Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Duy Giáp Lệnh của Việt Vương Câu-Tiễn và Mân Ngữ

Cùng với Việt nhân ca, Duy giáp lệnh cũng là hiện tượng đặc biệt của văn hóa Trung Hoa, thu hút nhiều tâm lực của giới nghiên cứu. Nhà đại nho thế kỷ XX Quách Mạt Nhược đã bàn về chuyện này. Ở thời hiện đại, chuyên gia ngôn ngữ Trịnh Trương Thượng Phương thuộcViện Nghiên cứu Khoa học Xã hội Trung Quốc được coi là học giả hàng đầu. Tuy nhiên, những diễn giảng của các vị này chưa thỏa mãn người đọc, vì thế câu chuyện chưa kết thúc! Tôi cảm nhận rằng, khi nghiên cứu Duy giáp lệnh, các học giả trên đã theo một phương pháp luận sai lầm. Dù biết rằng Duy giáp lệnh là mệnh lệnh của Câu Tiễn, vị vua người Việt, nhưng trong khi nghiên cứu, các vị này không trở về ngôn ngữ gốc của Câu Tiễn với tiếng Việt, chữ Việt mà cứ giảng giải biện luận bằng chữ Thái và Hán phát âm quan thoại. Làm như vậy có khác nào leo cây tìm cá? Tôi vốn sống trong dân gian, học được ít nhiều chữ Hán nhưng thấm đẫm ngôn ngữ, văn hóa Mân Việt, Bách Việt nên khi nhìn vào bản văn của Việt nhân ca, Việt tuyệt thư, Duy giáp lệnh… tôi dễ dàng nhận ra cái hồn cái vía Việt trong những dòng chữ cổ. Không thể để chúng khô chồi héo rễ trong sách vở và bị hiểu sai, bị xuyên tạc, tôi mạo muội thưa lại đôi điều.
I. Duy giáp lệnh theo sự hiểu hiện thời.
Duy giáp lệnh” được trích từ quyển thứ ba trong Việt tuyệt thư, Ngô nội truyện. Việt tuyệtt do một số người đã ghi chép lại chuyện xảy ra ở Ngô và Việt thời Xuân Thu - Chiến Quốc, trong đó phần nhiều là do Ngũ Tử Tư viết, khoảng năm 484 TCN, trước Sử ký của Tư Mã Thiên nửa thiên niên kỷ. Đoạn văn như sau:
越絕書·吳内傳 維甲令
越王句踐反國六年,皆得士民之眾,而欲伐吳,於是乃使之維甲。維甲者,治甲系斷。修內矛,赤雞稽繇者也,越人謂入铩也。方舟航買儀塵者,越人往如江也。治須慮者,越人謂船為須慮。亟怒紛紛者,怒貌也,怒至。击高文者,躍勇士也。習之于夷,夷、海也;宿之于萊,萊,野也;致之于單,單者堵也。
Phiên âm: Việt vương Câu Tiễn phản quốc lục niên, giai đắc sĩ dân chi chúng, nhi dục phạt Ngô, vu thị nãi sử chi duy giáp. Duy giáp giả, trị giáp hệ đoạn. Tu nội mao, xích kê kê chựu giả dã, Việt nhân vị nhập sát dã. Phương châu hàng mãi nghi trần giả, Việt nhân vãn như giang dã. Trị tu lự gi, Việt nhân vị thuyền vi tu lự. Cực nộ phân phân giả, nộ mạo dã, nộ chí. Sĩ kích cao văn gi, diệu dũng sĩ dã. Tập chi vu di. Di, hải dã; túc chi vu lai, lai, dã dã;chí chi ư đan, đan gi đồ dã.
Cho đến ngày nay, “Duy giáp lệnh” được hiểu như sau:
維甲 Duy giáp tu nội mao
方舟航 治須慮 phương châu hàng tu lự
*亟怒紛紛者, cực nộ phân phân gi *
*击高文者 sĩ kích cao văn gi**
習之于夷. Tập chi vu di
宿之于萊. Túc chi vu lai
致之于單. Chí chi vu đan
*và **: lời của sử quan bị người đời sau đưa lẫn vào Lệnh.
Ông Trịnh Trương Thượng Phương giải nghĩa như sau: (xin:phiên dịch)
维甲,修内矛(赤鸡稽繇
(Duy giáp, Tu nội mao)’Xích kê kê chựu’
方舟航(买仪尘),治须虑
(Phương châu hàng’mại nghi trần’, trị tu lự)
亟怒纷纷,士击高文
(Cực nộ phân phân, sĩ kích cao Văn)
习之于夷
(Tập chi vu di)
宿之于莱
(Túc chi vu lai)
致之于
(Chí chi Vu Đan)
连结好犀牛甲,快整修好枪矛刀剑
(Liên kết cho xong ngưu giáp, mau chuẩn bị đao kiếm giáo mác)
要想抬起头来航行,快整治战船
(Phải ngẩn đầu lên mà phóng thuyền, chuẩn bị chiến thuyền)
激起冲天怒火,勇士们坚定地迈步向前!
(Kích khỡi nộ hoả xung thiên,các dũng sĩ hảy kiên định cất bước thẵng tiến)
让勇士们在海上苦练,
(Hảy đễ dũng sĩ khổ luyện trên biễn)
让勇士们在野地宿营
(Hãy đễ dũng sĩ ngũ ở dã ngoại)
让勇士们到前线胜攻关
(Hãy đễ các dũng sĩ đến tiền trận đến thắng-công quan)
Nhận xét:
Đoạn trên là văn kể chuyện, tường thuật sự việc kèm theo trình bày nội dung Duy giáp lệnh. Trong văn bản, xưa, tác giả không như chúng ta ngày nay dùng dấu ngoặc kép để phân biệt mệnh lệnh của Việt vương với lời trần thuật của mình khiến cho người đọc dễ lầm. Khi ôngTrịnh Trương Thượng Phương đưa hai câu “ Cực nộ phân phân và Sĩ kích cao văn” vào Duy giáp lệnh, tôi thấy là không thỏa đáng! Thực ra đây chỉ là lời ghi chú của sử gia viết lại quang cảnh “bừng bừng khí thế” của quân lính tập trận khi nghe lời nói của Việt vương Câu Tiễn mà tập trung lại thôi. Bởi vì, trong một lệnh “tổng động viên” mà có hai câu “ Tức giận bừng bừng, sĩ khí cao dâng” thì có vẻ kỳ lạ? Vô lý! Thật ra lịch sử đã cho thấy là sau khi có “Duy giáp lệnh” 10 năm nước Việt mới chinh phạt nước Ngô. Trước khi phục quốc thành công thì nước Vu Việt đã bị nước Ngô xâm chiếm. Dưới sự cai trị, giám sát của người Ngô thì làm sao có một lệnh tổng động viên công khai kèm theo lời nói “tức giận bừng bừng, sĩ khí cao dâng”?
- Lời gii nghĩa của ông Trịnh Trương Thưng Phương hoàn toàn vô lý và tối nghĩa ngay trong bản thân câu văn. Do biết được bối cảnh chuẩn bị chiến tranh của “Duy giáp lệnh” ông suy diễn “giáp” là áo giáp! Trong khi đó, tiếng Mân Việt của Câu Tiễn còn đọc “giáp” là “cả”, “nội” là “lại” ... Ông cũng quên rằng ngôn ngữ thời Ngô Việt là đa âm và đa âm xưa vẫn tồn tại đến ngày nay: trị tu lgồm hai từ: trị”tu + lự” = trị tự là “trật tự”!
- Bài giảng nghĩa của ông Trịnh quá công phu và quá dài với quá nhiều dẫn chứng bằng cổ thư như “Quốc ngữ-Việt ngữ hạ”, “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận, “Sử ký” của Tư Mã Thiên, “Thủy kinh chú” và các từ điển diễn giãi “Quảng âm” , “Tập âm” v v... đã có dùng hay có giải thích những chữ tương tự trong “Duy giáp lệnh”, đồng thời so sánh các từ đồng âm bên tiếng Thái và tiếng Choang... Do cách giải thích hoàn toàn sai cho nên tôi không phiên dịch phần đó trong bài nầy. Nếu như người nào muốn nghiên cứu toàn bài giải thích “Duy giáp lệnh” của tác giả Trịnh Trương Thượng Phương thì có thể xem ở :www.eastling.org/paper/zhengzhang/zhengzhang_Weijialing.doc
- Cho dù bài gii nghĩa “Duy giáp lệnh” nầy theo tôi và một số bloger Trung Văn cho là sai nhưng hiện tại nó đang được xem là “mu mực” , “chính thức” , “giá trị” , “tài liệu đgiảng dạy trong trường Đại học”... Cho nên, bất cứ ai có tinh thần yêu chuộng sự thật thì cũng nên góp phần thảo luận để chỉ rõ ra cái sai và tìm ra cái đúng...
II. Phục nguyên Duy giáp lệnh
- Theo truyền thống thì người ta dùng hai ch đầu tiên của mệnh lệnh để đặt tên cho lệnh vua, nên cái lệnh chúng ta bàn có tên là “Duy giáp lệnh”! Nguyên văn “Duy giáp lệnh” trong một đoạn ngắn được các sử quan nhiều đời sau cố tình giữ nguyên cổ ngữ Việt để giữ đặc tính nguyên thủy và tính trung thực của “lệnh”. Đó là một việc làm thật quý giá, nhưng họ đã kèm theo những lời giải thích mà vô tình làm cho tối nghĩa thêm! Khi thì thêm bằng chữ Nôm-Việt, khi thì thêm bằng Hán ngữ-Nhã ngữ, sử quan đã gây thêm ngộ nhận cho đời sau. Có người vịn vào đó mà nói rằng “Lệnh của vua Việt mà lại dùng khi thì chữ “Hoa”, khi thì chữ “Việt”! Như vậy có nghĩa là dân thì dùng tiếng Việt còn vua và quý tộc thì đã bị “Hoa” đồng hóa cho nên quen dùng tiếng Hoa và sợ rằng dân Việt không hiểu nên kèm theo tiếng Việt! Lại có người nói rằng “Dân Việt thời đó đã bị đồng hóa bởi tiếng Hoa, cho nên lệnh vua phải kèm tiếng Hoa cho dân hiểu!” Cho tới bây giờ người ta vẫn căn cứ theo những cái sai của tinh thần chủ quan, không thực tế, không hiu tiếng Việt mà lại đi gii nghĩa tiếng Việt để rồi gii nghĩa “Duy giáp lệnh” hoàn toàn sai bét! Trong khi, những cái đúng của squan ngày xưa thì không ai hiểu, bị bỏ qua để hiểu theo nghĩa khác !
Tôi xin ghi lại nguyên văn Duy giáp lệnh như sau:
維甲 修內矛 Duy giáp tu nội mao
方舟航 治須慮 phương châu hàng trị tu lự
習之于夷. Tập chi vu di
宿之于萊. Túc chi vu lai
致之于單. Chí chi vu đan
Như vậy, cái lệnh của vua Việt Câu Tiễn thật ngắn gọn, vẻn vẹn có 23 chữ. Nhưng đó là sự thách đố suốt 25 thế kỷ. Muốn giải nghĩa được, cần tìm nghĩa những từ sau:
- Ch Tuyệt (), ngày nay chúng ta đọc là Tuyệt trong khi cổ xưa lại đọc là Chép. “Việt chép” (越絕) bây giờ trở thành “Việt tuyệt thư” (越絕書).
- Ch Đôi nghĩa là đống (ví dụ đống đất), tiếng Mân Việt-Triều Châu lại đọc là “Túi” vàcũng có nghĩa là “tất cả”. Nguyên một đoàn người thì có thể nói là nguyên một“túi”-(“đống) người. - Chữ Duy ngày nay chúng ta đọc là Duy nhưng trong Duy giáp lệnh thì có thể ngày xưa đọc là “Tất” hoặc là ch “Túi” và “túi cả bị chép nhầm “Duy Giápnhư trường hợp chchép bây giờ đọc là “Tuyệt, quá khác nhau! Suy ra: 1, Ngày xưa ghi là “堆甲-Túi cả=Tất cả” ; 2, Ngày xưa dùng ch “Duy” chính là đọc thành “Tất” , cho nên “duy giáp維甲” cũng là “Tất cả維甲
Nếu quý vị nào quen biết người Triều Châu biết đọc chvuông” theo tiếng Triều châu thì sẽ thấy là tiếng Mân Việt có khác:
- “giáp : đọc là “Cả” .
- Nội-: đọc là “lại” .
- lai-: đọc là “lái”.
- Châu: đọc là “chuấn”
Chỉ có người nào vừa biết tiếng Triều Châu và tiếng Việt Nam mới dễ thấy được sự tương đồng và rõ nghĩa. Ví dụ “Nội-” có nơi đọc là “Lội” và Quảng Đông đọc là “nồi” hay “lồi” thì không xa âm “Lại” của Mân Việt-Triều Châu bao nhiêu, và cũng từ đó sẽ dễ hiểu chữ “Tu lại mau” tức là “Tụ lại mau” chứ không phải là “Sa xoạn-bên trong-giáo mác” như chuyên gia ngôn ngữ bên Trung Quốc đã gii thích!
_Xin giải thích từng chữ của “Duy giáp lệnh” theo tiếng Việt và “Mân-Việt” (Triều Châu):
: Duy hiện giờ đọc là “Uy” ngày xưa có thể đọc là “Tất”! Giáp đọc là “Ca, Cà , Cả”. Tu. Nội đọc là “lai, lài, lại”. Mao đọc là “Mao”,Mau”. Phương. Châu đọc là “Chuấn”. Hàng. Trị đọc là “Tia”. Tu. Lự. Tập. Chi đọc là “Chua” phát âm tương tự như “Cho”. Vu. Di. Chữ nầy là Di của “Đông Di”, nhưng mà ghi chú của các sử quan ngày xưa ngay trong “Duy giáp lệnh” đã giải thích “Di” nầy đọc là “Hổi ”, Hải theo phát âm Triều Châu bây giờ là “Hái”, và người Quảng Đông ngày nay vẫn đọc Hải là “Hổi”. “Di” trong thời của “Duy giáp lệnh” là “Hổi”. 宿 Túc đọc là “Sok”. Vu. Lai đọc là “láy”. Chí nầy là “chímạng” là “Chết”, trong “Việt tuyệt thư” khi dùng “chí” nghĩa là “đến” thì viết khác và viết là “Chí”. Vu. Đan (hay đơn).
Ghi chú: theo tiếng Mân Việt-Triều Châu thì những chữ sau đây sẽ là:
Duy trong bài nầy phải là ch “Đôi” đọc theo Mân Việt là “Túi”, là “tất” (tất cả).
PhươngChuấn là đa âm, ngày nay là ch “Phuấn” = Phóng.
TuLựchữ đa âm, ngày nay là chtự”.
Vuhổi chữ đa âm, ngày nay là ch “vổi” = giỏi .
Vulái là chữ đa âm, ngày nay là ch “vái”, “Vãi” = vẻ.
VuĐanchữ đa âm, ngày nay là ch “van” = vang.
Sau khi đối chiếu Hán Việt Ch Vuông/ cổ văn - Việt/ Mân Việt/ Triều Châu- tiếng Việt ngày nay, tôi xin trình bày phục nguyên “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu Tiễn như sau:
Duy giáp tu nội mao
Phương châu hàngTrị tu lự
Tập chi vu di
Túc chi vu lai
Chí chi vu đan
方舟 須慮
于夷
宿 于萊
于單
Tất(Túi) cả tu lại mau
Phuấn hàng Trị Tự
Tập cho Vu-hỏi
Sóc cho Vu-láy
Chí cho Vu-đan
Tất cả tụ lại mau
Phóng Hàng trật tự
Tập cho Giỏi
Sống cho Vẽ
Chết cho Vang
- Ngày xưa Việt Vương Câu-Tiễn đã nói “Tất cả tụ lại mau. Phóng hàng trật tự. Tập cho giỏi, sống cho vẽ, chết cho vang!” Bây giờ nhờ vào tiếng Việt và tiếng Triều Châu là tiếng Mân Việt (Tiếng Mân Việt ngày xưa khác với bây giờ, giống tiếng Việt Nam hiện nay nhiều hơn, ngày nay dù đã biến âm vì ảnh hưởng của Hoa ngữ-Quan thoại nhiều nhưng không xa “nguồn gốc” lắm), cho nên tôi đã phục nguyên được “Duy giáp lệnh” .
Đối chiếu với các lời ghi chú – giải thích của các sử quan thời xưa ghi trong “Duy giáp lệnh” thì càng thấy bản phục nguyên của tôi là đúng. Dưới đây là lời gii thích của squan ngày xưa đã ghi trong “Duy giáp lệnh” mà chưa có ai giải nghĩa chính xác cũng bi vì người ta không ngờ nhiều ch chính là ch “Nôm” cổ đại của tiếng Việt:
- 赤雞稽繇者也: “Xích Côi kê chựu” giả dã=Người “Xét côi tề tựu” vậy. (: chữ Nôm cổ đại đọc là “Côi”). Câu chú thích nầy dùng “ch Nôm cổ đại” chứng tỏ được ý nghĩa “Tụ lại mau”; Người ra lệnh “Tụ lại mau” là người “Xét coi tề tựu” .
- 越人謂入铩: Việt nhân vị “Nhập Sát” dã = Người Việt gọi “Nhanh” vậy. Ch Nôm cổ đại: Nhập sát入铩 là đa âm, nghĩa là “nhát” hay “nhat” (cổ ng không có cố định các thanh “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng”) âm “nhat” là nói về ch “nhanh入铩” .
- 買儀塵: “Mại Nghi Trần” giả= người “bày nghi trận”. Ch Nôm cổ đại “Nghi trần” hoàn toàn trùng âm với “Nghi trận”. Ch Mại còn có âm đọc là “Bồi” bên tiếng Triều Châu. Tiếng Triều châu “mại mải” đọc là “bồi bôi” trong khi tiếng Việt Nam hiện giờ vẫn dùng “Buôn bán-買賣” cho Mại và Mãi là mua vào và bán ra. “Mại nghi Trần” là “bày nghi trận” trong “chữ Nôm cổ đại”. Điều này càng thấy “Tụ lại mau, phóng hàng cho thẳng” đúng là đang “bày nghi trận”.
- 越人往如江也: Việt nhân vãng như giang dã. Câu chú thích nầy dùng từ Hán Việt, ý nói người Việt đến tụ hợp rất đông, hàng hàng lớp lớp ...(“vãng” là “vãng lai” “vãng” là đến; “Như giang” là “như nước sông” ý nói hàng hàng lớp lớp...)
- 越人謂船為須慮”: Việt nhân vị thuyền vi “tu lự” - người Việt gọi thuyền là “tu-lự”. Sở dĩ có câu nầy là vì vùng Giang Tô tiếng Việt (Ngô Việt) gọi thuyền là “xuy-lùy” phát âm tương đương tiếng “xuyềnh” của Quảng Đông và ch “Thuyền” bên tiếng Việt ngày nay. Câu nầy chỉ là phần gii nghĩa thêm ch “Thuyền” của một sử quan nào đó. Nó làm rõ nghiã là “phóng hàng trật tự...” chứ không thể nào “phóng châu mà “trị” thuyền, sửa thuyền!
- 亟怒紛紛者怒貌也怒至: Cực nộ phân phân gi nộ mạo dã nộ chí - Câu chú thích bằng Hán Việt nói về những người lính đang tập hợp phóng hàng là “Cực nộ bừng bừng”... rõ ràng có dùng chgiả” là “người”, vậy nó không thể nằm trong bản mệnh lệnh!
- 士击高文者躍勇士也: “Sĩ kích cao văn gi diệu dũng sĩ dã - Câu chú thích bằng tiếng Hán Việt nói về “sĩ khí dâng cao” của những người đã “phóng hàng trật tự”, cũng có chữ “giả” là “người”, nên không thể nằm trong mệnh lệnh!
- : “Di” , “Hỏi” (Hi) dã - chú thích nầy lại nói rõ “Di” nầy là “hải” là “hỏi” bên Hán Việt nhã ngữ. Chú thích nầy quá lạ. Không ngờ thời xưa “Di” lại đọc là “Hỏi”. Nhờ vậy mà biết được “vu-hỏi” là “vỏi” tức là “giỏi” của ngày nay!
- 者堵也: “Đan” giả đồ dã - chú thích nầy khó hiểu nhất ! “Đan giả là “Đồ! “Đồ”đồ sát, là giết chết... Có lẽ sử quan ngày xưa hiểu được ý câu “Sống cho vẻ, chết cho vang” nên giải thích “đan” là “bị giết chết khi đánh giặc là vẻ vang”. Ngày nay người Trung Hoa không hiểu nên diễn giải là “tấn công thành lũy, công quang, đến khi chiến thắng !
3. Kết luận:
Phục nguyên “Duy giáp lệnh” không khó nếu như nắm vững qui luật đa âm thời cổ và đơn âm thời nay, cùng với các phương ng Việt. Nhưng trình bày cho rõ lại là chuyện không dễ! Việt nhân ca với Duy giáp lệnh là hai văn bản xa xưa cho thấy rằng khoảng 2500 năm đến 3000 năm về trước, người Việt đã có chữ “Nôm” rồi! Điều nầy phù hợp với “suy luận theo lý lẽ” của tôi là chữ “Nôm” có trước và chữ “Hán-Việt” hay chữ “Hoa” là có sau! Bởi vì, chữ “Hoa” hay “Hán-Việt” toàn là đơn âm! Chẳng lẽ người xưa phải “chờ” đến khi ngôn ngữ biến thành đơn âm hết rồi mới có chuyện sáng chế ra chữ viết? Theo suy luận của tôi thì người xưa không chờ mà đã sáng chế ra chữ viết ngay khi còn dùng tiếng nói đa âm. Đó là chữ “Nôm”! Chắc chắn là không phải chỉ có riêng một người sáng tạo ra chử của ngôn ngữ, vì không ai đủ sức và sống lâu ngàn năm để làm được như vậy! Chính bá tánh toàn dân đã sáng chế ra chữ viết “Nôm”. Bởi vậy nên chữ Nôm không có tính thống nhất. Sau nầy các văn bản của triều đình được gọi là “nhã ngữ” đã thay thế dần rồi làm thất truyền đi “chữ Nôm”. Do vậy sau nầy người ta mới không hiểu và giải nghĩa sai “Việt nhân ca” và “Duy giáp lệnh”! Có rất nhiều vết tích để lại là chữ “Nôm” có trước. Hy vọng thế kỷ 21 sẽ chứng minh được điều nầy.
( kỷ niệm đón xuân Canh dần 2010) - Đỗ N. Thành/ Nhạn Nam Phi .
*Tài liệu và bài liên quang:
-Việt Tuyệt Thư bản online: quyễn 3.Việt Tuyệt Ngô Nội Truyện: 卷第三·越绝吴内传第四:http://www.zsku.net/jiaoyu/sort01084/sort01086/sort01147/1503616802479.html
- Phát Hiện lại Việt Nhân Ca: http://newvietart.com/index4.606.html
-Nước Việt của Việt Vương Câu-Tiễn và Mân Ngữ:http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=1590&Itemid=99999999
Đỗ Thành

0 nhận xét: