và hiểu họ nên tôi yêu mến họ... Tôi yêu mến họ vì tính tình của họ... ”. “Ý niệm về Trời của người Việt giống nhau lạ lùng với ý niệm về hữu thể siêu việt ở các bộ tộc sơ khai. Trời không phải là một vị thần, ít nhất là trong thông tục dân gian, đó là “Ông Trời” và hình như thuộc về thế giới siêu việt.
Hoàng đế tế Trời một cách trọng thể, Cadierè đã có một tâm thức rất đặc biệt về dân tộc mà ông dày công nghiên cứu: “Phải thừa nhận rằng người Việt nói cho đúng sống trong thế giới siêu nhiên. Người Âu châu dẫu sùng đạo, thường vẫn không sống hết toàn bộ thời gian với Thượng đế của mình. Người Việt, ngược lại, cho dù giai cấp nào, đều cảm thấy mình trực tiếp thường xuyên với các thần thánh trong thiên nhiên”.
Công lao to lớn về nghiên cứu văn hoá Việt, văn hoá Huế của Cadierè làm cho nhiều thế hệ người Việt Nam tôn vinh, ngưỡng mộ. Bản dịch ra tiếng Việt của NXB Thuận Hoá Những người bạn của cố đô Huế không bỏ sót một bài nào, kể cả những bài các tác giả Pháp và Việt viết theo quan điểm riêng của họ. Đây là một bộ sách giá trị trong di sản cố đô Huế.
Chính nhờ các công trình nghiên cứu uyên thâm của Cadierè, khởi đầu bằng tiếng Pháp, thế giới mới biết đến một phần văn hoá, lịch sử Việt Nam, nhất là văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử của Huế và miền Trung Việt Nam.
Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân, một nhà nghiên cứu Huế xưa, trong bài viết Tưởng nhớ nhà Huế học Leopold' Cadierè (Lao động, 23-6-1994) đã hết lời ca ngợi: “Huế đã được công nhận di sản thế giới. Để có được sự công nhận ấy, một thế kỷ qua, nhiều nhà Huế học, nhà văn, nhà nghiên cứu đã đóng góp biết bao công trình để giới thiệu Huế với thế giới. Người được tôn là bậc thầy trong công việc này là Leopold' Cadière..”.
Những sưu tầm thực địa sâu sát say mê như không biết mệt mỏi của Cadierè đã cung cấp những kiến thức vô giá về dân tộc Việt Nam. Tư tưởng và phương pháp làm việc của Cadierè đã tiên phong soi sáng cho nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đầu TK XX và sau này.
Trên tạp chí Sông Hương số kỷ niệm 100 năm ra đời tạp chí BAVH, Lê Vũ Trường Giang viết: “Ngay từ 100 năm trước, bàn về phong hoá của xã hội Việt Nam trước làn sóng Tây hoá, linh mục Leopold' Cadierè đã đưa ra cảnh báo: “Dù thế nào đi nữa, sự thật vẫn là các thế hệ mới trong các đô thị không bằng các thế hệ cũ về phương diện đạo đức”.
Thiết nghĩ cho đến nay, những lời kêu gọi kia vẫn còn có ý nghĩa, bởi vấn đề nói trên chính là nền tảng đầu tiên để kiến tạo những giá trị Việt mà Những người bạn cố đô Huế đã nhìn nhận được...
Linh mục Leopold' Cadierè còn nhắc nhở: “Đừng quên rằng, chúng ta có một mục tiêu thật tiễn. Chúng ta phải tự tìm kiếm và giữ lại để nêu lên các kỷ niệm về kinh thành Huế”.
Đó thật sự là tấm gương đáng học hỏi về trách nhiệm của công việc “tìm kiếm” những trầm tích văn hoá Huế, những người đã góp phần gìn giữ hồn xưa xứ Huế. Cadierè đã cống hiến tất cả cuộc đời cho ngôn ngữ học nói riêng và cho văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung”.
Tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba trong Văn tế cố cả Leopold' M. Cadierè, nhà Việt học tiên phong đã vẽ chân dung Cadierè rất đẹp:
“Áo dài đen phất phơ lắm miền xuôi ngược, tìm hiểu thêm phong hoá dân gian; Đôi guốc mộc lóc cóc bao chốn xuống lên, thăm dò đến sơn cùng thuỷ triệt.Hội Đô Thành Hiếu Cổ, vài ngàn trang thâm cứu, điều nghiên cùng chuyên khảo kinh đô;Động Phong Nha - Kẻ Bàng, hơn chục chuyến gian lao, thám hiểm rồi tôn vinh địa huyệt.
...Việt, Mường, Nôm, Hán,... bao ngôn ngữ tinh thông; Địa, Sử, Triết, Văn... mấy phân khoa quán triệt.Gom mảnh đá từ thời tiền sử, thấu hiểu ra nguồn cội man sơ;
Đọc tấm bia có thuở tiên triều, kể rõ lại chiến trường khốc liệt.Áo bà ba giản dị, “ông nhà quê” lũ trẻ gọi lơ ngơ;Nón lá cũ đơn sơ, nhà bác học bao người khen khôn xiết...
Người chấp bút xin dâng bài viết lên hương hồn nhà bác học Leopold' M. Cadierè, một nhà Việt Nam học vĩ đại.
Tác giả Ngô Minh

- Đăng lại từ: https://www.facebook.com/groups/462469104898861/posts/888210222324745/?comment_id=888779385601162&notif_id=1674954055432739&notif_t=group_comment_follow

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2023

Giới thiệu 100 tác phẩm văn học Công giáo nổi tiếng - BBT VTCG

 


Bạn đọc thân mến,

Thế giới có “hàng tỉ” cuốn sách, làm sao bạn biết được những cuốn sách nào đáng đọc nhất?

Đối với người Công giáo, ngoài những cuốn sách "gối đầu giường" như Kinh Thánh, sách Giáo lý, còn hàng ngàn tác phẩm của các vị thánh tiến sĩ Hội thánh, các văn hào, thi hào, một số tác giả Nobel văn học khác cũng xứng đáng được đặt trên tủ sách gia đình bạn. Bộ Từ điển Văn Học Công Giáo do Mary Reichardt chủ biên 2004, trong Lời Tựa có đoạn, xin tạm dịch: "Truyền thống văn học Công giáo là truyền thống văn chương lâu đời nhất, đa dạng nhất trong lịch sử, bao gồm các tác phẩm độc đáo và ảnh hưởng lớn như Tự Thuật của thánh Augustinô, Thần Khúc của Dante Alighieri, Lời Ca Tụng của Ả Điên của Desiderius Erasmus, Chân Dung Họa sĩ như Một Người Trẻ của James Joyces, Thơ của Christina Rossetti và Những truyện ngắn của Flannery O'Connor, truyền thống này đã tạo hình dáng cho sự phát triển văn hóa và văn học Phương Tây, và cho cả Phương Đông ở mức độ thấp hơn".

Trong lịch sử các giải Nobel, theo wiki thống kê, người Kitô hữu chiếm 65% tổng số các giải. Riêng Nobel văn học, các Kitô hữu chiếm khoảng 50 % trong đó có khoảng 25% Công giáo. Tuy nhiên, không phải tác giả Nobel- Công giáo nào cũng thể hiện đức tin Công giáo (danh sách dưới đây, vì thế chỉ có 10 tác giả từng đạt giải Nobel văn học).

Sau đây, Ban Biên tập VTCG xin mạo muội giới thiệu danh sách 100 tác giả-tác phẩm Văn học Công giáo nổi tiếng trên thế giới (phần lớn chưa được dịch sang tiếng Việt). Quý bạn đọc muốn thử sức cùng nhóm Dịch thuật Văn học Công giáo, xin vui lòng chọn một tác phẩm dưới đây (hoặc tác phẩm bất kỳ) và gửi cho BBT một vài trang bản dịch (Không cần bằng cấp, chỉ cần thực chất). Các bản dịch đạt chất lượng sẽ được hỗ trợ xuất bản. Quý vị nào đã dịch các tác phẩm dưới đây, cũng vui lòng cho BBT biết để giới thiệu cho độc giả bốn phương.

Mọi liên hệ, xin gửi về Ban Biên tập VTCG: vanthoconggiao@gmail.com

Trân trọng cảm ơn.

Thay mặt BBT

Lm. Đình Chẩn

1. Alessandro Manzoni (1785-1873) tiểu thuyết gia người Ý, kiệt tác Promessi Sposi (đang dịch).

2. Alexander Pope (1688-1744), nhà thơ người Anh, Essay on man.

3. Angela di Foligno (1248-1309) Chân phước người Ý, Il Libro della beata Angela da Foligno.

4. Annie Dillard (1945-), nhà văn người Mỹ, giải Pulittzer 1975, Holy the firm.

5. Blaise Pascal (1623-1662), nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, triết gia người Pháp, Suy Tưởng (pensées), bản dịch ngoại đạo.

6. Boll Heinrich (1917-1985), người Đức, Nobel 1967, The Stories of Heinrich Boll.

7. Brian Moore (1921-1999), tiểu thuyết gia Ai Len, Catholics.

8. Charles Péguy (1873-1914) nhà thơ người Pháp, The Portal of the Mystery of Hope.

9. Christina Rossetti (1830-1894) / nhà thơ người Anh, Poems.

10. Christopher J. Koch (1932-2013) nhà văn người Úc, The year of living dangerously.

11. Clive Staples Lewis (1898-1963) - tác giả người Ai Len, Screwtape Letters; The Allegory of Love.

12. Czeslaw Milosz (1911-2004), nhà thơ gốc Ba Lan, Nobel 1980, Selected Poems.

13. Dante Alighieri (1265-1321) đại thi hào người Ý, Thần Khúc (Divina Commedia).

14. Diego Fabbri (1911-1980), nhà biên kịch người Ý, kịch Xử án Giêsu (Processo a Gesù).

15. Eliot Thomas Stearns –T.S (1888-1965) tác giả người Anh, Nobel 1948– Christianity and Culture.

16. Elizabeth Cullinan (1933-2020) / nhà văn người Mỹ, House of gold.

17. Endo Shusaku (1923-1996), nhà văn Nhật bản, Silence (đang dịch).

18. Evelyn Waugh (1903-1966) tác giả người Anh, Brideshead revisited.

19. Flannery O'Connor (1925-1964) nhà văn người Mỹ / Wise blood

20. Francois Mauriac (1885-1970) nhà văn người Pháp, Nobel 1952— La pharisienne; Le Nœud de vipères.

21. Frédéric Mistral (1830-1914), nhà thơ Pháp, Nobel 1904, trường ca Miréio.

22. Fulton Sheen (1895-1979), Giám mục người Mỹ/Life is Worth Living.

23. Geoffrey Chaucer (1343-1400) nhà văn nước Anh/ The Canterbury tales.

24. Georges Bernanos (1888-1948) nhà văn người Pháp, Journal d'un curé de campagne (Nhật ký một cha xứ miền quê, bản dịch ngoại đạo).

25. Gerard Manley Hopkins (1844-1889) nhà thơ nước Anh, / Poems.

26. Gertrud von le Fort (1876-1971), nữ văn sĩ người Đức / Die Letzte am Schafott (The song at the scaffold).

27. Gilbert Keith Chesterton (1874-1936) tác giả người Anh– Father Brown, Orthodoxy, The Everlasting Man.

28. Giovanni Guareschi (1908-1968), tiểu thuyết gia người Ý, Don Camillo.

29. Graham Greene (1904-1991) nhà văn Anh, cải đạo 1926)/ The Power and the Glory. (Việt Nam quen với tác phẩm Người Mỹ Trầm lặng).

30. Heinrich Böll (1917-1985), nhà văn người Đức, Nobel 1972, Gruppenbild mit Dame (Group portrait with lady).

31. Henri de Lubac (1896-1991), Hồng Y dòng Tên, thần học gia người Pháp, Images de l'abbé Monchanin.

32. Henry Suso O.P, (1295-1366), chân phước Linh mục dòng Đa Minh, Đức / Exemplar.

33. Henryk Sienkiewicz (1846-1916) nhà văn Ba Lan, Nobel 1905, Quo vadis? (bản dịch cùng tên).

34. Hiliare Belloc (1870-1953), nhà văn Anh gốc Pháp, Selected Essays.

35. Honoré de Balzac (1799-1850), nhà văn Pháp, L'envers de la société contemporaine.

36. Ignazio Silone (1900-1978), nhà văn Ý, / Pane e vino.

37. Jacobus de Voragine (1230-1298) Giám mục, người Ý, Leggenda Aurea.

38. Jacques Benigne Bossuet (1627-1704), Giám mục Pháp, Oraison funèbre.

39. Jacques Maritain (1882-1973) nhà văn, triết gia Pháp, oeuvres completes.

40. Jame Farl Powers (1917-1999), nhà văn Mỹ, The Presence of Grace, morte d'Urban.

41. James Joyce (1882-1941) tác giả Ai Len, A portrait of the artist as a young man.

42. Jean Sulivan (1913-1990), Lm. Nhà văn Pháp, / Car je t'aime, ô Éternité!

43. Jean-Baptiste Chautard (1858-1935), Linh mục nhà văn Pháp — L'âme de tout apostolat (Hồn tông đồ).

44. Jessica Powers (1905-1988) nữ tu Cát Minh, người Mỹ / Poems.

45. John Dryden (1631-1700), nhà văn nước Anh, The hind and the panther.

46. John L'Heureux (1934-2019) cựu Lm. Dòng Tên, người Mỹ, The Shrine at Altamira.

47. John Ronald Tolkien (1892-1973) tác giả người Anh, cải đạo Công giáo, The lord of the rings-Chúa tể những chiếc nhẫn (bản dịch ngoại đạo).

48. Julian of Norwich (1343-1416) nhà thơ người Anh, Revelations of divine love.

49. Kathleen Anne Porter (1890-1980), nữ nhà văn Mỹ, Ship of fools (best seller 1962).

50. Kathleen Norris (1880-1966), nữ nhà văn Mỹ, tác giả của 93 tiểu thuyết, nhiều tác phẩm thuộc best seller/ The cloister walk.

51. Leon Bloy (1846-1917), nhà văn người Pháp, Le Désespéré, La Femme pauvre.

52. Louis de Wohl (1903-1961), nhà chiêm tinh, nhà văn Đức, / The Spear.

53. M. Eugene Boylan (1904-1964), Linh mục nhà văn dòng Trappist, người Ai Len/ This Tremendous Lover.

54. Mark Helprin (1947-) nhà văn Mỹ,A Soldier of the Great War.

55. Mark Jarman (1952-), nhà thơ người Mỹ nổi tiếng đương đại, Unholy Sonnets.

56. Mark Twain (1835-1910), nhà văn trào phúng người Mỹ, Personal Recollections of Joan of Arc.

57. Michel de Montaigne (1533-1592), nhà văn Pháp thời Phục Hưng/ Meditations.

58. Miguel de Cervantes (1547-1616), tác giả vĩ đại Tây Ban Nha, Đôn Ki-hô-tê (bản dịch ngoại đạo- Don Quixote).

59. Orestos Brownson (1803-1876), nhà văn Mỹ, cải đạo/ The spirit-rapper: an autobiography.

60. Oscar Hijuelos (1951-2013), nhà văn Mỹ gốc Cuba, giải Pulitzer, Mr. Ives' Christmas.

61. Paul Claudel (1868-1955), văn hào Pháp, L'Annonce faite à Marie (1912), Le Soulier de satin (1929).

62. Paul Horgan (1903-1995), nhà văn Mỹ, hai giải Pulitzer, Great River.

63. Paul Mariani (1940-), nhà thơ người Mỹ, Salvage Operations.

64. Percy Walker (1916-1990), nhà văn người Mỹ, Love in the Ruins.

65. Philip Levine (1918-2015), nhà thơ người Mỹ, The Mercy.

66. Piers Paul Read (1941-), tiểu thuyết gia người Anh, A season in the West.

67. Richard Rodriguez (1944-), nhà văn người Mỹ, Hunger of Memory.

68. Richard Wilbur (1921-2017) nhà thơ người Mỹ, New and Collected Poems.

69. Robert Hugh Benson (1871-1914) Lm. nhà văn, cải đạo từ Anh giáo, Lord of the World.

70. Robert Lax (1915-2000), nhà thơ người Mỹ, The circus of the sun.

71. Romano Guardini (1885-1968), linh mục-tác giả người Đức, gốc Ý — The Lord.

72. Ron Hansen (1947-) tiểu thuyết gia Mỹ, Mariette in Ecstasy.

73. Ronald Knox (1888-1957), linh mục nhà văn Anh giáo, cải đạo Công giáo — Enthusiasm.

74. Rumer Godden (1907-1998), nữ nhà văn Anh, tác giả hơn 60 tiểu thuyết, In the house of Brede.

75. Sandra Cisneros (1954-) nữ tiểu thuyết gia Mỹ, The house on Mango Street.

76. Seamus Heaney (1919-2013) người Ai Len, Nobel 1995, / Opened Ground: Selected Poems: 1966-1996

77. Sigrid Undset Kristin (1882-1949), nữ nhà văn Na Uy, giải Nobel năm 1928, Lavransdatter (Kristin con gái của Lavrans).

78. Simone Weil (1919-1943), nữ nhà văn Pháp, nhà thần bí / Attente de Dieu; Lettre a un Religieux.

79. Thánh Anphonsô (1696-1787) Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế, Đại phương thế cầu nguyện.

80. Thánh Bênađô (1090-1153), viện phụ, tiến sĩ Hội thánh, De laudibus Virginis Matris.

81. Thánh Gioan Thánh Giá (1542-1591), nhà thần bí Tây Ban Nha, Đêm dày.

82. Thánh John Henry Newman (1801-1890), thánh-Hồng Y nước Anh, cải đạo Công giáo, Apologia pro vita sua.

83. Thánh Augustine of Hippo (354-430) tiến sĩ Hội thánh, người bắc Phi, Tự thuật.

84. Thánh Biển Đức (480-547), tu sĩ-văn sĩ người Ý, Tu Luật thánh Biển Đức (đang dịch).

85. Thánh Ephrem Syria (306-373), phó tế, tiến sĩ Hội thánh, người Thổ Nhĩ Kỳ, Hymns on Paradise.

86. Thánh Gregory Narek (950-1011), tiến sĩ Hội thánh, người Armenia, nhà thơ, nhà thần bí, Speaking with God from the Depths of the Heart.

87. Thánh Ignatio Loyola (1491-1556), tổ phụ dòng Tên, người Tây Ban Nha– Linh Thao.

88. Thánh nữ Catarina Siena (1347-1380), tiến sĩ Hội Thánh-văn sĩ người Ý- Đối Thoại.

89. Thánh nữ Edith Stein (1891-1942), triết gia, nữ tu Công giáo Đức / Essays on woman.

90. Thánh nữ Elizabeth Ann Seton (1774-1821), người Mỹ, / Letters of Mother Seton to Mrs. Julianna Scott.

91. Thánh nữ Hildegard of Bingen (1098-1179), tiến sĩ Hội thánh, người Đức, nhà thần bí Scivias.

92. Thánh nữ Têrêsa Avila (1515-1582), tiến sĩ Hội thánh, người Tây Ban nha, Lâu Đài Nội Tâm.

93. Thánh nữ Têrêsa thành Lisieux (1873-1897), tiến sĩ Hội thánh, người Pháp, Chuyện Một Tâm Hồn.

94. Thánh Phanxicô de Sales (1567-1622), Giám mục, tiến sĩ Hội thánh, người Pháp, bổn mạng các ký giả — "Dẫn vào đời sống đạo đức" và "Luận về Tình Yêu Thiên Chúa".

95. Thánh Tôma Aquinô, tiến sĩ Hội Thánh, người Ý, Tổng luận Thần học.

96. Thomas a Kempis, (1380-1471), văn sĩ người Đức-Hà Lan, Gương Chúa Giêsu.

97. Thomas Merton (1915-1968), văn sĩ, linh mục dòng Trappist người Mỹ, The seven storey mountain.

98. Tobias Wolff (1945-), nhà văn Mỹ, In the Garden of the North American Martyrs

99. Toni Morrison (1931-2019), nữ văn sĩ người Mỹ, tác giả Nobel 1993, Paradise.

100. Willa Cather (1873-1947), nữ văn sĩ người Mỹ, InDeath comes for the Archbishop.



Xem thêm:

70 tác giả đạt giải Văn học Công giáo Pháp: https://www.vanthoconggiao.net/2022/03/tu-giai-van-hoc-cong-giao-phap-nghi-ve.html

Một số tác giả Kitô hữu nổi tiếng khác như: William Shakespeare (1564-1616), kịch gia người Anh, (một người Công giáo thầm lặng); John Milton (1608-1674) thi hào Anh, Paradise lost; Friedrich Gottlieb Klopstock (1724-1803), thi hào Đức, Der Messias (trường ca Đấng Cứu thế); John Bunyan (1628-1688) nhà văn Anh, (The Pilgrim's Progress Thiên lộ Lịch Trình-bản dịch Tin lành); hay Dostoyevsky (1821-1881) văn hào Nga, Anh em nhà Karamazov (bản dịch ngoại đạo); Friedrich Hôlderlin (1770-1843), thi hào người Đức; Lew Wallace (1827-1905), nhà văn người Mỹ, Ben-Hur: A Tale of the Christ (bản dịch ngoại đạo). Trong số này, hai tác giả Hôlderlin và Dostoyesvsky được Đức Giáo hoàng Phanxicô đặc biệt yêu thích.

Một số tác giả mang danh Công giáo khác từng đạt giải Nobel văn học: 1)José Echegaray (Nobel 1904), Tây Ban Nha; 2) Wtadystaw Reymont (Nobel 1924), Ba Lan; 3) Grazia Deledda (1871-1936), nữ văn sĩ người Ý, Nobel năm 1926, la Madre (đang dịch); 4) Gabriela Mistral (Nobel 1945), người Chile; 5) Ernest Hemingway (Nobel 1954), người Mỹ, cải đạo Công giáo; 6) Halldor Laxness (Nobel 1955), người Iceland; 7) Juan Ramon Jimenez (Nobel 1956), người Tây Ban Nha; 8) Ivo Andric (Nobel 1961), Áo-Hung; 9) Miguel Angel Asturias (Nobel 1967), người Guatemala; 10) Czeslaw Milosz (Nobel 1980), người Mỹ gốc Ba Lan; 11) Gabriel Garcia Marquez (Nobel 1982) người Colombia; 12) Camilo Jose Cela (Nobel 1989) người Tây Ban Nha; 13) Octavio Paz (Nobel 1990) người Mexico; 14) Günter Grass (Nobel 1999) người Đức; 15) Herta Müller (Nobel 2009) người Đức, gốc Romania.

Tham khảo:

Mary R. Reichardt, Encyclopedia of Catholic Literature, Greenwood Press (2 vol) 2004.

https://www.esquire.com/it/cultura/libri/g36194345/romanzi-classici-da-leggere

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Christian_Nobel_laureates

https://kristinhoulihan.com/2018/04/23/top-100-catholic-books-of-all-time

https://www.luc.edu/ccih/CatholicClassicsReadingList.shtml

https://nicksenger.com/onecatholiclife/books/nicks-catholic-classics-reading-list

https://www.carolynastfalk.com/2019/10/17/classic-catholic-novels

https://brandonvogt.com/best-catholic-books-of-all-time

https://www.ranker.com/list/best-catholic-authors/ranker-books

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Catholic_authors

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Christian_Nobel_laureates

---
Nguồn: https://www.vanthoconggiao.net/2022/11/gioi-thieu-100-tac-pham-van-hoc-cong-giao-noi-tieng-.html