Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Cơ cấu Việt Nho - 2


II. CHUNG QUANH CƠ CẤU LUẬN

1. Cơ cấu là gì?

Đó là câu hỏi đầu tiên mà tất nhiên mọi người đặt ra khi nghe nói đến cơ cấu, nhưng đấy cũng là câu hỏi chưa có trả lời, ít ra cách dứt khoát.

Trước hết bởi nó là một ngành mới xuất hiện chưa có xác định, tất cả còn đang hình thành. Sau là vì có rất nhiều môn đề cập đến cơ cấu nên cũng có rất nhiều quan điểm và do đó nhiều dạng thức khác nhau. Sau cùng vì có rất nhiều người bàn về cơ cấu với những chủ trương, đường lối khác nhau (1), nên có bao nhiêu cơ cấu gia là có bấy nhiêu cơ cấu luận. Vậy khi đề cập đến cơ cấu thì không có vấn đề đúng hay sai vì chưa có mẫu nhất định, mà chỉ là vấn đề sắc thái dị biệt. Như thế mục tiêu ở đây không có ý trình bày cơ cấu luận mà chỉ cốt giới thiệu trong ít nét sơ sài với những người không có giờ đi vào rừng sách vở của cơ cấu, và nhân đó nói về cái mà tôi gọi là cơ cấu Việt Nho. Điểm cuối cùng này mới là mục tiêu chính của sách.

(1) Bên Pháp hay nói đến les quatre grands là Levi Strauss, Althusser, Michel Foucault, Lancan.

Nói chung thì cơ cấu là một cố gắng vượt qua những cái dị biệt tạp đa để đạt tới những nét căn bản hơn hết của bất cứ môn học nào. Đã nói tới căn bản là nói tới tổng quát, mà càng tổng quát thì các nét dị biệt càng bị xóa nhòa trước ý thức, cuối cùng muốn vượt thực xa thì phải nhảy qua đợt ý thức là lãnh vực của những dị biệt để vào tiềm thức âm u, nhờ đó sẽ nhìn ra những luật lớn ít thay đổi. Thí dụ về thời trang: thoạt nhìn ai cũng tưởn glà cái gì tạp đa xô bồ khkông thể quy vào luật tắc nào cả, mà chỉ vâng theo thị hiếu bốc đồng mỗi lúc mỗi thay đổi tùy hứng… thế nhưng khi nhìn theo lối cơ cấu thì lại thấy nó vâng theo quy luật nhất định như nhà xã hội học Kroeber đã chứng minh (có thể xem A.S.67).

Hoặc lấy một thí dụ thông thường hơn về môn nhân chủng. Trước kia khoa này chỉ nhằm mô tả các cách ăn ở, giao liên của một sắc dân được học hỏi, rồi liệt kê những gì có tính cách đặc trưng và phân loại những nét ấy… cùng lắm là xác định nguồn gốc những trung tâm truyền bá một loại đồ dùng biểu lộ một sắc thái văn minh nào đó (A.S 388) như giao hình chữ nhật bên Tàu truyền qua Mỹ châu hoặc đồ gốm màu đen Long Sơn lan rộng đến miền Cam Túc.

Ngược lại khi đi theo lối cơ cấu thì phải nghĩ tới cái gì uyên nguyên hơn, tế vi hơn, vô hình hơn do đó có sức bao quát rộng hơn nhiều. Thí dụ mấy sắc dân Caudveo ở mạn Tây Bắc Canada có rất nhiều yếu tố giống với người Trung Hoa cổ đại như vai trò quan trọng của phụ nữ, hay là việc chú ý đến sự quân bình giữa các nguyên lý khác nhau (xem Tristes tropiques 196). Cũng như dân mạn nam nước Tàu lại có những nét giống lạ với mấy sắc dân bên Mỹ (T.T 267). Cơ cấu chú ý nhiều đến những mối tương quan ấy…

Do đó các nhà cơ cấu nuôi hy vọng có thể đem cả hàng trăm loại văn hóa khác nhau xếp vào một số mẫu chung nào đó. Như vậy cơ cấu là một cố gắng đạt cái gì tổng quát hơn hết trong mọi ngành như trên tôi đã đồng hóa cơ cấu với tổng hợp. Thế mà tổng hợp đã có lâu trước nên cơ cấu không hẳn là cái chi mới lạ. Tuy nhiên vẫn có thể gọi là một khoa học mới ở chỗ được áp dụng một cách triệt để và có hệ thống, lại bao trùm những địa hạt hết sức lớn lao mà người xưa chưa có đủ phương tiện thâu lượm được như đời nay. Vì thế cơ cấu sẽ là một lối tổng hợp rốt ráo vượt không thời gian để áp dụng cho toàn thể con người bất cứ xưa hay nay, văn minh hay rợ mọi. Và như thế ta thấy ngay nét đặc trưng của nó là tỷ giáo đối chiếu. Lịch sử theo cơ cấu phải là lịch sử tỉ giáo tức đối chiều nhiều nền văn minh với nhau. Vì thế muốn bước vào cơ cấu cần phải có kiến thức rộng hợn xưa rất nhiều. Đó là điều kiện tất nhiên.

Bây giờ chúng ta hãy xem về mấy nét đặc trưng của cơ cấu luận theo Levi Strauss trong quyển sách chính của ông là “Dân tộc học cơ cấu”

2. Bốn nét đặc trưng của cơ cấu

Vậy trong quyển đó (A.S 40) Levi Strauss có đưa ra 4 điểm sau đây:

-        Một là cơ cấu vượt lý trí để đi sang bình diện tiềm thức: “de conscient à l’inconscient”.
-        Hai là không học về từng hạn từ nhưng học về liên hệ giữa các hạn từ (non termes mais relations entre les termes, non causalité mais corrélation fonctionnelle).
-        Ba là đặt nổi cơ cấu của nó lên để đạt điều.
-        Bốn là tìm ra những luật tắc phổ biến.

Giải rộng

Cơ cấu như vậy không là tổ chức xã hội, tuy cũng hay gọi thế, nhưng nội dung khác vì tổ chức xã hội thuộc phạm vi rõ rệt với mục tiêu xác định, tất cả nổi trên mặt ý thức, dễ nhìn thấy còn cơ cấu là cái gì nằm ngầm bên ngoài sức nhận xét của ý thức nó thuộc mối liên hệ là cái không hiện hình. Có thể nói cơ cấu là thế quân bình giữa những yếu tố trái ngược làm nên thực thể xã hội, và biểu lộ ra bằng những dấu hiệu, những bậc thang giá trị, những ý tưởng của xã hội. Như vậy cơ cấu là cái gì nằm ngầm bên dưới tổ chức. Có tổ chức tất phải có cơ cấu, nhưng có cơ cấu chưa hẳn đã có tổ chứ. Cơ cấu thuộc tiềm thức tức phạm vi rộng hơn nhiều nên có sự lặp lại một mô dạng dưới những hình thái khác nhau. Thí dụ truyện lụt cả đều có ở nhiều nơi với hình dạng dị biệt.

Không học về hạn từ nhưng học về liên hệ. Nói như Simomis (167) cho tới nay chúng ta mới học có văn hóa bản thể: culture-substances; tự nay mới học về văn hóa liên hệ giữa các biểu tượng (relation entre les symboles). Nếu học theo lối bản thể (hay hạn từ) thì sẽ nghiên cứu xem thí dụ nước Tàu đóng góp được những gì (thuốc súng, bàn la kinh hay chép in rời) Phénicie đóng góp phần abc, Aán Độ con số zéro v.v… Tức là những gì đặt trờ ra đó, ai cũng có thể nhìn ra… Và cứ như thế mà lên sổ các yếu tố của một nền văn minh kể từ tôn giáo, chính trị, văn chương, thể chế thói tục cho tới ngôn ngữ chữ viết, đồ dùng… Cơ cấu không chú trọng đến từng hạn từ lẻ tẻ như vậy, nhưng xemmột nền văn minh chú trọng đến điểm nào, bỏ lơ điểm nào, và sắp xếp các hạn từ đó với nhau ra sao để tìm ra phẩm tính của mối liên hệ. Thí dụ khi gọi cha mẹ là nghiêm đường hay song thân thì với lối xưa không bao hàm chi cả, nhưng theo lối cơ cấu ta sẽ chú ý đến phẩm chất của mối tương quan biểu lộ ra trong hai chữ nghiêm đường và song thân. Khi nói song thân là nói lên tình thân mật giữa cha con, như vậy là di sản của mẫu hệ: quyền cai trị nằm trong tay cậu (về đàng mẹ) nên tương quan cậu cháu là nghiêm khắc (đại biểu cho du mục) còn tương quan cha con là thân mật. Ngược lại trong phụ hệ thì quyền cai trị nằm trong tay cha, nên tương quan cha con là nghiêm khắc. Một thí dụ khác về cách nấu ăn, cơ cấu không chú ý ăn cái gì cho bằng ăn kiểu nào: ăn sống hay ăn nướng (le cru et le cuit). Vì những cách đó có tương quan khác nhau. Aên sống không văn minh bằng ăn chín. Aên chín như nướng, rán liên hệ với đàn ông, ăn chín luộc sào liên hệ với đàn bà. Nấu giữ được cả nước nên thông dụng ở những dân nghèo, nướng làm mất nước biểu lộ hoang phí nên được dùng nhiều hơn ở nơi quyền quý v.v…

Đó là vài thí dụ nói lên sự tế vi của cơ cấu: nó không chú ý đến hạn từ cụ thể hiện hình ra nhưng chú ý đến mối tương quan, cách bố cục các hạn từ các chức năng của chúng là cái chi vô hình trừu tượng, và đó mới là điều làm nên nét đặc trưng của một nền văn minh: mỗi văn minh bỏ nhẹ một số yếu tố để có thể đặt nổi một số yếu tố khác, văn minh La Hy chú trọng ngữ luật, văn minh Việt Nho chú trọng thi ca v.v… những sự chú trọng đó có thể phân ra ba điểm then chốt như chúng tôi đã nói về ba khởi điểm thiên, địa, nhơn (xem đầu quyển Nhân Bản). Đọc kỹ sẽ nhận ra sự quan trọng nằm trong mối liên hệ, nói cụ thể là sự sắp xếp. Chính sự xếp đặt làm nên mối liên hệ và chính mối liên hệ mới nói lên nét đặc trưng sâu xa của một nền văn hóa. Nét đặc trưnng này sẽ rất khó tìm ra khi học theo lối xưa (từng hạn từ lẻ tẻ). Bởi vì nền văn hóa nào cũng xuýt xoát có bấy nhiêu yếu tố: ngôn ngữ, kỹ thuật, khoa học, tín ngưỡng, tổ chức xã hội, kinh tế v.v… nhưng nếu xem vào liều lượng và vị trí của mỗi yếu tố: đặt nặng cái này bỏ nhẹ cái kia… thì sẽ nhận ra nét đặc trưng. Thí dụ trong nền giáo dục Việt Nho coi trọng chữ tình ngược với La Hy coi trọng chữ lý. Từ những sự lựa chọn và đặt nỗi đó cơ cấu luận có thể đi tìm lý do thầm kín của những sự lựa chọn này, rồi từ đó phân ra vài loại lớn như chúng tôi đã làm khi phân ra hai loại nguồn gốc văn minh là du mục và nông nghiệp. Như thế ta thấy cái học theo cơ cấu tế vi hơn trước nhiều.

Nhờ sự tế vi đó nên có thể đi vào sâu, và nhờ đi sâu unên có thể đẩy xa hơn việc dùng công thức toán kiểu đại số vào những cái tế vi khiến cho sự suy diễn trở nên xát thiết hơn, rõ ràng hơn. Thí dụ thay vì con số 3 thì cơ cấu có thể biến ra 2+1, hoặc như chúng tôi quen làm theo n ngũ hành với con số 5 thì có thể chia ra 3+2 hoặc là 4+1 dùng để đúc kế những nét đặc trưng của một nền văn hóa; cũng có thể đưa ra những ký hiệu khác như Levi Strauss đã dùng để phân ra 4 lọai giao liên như:

Giao liên có tính chất tương liên (mutualité)
Giao liên đảo lại (réciprocité)
Giao liên xây trên quyền lợi (droit)
Giao liên chú ý đến nhiệm vụ (obligation) (A.S 60).

Theo đó ta c1o thể nói xã hội La Hi đi theo liên hệ hàng ngang chủ nô là + - - chủ có mọi quyền, nô có mọi nghĩa vụ thiếu sự Tương liên đảo ngược phần nào có thể nói như thế về Hán nho là quân thần… còn xã hội Việt Nho đi theo lối hàng dọc như ngũ luân hay song thân có đi có lại. Rồi từ đó đi đến những nhận định tổng quát hơn như lối thân tộc hóa xã hội của ta: gặp người xa lạ ta vẫn dùng những lối xưng hô thân mật trong gia đình: thưa ông, thưa bà, thưa cô, dì, chú, bác, anh, em, chị… ngược với lối vô ngã hóa của Tây khi với bất cứ ai trên hay dưới, thân hay sơ cũng chỉ xưng hô bằng một kiểu duy nhất vô sắc thái là you, vous, il. Như thế muốn đi vào cơ cấu không cần tài liệu mới hay dữ kiện mới cho bằng thay đổi hẳn lối nhìn: lối nhìn này phần lớn hệ tại biết đứng ở toàn cảnh nhìn vào từng phần và tìm giải nghĩa từng phần bằng đặt chúng vào tương quan với toàn bộ. Chính mối tương quan vô hình định tính các loại văn hóa.

Điểm cuối cùng là nhằm tìm ra luật chung bằng cách quy nạp hay suy diễn từ những mẫu mực tự mình kiến tạo ra hầu giúp đem lại cho sự vật quan sát (I xã hội)  tính chất xác định kiểu luật tắc. Như vậy không cần tìm biết xem những mẫu mực kia có thực y như vậy chăng, nhưng là tìm cách phác họa ra được những mẫu mực gần với thực tại để dùng làm tiêu điểm trong việc so đo, xếp loại. Nói khác mẫu mực kiến tạo (modèle construit) là một ý niệm khí dụng chứ không là ý niệm hữu thể (Race 108) không cần biết mẫu mực đưa ra có thực cho bằng biết đó chỉ là dụng cụ giúp nhìn tỏ hơn. Thí dụ khi tôi đưa ra hai dạng thức du mục và nông nghiệp thì không có ý bảo rằng xã hội Việt Nho là hoàn toàn nông nghiệp, còn xã hội La Hy hoàn toàn du mục, nhưng đó là những tiêu điểm giúp cho dễ phân ra những yếu tố nào là nông nghiệp hay du mục, thời nào thì du mục nổi hơn v.v… (sẽ bàn thêm về mẫu kiến tạo này).

Đó là vài ý niệm khái quát về cơ cấu. Bây giờ chúng ta đi thêmmột bước nữa bằng xem đến vai trò ngữ học trong cơ cấu.

3. Vai trò ngữ học

Ngữ học được đưa ra làm thí dụ đặc biệt vì đây là thực thể riêng biệt nhất của con người cũng như là ngã ba mà mọi ngành học phải đi qua. Ngoài ra có một điểm may mắn là ngữ học đã trở thành khoa học xác thiết đến độ có thể dùng làm mẫu cho các khoa khác và được sự đồng ý của nhiều người nghiên cứu hơn hết, hơn cả khoa kinh tế chẳng hạn vì những kế hoạch kinh tế đã thành công ở nơi này không hẳn dùng được cho nơi khác. Ngược lại ngữ học có thể dùng cho mọi ngôn ngữ. Thế mà ai cũng phải công nhận rằng ngôn ngữ là di sản tối quan trọng làm nên một dân tộc, một tổ quốc và được mọi người mặc nhiên chấp nhận không cần lý luận. Nhưng cho tới nay không ai ngờ tới điều đó, cứ tưởng rằng tiếng nói nằm trong quyền lực mình, mình có thể nhận hay không là tùy ý. Nhưng đó là một lầm tưởng vì nó nằm ngoài quyền lực cá nhân, bên ngoài lý trí ý thức tức là nó nằm hầu hết trong miền tiềm thức và được biểu lộ ra ngoài toàn bằng những ước định. Thí dụ cái nhà có thể kêu là ốc là thất là house chẳng hạn có lý nào bắt phải gọi như thế cả: gọi nhà chỉ là một ước định công cộng. Vì là ước định ngoại lý nên không thuộc phạm vi ý thức (của lý trí) mà thuộc phạm vi nằm ngầm của tiềm thức. Đó là điều trước kia không được nhận thức nên khoa ngữ học dừng lại ở đợt ý thức hàng ngang như học về từ ngữ riêng lẻ, tìm giải lý bằng lịch sử v.v… còn cơ cấu sẽ chú ý đến tương quan giữa nghĩa và hình (signifíe et signifiant) chú ý về nghĩa vị học (sémantique) hoặc là về âm vị học… toàn là những cái nằm ngoài ý thức, nên Levi Strauss kêu là cuộc cách mạng âm vị học (révolution phonologique). Oâng Troubetzkoi chia phương pháp âm vị học ra 4 giai đoạn:

- Aâm vị từ bỏ sự nghiên cứu hiện tượng ngôn ngữ có thể ý thức được, để khảo sát hạ tầng tiềm thức của những hiện tượng ấy.
- Đối tượng âm vị học không phải là những đơn vị riêng lẻ mà là những mối liên hệ giữa những đơn vị ấy.
- Aâm vị học đi xa hơn nữa bằng phát hiện những hệ thống âm vị cụ thể và cơ cấu của chúng.
- Sau cùng âm vị học cố tìm ra những định luật tổng quát bằng quy nạp hay diễn dịch.

Sau này nhà ngữ học trứ danh Ferdinand de Saussure nhận ra một chiều kích khác gọi được là hàng dọc thì tự đấy nảy sinh ra cơ cấu trong ngữ lý học (linguistique). Gọi là ngữ lý học vì nó tìm ra những tương quan hoặc thuộc tâm lý hoặc thuộc xã học hay cả lý luận giữa những từ đi đôi, làm nên một hệ thống. Nó cố gắng lặn sâu xuống tiềm thức để đạt độ cơ cấu nằm bên ngoài quyền lực cá nhân. Chính vì thể mà nhiều nhà cơ cấu chối bỏ vai trò cá nhân. Với họ cá nhân chỉ còn như một bộ phân một khí cụ của một cơ cấu lớn lao điều động. Câu thơ của Alain Bosquet nói theo ý đó rằng:

Pour être, moi j’écris
C’est aux mots de comprendre.

Muốn có tôi phải viết (tôi có là do chữ viết ra, thiếu nó tôi hầu không có) chính chữ viết nó hiểu (chứ không phải tôi hiểu). Tôi chỉ là dụng cụ mà cơ cấu chữ nghĩa dùng từng lúc.

Đó là vài ý niệm rất sơ sài về ngữ lý học. Bây giờ chúng ta xem về sử để thấy sự khác biệt giữa lịch sử khoa học và lịch sử theo cơ cấu, cũng gọi là sử hàng dọc.

4. Sử hàng dọc

Khác với sử hàng ngang hay sử khoa học mà tôi quen gọi là duy sử. Duy sử xuất hiện dưới quyền lực của duy lý chú ý đến những biến cố (événementielle) nghĩa là những sự kiện có thực đã xảy ra nên có thể ghi ngày tháng và địa điểm với những nhân vật có thực. Nhưng với cơ cấu thì lại nảy ra một loại sử gọi là hàng dọc (histoire synchronique) vận hành với tiềm thức, không cần thể hiện vào một cá thể vì vậy không thể ghi thời điểm và không điểm, nhưng vẫn gọi được là sử vì có thật tuy không thực (vraie mais irréelle). Nói theo “Chữ Thời” là “hữu thực (vraie) nhi hồ xứ giả” (irréelle). Aùp dụng vào sử thì “hữu thực” là có những tác động, hay nguyên lý chỉ dẫn hoặc lý tưởng được cưu mang… nhưng “vô hồ xứ giả” nghĩa là không cần kết tinh vào cá nhân này hay cá nhân kia. Nhờ đó nó có thể là sơ nguyên tượng hay điển loại tức là một dạng thức phổ biến, còn nằm trong cõi thiên thai (mong muốn) nhưng chưa gặp bước trần ai nghĩa là chưa hẳn có ai hiện thực được như vậy. Nói thế có nghĩa là trong thực tế không cần có những người mang tên là Đế Minh, nhưng có nguyên lý hướng về ánh sáng (tuần thú phương Nam) có những tác động tháo lui trước quân xâm lăng, rồi lấy vợ ở miền Nam, và gọi đó là gặp Vụ Tiên trên núi Ngũ Lĩnh tức là trong miền đất có nền văn hóa đi theo thuyết ngũ hành. Nói tóm có tác động điển hình mà không cần phải có người nào cả. Đó gọi là huyền sử. Huyền sử không nhằm đem tin hay kể lại sự kiện (apprendre) nhưng nhằm nói lên ý nghĩa sâu xa (expliquer). Vì thế cơ cấu nói sử hàng ngang đem tin hay cho biết biến cố nhiều hơn là giải nghĩa còn sử hàng dọc giải nghĩa nhiều hơn đem tin. Histoire synchronique explique plus et apprend moins (142 Simomis). Muốn nghe truyện thì dõi theo sử hàng ngang của các sự kiện. Nhưng muốn hiểu truyện thật sâu thì phải theo sử  hàng dọc đâm thẳng xuống, có vậy mới khám phá ra những yếu tố nằm ngầm. Thí dụ giá gạo tăng vọt tại đâu, lối hàng dọc sẽ không tìm ra giá gạo các năm trước nhưng tìm ở sự tác động hỗ tương giũa các ảnh hưởng kinh tế xã hội ở hiện tại. Trái lại sử hàng ngang chú ý đến dĩ vãng, nhìn về trước nên duy sử có họ với phái duy vãng (xem Chữ Thời). Ngược lại cơ cấu chú ý đến hiện tại nhưng không phải duy hiện tại vì đây là thứ hiện tại được đào sâu để tìm ra cơ cấu đặng khám phá ra cái định luật cấu tạo ra cơ cấu. Vì thế Michel Foucault gọi cơ cấu là khoa khai quật cổ vật (archéologie).

Như thế thì sử học có tính cách đứt đoạn: nghiên cứu về những nhân vật, về những biến cố không bao giờ sẽ thấy được lần thứ hai, với thời gian bất khả phục hồi. Còn sử hàng dọc thì lại cố tìm ra những hình thức tiềm ẩn dưới những định chế của loài người; tiềm ẩn là thoát khỏi ý thức của tác nhân, nhưng lại chi phối tác nhân. Thí dụ những xã hội không chịu giải phóng nô lệ thì lại hướng nhiều về nuôi dưỡng những tin tưởng về thiên thai, âm phủ… để xoa dịu những nạn nhân của chế độ. Vì thế nếu biết đọc sử theo lối hàng dọc sẽ có thể xâu tất cả dòng lịch sử lại một gọi là sử mệnh hay sử hàng dọc nói về  những sơ nguyên tượng sẵn sàng phục hồi. Ngược với sử hàng ngang ghi lại những biến cố cá biệt với những nhân vật có thực, nên bất khả phục hồi.

Trở lên là mấy nét lớn để nhận diện sơ sài cơ cấu. Nói tổng quát thì cơ cấu là một bước cố gắng tổng hợp được đẩy xa hơn trước trong mọi khoa học nhân văn. Với cơ cấu chúng ta sẽ đi vào sâu hơn, mà sâu hơn cũng có nghĩa là đơn giản hơn, tế vi hơn, và từ đó may ra có thể nhận ra mối tương quan nền tảng (di luân du tự) kết hợp tất cả lại thành một toàn bộ đem lại cho các yếu tố rời rạc lẻ tẻ trước kia một sức sống động. Cơ cấu như vậy có thể sẽ giúp chúng ta quét sạch được rất nhiều ý niệm của triết học bản thể (cổ điển) tất cả đều nằm trong tình trạng vì thiếu mất chữ tương. Nếu hiện thực được như thế thì cơ cấu có thể mở ra một giai đoạn mới cho loài người trong việc tìm hiểu nhau hơn. Chương sau chúng ta sẽ tìm hiểu thêm bằng chú ý đến Levi Strauss.

Lm. Kim Định

0 nhận xét: