Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Ngày Xuân Tìm Ý Nghĩa Của Mai, Lan, Cúc, Trúc


Hàng nghìn năm nay phương Đông quen với bốn vị quân tử của loài hoa là Mai, Lan, Cúc, Trúc. Đọc những âm âm Hán Việt này cho người ta cảm giác có vẻ đặc mùi Tàu khiến cho nhiều người nghĩ rằng, những cái tên ấy cùng tục thưởng hoa cũng từ Trung Hoa truyền tới. Xin thưa, đó là điều ngộ nhận từ xa xưa, khiến người ta quen dần mà tưởng là thực.


Nếu căn cứ vào âm Hán Việt, ta chỉ thấy đó là tên của bốn loài hoa mà không còn ý nghĩa nào khác. Nhưng khi đọc chúng theo dạng chữ Nôm (chữ Việt cổ) thì lại khác.


Hoa Mai (). Chữ ()được ghép bởi -Mộc + -Mỗi. Quảng Đông đọc ”-Mủi/mụi”. Triều Châu đọc là “-Muýi”. Đó chẳng phải là vết tích chữ nầy chính là -Mới thời xưa sao ? Tiếng Việt cổ là Mơ rối chuyển thành Mới rối thành Mai và cũng là cách đọc Hán Việt từ thời Đường. Người Bắc Kinh đọc là Mỉ, Quảng Đông đọc là Mùi.


Trong tiếng Việt có những từ Mơi, Mơ, Mai để chỉ cái mới: sớm mơi, sớm mai, sáng mai, sáng tinh mơ…Loài hoa nở cuối Đông, đầu Xuân đi đầu trong bách hoa để tạo nên mùa hoa mới, đón xuân mới, năm mới nên được đặt tên là Hoa Mới. Rồi Mới biến âm thành Mai. Hoa Mai đứng đầu loài hoa trong vị thế hoa quân tử.



Hoa Lan :  gồm bộ thảo và Môn với Đông. Đông là đang, đang đọc thành Lan. Thật ra chữ nầy là “Đang”, cây hoa Lan đang dính vào bản gổ, cây rừng, v v… Đang dần biến thành “Lan”. Ngày nay tiếng Triều Châu/ Mân Việt vẫn đọc Đông là Tang/Đang; trong tiếng Việt Nam thì là lan tràn. Loài Hoa lan tràn khắp nơi. Trên cành cây, thân cây, bản gỗ mục, trong chậu đất, dưới đất đều mọc lan tràn. Rồi gút biến thành Cúc áo Hiện nay người ta thống kê được hơn 80.000 ngàn loại “Lan” trên Trái đất! Chính vì cái sự lan tràn như vậy cho nên gọi là “Lan”. Và cho dù lan tràn khắp nơi nhưng vẫn đẹp, thơm, sạch, “gần bụi trần mà chẳn nhiễm bụi trần” nên được tôn trọng là có tính cách “quân tử “.


 Cúc: Tiếng Việt xưa có những từ “Cúp”, Gút- thắt gút/ nút áo-khuy áo. Ngày xưa dùng vải thắt gút lại làm nút áo dùng, cho nên gọi là “gút”. Gút là kết (tụ lại), kết/tụ, kết/dính, hợp lại gọi là “Gút” rối thành Cúc. Hoa có cả trăm cánh nhỏ “gút” lại cho nên gọi là Hoa Gút – Hoa Cúc.  là chữ tượng hình vẽ bông “gút” gồm bộ “thảo”/ cỏ ở phía trên, bên dưới là mượn chữ “-mễ” để vẽ ra hình ảnh các cánh hoa nhỏ dính kết “gút” lại. “Gút” dần biến thành “Cúc”. Tiếng Quảng Đông đọc là “Cúc”, Triều Châu đọc là “Kếk”, Bắc Kinh đọc là “júya/chíê” ( phát âm Juýa hay chiế của Bắc kinh lại trùng với âm của chữ “tụ” cũng đọc là “juýa/Chiế”- điều nầy chứng tỏ tiếng Bắc kinh vẫn ngầm nói lên ý nghĩa bông Gút/cúc nhiều cánh hoa nhỏ thành ra 1 đóa “Gút”. Trong không khí mùa Thu mát lạnh, dù đôi khi vàng rực, có hơi rực rỡ thì cũng không bao giờ có nét kiêu sa như Mẫu đơn hay hoa Hồng.vì vậy được tôn vinh là có tính cách “quân tử”


-TRÚC: Cây Mọc thẳng, khi nở hoa thì cây trúc sẻ bị chết…tre tàn thì măng mọc. Chỉ có loài trúc/tre là loài cây thân có từng “đốt”, mỗi đốt là một khúc.  = chữ tượng hình vẽ chữ “đốt”/đốt tre gồm 2 lá tre và 2 đốt của cây tre. “Đốt” dần biến thành “trúc”


Dĩ nhiên, dân nào nói được “đốt” thì cũng đọc và nói được phát âm “Trúc”, chúc, khúc như đã thấy trong tiếng Việt Nam. Những nơi phương ngôn không đọc được “Đ” thì gọi “Đốt” thành ra : Trúc, chúc, chủa …

“Trúc”/ Đường âm-Hán Việt; “chúc”/tiếng Quảng Đông; “chủa”/ tiếng Bắc kinh. Cây trúc luôn đứng thẳng và sống được ở khắp nơi dù là đất cằn cổi vì vậy được tôn trọng là có tính cách “quân tử”.

Như vậy, bốn vị quân tử trong loài hoa:



-Hoa “Mới” chịu lạnh để nở ra chào đón năm mới

-Hoa “Lan” lan tràn khắp nơi trên cả thân cây, dưới đất v. v… để đem cái đẹp và              hương thơm cho đời mà khiêm nhường không kiêu sa như hoa Hồng…

-Hoa “Gút” đã gút/cúc/kết các cánh hoa nhỏ lại mà đẹp dịu dàng trong cái lạnh mùa thu, thời tiết càng lạnh thì hoa “Gút” càng đẹp…

- Trúc là cây “Đốt” có “đoạn”/ và luôn mọc thẳng.


Do biến âm theo từng vùng địa lý, và qua cách dùng chính thống của các triều đình cả ngàn năm thời phong kiến đã biến Tứ Quân Tử Hoa với phát âm “Nôm” gốc là Mới-Lan-Gút-Đốt trở thành Mai-Lan-Cúc-Trúc! Ngày nay, dù tra tự điển Hán hay Việt thì không bao giờ tìm thấy nghĩa của Tứ quân tử Hoa với các chữ “Mai” “Lan” “Cúc” “Trúc” có nghĩa là gì!!! Chỉ khi nào người ta nhận ra cái gốc của phát âm “nôm” thì mới hiểu rõ vì sao tên của Tứ quân Tử hoa đã được gọi tên cùng với ý nghĩa thật rõ ràng.

Từ tìm hiểu nghĩa Mới của Mai, ta có cách hiểu khác về bài thơ của thiền sư Mãn Giác.

    : Cáo tật thị chúng

春去百花落

Xuân khứ bách hoa lạc

春到百花開

Xuân đáo bách hoa khai

事逐眼前過
Sự trục nhản tiền quá
老從頭上來
Lão tùng đầu thượng lai
莫謂春殘花落盡
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
庭前昨夜一枝梅
Đình tiền tạc dạ nhất chi Mai.


Thích Thanh Từ dịch thơ:

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.



Có điều không nhất quán của bản dịch là: hai câu đầu đều nói tới trăm hoa với nghĩa loài hoa nói chung, không đề cập riêng loài hoa nào. Trong khi đó câu kết lại nói về một loài hoa Mai cụ thể.

Mặc khác, khi đã Xuân tàn hoa lạc tận… thì không thể nào lại có hoa Mai nở.

Phải chăng là sẽ hợp nghĩa hơn khi hiểu chữ Mai không phải hoa Mai mà theo nghĩa Mới: Đêm qua sân trước nảy cành tươi

Đỗ Thành

0 nhận xét: