Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Gia Lai: Xuất hiện ngà voi hóa thạch từ 19.450 năm trước Công Nguyên

Đăng lúc: Chủ nhật - 16/06/2013 12:21
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu chiếc ngà voi hóa thạch cho ông Nguyễn Trường Sơn, cư trú tại thành phố Pleiku.
Chiếc ngà voi hóa thạch thuộc sở hữu của ông Nguyễn Trường Sơn (SN 1964)-thành viên Phân viện Bảo vệ rừng, Hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam. Đây là cổ vật mà ông Nguyễn Trường Sơn được thừa kế lại từ người cha của mình là ông Nguyễn Văn Nam. Theo lời gia đình, ông Sơn cho biết chiếc ngà voi được tìm thấy tại xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, cách miệng núi lửa Hàm Rồng - thành phố Pleiku khoảng 30 km (theo đường chim bay).



Ông Nguyễn Trường Sơn và chiếc ngà voi hóa thạch của mình. Ảnh: Phương Linh
 
Bằng phương pháp phân tích C-14 (phân tích cacbon phóng xạ) do Phòng Thí nghiệm và Phân tích Niên đại-Viện Khảo cổ học trực tiếp thực hiện, chiếc ngà voi được xác định có độ tuổi -19.450 trước Công nguyên (độ tin cậy 95,4%). Chiếc ngà voi nói trên có chiều dài 1,26 mét (chia làm 4 khúc), nặng 24 kg, có màu trắng đục. Trên thân ngà voi còn có nhiều hạt đá nhỏ li ti, nhiều màu sắc.  

Ông Trường Sơn cho biết 4 khúc ngà voi mà ông đang sở hữu chỉ là một phần của chiếc ngà voi thật sự. Bởi theo nguyên lý của ngà voi thì phần ngọn của ngà thường đặc, phần gốc rỗng dần chứa tủy ngà. Căn cứ vào phần rỗng đó có thể xác lập lại chiều dài của phần còn thiếu và kích thước toàn bộ của ngà voi. Theo tính toán ban đầu, chiếc ngà có thể có chiều dài gần 3 mét và có thể nặng tới 50 kg, chu vi chỗ to nhất của ngà có thể lên tới 80 cm.

Với hiện vật này, ông Trường Sơn sẽ sử dụng vào mục đích nghiên cứu đề tài khoa học về kích thước của voi châu Á thời kỳ cổ đại. Và với vị trí phát hiện ngà voi hóa thạch cùng với những hạt đá nhiều màu dính trên ngà voi được dự đoán là nham thạch trong lần phun cuối cùng của núi lửa Hàm Rồng, ông sẽ thử tính toán khoảng thời gian hoạt động cuối cùng của miệng núi lửa này.



Toàn cảnh chiếc ngà voi hóa thạch. Ảnh: Phương Linh



Phiếu kết quả phân tích C-14 của chiếc ngà voi hóa thạch. Ảnh: Phương Linh



Cận cảnh phần gốc rỗng của chiếc ngà voi. Ảnh: Phương Linh

Theo GLO 
Tin Gia Lai tổng hợp
***

Xôn xao ngà voi hoá thạch giá 40 tỷ

18/06/2013 10:00 GMT+7
Chiếc ngà voi hoá thạch được ông Sơn tìm thấy có khối lượng 24kg gồm 4 khúc với tổng chiều dài 1,26m, chu vi gốc ngà voi là 47cm. Theo một số nguồn tin, đã có một số người hỏi mua chiếc ngà voi hoá thạch của ông Sơn với giá 40 tỷ đồng.
Chiếc ngà voi hoá thạch được ông Nguyễn Trường Sơn, trú tại TP Pleiku, Gia Lai tìm thấy trong lòng đất tại vùng rừng núi thuộc địa bàn xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai).
Đây là vùng đất cách miệng núi lửa Hàm Rồng (TP Pleiku) khoảng 30km theo đường chim bay.
ngà voi; hóa thạch
Chiếc ngà voi hóa thạch có niên đại 19.450 năm trước Công nguyên
Chiếc ngà voi được ông Sơn tìm thấy có khối lượng 24kg gồm 4 khúc với tổng chiều dài 1,26m, chu vi gốc ngà voi là 47cm.
Ông Sơn cho biết, theo phân tích khoa học đây mới chỉ là phần ngọn của chiếc ngà voi.
Phần gốc còn lại có thể dài đến 2,70m và chu vi gốc sẽ là 85cm. Như vậy, tổng khối lượng chiếc ngà voi này khoảng 48kg.
Hiện tại, chiếc ngà voi còn dính những hạt li ti có nhiều màu sắc và được cho là thuỷ tinh nham thạch trong quá trình miệng núi lửa đang còn hoạt động bám vào.
Sau khi mang chiếc ngà voi đi kiểm định, Tổng hội địa chất Việt Nam, Viện đá quý – Trang sức đã cấp giấy chứng nhận kiểm định đá quý cho chiếc ngà voi này.
Viện khảo cổ học Việt Nam cũng đã giám định niên đại chiếc ngà voi hoá thạch do ông Sơn tìm được.
Theo kết quả phân tích C - 14 của Viện khảo cổ học, chiếc ngà voi này có từ 19.450 năm trước Công nguyên, với độ tin cậy 95,4%.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký chiếc ngà voi hoá thạch, ông Sơn muốn lưu giữ lại để phối hợp với các nhà khoa học nhằm nghiên cứu về lịch sử liên quan đến loài voi ở Việt Nam thời kỳ trước Công nguyên.
ngà voi; hóa thạch
Ông Sơn và chiếc ngà voi hóa thạch
“Hiện nay, tôi sử dụng chiếc ngà voi cho mục đích khoa học. Khi xác định được độ tuổi của ngà voi, chúng ta sẽ tính được độ tuổi của loài voi thời cổ đại. Rất có thể, loài voi thời trước Công nguyên có thể trạng to lớn hơn rất nhiều so với loài voi bây giở”, ông Sơn nhận định.
Được biết, ông Sơn hiện là chuyên viên động vật rừng, là thành viên của Phân viện quản lý rừng bền vững thuộc Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam.
Cho tới nay, ông Sơn đã thực hiện được khoảng 20 tiêu bản tạo mẫu động vật rừng có giá trị cho Phân viện, góp phần nghiên cứu, bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
Theo một số nguồn tin, đã có một số người hỏi mua chiếc ngà voi hoá thạch của ông Sơn với giá 40 tỷ đồng.
Tiến Thành

0 nhận xét: