Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Cập nhật 27/02/2012 06:12:00 AM (GMT+7)
Việc dạy lịch sử trên những bảng tên phố dường như đang khuyến khích người tham gia giao thông vi phạm pháp luật...

TIN BÀI LIÊN QUAN
Dạy sử qua tên phố, FPT bị tố ăn cắp bản quyền

Bài học lịch sử dở dang?

Với chủ trương “dân ta phải biết sử ta” Hà Nội đang tiến hành gắn biển tên phố trên đó chú giải tiểu sử, công trạng của danh nhân, lịch sử của địa danh...

Ông Lê Đình Lộc - đại diện dự án gắn chú thích lịch sử cho biển phố Hà Nội cho biết, việc dạy sử qua tên phố đã diễn ra ở 30 tuyến phố thuộc các quận trên địa bàn Hà Nội được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một gồm 30 phố như Lê Lai, Quang Trung, Phan Bội Châu, Lê Trạch, Trần Nguyên Hãn…, và nếu nhận được ý kiến dư luận tốt và được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua, công ty cổ phẩn FPT sẽ tiếp tục giai đoạn hai: gắn biển có chú giải như vậy ở 72 tuyến phố nữa. (Đề án gắn chú thích lịch sử cho biển phố của công ty FPT được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua là 102 tuyến phố).

Ông Lộc cho hay, việc gắn biển chú thích cho tên phố thực ra không phải là vấn đề mới mẻ mà ngay cả TP HCM hay Sóc Trăng cũng đã làm. Tuy nhiên, TP HCM đã dùng băng rôn và tờ phướn giới thiệu tên đường phố ở một số điểm nên tuổi thọ không dài, mưa gió rất nhanh hỏng. Hà Nội chọn cách lâu bền hơn là  chủ giải ngay dưới biển tên phố.

Việc làm này tuy được khen ngợi về mặt giúp dân hiểu hơn về lịch sử nhưng lại không tính đến những yếu tố bất cập khác.

Toàn thành phố Hà Nội có cả thảy hơn 600 tuyến phố lớn nhỏ, quá trình đi khảo sát, chụp ảnh từng tuyến phố, nhóm của ông Lộc cũng chọn được 102 tuyến phố tiêu biểu và địa thế tốt, sáng, dễ nhìn để gắn chú giải lịch sử.

Câu hỏi đặt ra là 102 tuyến phố tiêu biểu được lựa chọn trên cơ sở nào. Với bất kỳ một nhân vật lịch sử nào, một khi đã  được chọn đặt tên phố có nghĩa là đã được ghi nhận những công trạng to lớn của họ với đất nước. Để xác định được ai tiêu biểu hơn ai trong số vài trăm nhân vật lịch sử được đặt tên phố, chắc các nhà sử học hàng đầu Việt Nam cũng phải tranh cãi dài dài mới ra được kết quả. Vậy nếu coi việc chú giải tên phố như một bài học lịch sử thì phải chăng đây là một bài học lịch sử dở dang với việc người thì được ghi nhận công trạng, người thì không. Đó là chưa kể bài học lịch sử này còn rất gây tranh cãi bởi khó  mà phân biệt được ai đáng được ghi chú giải lịch sử vì có công lớn và ai không đáng được ghi chú vì…công nhỏ.
Những dòng chú thích ngắn gọn, súc tích cho các đường phố thủ đô đang được thành phố triển khai trên nhiều tuyến phố - Ảnh: Tiến Thắng
Trái với luật giao thông?

Từ khi chú giải lịch sử được gắn lên biển tên đường, đã có không ít phản hồi của độc giả gửi đến VietNamNet phàn nàn về việc bị xao nhãng khi tham gia giao thông vì những tấm biển này. Một độc giả kể: "Có hôm,  vì mải đọc chú thích trên biển đường mà tôi suýt đâm phải một người đi bộ đang qua đường". 
Chị Lê Thu, một phóng viên thường xuyên đi các nước văn minh như Pháp, Đức, Ý, Nga, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Séc…cho hay chị chưa thấy có nơi nào làm biển chỉ dẫn đường phố lại gắn chú thích lịch sử như ở Việt Nam. Ở Đức, nếu muốn nhắc ai đó rằng ở khu nhà này đã có người chết trong nạn diệt chủng Do Thái, chính quyền sẽ làm một viên gạch bằng đồng kích cỡ khoảng 15cm ghi ngày sinh ngày mất, rồi gắn ở cửa ngôi nhà đó. Tất cả những ngôi nhà có người chết trong nạn diệt chủng Do Thái đều được làm như vậy để người dân và khách du lịch bất chợt nhìn thấy và hiểu rõ.
Hay tại các tuyến phố lớn mang tên những vị danh nhân nổi tiếng, họ sẽ tìm một địa thế thuận tiện nhất, dựng bảng tưởng niệm nho nhỏ ghi đầy đủ công trạng và những hình ảnh của danh nhân đó lúc sinh thời

Ngay một người rất tâm huyết với việc truyền bá lịch sử như nhà sử học Lê Văn Lan  cũng không đồng tình với việc chú giải lịch sử vào biển tên đường như vậy. Ông từng chia sẻ với báo chí rằng việc người dân nhất là các cụ già và em nhỏ phải ngửa cổ và căng mắt mới đọc được những dòng chú thích như hiện nay là không nên. Theo ông, tốt hơn là nên làm một biển phụ để treo phía dưới, vừa tầm mắt mọi người lưu thông trên đường. Tấm bảng này cần thể hiện sự vững vàng về kiến thức sử học đường phố đó, cũng như sự rõ ràng của kĩ thuật văn bản học, bao nhiêu chữ, bao nhiêu dòng mà vẫn đầy đủ thông tin.

Hơn thế, những tấm biển với chú giải này còn đi ngược với Luật giao thông. Luật giao thông đường bộ quy định rõ tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP xử phạt người tham gia giao thông, trong đó có những chế tài khác nhau khi người tham gia giao thông làm việc riêng như nghe điện thoại, cầm ô dù,…gây ảnh hưởng tới sự tham gia giao thông của người khác. Nếu người đang tham gia giao thông tập trung vào việc đọc những chú thích này thì hẳn họ cũng  đã "làm việc riêng"  như luật định.

Là người thường xuyên dạy học trò cả lý thuyết lẫn thực hành trên đường phố,  một giáo viên dạy luật giao thông đường bộ tại một trường đào tạo lái xe ở Hà Nội cho rằng với một tấm biển như vậy, bất cứ ai khi tham gia giao thông cũng cố nhìn xem bên dưới viết cái gì, như vậy sẽ làm họ xao nhãng việc điều khiến phương tiện khi tham gia giao thông.

Vị này hoàn toàn hoan nghênh chủ trương “dân ta phải biết sử ta” nhưng học sử, dạy sử không phải theo cách này. Nên chăng chúng ta truyền lịch sử lại cho thế hệ sau một cách khác. Chẳng hạn với trường Lương Thế Vinh, nên có một biển ghi thành tích lẫy lừng của ông để thế hệ học trò noi theo chứ không phải như bây giờ, học sinh tìm tới đó học chỉ vì biết hiệu trưởng của trường đó là GS làm sách Toán phổ thông rất giỏi -GS.Văn Như Cương chứ có mấy học sinh biết tới nhân vật lịch sử được đặt tên cho ngôi trường đó. Hay trường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi… cũng vậy, không ai, không học sinh nào nhìn thấy biển ghi danh, thành tích lẫy lừng của các vị này cả. Vậy nên, dạy sử ngay chính ngôi trường mà học sinh gắn bó mới là điều cần thiết chứ không phải gắn súc tích quá ngắn gọn trên biển tên đường như hiện nay. Việc học sử như vậy liệu có hiệu quả? - vị này băn khoăn.

Tình Lê

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Trung Quốc: Gọi Chúa là 天主 hay 上帝? (Thiên Chúa hay Thượng Đế)

Nguyễn Trọng Đa2/21/2012

Trung Quốc: Gọi Chúa là 天主 hay 上帝? (Thiên Chúa hay Thượng Đế) 
Linh mục Frans De Ridder, Dòng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria (CICM)


Làm sao để gọi Chúa trong tiếng Hoa? Đối với người Hoa Công giáo, đó là là 天主 (Thiên Chúa, Thiên Chủ, Tianzhu); đối với người Hoa Tin lành là 上帝 (Thượng Đế, Shangdi). Một bên là “Chúa trời”, một bên là "hoàng đế tối cao". Trong tiếng Hoa, để chỉ người Tin lành, người ta nói 基督教 (Cơ Đốc Giáo, Ji du jiao, ‘tôn giáo của Đức Kitô'); để chỉ người Công giáo, người ta nói 天主教 (Thiên Chúa Giao, Tian zhu jiao, ‘tôn giáo của Chúa trời'). Làm sao có các sự khác biệt này? Chúng có ý nghĩa gì? Trong bài dưới đây, linh mục Frans De Ridder, CICM, cung cấp cho chúng ta các chìa khóa để hiểu (1). 



Bản tiếng Pháp của hãng tin Eglises d’Asie (Các Giáo hội châu Á).



Tên gọi nói lên điều gì? Nhiều điều chứ! Hơn nhiều so với những gì hầu hết mọi người tưởng tượng. Tên có thể định hướng cách bền vững căn tính của một người và sứ mạng người ấy trong cuộc đời. Nhiều người Hoa bỏ ra rất nhiều giờ tham khảo các sách chuyên môn để tìm ra một tên “đúng” cho con mình. Nomen est omen (tên là điềm, là vận mạng). Tên là một dấu hiệu, nó sẽ trao một sứ điệp và một nhiệm vụ.



Thiên Chúa có tên không? Đó là một câu hỏi hay. Câu trả lời là không đơn giản đâu. Trong Cựu Ước, ông Môsê và những người đương thời của ông đã tranh luận vấn đề này. Thiên Chúa đã không nói tên của Ngài. Chúa chỉ nói: "Ta là Đấng Ta Là." Nó thậm chí có thể ngắn hơn, đó là: "Ta là".



Ta là! Tuy nhiên, tên này có thể truyền tải một thông điệp đáng kinh ngạc đối với nhiều người của thời đại hậu hiện đại của chúng ta: “Ta là có thực, ta hiện hữu!”. Bất chấp sự dửng dưng, sự nghi ngờ, các tiên tri sự dữ, sách vở và bài viết của chúng ta cho rằng "Thiên Chúa đã chết". .. Thiên Chúa vẫn thực sự tồn tại! Và thực tại này phải vang dội sâu sắc trong trái tim chúng ta. Một tên cũng có thể cho một dấu chỉ sai hoặc trở thành một sự bối rối. Một phụ nữ đạo đức ở Đài Loan đã đặt tên là con trai của bà: 圣光 (Thánh Quang, sheng guang, hoặc ‘ánh sáng thánh thiện'). Người con tốt lành này đã phải thốt lên: “Con không xứng với tên này đâu.”



Thiên Chúa có tên không? Chúa có đồng ý với tên người ta đặt cho Ngài trong dòng lịch sử nhân loại không? Chúng ta có nên đặt tên khác cho Ngài không? Hoặc chúng ta chỉ giữ sự thinh lặng đáng kính, chìm sâu vào sự kính trọng và kinh ngạc, trước sự hiện diện của Đấng Duy Nhất mà chúng ta không thể đặt tên. Gọi tên..., đặt tên cho một người nào có nghĩa là tôi có quyền trên người ấy, tôi trao cho người ấy một vận mạng... Tôi có người ấy dưới quyền tôi. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể đặt tên cho Thiên Chúa.



Ngoài ra, các mẫu tự C H Ú A có nghĩa gì?Khi Kitô giáo đến Trung Quốc, thách thức là rất lớn. Làm thế nào gọi tên Đấng Tối Cao, Thực Tại Tối Hậu này, nguồn gốc của những gì hiện hữu trong tiếng Hoa? Người ta có thể múc các chữ trong ngôn ngữ của họ. .. để diễn tả Đấng Vĩ Đại, Toàn Năng, Tối Cao. .. Một số các khái niệm này có nguồn gốc từ kinh nghiệm văn hóa Trung Hoa: một vị vua 王 (Vương, wang), vị hoàng đế 皇帝 (hoàng đế, huangdi). Tuy nhiên, người Hoa đã nhận ra rằng Thiên Chúa mà các nhà truyền giáo gọi là tốt lành và yêu thương phải là Đấng có quyền thế hơn các người đang cai trị họ. Đó là lý do tại sao họ đưa chữ "trời" 天 (Thiên, tian) đứng trước chữ "vua"王, để làm cho Chúa thành một một “vị vua trên trời” 天王 (Thiên Vương, Tianwang). 



Những người khác, trong truyền thống Tin Lành, đưa chữ "trên" 上 (Thượng, shang) đứng trước chữ "đế" 帝 (đế, di), làm cho "Chúa" thành 上帝 (Thượng Đế, Shangdi), một Hoàng Đế Tối Cao. Có lẽ tôi đang đi quá nhanh và tôi bỏ qua một khía cạnh. Trong truyền thống Công Giáo, chúng ta không gọi “Chúa” là vua trời. Chúa được gọi là Chúa trời 天主 (Thiên Chúa, Tianzhu). Một độc giả cẩn thận có thể cảm nhận được sự giống nhau và khác nhau giữa "vua" 王 (Vương, wang) và "chúa" 主 (Chúa, chủ, zhu).



Sự khác biệt là dấu nhỏ đặt trên chữ 王 (Vương, wang). Không nghi ngờ sự tài tính của tiếng Hoa là nhận thức rằng "Chúa" không phải là như bất cứ vua nào. .. Ngài là là một vị vua rất cao cả và duy nhất. Điều này giải thích sự hiện diện của dấu nhỏ trên chữ 王 (Vương, wang);chữ này trở thành chữ 主 (Chúa, chủ, zhu). Thật thú vị để nhận thấy rằng trong Cựu Ước, Thiên Chúa được gọi là Chúa (Seigneur). Và trong đạo Công giáo, chỉ có Chúa Giêsu được chúng ta gọi là Chúa chúng tôi.



Cũng nên dành thì giờ xem xét chữ "vương" 王.Chúng ta nhìn thấy ba dòng ngang: 三 (tam, san). Chúng có nghĩa là số 3! Ba là một hiện tượng văn tự nổi tiếng có hàng trăm sự kết hợp và vô số ý nghĩa. 



Ví dụ: 诸候 之 宝 三 (chư hầu chi bảo tam, zhu hou zhi bao san): Mạnh Tử đã nói: báu vật của một ông hoàng gồm ba thứ: thổ địa, nhân dân, chính sự. 三宝 (tam bảo, san bao): trong Phật giáo, có ba báu vật: Phật,Tăng và Pháp. Những gì là hoàn hảo phải được diễn tả nhờ sử dụng khái niệm ‘tam” 三.(Người ta có thể tự hỏi phải chăng người Hoa đã dạy cho các tu sĩ Dòng Tên luôn soạn bài giảng thành ba điểm!)三 不知 (tam bất tri, san bu zhi): ba lần không biết, không biết từ đầu tới cuối về một vấn đề bằng cách đi qua trung gian. Ở đây, ba đường ngang đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. 三思 而后 行(tam tư nhi hậu hành, san si er hou xing): Hãy suy nghĩ ba lần trước khi hành động. Nhìn kỹ trước khi nhảy! 三人 成 虎 (tam nhân thành hổ, san ren cheng hu, ‘ba người thành con cọp’): Hãy lặp lại ba lần một lời nói dối và tất cả mọi người sẽ tin bạn. Một lời nói dối sẽ được xem là sự thật nếu nó được lặp đi lặp lại. 三人 行 必有 我 师 (tam nhân hành tất hữu ngã sư, san ren xing, bi you wo shi): Nếu có ba người qui tụ lại, ít nhất trong đó một người có thể là thầy của tôi. 三年有成 (tam niên hữu thành, san nian you cheng): Ba năm làm việc chăm chỉ ắt sẽ thành công.



Quay trở lại câu 三 不知 (tam bất tri, san bu zhi), có nghĩa là không biết từ đầu tới cuối về một vấn đề, tôi có trực giác rằng ba dòng ngang đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó cũng có thể có nghĩa là địa ngục, cuộc sống hiện tại và cuộc sống tương lai. Theo cách giải thích này, ai cai trị thì có quyền trên địa ngục, trái đất và trời cao. Đừng quên rằng trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng rằng Chúa (sau khi phục sinh) "xuống ngục tổ tông" để công bố vương quyền của Ngài trên sự dữ và tội lỗi, kể cả sự chết.



Trực giác của tôi là rằng ba đường ngang ấy phải được kết nối, và trở thành một, để thực sự đứng đầu và nhận mọi quyền bính. Đó là lý do tại sao nó vẽ một đường thẳng đứng nối ba đường ngang: chúng ta có "vua" của chúng ta 王 (vương).Trực giác Kitô giáo của tôi là rằng chúng ta có thể xây dựng trên tượng hình này mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Bản dịch tiếng Hoa của Thiên Chúa Ba Ngôi là: 三位一体(tam vị nhất thể, san wei yi ti), ba ngôi 三位 (tam vị, san wei) trong chỉ một thân thể 一体 (nhấtthể, yi ti, một đơn vị hoặc sự hiệp nhất nên một).



Chắc chắn rằng các từ ngữ “vị” và "thể" đôi khi gây hiểu lầm trong các ngôn ngữ phương Tây. Ở đây, tôi tiếp cận vùng đất vốn không phải là của tôi, mà là của các nhà thần học chuyên nghiệp. Khi viết đề tài cách diễn dịch Công Giáo cho tên của Chúa, tôi càng xác tín hơn và thậm chí bị quyến rũ bởi ý nghĩa sâu sắc, mà các thế hệ người Hoa đã gán cho thánh danh của Chúa. 



Ý nghĩa phong phú này có lẽ là lý do tại sao các nhà truyền giáo Công giáo đã chọn 天主 (Thiên Chúa, Tianzhu), Chúa trời. Nó có nghĩa rằng Thiên Chúa, dù người ta chọn từ ngữ nào để gọi Ngài, là hiện hữu và Ngài nắm tình hình trong tay.Trong một bài sắp tới, tôi sẽ cung cấp cho các bạn kết quả của một số nghiên cứu về truyền thống Tin Lành của chữ 上帝 (Thượng Đế, Shangdi) hoặc hoàng đế tối cao.



Người ta có thể nói đúng rằng đối với người Hoa…, hoàng đế là "chúa" và rằng điều này là đúng trong thực tế ở Nhật cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng điều này đề tài của bài thứ ba!



(1) Người gốc Bỉ, linh mục Frans De Ridder là một nhà truyền giáo, thành viên của Dòng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria (CICM). Là Giám tỉnh Dòng CICM ở Mông Cổ,Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan và Singapore, cha đang cư trú tại Đài Loan. Cha thường xuyên thăm Trung Quốc đại lục để mở các khoá huấn luyện và tĩnh tâm.



(Églises d’Asie, ngày 14-2-2012)



Nguyễn Trọng Đa

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Cuốn sách vàng trị giá hơn 2 tỷ đồng

Cuốn sách có 5 tờ, 10 trang với kích thước 14 x 23 cm được đúc từ vàng và bạc. Với trọng lượng hơn 2 kg, cuốn sách có giá trị khá lớn về vật chất. Tuy nhiên, theo chủ nhân cuốn sách- nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường, giá trị tinh thần mới đáng trân trọng.
Cuốn sách có 5 tờ, 10 trang với kích thước 14 x 23 cm được đúc từ vàng và bạc. Với trọng lượng hơn 2 kg, cuốn sách có giá trị khá lớn về vật chất. Tuy nhiên, theo chủ nhân cuốn sách- nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường, giá trị tinh thần mới đáng trân trọng.
Anh Trường cho biết, để đấu giá thành công cuốn sách mang về Việt Nam, anh đã lặn lội từ Canada sang Pháp không dưới 10 lần. Mãi đến năm 2010, trong một cuộc đấu giá, với số tiền trả cho cuốn sách là 72.750 euro (hơn 2 tỷ đồng), anh mới chiến thắng và được sở hữu kim thư.
Anh Trường cho biết, để đấu giá thành công cuốn sách mang về Việt Nam, anh đã lặn lội từ Canada sang Pháp không dưới 10 lần. Mãi đến năm 2010, trong một cuộc đấu giá, với số tiền trả cho cuốn sách là 72.750 euro (hơn 2 tỷ đồng), anh mới chiến thắng và được sở hữu kim thư.
Chủ nhân của cuốn kim thư cho hay, mức giá khởi điểm trong cuộc đấu giá diễn ra tại Pháp năm 2010 là 30.000 euro, tương đương hơn 830 triệu đồng. Sau đó, có 3 vị khách lần lượt trả với mức cao nhất là 70.000 euro (hơn 1,9 tỷ đồng). Với giá chốt là 72.750 euro (hơn 2 tỷ), anh Trường mua được sách. Song ít ai biết, để là chủ nhân cuốn kim thư này, anh Trường bán cả một căn nhà tại Canada.
Bìa sách được chạm trổ hình rồng tinh xảo. Đây là một trong số những
Bìa sách được chạm trổ hình rồng tinh xảo. Đến nay, đây là quyển sách bằng vàng duy nhất tại Việt Nam với niên đại 166 năm.
Bên trong là chữ Hán, nói về vợ của vua Thiệu Trị là bà Vũ Thị Viên. Các trang sách cũng được làm từ vàng và bạc.
Bên trong là chữ Hán, nói về vợ của vua Thiệu Trị là bà Vũ Thị Viên. Các trang sách cũng được làm từ vàng và bạc.
Hình ảnh cuốn sách vàng (trái) và đức vua Thiệu Trị (phải) trên poster đấu giá.

Hình ảnh cuốn sách vàng (trái) và hoàng thái tử Bảo Long- con trai vua Bảo Đại(phải) trên poster đấu giá.

Hà Đan
Nguồn: 
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/02/sach-co-bang-vang-gia-hon-2-ty-dong/page_1.asp 

Sách cổ bằng vàng giá hơn 2 tỷ đồng



Sau nhiều lượt đấu giá, cuốn sách bằng vàng được nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường mang về Việt Nam với giá 72.750 euro, tương đương hơn 2 tỷ đồng.
Đây là cuốn sách do vua Thiệu Trị (vị vua thứ ba thời nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847) tặng cho bà phi Vũ Thị Viên khi bà được phong từ thứ hạng Lương Tần lên Lương Phi (1846). Cuốn sách bằng bạc được dát vàng kích thước 14 x 23 cm, có 5 tờ, 10 trang, nặng gần 2 kg, với 186 chữ Hán nói về thân thế cũng như sự nghiệp của bà phi này. Bìa sách được chạm trổ hình rồng, bên trong là chữ Hán nói về tiết hạnh cũng như các đức tính của bà phi Vũ Thị Viên.

Nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường cho biết, lần đầu tiên được cầm trên tay cuốn sách vàng, anh hồi hộp, tay run bần bật vì xúc động. Ảnh: Hà Đan.
Trong căn nhà số 31 Bà Triệu (Hà Nội) chứa đầy cổ vật với những bộ bình cổ thời Khang Hy, tủ gỗ từ thế kỷ 19, đôi bình phong cẩn vàng bạc của vua Bảo Đại..., nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường cho biết, cuốn sách vàng là món đồ anh quý nhất. Anh nhớ lại, năm 2002, lần đầu tiên anh được nghe nói về cuốn sách quý qua lời một người bạn Việt kiều Pháp. "Nghe tin có cuốn sách như vậy, tôi rất xúc động, chỉ mong được tận mắt nhìn thấy, sờ vào từng trang sách", anh Trường bày tỏ.
Nhưng phải đến những năm 2004 - 2006, niềm ao ước này của người đàn ông mê cổ vật mới thực hiện được. Anh chia sẻ, đôi tay cầm sách run bần bật vì quá xúc động khi được cầm món cổ vật có một không hai. Từ lúc đó cho đến tận khi đấu giá được món đồ quý này vào năm 2011, anh mới chỉ được một lần chạm tay vào cuốn sách.
Nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường kể, để mang được cuốn sách về Việt Nam, anh phải đi đi về về từ Canada sang Pháp không dưới 10 lần. Ban đầu, dò la và biết, cuốn sách vàng đang được một tướng viễn chinh Pháp trong cuộc chiến tranh Việt Nam lưu giữ, anh đã lặn lội đến tận nhà riêng và thuyết phục người này bán. Dù vậy, mỗi lần đề cập chuyện mua bán, anh đều bị người Pháp kia từ chối.
>>
Cơ duyên đến với Cao Xuân Trường vào khoảng tháng 10/2010, trong một lần đến Pháp, anh biết được thông tin khối vàng nói trên được đưa ra bán đấu giá. "Vượt mặt" cả người Tây, Trung Quốc và một vị khách bí mật trả giá qua điện thoại và ít ai biết, phải bán cả một căn nhà tại Canada, Cao Xuân Trường mới đem được quyển sách vàng về Việt Nam. Ngày cuốn sách về Việt nam là cuối tháng 3 năm 2011.
Bìa sách được chạm trổ hình rồng tinh xảo. Các trang kết nối với nhau bằng 4 chiếc khuyên
cũng được đúc từ vàng pha bạc. Ảnh: Hà Đan.
Anh kể lại, mức khởi điểm trong buổi đấu giá là 30.000 euro, tương đương hơn 830 triệu đồng (tỷ giá hiện tại). Ngay sau đó, một vị khách Tây trả 45.000 euro (khoảng 1,2 tỷ đồng). Người Trung Quốc chốt giá 55.000 euro (hơn 1,5 tỷ đồng). Một khách bí mật định giá 70.000 euro (trên 1,9 tỷ đồng) qua điện thoại. Cuối cùng, Cao Xuân Trường là người thắng cuộc, với mức giá cho cuốn sách là 72.750 euro (hơn 2 tỷ đồng).
Theo Cao Xuân Trường, có giá trị vật chất lớn, nhưng không thể sánh với giá trị tinh thần. Anh bày tỏ, bán một căn nhà, có thể mua lại căn khác, nhưng nếu không mua được cuốn sách trong buổi đấu giá tại Pháp, thì cơ hội để đem được về Việt Nam gần như rất khó. Nhà sưu tầm cổ vật này cũng cho hay, anh không có ý định bán cuốn sách vàng cho người khác. Cũng có khả năng, anh sẽ hiến tặng cuốn sách trên cho một bảo tàng tại Việt Nam để báu vật mãi mãi trong nước.
Trên An ninh thế giới tháng 6/2011, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn- nguyên Giám đốc Bảo tàng mỹ thuật Cung đình Huế cho biết, cuốn sách nói trên là sách phong duy nhất bằng bạc mạ vàng vẫn tồn tại. Ở Việt Nam và hải ngoại, chỉ còn trông thấy một số sách bằng đồng (đồng sách), và thể sách (sách bằng lụa).
Hà Đan

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ mới là thuần Việt?

Cập nhật 18/02/2012 09:14:24 AM (GMT+7)

- “Không thể nói chữ Nôm thuần Việt được, vì chữ Nôm do người Việt vay mượn từ tiếng Hán nên chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa. Chữ quốc ngữ mới là ngôn ngữ của người Việt”.



Trong khi nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân phủ nhận nguồn gốc của chữ Nôm thì một số ý kiến tại hội thảo về chữ quốc ngữ lại cho rằng đó mới chính là Tiếng Việt thực sự.


“Sẽ rất đáng tiếc khi các ngành, các nghề đều có ngày kỉ niệm còn chữ quốc ngữ thì không!” – Ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ.

Tại hội thảo, bên cạnh những vấn đề liên quan đến chữ quốc ngữ, ảnh hưởng của nó đối với đời sống và văn hóa của người Việt, vai trò của nhà tân học, nhà báo, nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh trong việc “bắc cây cầu nối hai nền văn minh Đông – Tây” bằng sợi dây ngôn ngữ, các diễn giả Nguyễn Lân Bình, Lại Nguyên Ân, Mai Thành Chung, và nhà sử học Dương Trung Quốc đã đề xuất việc xác lập ngày kỉ niệm Chữ quốc ngữ nhằm tôn vinh ngôn ngữ của dân tộc.



Cần Luật hóa ngôn ngữ

Qua những phân tích cụ thể cùng dẫn chứng có tính khoa học, các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn và sức sống mãnh liệt của chữ quốc ngữ trong dòng chảy thăng trầm của lịch sử.

“Chữ quốc ngữ là điểm đến của những nỗ lực, những quá trình tìm tòi nhằm xác lập chữ viết riêng cho cộng đồng người Việt với tư cách một dân tộc - quốc gia. Tôi đồng tình với đề xuất cần có ngày kỉ niệm chữ viết của dân tộc”. – Nhà phê bình văn học, nghiên cứu ngôn ngữ Lại Nguyên Ân khẳng định.

Diễn giả Nguyễn Lân Bình (cháu nội ông Nguyễn Văn Vĩnh) nhấn mạnh:“Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, việc có một ngày để tôn vinh chữ quốc ngữ là điều nên làm. Sẽ rất đáng tiếc khi các ngành, các nghề khác đều có ngày kỉ niệm còn chữ quốc ngữ thì không. Bởi lẽ, nguồn gốc của lòng yêu nước là văn hóa, đối với mỗi người dân Việt Nam không chỉ một mảnh ruộng, một con trâu là đã thể hiện tình yêu quê hương mà tình yêu ấy còn thể hiện qua chữ quốc ngữ, hay nói cách khác là qua nền văn học, thơ ca của dân tộc”.

Người có công rất lớn trong việc truyền bá và phát triển chữ quốc ngữ phải kể đến Nguyễn Văn Vĩnh. Ông không sáng tác nhiều nhưng các tác phẩm dịch và những hoạt động ý nghĩa của ông đã góp phần vào quá trình tạo nên ngôn ngữ thuần Việt, chính là chữ quốc ngữ chúng ta sử dụng bây giờ. Tuy nhiên, ông là người không thích được ca ngợi nên những việc ông đã làm ít ai được biết đến, công nhận. Như trong hồi ký của mình, nhà văn Vũ Bằng đã viết:“Nguyễn Văn Vĩnh từng nói rằng, nếu cuộc đời này có một cái nhà kính để sống, để quan sát thì tôi sẽ đứng trong nhà kính đó” – Ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ thêm.


Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho biết, nếu có ngày kỉ niệm Chữ quốc ngữ, có thể lấy ngày ra đời tờ báo tiếng Việt đầu tiên (Gia Định báo, ngày 15/4/1965).

Nói về vấn đề này, ông Dương Trung Quốc (Tổng Thư ký hội Lịch sử Việt Nam) cho rằng bên cạnh việc xác định ngày kỉ niệm chữ viết dân tộc, cần có thêm Luật về ngôn ngữ vì có rất nhiều vấn đề đặt ra:


“Tôi cho rằng ý tưởng về ngày chữ viết của dân tộc rất hay và cần thiết. Nhưng vấn đề bức xúc hiện nay là nước ta có hơn 54 dân tộc, có rất nhiều loại ngôn ngữ, chữ viết khác nhau. Tại sao không đưa chữ Hán Nôm vào đời sống, tất nhiên không phải là sự trở lại mà là để gìn giữ văn hóa nước nhà? Có nhiều loại chữ nhưng chữ nào chuẩn hóa? Vì vậy, cần phải có Luật ngôn ngữ”.


Quốc ngữ: đâu mới là tiếng mẹ đẻ?

Hội thảo tranh luận sôi nổi với nhiều quan điểm đa chiều về chữ quốc ngữ. Theo ông Lại Nguyên Ân, chữ Nôm không thuần Việt, vì đó là sản phẩm vay mượn của người Hán nên chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa. Ông khẳng định: “Chữ quốc ngữ mới là của người Việt”. 


  Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Ý tưởng ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ rất hay. Nhưng cần có Luật để giải quyết những vấn đề bức thiết”.

Diễn giả, thạc sỹ Mai Thành Chung cũng hình tượng hóa chữ quốc ngữ một cách khéo léo: “Chữ quốc ngữ là chữ ghi thanh (nói như thế nào, viết như thế đấy), được Việt hóa hoàn toàn, nó xuất xứ từ tiếng La tinh nhưng do người Việt hoàn thiện. Việc tạo ra ngôn ngữ cũng giống như quá trình làm bánh, chúng ta chỉ dựa trên những nguyên liệu có sẵn để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng, đó là chữ quốc ngữ”.

Nói về nguồn gốc và ảnh hưởng của chữ Nôm, anh Mai Thành Chung cũng giải thích, đó không phải do người Việt sáng tạo như nhiều người vẫn nghĩ. Thêm vào đó, chữ Nôm khó sử dụng để giao tiếp, tư duy nên đã bị loại bỏ, và lùi xa so với chữ quốc ngữ trong tiến trình phát triển của xã hội.


Bên cạnh đó, một số ý kiến lại cho rằng, chữ Nôm mới chính là sản phẩm thuần Việt, mang tính dân tộc và chứa đựng bản sắc dân tộc. Quốc ngữ có từ khi người Việt còn dùng chữ Nôm để sáng tác thơ văn, ghi lại sử ký. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện (Phó Giám Đốc Viện nghiên cứu Hán Nôm dẫn chứng:“Từ thời Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có Bạch Vân am Quốc ngữ thi tập, hay như Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi với hàng trăm bài thơ Nôm”.

Trao đổi trong cuộc thảo luận, có sự tham gia của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học. Nhiều vấn đề nảy sinh xoay quanh chữ quốc ngữ được đưa ra tranh luận, phân tích, và mổ xẻ. Trong khi Giám đốc Viện nghiên cứu Minh Triết Việt Nam, Nguyễn Khắc Mai đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại gọi là chữ quốc ngữ?”, thì nhà nghiên cứu văn học Huệ Chi lại trăn trở: “Điều gì để chữ quốc ngữ trở thành độc tôn của dân tộc?”. Các nhà nghiên cứu cho biết, liên quan tới việc xác định ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ còn rất nhiều vấn đề cần bàn bạc để đi đến thống nhất.

• Thu Thảo

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Ngày Xuân Tìm Ý Nghĩa Của Mai, Lan, Cúc, Trúc


Hàng nghìn năm nay phương Đông quen với bốn vị quân tử của loài hoa là Mai, Lan, Cúc, Trúc. Đọc những âm âm Hán Việt này cho người ta cảm giác có vẻ đặc mùi Tàu khiến cho nhiều người nghĩ rằng, những cái tên ấy cùng tục thưởng hoa cũng từ Trung Hoa truyền tới. Xin thưa, đó là điều ngộ nhận từ xa xưa, khiến người ta quen dần mà tưởng là thực.


Nếu căn cứ vào âm Hán Việt, ta chỉ thấy đó là tên của bốn loài hoa mà không còn ý nghĩa nào khác. Nhưng khi đọc chúng theo dạng chữ Nôm (chữ Việt cổ) thì lại khác.


Hoa Mai (). Chữ ()được ghép bởi -Mộc + -Mỗi. Quảng Đông đọc ”-Mủi/mụi”. Triều Châu đọc là “-Muýi”. Đó chẳng phải là vết tích chữ nầy chính là -Mới thời xưa sao ? Tiếng Việt cổ là Mơ rối chuyển thành Mới rối thành Mai và cũng là cách đọc Hán Việt từ thời Đường. Người Bắc Kinh đọc là Mỉ, Quảng Đông đọc là Mùi.


Trong tiếng Việt có những từ Mơi, Mơ, Mai để chỉ cái mới: sớm mơi, sớm mai, sáng mai, sáng tinh mơ…Loài hoa nở cuối Đông, đầu Xuân đi đầu trong bách hoa để tạo nên mùa hoa mới, đón xuân mới, năm mới nên được đặt tên là Hoa Mới. Rồi Mới biến âm thành Mai. Hoa Mai đứng đầu loài hoa trong vị thế hoa quân tử.



Hoa Lan :  gồm bộ thảo và Môn với Đông. Đông là đang, đang đọc thành Lan. Thật ra chữ nầy là “Đang”, cây hoa Lan đang dính vào bản gổ, cây rừng, v v… Đang dần biến thành “Lan”. Ngày nay tiếng Triều Châu/ Mân Việt vẫn đọc Đông là Tang/Đang; trong tiếng Việt Nam thì là lan tràn. Loài Hoa lan tràn khắp nơi. Trên cành cây, thân cây, bản gỗ mục, trong chậu đất, dưới đất đều mọc lan tràn. Rồi gút biến thành Cúc áo Hiện nay người ta thống kê được hơn 80.000 ngàn loại “Lan” trên Trái đất! Chính vì cái sự lan tràn như vậy cho nên gọi là “Lan”. Và cho dù lan tràn khắp nơi nhưng vẫn đẹp, thơm, sạch, “gần bụi trần mà chẳn nhiễm bụi trần” nên được tôn trọng là có tính cách “quân tử “.


 Cúc: Tiếng Việt xưa có những từ “Cúp”, Gút- thắt gút/ nút áo-khuy áo. Ngày xưa dùng vải thắt gút lại làm nút áo dùng, cho nên gọi là “gút”. Gút là kết (tụ lại), kết/tụ, kết/dính, hợp lại gọi là “Gút” rối thành Cúc. Hoa có cả trăm cánh nhỏ “gút” lại cho nên gọi là Hoa Gút – Hoa Cúc.  là chữ tượng hình vẽ bông “gút” gồm bộ “thảo”/ cỏ ở phía trên, bên dưới là mượn chữ “-mễ” để vẽ ra hình ảnh các cánh hoa nhỏ dính kết “gút” lại. “Gút” dần biến thành “Cúc”. Tiếng Quảng Đông đọc là “Cúc”, Triều Châu đọc là “Kếk”, Bắc Kinh đọc là “júya/chíê” ( phát âm Juýa hay chiế của Bắc kinh lại trùng với âm của chữ “tụ” cũng đọc là “juýa/Chiế”- điều nầy chứng tỏ tiếng Bắc kinh vẫn ngầm nói lên ý nghĩa bông Gút/cúc nhiều cánh hoa nhỏ thành ra 1 đóa “Gút”. Trong không khí mùa Thu mát lạnh, dù đôi khi vàng rực, có hơi rực rỡ thì cũng không bao giờ có nét kiêu sa như Mẫu đơn hay hoa Hồng.vì vậy được tôn vinh là có tính cách “quân tử”


-TRÚC: Cây Mọc thẳng, khi nở hoa thì cây trúc sẻ bị chết…tre tàn thì măng mọc. Chỉ có loài trúc/tre là loài cây thân có từng “đốt”, mỗi đốt là một khúc.  = chữ tượng hình vẽ chữ “đốt”/đốt tre gồm 2 lá tre và 2 đốt của cây tre. “Đốt” dần biến thành “trúc”


Dĩ nhiên, dân nào nói được “đốt” thì cũng đọc và nói được phát âm “Trúc”, chúc, khúc như đã thấy trong tiếng Việt Nam. Những nơi phương ngôn không đọc được “Đ” thì gọi “Đốt” thành ra : Trúc, chúc, chủa …

“Trúc”/ Đường âm-Hán Việt; “chúc”/tiếng Quảng Đông; “chủa”/ tiếng Bắc kinh. Cây trúc luôn đứng thẳng và sống được ở khắp nơi dù là đất cằn cổi vì vậy được tôn trọng là có tính cách “quân tử”.

Như vậy, bốn vị quân tử trong loài hoa:



-Hoa “Mới” chịu lạnh để nở ra chào đón năm mới

-Hoa “Lan” lan tràn khắp nơi trên cả thân cây, dưới đất v. v… để đem cái đẹp và              hương thơm cho đời mà khiêm nhường không kiêu sa như hoa Hồng…

-Hoa “Gút” đã gút/cúc/kết các cánh hoa nhỏ lại mà đẹp dịu dàng trong cái lạnh mùa thu, thời tiết càng lạnh thì hoa “Gút” càng đẹp…

- Trúc là cây “Đốt” có “đoạn”/ và luôn mọc thẳng.


Do biến âm theo từng vùng địa lý, và qua cách dùng chính thống của các triều đình cả ngàn năm thời phong kiến đã biến Tứ Quân Tử Hoa với phát âm “Nôm” gốc là Mới-Lan-Gút-Đốt trở thành Mai-Lan-Cúc-Trúc! Ngày nay, dù tra tự điển Hán hay Việt thì không bao giờ tìm thấy nghĩa của Tứ quân tử Hoa với các chữ “Mai” “Lan” “Cúc” “Trúc” có nghĩa là gì!!! Chỉ khi nào người ta nhận ra cái gốc của phát âm “nôm” thì mới hiểu rõ vì sao tên của Tứ quân Tử hoa đã được gọi tên cùng với ý nghĩa thật rõ ràng.

Từ tìm hiểu nghĩa Mới của Mai, ta có cách hiểu khác về bài thơ của thiền sư Mãn Giác.

    : Cáo tật thị chúng

春去百花落

Xuân khứ bách hoa lạc

春到百花開

Xuân đáo bách hoa khai

事逐眼前過
Sự trục nhản tiền quá
老從頭上來
Lão tùng đầu thượng lai
莫謂春殘花落盡
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
庭前昨夜一枝梅
Đình tiền tạc dạ nhất chi Mai.


Thích Thanh Từ dịch thơ:

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.



Có điều không nhất quán của bản dịch là: hai câu đầu đều nói tới trăm hoa với nghĩa loài hoa nói chung, không đề cập riêng loài hoa nào. Trong khi đó câu kết lại nói về một loài hoa Mai cụ thể.

Mặc khác, khi đã Xuân tàn hoa lạc tận… thì không thể nào lại có hoa Mai nở.

Phải chăng là sẽ hợp nghĩa hơn khi hiểu chữ Mai không phải hoa Mai mà theo nghĩa Mới: Đêm qua sân trước nảy cành tươi

Đỗ Thành