Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Quan Hệ Ngôn Ngữ Lạc Việt Cổ



BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU QUAN HỆ NGÔN NGỮ
CỦA CÁC NHÓM TỘC LẠC VIỆT CỔ

Bài viết đã 
gởi hội thảo Nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa, giáo dục Trung Quốc-Việt Nam tại 
Nam Ninh, Quảng Tây ngày 16/12/2011

Xem:


I. Đặt vấn đề :

Việc các nhóm người thuộc các ngữ hệ 
khác nhau Choang, Lê (ngữ hệ Thái-Kadai), Di (ngữ hệ Hán Tạng), Việt, Mường 
(ngữ hệ Môn-Khmer) đều được sử sách Trung Quốc gọi chung là Lạc Việt hẳn 
phải có một lý do nào đó. Về văn hóa thì các nhóm này có đặc điểm nổi bật và 
dễ thấy nhất là có sử dụng trống đồng, nhưng còn về ngôn ngữ, chữ viết thì 
sao? bài viết này bước đầu sẽ chỉ ra một vài điểm chung trong ngôn ngữ của 
các nhóm tộc Lạc Việt, về chữ viết sẽ có một bài khác.

II. Một số tư liệu về quan hệ ngôn 
ngữ trong nhóm Lạc Việt:

1. Ngựa (mã 
馬):

Phần lớn các nhóm Tai-Kadai (trong đó 
tộc Choang là chính) đều gọi ngựa là "Mã", giống với tiếng Hán, nhưng vẫn có 
một số nhóm gọi khác ! Hình chụp trên cho thấy Ba Cáp và Lang Giá gọi ngựa 
là "nga", Hạn Lạp Cáp đọc là "ihɛ", người Lê gọi là "ka" (tạm không quan 
tâm tới dấu thanh).

Tra trên bản đồ Google thì Lang Giá 
郎架 
ở Quý Châu, còn Ba Cáp 
巴哈 
ở phía bắc tỉnh Quảng Tây, sát gần địa giới tỉnh Quý 
Châu chứ không gần biên giới Việt Nam, cả hai vùng này đều khá xa với vùng 
đồng bằng sông Hồng là đất bản bộ của người Việt, vậy mà lại gọi con ngựa là 
"nga" rất giống người Việt !

2. Ngủ (thụy 
睡):

Tương tự từ "ngựa" là từ "ngủ". Các 
nhóm Tai-Kaidai chính là Choang và Đồng gọi là "nin", "nun" (đọc gần như 
"nân" người Tày đọc là "nòn" (theo Từ Điển nôm Tày, Hoàng Triều Ân chủ 
biên). Nhưng An Thuận gọi là "ngka", Lục Chi và Ba Cáp gọi là "ngu", Lang 
Giá là "?u". Thủy Lạp Cáp là "ngau", Hạn Lạp Cáp là "?ow", Lê là "kau"... 
Đều có liên hệ gần với tiếng Việt "ngủ", trong đó Lục Chi và Ba Cáp trùng 
hoàn toàn với tiếng Việt "ngu" (nếu không quan tâm thanh điệu). 

Điều đáng quan tâm nữa là, An Thuận ở 
ngay gần Quý Dương thủ phủ tỉnh Quý Châu, còn đặc khu Lục Chi ở khoảng giữa 
tỉnh Quý Châu giáp với tỉnh Hồ Nam, cũng giống như An Thuận là rất xa biên 
giới Việt Nam hiện nay, còn Ba Cáp tuy ở Quảng Tây nhưng sát địa giới Quý 
Châu chứ không gần biên giới với VN (xem bản đồ : 


Trên diễn đàn Việt học (viethoc.org) 
người viết đã dẫn trang WEB của chính người TQ ([www.12edu.cn] style="font-size: 14.0pt" lang="VI"> 
), trang đó đã gọi vùng lưu vực sông Tương ở Hồ Nam 
là "Cổ Lạc Việt Chi Địa", mà từ Lục Chi xuôi theo dòng Trường Giang không xa 
là tới vùng Tương Giang đổ vào Hồ Động Đình, là đất cổ của người Việt (Kinh) 
theo truyền thuyết.

Chú ý âm "ngka" của An Thuận có thể 
dùng làm trung gian giải thích âm "ka=ngựa" và "kau=ngủ" của người Lê ở Hải 
Nam, có thể âm cổ xưa là "ngka" và "ngkau", về sau tiếng Lê đã rụng tiền âm 
tiết "ng-".

3. Đầy (mãn 
滿):

An Thuận gọi đầy là "tei" (tây), nếu để 
ý rằng phụ âm "đ-" của tiếng Việt vốn tương ứng "t-" của tiếng Mường, còn 
bảo lưu nhiều tiếng Việt cổ, tức là thời xưa tiếng Việt đọc "đầy" là "tầy", 
thì có thể nói rằng tiếng "tây" của An Thuận hoàn toàn giống tiếng Việt Cổ.

4. Về chữ "ngưu" là "bò" hay "trâu" ?

Trích "Đồng-Thái ngôn ngữ dữ văn hóa", 
xem tài liệu tham khảo (3) :


Tư liệu sách của TQ ở hình trên thấy 
trình bày khá dài, viện dẫn tới cả âm thượng cổ (nguyên thủy Đồng Thái ngữ
xin tóm lược như sau:

- Thủy ngưu là con trâu được xác định 
là sản vật riêng của Lĩnh Nam, âm đọc khá thống nhất là "vai" (tiếng Choang) 
hay gần như "kuai" (tiếng Thái). 

- Hoàng ngưu tức con bò thì tên gọi có 
nhiều sai biệt.

Nhóm 1 : "po, pu, peu..." gần với "bò" 
của tiếng Việt

Nhóm 2 : "mo, mua..." gần với âm "mò", 
là con bò trong tiếng Mường

Nhóm 6 : "ngu, ngiu..." chắc do ảnh 
hưởng của tiếng Hán (ngưu 
牛, 
âm pinyin là niu).

Còn các nhóm kia khá lộn xộn, trong đó 
có nhóm Choang Liễu Giang gọi bò là "tsw" tức là gần với "tru" của tiếng 
Việt-Mường cổ, chính là con trâu, và một nhóm Choang nữa ở Vũ Minh gọi là "ɕɯ", 
cả "tsɯ" và "ɕɯ" 
đều có liên hệ ngữ âm gần với chữ "sửu" trong tên 12 con giáp.

Các thông tin trên cho thấy quan hệ móc 
nối dây truyền : Sửu=>Tru=>Trâu=>Ngưu=>Bò mà tác giả Nguyễn Cung Thông từng 
đề cập trong thuyết về "nguồn gốc VN của 12 con giáp" không phải không có 
căn cứ. 

5. Tư liệu bổ sung về tên gọi con trâu 
trong tiếng Di:

Về nhóm người Di (Bộc), vốn là nhóm tộc 
bản địa cổ xưa ở vùng trung lưu Trường Giang (Hồ Bắc và Hồ Nam), địa bàn cư 
trú khá gần nhóm Lạc Việt (có tài liệu TQ nói lưu vực Tương Giang "cổ Lạc 
Việt chi địa" cũng từng có người Di Bộc sinh sống). Ngôn ngữ nhóm này hiện 
được xếp vào họ Hán Tạng, nhưng có thể đã có nhiều tiếp xúc trao đổi với các 
nhóm Lạc Việt, ví dụ từ "ngưu 
牛" 
(trâu-bò) tiếng Di là "lɯ" (đọc gần như lu), khá gần với "t-lu", "tru", 
"trâu" trong ngôn ngữ Việt-Mường cổ, xin xem hình chụp lại từ cuốn "Trung 
Quốc thiểu số dân tộc ngôn ngữ":


Tên địa danh của các nhóm Di-Bộc cũng 
thường có tiền âm tiết "cổ", "cù", "kẻ" giống các nhóm Lạc Việt, xem phần 
dưới.

6. Thổi 
吹:

Liên Sơn và Phù Tuy gọi "xuy 
吹" 
là "tshui" gần với "thổi" của tiếng Việt (xuy hỏa=thổi lửa) .

6. Hợi, Đồn = Cúi, Lợn.


Các nhóm tộc chính trong ngôn ngữ 
Tai-Kadai đều gọi con lợn (heo, dã trư 
野猪) 
là "mu". Riêng nhóm Choang vùng Liễu Giang và Nghi Sơn gọi là "hjai" gần với 
"hợi 亥", 
theo nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông thì "hợi" có nguồn gốc từ "cúi" của 
người Việt. Ngoài ra có các nhóm Ung Bắc, Khâu Bắc còn gọi dã trư là "tun", 
"tu:n", cũng gần với âm "đồn" là tiếng gọi con lợn ở một số địa phương VN.

Tra cứu địa đồ lần nữa thì Liễu Giang 
và Nghi Sơn đều ở phía bắc của Nam Ninh, thủ phủ Quảng Tây, chứ không phải ở 
vùng biên giới tiếp giáp VN.

7. Khâu Bắc gọi ba tiêu 
芭蕉 
là "chuối" (cây chuối) :


8. Vũ Minh gọi "kỵ 
騎" 
là "cưỡi":


III. Quan hệ trong các tên địa danh 
Lạc Việt.

Tư liệu từ sách “Đồng-Thái ngữ ngôn dữ 
văn hóa”, Lý Cẩm Phương, Dân tộc xuất bản xã, Bắc Kinh, 2002. Trang 
289 -290 :


Lược dịch:

Các từ chỉ địa danh Câu 
(cẩu ), Cô, Giao phân bố khắp cả đông tây của đất Bách Việt như: Câu chương, 
Câu dung, Câu ngô, Câu vô, Câu dịch, Câu dương, Câu Dũng đông, Câu dư chi, 
Câu đinh, Cô hùng di, Cô phát nhiếp phản, Cô mạc, Cô hạ, Cẩu lậu, Cô tô, Cô 
tăng, Cô miệt, Giao chỉ.

Các chữ đầu địa danh có 
lúc có thể tỉnh lược, như Câu Dịch, Câu Dũng Đông cũng viết Dịch, Dũng Đông, 
điều này cho thấy chữ “câu” là chữ đặc trưng để chỉ tên. Các chữ chỉ tên này 
có âm thượng cổ Hán ngữ là : câu=ku9, cẩu=*kugx , cô=*kag, 
giao=*kragw. Các chữ đó đều thuộc Kiến mẫu (見), 
có vận bộ gần nhau, nên âm đọc rất gần, đều là chữ ghi âm tên chỉ làng xóm 
trong các nhóm Bách Việt.

Nhóm ngữ tộc Đồng - Thái 
có nhiều thứ tiếng, mà đều gọi thôn trại là “bản”, Tráng tộc còn đọc là ka1baan3, 
âm đầu “ka1” (ke) chỉ dùng làm từ đứng đầu tên thôn trong Tráng 
ngữ (chứ không dùng đơn), hiện nay thường được viết là "gia": Gia vi, Gia 
đảng, Gia đồn, Gia phong, Gia hoà, Gia thị vân vân ...

Các kiểu địa danh này số 
lượng không thật nhiều nhưng địa vực phân bố lại rộng, nhiều khả năng là di 
tích cổ ngữ.

Tiếng Ngật Ương còn bảo 
lưu khá nhiều thành phần Đồng Thái ngữ cổ xưa, tiếng Ngật Lão trong địa danh 
cũng thêm tiền âm “qă”. Như An Thuận ở Quý Châu có “qɒ33ɳtç
13" (Loan tử trại), ở Bình Bá có qɒ33mpau73 
(Cẩu trường). Các âm câu, cô, giao với ka, qă khá gần nhau, chính là ghi âm 
của từ đầu chỉ địa danh vùng Bách Việt (chủ yếu là tên xóm làng).

Giao Chỉ 
阯 về sau viết Giao Chỉ 
趾, người xưa nhìn chữ mà sinh 
nghĩa, nên nói “Người phương 
Nam, ngón chân cái cong vẹo, khi đứng thẳng 
thì các ngón chân này giao nhau, nên thành danh !”. Phạm Thành Đại đời Tống 
trong “Quế hải ngu hành chí” từ rất sớm đã phê phán, bác bỏ cách giải thích 
này. Sau đời Hán tại quận Giao Chỉ cũ từng lập các huyện Giao Hưng, Giao 
Cốc, chữ Giao đó vẫn là theo từ đầu địa danh trong tiếng Bách Việt mà ra. 

Câu còn dùng làm từ đầu 
trong tên người vùng Bách Việt, như: Câu Tiễn, Câu Dư.

Các từ này với các từ chỉ 
địa danh vốn bất đồng. Đồng Thái ngữ có một số danh từ chỉ người mà chữ đầu 
có âm gần với “câu ”. Chẳng hạn như: Mao Nam có từ ka6laau4 
(trượng phu ), Thuỷ có qa3man1 (tha môn ), Ngật Lão 
có qɒ3tau5 (nam nhân ), qɒ33ʐɒ13 
(nữ nhân ). Chữ "câu" ở đầu các tiếng chỉ người này có khả năng liên quan 
với các từ chỉ tên người, chính là chữ thường đặt ở đầu tên người trong Bách 
Việt ngữ.

Toàn bộ đoạn trên trích từ 
sách của TQ, cho thấy chính các nhà nghiên cứu người Trung Quốc cũng đã 
thẳng thừng bác bỏ lối giải thích mang tính miệt thị, rằng tên gọi Giao Chỉ 
nghĩa là “ngón chân giao nhau” !

Các địa danh bắt đầu bằng 
tiếng Kẻ (như Kẻ Chợ, Cổ (như Cổ loa) có mặt dày đặc trên vùng đồng bằng 
bắc Bộ và Thanh Hóa, đều có quan hệ với các âm cô, cẩu, giao, gia… của các 
nhóm tộc Choang, Di ở TQ.

Sau đây phân tích kĩ hơn 
tên gọi Kẻ Chợ:

- Nhiều bài viết (như 
bài viết của GS Ngô Đức Thọ trên Văn hóa Nghệ An: 
đã khẳng định Giao Chỉ 郊 
阯 chính là 
phiên âm của Kẻ Chợ:

Trên trang 
WEB : 
cũng chú chữ “giao郊” 
có thượng cổ âm là “ke?” (Xem phần “Cơ bản giải 
thích”, mục “Âm vận tham khảo”), âm này trùng với âm Việt cổ “kẻ”, gián tiếp 
khẳng định “giao chỉ”= “kẻ chợ”. 

- Âm thượng 
cổ của 郊 
theo Karlgren phục nguyên là 
ko ̆g 
, còn Vương Lực phục nguyên là 
keô, 
có lẽ dạng ko ̆g 
đã đưa đế âm “cổ”, còn dạng 
keô 
có thể đưa đến cả âm “kẻ” và “cổ”, cả cai dạng này đều cực kì thông dụng 
trong các địa danh ở đồng bằng Bắc Bộ, như Cổ Loa, Kẻ Lũ .v.v. xem thêm tư 
liệu : 
[vanhac.org] style="font-size: 9.0pt"> 

- Chợ tức 
“thị” 市 
Vương Lực khôi phục âm thượng cổ là 
ʑiə 
khá gần âm “chợ” của tiếng Việt, “chỉ” “阯 
hay 趾” 
cũng thế, Vương Lực khôi phục âm thượng cổ là 
tɕiə , 
Baxter khôi phục là 
tjəʔ , cũng gần với âm “chợ” của người Việt.

- Nảy ra 
câu hỏi vì sao người TQ khi lập chính quyền đô hộ lại đặt tên nước ta là 
“Giao Chỉ 交阯”. 
Theo phân tích của chúng tôi thì tên Giao Chỉ= Kẻ Chợ là do người ở vùng đất 
Ngô-Sở-Việt đã dùng để gọi đất nước Văn Lang từ lâu trước thời Tần, dựa theo 
tên của vùng kinh đô Văn Lang mà người Văn Lang gọi là Kẻ Chợ, người vùng 
Ngô-Sở-Việt thời Tiên Tần đã ghi âm “chợ” bằng chữ Hán “chỉ”, đến thời Hán 
khi thôn tính Văn Lang và đặt thành quận huyện thì người Hán cũng chỉ dùng 
lại tên và chữ có sẵn thời tiên Tần đó thôi. Chú ý là Sử Ký của Tư Mã Thiên 
và sách Quế Hải Ngu Hành Chí của Phạm Thành Đại đời Tống đều dùng chữ chỉ bộ 
phụ 阯, 
không phải chữ chỉ 趾 
là chân. Còn nghĩa “ngón chân” của 
趾 
thì tra Khang Hy tự điển cũng không hề có, không hiểu 
từ thời nào có cách giải thích tầm bậy “chỉ là ngón chân, nên giao chỉ là 
ngón chân giao nhau”. Phải chăng vì đã có chữ chỉ bộ thủ 
指 là 
ngón tay nên người ta liên tưởng ra chỉ 
趾 
bộ túc phải là ngón chân? trong khi thực ra nó có 
nghĩa là chân chứ không phải riêng ngón chân.

Chú ý câu 
"Mầy ở kẻ nào?" đã có trong Từ điển Việt Bồ La của A.D. Rhode, 1651 - nghĩa 
là "Quê bác ở đâu? ...", rõ ràng kẻ có nghĩa là “vùng”, “xứ”. Còn chợ thì 
Chỉ Nam Ngọc Âm có chú “Bang Kỳ - Kẻ Chợ khỏe bền muôn thu”, tức chợ là chỗ 
kinh đô, tương đương thị 
市 
trong chữ thành thị 城市, 
chứ không phải chỉ có nghĩa hẹp “chợ là chỗ mua bán”.


Bang kỳ: KẺ CHỢ khoẻ bền muôn 
thu

邦畿:几助劸卞門秋

(Ảnh từ các bản 
Chỉ Nam Ngọc Âm do GS Ngô Đức Thọ công bố

- Nhân tiện 
bàn thêm về tên thành "Cổ Loa 
古螺" 
thời An Dương Vương, đây chắc chỉ là phiên âm Hán của một tên Nôm, chữ Cổ ở 
đầu là từ chỉ địa danh, cũng là một dạng phiên âm của “kẻ”, chứ không có 
nghĩa là "cổ, cũ" như nhiều người hiểu lầm (thời An Dương Vương thành vừa 
mới xây xong, làm sao lại cổ được ?)

Tài liệu tham khảo:

"Về niên đại ra đời chữ Nôm Choang 
và chữ Nôm Việt" [Discussing about the history arising of Zhuang script 
and Nôm script], Tạp chí Hán Nôm [Han Nom Research Quartely], No. 1 
(104)/2011.

“Đi tìm lý giải khoa học về con số hơn bốn ngàn 
năm lịch sử Việt Nam” 
[In search for a scientific evidence for the 4,000 year history of 
Vietnam], Tạp chí Nghiên Cứu và Phát 
Triển [Journal of Research and Development], No. 5(82)/2010

"Đồng-Thái ngôn ngữ dữ văn hóa", Lý Cẩm Phương, 
Dân tộc xuất bản xã, Bắc Kinh - 2002.

“Từ điển chữ Nôm Tày”, Hoàng Triều Ân chủ biên, 
Trung tâm khoa học xã hội và nhân vǎn quốc gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm, 
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội - 2003.

Cổ Tráng tự tự điển “古壯字字典”, 
tổ trưởng tổ biên tập Tô Vĩnh Cần 
苏永勤, Quảng Tây 
Dân tộc Xuất bản xã. 1989. Bản điện tử (PDF). 

中国音韵学研究( 
高本汉 
法语原著)Bernhard 
Karlgren Etudes Sur La Phonologie Chinoise (Stockholm 1915 - Gotembourg 
1926). Bản PDF. 

中上古汉语音的纲要、 
高本汉、 
齐鲁书社、 
济南。 
1987

The Austroasiatics in Ancient South China, 
梅祖麟言语学论文集。 
商务印书馆出本。2000。 

Trung nguyên âm vận (Chu 
Đức Thanh, 1324, bản scan không có thông tin năm 
in lại)

"A Handbook of Old Chinese 
Phonology" GS William Baxter (1992, New York, Berlin).

王 
力 
“古 
漢 
語 
字典”,Vương 
Lực “Cổ Hán ngữ tự điển”.

“從原始漢藏語到上古漢語-以及原始藏緬語的韻母演變” 
. 龔煌城 
Cung Hoàng Thành 
中央研究院 , 
第㆔屆國際漢學會議論文集語言組 2003.

中国少数民族语言 Trung Quốc thiểu số dân tộc ngữ ngôn, Tứ Xuyên Dân tộc 
Xuất bản xã. 1987. Bản điện tử (PDF). 

中国少数民族语言Trung Quốc thiểu số dân tộc văn tự. 1991, không có thông 
tin NXB và tác giả vì không có trang bìa. Bản điện tử (PDF).

Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt. Nguyễn Tài 
Cẩn, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 1995

Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán 
Việt. Nguyễn Tài Cẩn. NXB Đại học Quốc gia , Hà Nội. 2000

Các trang mạng :
bản đồ tỉnh Quý Châu
[baike.baidu.com] lang="FR"> trang 
nghiên cứu về chữ Choang
[www.12edu.cn] lang="FR"> 

0 nhận xét: