Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Đâu Là Việt? Đâu Là Hoa?

Trong dịp Tết năm nay, trên nhiều diễn đàn lại rộ lên sôi nổi những chuyện “muôn năm cũ” quanh chữ Tết, con Rồng, con Lân, ông Táo… Riêng chuyện Mão-Thỏ đã khiến không ít người nhức đầu, rối trí: “Nhà ngữ học Nguyễn Cung Thông thì cho rằng 12 con giáp đến từ Việt Nam vì “Trong số này có con mèo, trước Việt Nam chọn con mèo, sang kia họ hiếm mèo, nhiều thỏ thì họ thay bằng con thỏ.” Ông Nguyễn Phúc Giác Hải dĩ nhiên tin rằng khoa chiêm tinh 12 con giáp thuộc về văn hóa Trung Quốc. Còn Giáo sư Nguyễn Thừa Hỷ đã nói rằng những lý giải về sự tồn tại năm Mèo và năm Thỏ còn “mập mờ”, ông cho rằng chữ Tân trong Tân Mão có nghĩa là Tân/Mới…


Tác giả những dòng tóm lược trên, ông Trần Đông Đức viết: “Thiên can địa chi thuộc về khoa chiêm tinh cổ đại của Trung Quốc. Địa chi 12 vị (tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) chỉ là định danh chu kỳ không có nghĩa là tên của các con vật. Các con vật được cho vào và có tên thông tục ví dụ như mã (ngựa), dương (dê), hầu (khỉ), kê (gà) nhưng các chữ ngọ, mùi, thân, dậu trong chữ Hán không có nghĩa là ngựa, dê, khỉ, gà.” V...v…Tân Mão là Tân gì? Trần Đông Đức (RFA Blog)

Tại thời điểm nhạy cảm này, những bàn luận như vậy lộ ra mong muốn phân biệt rạch ròi những gì là Việt, những gì là Hoa để có nhận thức đúng về mình hòng tránh cái bi hài kịch mồ cha không khóc lại khóc đống mối. Đó là việc hoàn toàn chính đáng. Nhưng khi chưa biết đích thực Hoa là ai? Việt là ai? Đâu là văn hóa Hoa còn đâu là văn hóa Việt thì mọi chuyện bàn luận sẽ mãi chỉ là phiếm đàm!

Những điều quen thuộc, tưởng chừng đơn giản trên nhưng lại là kết đọng của văn hóa. Văn hóa do những cộng đồng người nhất định sáng tạo trong thời gian và không gian nhất định. Vì vậy, muốn hiểu về văn hóa, trước hết phải biết con người của nền văn hóa ấy là ai, từ đâu ra, trải qua tiến trình lịch sử như thế nào?
Trong bài viết này, tôi xin công bố những khám phá lịch sử mới nhất, giúp soi sáng câu chuyện chúng ta đang bàn luận.

Cho đến cuối thế kỷ trước, phổ biến quan niệm cho rằng, các tộc người Việt, Hoa, Miến, Tạng… xuất hiện từ lâu ở nam dải Thiên Sơn. Từ đây người Việt theo sông Dương Tử xuống đồng bằng Hoa Nam rồi lên Hoa Bắc, chiếm toàn bộ 18 tỉnh của Trung Hoa. Người Hoa do sống du mục nên lang thang khá lâu ở vùng hồ Thanh Hải, sau đó vượt Hoàng Hà vào chiếm đất, đuổi người Việt lui dần về phía nam. Đến khoảng năm 333 TCN, người Việt tràn vào đất Việt Nam ngày nay. Từ đầu Công nguyên, người Việt bị người Hoa đô hộ. Do quá trình lịch sử như vậy mà người Việt bị người Hoa đồng hóa cả về di truyền và văn hóa. Những khác biệt văn hóa giữa Việt và Hoa còn tới hôm nay là do chưa đồng hóa kịp.

Nhưng sang thế kỷ này, quan niệm cũ bị phủ định. Bức tranh đích thực thời tiền sử Đông Á được vẽ lại với những nét chính sau:

- 70.000 năm trước, người tiền sử từ châu Phi theo bờ biền Nam Á tới Việt Nam. Tại đây, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết cho ra người Việt cổ thuộc nhóm loại hình Australoid. Người Việt cổ di cư tới châu Úc và các hải đảo Đông Nam Á, Ấn Độ, Miến Điện. Khoảng 40000 năm trườc, người Việt đi lên Trung Quốc và sau đó sang chiếm lĩnh châu Mỹ. Khoảng 15 đến 20000 năm trước, từ Hòa Bình, người Việt mang công dụ Đá Mới, giống kê, giống lúa, giống gà, giống chó lên xây dựng kinh tế nông nghiệp ở Trung Quốc. Cho tới 4000 năm TCN, trên đất Đông Á, người Việt xây dựng nền văn hóa nông nghiệp sớm và rực rỡ nhất thế giới. Ngoài văn hóa vật thể mà ta đã biết, người Việt sáng tạo văn hóa phi vật thể đặc sắc: Âm, Dương, ngũ hành, Hà đồ, Lạc thư, Bát quái và sách Dịch rồi chữ vuông, cội nguồn của chữ Hán ngày nay.

- Khoảng 40000 năm trước, có những nhóm riêng rẽ người Mongoloid từ Việt Nam đi lên Tây Bắc Trung Quốc. Từ săn bắt hái lượm họ chuyển sang sống du mục, trở thành tổ tiên chủng Mongoloid phương Bắc.

- Khoảng 6000 năm TCN, tại trung lưu Hoàng Hà diễn ra sự tiếp xúc và hòa huyết giữa người Mông Cổ và người Việt, sinh ra chủng Mongoloid phương Nam, là chủ nhân của văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều.

- Cũng có những nhóm nhỏ Mongoloid từ xa xưa, theo ven biển Đông tới sống ở vùng cửa sông Dương Tử. Khoảng 6000 năm TCN, người Việt nông nghiệp tiến dần ra phía biển và gặp gỡ, hòa huyết với người Mongoloid, sinh ra chủng lai Mongoloid phương Nam. Họ là chủ nhân của văn hóa Hà Mẫu Độ.

- Khoảng 2600 năm TCN, người Mông Cổ xâm lăng đất của người Việt. Một bộ phận người Việt di tản xuống vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Người Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ trong dòng di tản mang gen Mongoloid hòa huyết với người bản địa, tạo ra quá trình Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á.

Vào Trung Nguyên, người Mông Cổ từ bỏ phương thức du mục, học nghề nông cùng văn hóa của người bản địa đồng thời hòa huyết với người Việt, sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới. Kế tục địa vị của cha ông Mông Cổ, lớp dân cư này thống lĩnh xã hội, tự gọi là Hoa Hạ, coi người Việt xung quanh là Tứ Di. Với thời gian, đại bộ phận người Việt trong vùng bị chiếm đóng chuyển hóa di truyền thành chủng Mongoloid phương Nam.

Trong khi các vương triều Trung Hoa chiếm lĩnh Trung Nguyên thì xung quanh họ vẫn là những quốc gia Việt hùng mạnh: Ba, Thục phía tây; Ngô, Việt, Sở phía đông; còn phía nam là Văn Lang. Do ly loạn, dân số bị xáo động, người Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ di tản ra xung quanh, đem gen Mongoloid hòa huyết với người địa phương khiến cho đa số dân cư Việt chuyển hóa thành Mongoloid phương Nam, được gọi là người Việt hiện đại. Cho đến 2000 năm TCN, đại đa số dân cư Đông Á chuyển hóa thành chủng Mongoloid phương Nam. Hiện tượng này được nhân chủng học gọi là quá trình Mongoloid hóa dân cư Đông Á.

Thế kỷ III TCN, khi Tần Thủy Hoàng thôn tính Ba Thục, Sở và một phần Văn Lang, đã sáp nhập đất đai, dân cư và văn hóa các quốc gia Việt này vào đế chế Tần. Thực chất của việc này là sáp nhập khối dân cư Việt vào khối Hoa Hạ vốn cùng chủng tộc và cùng nền văn hóa dựa trên cơ sở văn hóa nông nghiệp Việt cổ. Lưu Bang dựng nước trên cương thổ, dân cư và thể chế nhà Tần. Là người Việt sống bên dòng Hán thủy, ông lấy tên tộc của mình đặt cho vương quốc. Hán, Hàn, Hon, Hòn là những tên gọi khác nhau của các nhóm người Việt sống trong vùng. Thoạt đầu, Hán là danh xưng của vương triều. Đến thời Nguyên, để phân biệt với người Mông Cổ, người Trung Hoa được gọi là người Hán.
Từ quá trình hình thành dân cư Đông Á như vậy, ta rút ra những kết luận quan trọng:

1. Người Hoa và người Việt cùng do sự hòa huyết giữa người Việt cổ (Australoid) và người Mông Cổ sinh ra nên cùng là chủng Mongoloid phương Nam.
2. Là con lai Việt - Mông, sống trên đất Việt với nhân số đông áp đảo và văn hóa phát triển, người Hoa Hạ đã học văn hóa Việt để xây dựng văn minh Trung Hoa. Đồng thời văn hóa Trung Quốc là sự gồm thâu văn hóa Việt do cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng. Như vậy, về nguồn gốc, văn hóa Trung Hoa cũng là văn hóa Việt.
3. Sự khác biệt giữa văn hóa Hoa và Việt chỉ là ở chỗ, văn hóa Hoa đậm sắc thái Mông Cổ du mục hơn. Điều này được Khổng tử chỉ ra: “Cưỡi ngữa, bắn cung, đánh trận là thế mạnh của người phương Bắc. Khoan dung nhân hậu là sức mạnh của người phương Nam.”

Từ chiều sâu văn hóa soi chiếu vào truyền thuyết cùng tư liệu lịch sử, ta thấy:
Truyền thuyết Trung Hoa cho rằng người Hoa là “Viêm Hoàng tử tôn”. Điều này hoàn toàn chính xác về di truyền học vì họ được sinh ra từ sự kết hợp giữa chủng Mông Cổ của Hiên Viên và chủng Việt của Thần Nông Viêm Đế. Truyền thuyết Trung Hoa nói rằng Phục Hy làm Dịch. Phục Hy sinh khoảng 3000 năm TCN, có nghĩa là Dịch được làm ra ít nhất nửa thiên niên kỷ trước khi người Hoa Hạ ra đời. Vì vậy, cố nhiên, người Hoa Hạ không thể là tác giả của Dịch. Nói đến Dịch là phải nói đến Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái… cũng như Thiên can, Địa chi ! Vậy tại sao trong địa chi của Việt là Mão còn các nước châu Á khác là Thỏ? Chỉ có thể giải thích như sau: Mười hai Địa chi trong đó có Mão được người Việt sáng tạo rồi đưa lên Trung Nguyên. Người Hoa Hạ đã học tri thức này cùng văn hóa của tổ tiên Viêm Việt như ngôn ngữ và chữ vuông. Nhưng khi xây dựng nền chính thống của các vương triều Trung Hoa, vì tính tự tôn đã không chấp nhận con Mèo xa lạ với người phương Bắc nên đổi Mão 卯 thành con Thỏ quen thuộc. Thỏ trở thành con vật trong chi thứ bốn của Địa chi Trung Quốc. Vào thời Chiến quốc, do đại loạn, nhiều nhóm dân cư từ Trung Quốc di tản sang các nước láng giềng: Lào, Thái, Nhật, Triều Tiên… Những sắc dân này mang theo Địa chi với con Thỏ về địa bàn mới. Trong khi đó, là người sáng tạo ra can, chi và trụ vững trên lãnh thổ cố cựu của mình, người Việt duy trì con Mão.

Đó chỉ là một ví dụ cho thấy việc phát hiện lịch sử hình thành dân cư và văn hóa Đông Á là chìa khóa để giải mã những vấn đề lớn lao khác của văn hóa.

Khai bút Xuân Tân Mão

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Gs.Hải Biểu Diễn Nhạc Hiện Đại Với Đàn Môi Bằng Kim Loại

Gs.Hải Biểu Diễn Đàn Môi Bằng Tre



Đàn môi là từ tiếng Việt để chỉ một loại nhạc cụ dân tộc làm bằng tre, phổ biến hầu hết trong các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau. Trên thế giới nhiều nước cũng có đàn môi với tên gọi khác và chất liệu làm đàn cũng khác so với loại đàn môi ở Việt Nam, một ví dụ là Jew's harp, phổ biến ở Châu Âu.

Đàn môi Việt Nam thường làm bằng 1 miếng đồng dát mỏng hay mảnh tre vót mỏng tạo dáng chiếc lá tre. Người ta cắt một chiếc lưỡi dài theo chiều thân đàn, phần đầu lưỡi rời ra chỉ còn phần gốc dính vào thân đàn. Chiếc lưỡi này là bộ phận rung của nhạc cụ. Phần cuối thân đàn có buộc 1 sợi dây hay có 1 tay cầm. Khi thổi người ta giữ sợi dây hay tay cầm bằng tay trái, đặt đàn cách đôi môi một chút, đủ để không chạm vào răng. Ngón cái của tay phải bật vào đầu đàn khiến lưỡi rung lên, chuyển chấn động đến khoang miệng và vang lên trong khoang miệng. Khi thay đổi khẩu hình âm thanh sẽ phát ra khác nhau, tuy nhiên số lượng âm không nhiều, cao độ không chuẩn, hơi nhòe và nghe nhỏ.

Đàn môi được dùng trong sinh hoạt giao duyên tỏ tình, nam hay nữ sử dụng đều được. Họ đánh những bài tình ca mà ai cũng thuộc nên người nghe ngầm hiểu ý của người sử dụng nhạc cụ.

Gọi đàn môi là do thói quen gọi lâu ngày ở Việt Nam. Thật ra nhạc cụ chưa hẳn là đàn, bởi vì các nhà nghiên cứu phân tích nó theo nhiều cách khác nhau. Có người cho rằng đàn môi là nhạc cụ dây vì có lưỡi là dây rung, khoang miệng là bộ phận tăng âm. Người khác bảo đàn môi là nhạc cụ hơi vì chiếc lưỡi làm nhiệm vụ lưỡi gà như trong khèn. Quan điểm thứ 3 cho rằng nó là nhạc toàn thân rung vang, nguồn âm thanh xuất phát từ chiếc lưỡi rung toàn thân. Nếu chấp nhận đàn môi là nhạc cụ dây thì ta có quyền gọi nó là đàn.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0n_m%C3%B4i_(Vi%E1%BB%87t_Nam)

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Hoa Bò Cạp Vàng

Chùm hoa Bò Cạp Vàng đầu tiên nở sau Tết.
Năm nay hoa Bò Cạp Vàng nở sớm hơn mọi năm.



LỢI ÍCH CỦA CÂY BÒ CẠP VÀNG

TT – Cây thuộc chi Cassia là một trong số các loài cây nở hoa quanh năm. Cây có những chùm hoa vàng sáng rực rỡ với hình dáng đặc biệt được gọi tên bò cạp vàng. Ở VN, loại cây này xuất hiện nhiều ở Đồng Nai, TP.HCM…

Tên khoa học là Cassia fistula, được trồng làm cảnh ở nhiều nước trên thế giới và cũng đã được y học ghi chép từ rất lâu trong dược điển Ấn Độ. Nó được gọi là “aragvadha” nghĩa là “tiêu diệt bệnh”.

Cây được dùng chữa các chứng như sốt cao, viêm khớp, táo bón, các dạng xuất huyết hoặc chảy máu, các rối loạn tim mạch, các bệnh thần kinh và chứng thừa axit trong dạ dày.

Hoa bò cạp vàng

Tác dụng trong y học: tất cả bộ phận của cây đều có tác dụng làm thuốc, tuy nhiên quả là thành phần chính của vị thuốc này.

1. Tác dụng nhuận trường: cơm quả được xem là loại thuốc nhuận tẩy hiệu quả và rất an toàn khi sử dụng cho trẻ em, người già, phụ nữ mang thai. Lấy khoảng 50 gam cơm quả ngâm trong nước và để qua đêm, đến sáng lọc lấy dịch quả và pha thêm 25 gam đường rồi uống trong ngày. Cơm quả giúp xổ nhẹ, dễ chịu và an toàn, không độc hại.

Nếu muốn tẩy xổ thì lấy khoảng 4 gam cơm quả rồi trộn với 4 gam đường hoặc 4 gam cơm quả me. Dùng liều cao 30-60 gam có tác dụng xổ mạnh, nhưng có thể gây đau bụng, nôn mửa và đầy trướng bụng, tốt hơn nên dùng chung với các dược liệu khác như lá phan tả diệp.

2. Chữa cảm lạnh: rễ cây được dùng chữa cảm lạnh. Trường hợp chảy nước mũi nhiều, lấy rễ cây đốt rồi xông khói theo đường mũi sẽ có tác dụng thông khí quản và sạch niêm mạc mũi.

3. Tác dụng hạ sốt: rễ cây được xem là thuốc hạ sốt tốt. Lấy dịch chiết rồi sau đó cô đặc thành cao uống trong ngày sẽ hạ sốt nhanh.

4. Chữa rối loạn đường ruột: trường hợp trẻ em bị đầy hơi, trướng bụng, lấy cơm quả đắp trên rốn trẻ sẽ giúp trẻ dễ đi tiêu. Hoặc lấy cơm quả trộn chung vài giọt dầu hạnh nhân, thoa nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ sẽ giúp dễ tiêu hóa.

5. Chữa rét run do say thuốc: cơm quả rất hữu ích trong trường hợp bệnh nhân bị mất ý thức hoặc mất cảm giác, do dùng quá liều các loại thuốc gây nghiện như cocain hoặc thuốc phiện. Lấy 24 gam cơm quả trộn chung 1/4 lít sữa nóng rồi ngậm trong miệng như thuốc súc miệng sẽ giúp giảm bớt triệu chứng trên.

6. Các bệnh ngoài da: dùng lá cây để chữa các trường hợp da bị kích ứng hoặc dị ứng gây sưng tấy và đau đớn. Dịch ép của lá hoặc dạng bột nhão đắp lên vùng bị nhiễm rồi băng kín lại, áp dụng vài lần sẽ khỏi.

7. Lá còn chữa phù thũng, chữa đau khớp hoặc liệt nhẹ, lấy lá tươi vò nát và chà xát trực tiếp trên chỗ bị đau hoặc bị tê liệt.

Ngoài ra hoa bò cạp vàng còn được dùng như một loại rau cải ăn sống, nấu canh rất phổ biến tại nhiều vùng ở Ấn Độ.

Nguồn: http://cayxanhviet.com/?p=330

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Bàn Về Tên Gọi Tám Quẻ Cơ Bản Của Kinh Dịch

Ngày nay việc tìm về nguồn gốc Kinh Dịch đối với các nhà Dịch Học Trung Quốc vẫn là nỗi khắc khoải khôn nguôi. Họ không còn tin vào huyền thoại Phục Hy.Họ muốn có câu trả lời từ chính những chứng cứ khoa học,nhưng chẳng có đáp án nào thoả mãn được họ.Phùng Hữu Lan cho rằng đời Thương chưa có chứng cứ về Dịch.Diệp Phước Tường nói rằng trong sách Thượng Thư,thiên Thương Thư không nói đến Dịch,thiên Hồng phạm có ghi Cơ tử truyền Hồng phạm cữu trù cho Võ Vương, Cơ tử tinh thông ngũ hành sao lại không đá động đến Dịch,lại nữa Giáp cốt văn không có chữ quái vậy là đời Thương không có Dịch,việc Văn Vương soạn Dịch không đáng tin.(Chu Dịch tư tưởng tổng hợp phân tích) Trương Chính Lãng dựa vào Giáp cốt văn cho rằng các loại quẻ chữ số là tiền thân của quẻ Dịch,nhưng quẻ Dịch chỉ hạn định trong 64 quẻ còn quẻ chữ số có đến hàng trăm quẻ,hai cơ chế khác nhau,không thể có chuyện hôn nhân cưỡng bức.Cố Hiệt Cương cho rằng Dịch có nguồn gốc từ những chiêm từ của bọn vu thuật,nhưng quái từ và hào từ của Kinh Dịch lại được căn cứ vào chính quái tượng để viết ra,không thể gán ghép gượng ép được.

Càng muốn biết rõ cội nguồn Kinh Dịch mà lại giữ nguyên huyền thoại Kinh Dịch là sáng tạo của người Hoa họ sẽ mãi mãi lâm vào thế “đê dương xúc phiên,bát năng thoái,bất năng toại”(quẻ Đại Tráng). Đúng như Vương Ngọc Đức trong sách Bí Ẩn của Bát Quái nhận định “Nếu vẫn theo phương thức tư duy của các học giả thời xưa,thì hai ngàn năm nữa cũng chưa làm rõ được vấn đề” (tr 27).

Gần đây,Hoàng Ý Lục,một người Trung Quốc thuộc dân tộc Tráng (ta gọi là dân tộc Choang), ở Vân Nam đã gây chấn động trước học giới Trung Quốc khi trưng ra nhiều chứng cứ cho rằng Kinh Dịch có nguồn gốc từ dân tộc Tráng, ông cho rằng Kê quái của người Tráng là tiền thân của Dịch quái,quái danh được gọi theo ngôn ngữ Tráng tộc chứ không phải theo ngôn ngữ Trung Hoa.Hoàng Ý Lục viết:” “bát quái đích quái danh thị Hán tự đãn bất thị Hán tự ý tứ”(quái danh của bát quái viết theo dạng chữ Hán nhưng ý tứ không theo chữ Hán) (1).Ông nói rõ tên tám quẻ đó do người Trung Quốc dùng chữ Hán ký âm ngôn ngữ của dân tộc thiểu số,dân tộc Bách Việt còn gọi là Tiên Việt (dụng Hán tự ký âm đích thiểu số dân tộc ngữ ngôn) (2).

Người Tráng là dân tộc thiểu số có số dân rất đông ở Trung Quốc,hiện cư trú tại các vùng Vân Nam,Quảng Tây,Quảng Đông,Quý Châu.Tổ tiên họ thường xưng là Âu Việt,Lạc Việt.Họ cũng là người Tày,người Nùng ở Việt Nam.

Phần đóng góp của Hoàng Ý Lục có tính đột phá đối với Dịch giới Trung Quốc,mở ra một lối tư duy mới không theo lối mòn. Đây cũng là những chỉ dấu quan trọng làm sáng tỏ con đường trở về với đất mẹ Việt Nam của Kinh Dịch.Từ 5000 năm trước Tráng tộc là một trong những chi lưu Bách Việt đã đưa Kinh Dịch hội nhập vào thế giới người Hoa,ngày nay cũng chính họ sẽ lại là người dẫn đường cho cuộc hành trình trở về nơi chôn nhau cắt rốn của Kinh Dịch.

Tổ tiên Việt Nam gọi Kinh Dịch là Kinh Diệc,một loài chim nước giống Cò, điều này thấy được trên trống đồng Ngọc Lũ và Hoàng Hạ.Diệc cùng âm với Dịch,người Hoa bèn gọi là Kinh Dịch và chuyển đổi hình ảnh con Diệc thành con Tích Dịch.

Kinh Dịch là Lạc thư của người Việt (Lạc Việt-Việt Nam) .Lạc Thư chính là Diệc Thư.Khi nghiên cứu Sơn Hải Kinh,Hoàng Ý Lục phát hiện “ Chữ Dịch của Kinh Dịch ,bản thân chính là hình tượng của ‘phi điểu” (chim bay),Dân tộc Tráng,dân tộc Bố Y hậu duệ của dân tộc Tiên Việt gọi điểu là Lạc.Lạc thư cũng chính là Điểu thư.(Dịch Kinh chi Dịch,bổn thân tựu thị phi điểu đích hình tượng”..”do vu Tiên Việt chi dân đích hậu duệ Tráng,Bố Y đẳng dân tộc bả điểu khiếu tố Lạc (洛 hay 骆)…cố Lạc thư dã tựu thị điểu thư) (2).Không phải Tích Dịch là loài chim mà Diệc mới chính là loài chim.Trong suốt thời các vương triều dân ta vẫn gọi Kinh Dịch là Kinh Diệc,Tự điển của Pierre Pigneaux de Béhaine ,thế kỷ XVIII,chỉ ghi Kinh Diệc,không ghi Kinh Dịch.

Kinh Dịch là sản phẩm của phương Nam (nơi sản sinh lúa nước) chứ không phải là phương Bắc(nơi chỉ chuyên trồng kê).

Các nhà khảo cổ Việt Nam đã khai quật được hai cái nồi gốm tại di chỉ Xóm Rền thuộc nền văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên,mỗi nồi có khắc ghi một quẻ Dịch (4 vạch/vành, đọc theo phép hổ thể) (3).Hình thái này sẽ được văn hoá Đông Sơn bảo lưu và chuyển dịch thành quẻ 6 vạch/vành rõ nét hơn. Điều này chứng tỏ dấu tích Kinh Dịch có tại Việt nam sớm hơn Trung Quốc,vậy là cách đây khoảng 5000 năm tổ tiên ta đã phát minh ra Kinh Dịch,về sau mới được truyền sang Trung Quốc (trung gian là Bách Việt Hoa Nam).

Ngày nay tại Trung Quốc việc nghiên cứu,tìm hiểu, ứng dụng Kinh Dịch càng ngày càng tăng tốc như vũ bão.Nhiều trường Đại Học Trung Quốc đều có dạy Kinh Dịch và có sở nghiên cứu Kinh Dịch.Trong khi đó tại nước ta việc nghiên cứu Kinh Dịch đã không được chú trọng đúng tầm mức. Đáng tiếc là chúng ta không ý thức được Kinh Dịch là quốc bảo nên quá thờ ơ với tâm huyết của tổ tiên.

Trung Hoa cho rằng Dịch là con Tích dịch thường hay biến đổi màu sắc tượng trưng cho sự biến dịch,nghĩa này cũng tương tự như nghĩa Dịch gồm hai chữ nhật và nguyệt, đều là nghĩa thứ phát mang màu sắc triết lý,chỉ là suy diễn sau khi Dịch /Diệc đã thành hình và phát triển.Theo Cao Hanh trong Chu Dịch cổ kinh kim chú Dịch cùng âm với hịch (vu hịch) là chức quan coi bói nên sách của họ cũng gọi là hịch (như sách của Sử quan gọi là Sử).Hịch chuyển thành Dịch,các sách bói đều gọi là Dịch như Liên Sơn Dịch,Quy tàng Dịch,Chu Dịch.

Vậy là sách Hịch chuyển thành Dịch,sách Diệc cũng chuyển thành Dịch.Hai sách của hai dân tộc khác nhau, được đồng hoá vào cùng một từ,cuộc sáp nhập trùng khớp thật là nhẹ nhàng , êm ái.

Vào thời kỳ mà người Trung Hoa chưa tìm thấy bản vẽ các quẻ trong Kinh Dịch thì tổ tiên ta đã khắc đầy đủ các quẻ Dịch trên đồ gốm Phùng Nguyên và đồ đồng Đông Sơn với hình tượng rất rõ ràng,tiến lên bậc cao hơn họ còn có thể trang trí những quẻ Dịch đó với nhiều hoạ tiết phong phú. Điều đó nói lên rằng họ đã quá nhuần nhuyển với quẻ Dịch để có thể biến hoá ra thiên hình vạn trạng.

Kinh Dịch được hình thành bởi hai hào âm dương,có thể nói không có hào âm hào dương,biểu thị cho hai năng lực đối lập trong vũ trụ, thì không thể tạo ra Kinh Dịch.Trong các bản kinh Dịch phổ thông ta thấy hào âm được biểu thị bằng vạch đứt,hào dương được biểu thị bằng vạch liền. Hào âm vạch đứt không phải là dạng nguyên thuỷ mà đã được người Hoa cải biến,thật ra trên trống đồng hào âm được khắc là hào có nhiều chấm …..,hoặc là vành trắng nằm giữa hai đường song song, không có hoa văn trang trí.Hào dương nguyên thuỷ do tổ tiên ta sáng chế là hào có vạch liền hoặc là hào nằm giữa hai đường song song và có hoa văn trang trí(4).Quách Mạt Nhược cho rằng hào Dương lấy từ hình tượng sinh dục nam,hào âm là hình tượng sinh dục nữ.Thật ra hào dương được tổ tiên ta lấy từ hình tượng ngọn giáo,cây gậy hay khúc cây làm chày giả gạo (tượng cho trường, đường,miên tục),còn hào âm là hình tượng những lỗ đâm trên đất để gieo hạt (tượng cho hạt, điểm,gián đoạn).

Kinh Dịch được sáng tạo qua những đúc kết từ những kinh nghiệm lao động,nên hết sức giản dị, dần dần phát triển thành triết lý hướng dẫn nhân sinh càng ngày càng phức tạp.

Hai hào âm dương nếu lần lượt chồng lên nhau sẽ cho ra 8 quẻ đơn là Càn,Khảm,Cấn,Chấn ,Tốn ,Ly,Khôn , Đoài.

Nếu ta hỏi các nhà Dịch học Trung Hoa ,tại sao quẻ có ba hào dương gọi là quẻ Càn,ba hào âm gọi là quẻ Khôn, Càn nghĩa là gì?Khôn nghĩa là gì?Các quẻ kia nghĩa thế nào? Họ không trả lời được.

Các nhà Dịch Học Trung Hoa lúng túng khi muốn giải nghĩa danh xưng tám quẻ vì họ cứ tưởng đó là tiếng Hoa (Quách Mạt Nhược,Văn Nhất Đa thử giải quyết nhưng bất thông.Quách Mạt Nhược cho Càn là do chữ Thiên cổ bẻ ra,Văn Nhất Đa cho Càn vốn là Oát biệt danh của sao Bắc Đẩu viết nhầm.Khổng Dĩnh Đạt cho thể của trời gọi là Thiên,dụng của trời gọi là Càn .

Họ không hiểu được nghĩa của tên 8 quẻ đó vì họ không ngờ 8 chữ đó chỉ dùng để ghi âm tiếng Việt (Việt Nam )

Quẻ Càn còn đọc là Kiền hay Can,theo Lý Phú Tôn trong Dịch kinh dị văn thích (5): Càn (乾),Cán (幹), Can (肝) dùng thông với nhau.
Càn được người Việt đặt tên theo nghĩa hào dương do ba khúc cây được can lại, ghép lại với nhau.Người ta can các thanh gỗ lại thành sàn (nhà) hay giàn (đậu,bầu) cứng chắc, có thể đi lại trên đó vẫn không gãy đổ.Qua đó suy ra quẻ Càn có đức tính kiện (cứng chắc),phát sinh nghĩa triết lý “càn,kiện dã” rồi được người Trung Hoa suy diễn tiếp “thiên hành kiện,quân tử dĩ tự cường bất tức”.Bạch thư Chu Dịch không gọi quẻ này là Càn mà gọi là Kiện (với nghĩa cứng chắc),chứng tỏ Càn/Can chỉ là thuật ngữ,Can chuyển nghĩa sang Kiện để người Hoa trực tiếp hiểu được ý nghĩa của quẻ. Khi can các khúc cây lại với nhau để được chắc chắn ,ta phải buộc chúng lại,chẳng hạn ta có thể buộc lại bằng những sợi lạt theo các nuộc hình chữ x.Chữ hào (còn đọc hiệu hay giáo) là hình hai chữ x chồng lên nhau,chính là do từ hình tượng các nuộc lạt hình chữ x tạo ra.Hào là chữ kiện chứng cho Can hay Càn.

Gọi hào là khắc vạch là diễn tả cách người ta viết,hay khắc hay hoạ quẻ (quái).Thực tế thì người xưa làm Dịch chỉ cần mấy khúc cây,thanh gỗ,hay que củi,thẻ tre đánh dấu mặt dương,mặt âm rồi sắp lại với nhau ,thay đổi lần lượt vị trí âm,dương là có thể nói chuyện về Dịch.Vì tổ tiên ta sắp xếp các que lại với nhau thành tổ hợp ba hay sáu que,nên gọi tổ hợp đó là quẻ.

Người Hoa phiên âm quẻ thành quái. Họ lấy chữ khuê làm âm thêm chữ bốc biểu ý tạo thành chữ quái, đây là chữ mới,trong Giáp cốt văn không tìm thấy chữ quái.

Họ giảng quái là treo lên (quái giả, quái dã),khi bói được một quẻ đem treo lên gọi là quái.Trương Huệ Đống nói là bói được một quẻ thì vạch trên đất (thổ) nên chữ quái mới có chữ khuê hai chữ thổ.Chữ Nôm cũng viết chữ que bằng chữ khuê (có âm tương tự) ,viết chữ quẻ bằng chữ khuê hay chữ quế (mộc + khuê).

Vậy là quẻ đẻ ra quái chứ không phải quái sinh ra quẻ.Người Hoa đã lấy âm khuê (gui) để ghi âm que ,quẻ của người Việt.Tượng của hào dương là một vạch,tượng của hào âm là một chấm hay nhiều chấm,hai tượng này ghép lại với nhau chẳng khác gì hình dạng chữ bốc.Với chữ quái gồm chữ khuê đi với một vạch đứng và một chấm,dùng ngữ ngôn tiếng Việt (Việt Nam) ta có thể đọc ngay định nghĩa của chữ này: Quái là Quẻ là tổ hợp các que (khuê) dương (vạch đứng) hay âm (chấm).

Tại sao không gọi hào là vạch, que,thanh,khúc,thẻ mà gọi là hào? vì hào diễn ý một vạch ,một que,một thanh, một khúc có liên hệ ràng buộc qua lại với nhau như những nuộc lạt buộc lại, âm dương giao dịch,chứ không đơn thuần là vạch,là que.

Quẻ Khôn :Khôn gồm ba hào âm,là hình tượng những lỗ tra hạt hay hố trồng cây,nên được khắc bằng những nét chấm chấm …..,hoặc những lỗ tròn ooooo.Đó là hình ảnh một khu đất ,một thửa ruộng chứa đầy những lỗ ,những hố được con người cho hạt hay cây giống vào .Từ những lỗ,hố đó cây cối mọc lên đem lại lương thực cho họ,họ khen những lỗ ,hố đó là khôn ngoan biết chìu theo ý người.Cho nên quẻ toàn âm được gọi là Khôn.Khôn có đức quẻ là thuận,thuận theo ý người,rồi phát triển thành nghĩa triết học âm thuận theo dương.

Ta còn một cách hiểu khác:

Theo tự dạng chữ khôn gồm có chữ thổ (đất) + chữ thân ( địa chi thân) thì ta có thể suy ra khôn là để diễn ý chôn,chôn là do hạt được chôn vào lỗ,cây chôn vào hố.Nếu bộ thổ chỉ ý khôn là đất thì thân phải là từ chỉ âm nhưng khôn đọc là kun còn thân đọc là shen như vậy là không đúng với cách cấu tạo từ của Trung Hoa.Chữ thân đi với bộ thổ chỉ tạo một từ đọc là kun,còn thân (shen) đi với các bộ khác để làm âm thì có nhiều từ :thân (với bộ nhân) là duỗi ra,thân (với bộ khẩu) là rên rỉ,thân (với bộ mịch) là dải thắt lưng của đại phu.

Trên trống Đông Sơn có hình cái trống da mà dạng hình của nó giống như chữ trung,khi trống đánh xong nếu gát dùi trống vào giữa ,như là chữ trung có gạch ngang ở giữa,thì trùng với tự dạng chữ thân.Tục lệ ngày xưa đánh trống xong thì chôn trống xuống đất,khi nào có lễ thì cúng tế rước trống lên.Tục lệ này có lẽ chỉ áp dụng cho trống đồng là loại trống đặc biệt dùng để tế lễ (nhờ vậy mà nhiều trống lễ đã thoát khỏi bàn tay phá huỷ của quân xâm lược).Phải chăng vì thế mà khôn được cấu tạo để diễn ý chôn (trống tế xong xuống đất).

Quẻ Ly: Ly chỉ là chữ ký âm của lửa người Hoa đọc là lí,tổ tiên ta hình dung hai hào dương tựa như hai khúc cây chà xác vào nhau tạo ra lửa (hình dạng hào âm).Quẻ này Bạch thư Chu Dịch ghi là La,người Hoa đọc là luó cũng gần với âm lửa.Sở dĩ có sự khác nhau là vì quẻ Ly được hai người Trung Hoa thu nhận âm lửa vào những thời khắc khác nhau,không gian khác nhau nên ghi âm na ná nhau mà thôi.Chữ Nôm ghi âm lửa bằng chữ lã,cũng tương tự nhau.Lửa phải dựa vào vật khác mới phát sinh nên đức của nó là lệ (lệ thuộc,dựa vào)

Quẻ Khảm:ai cũng biết khảm là thuỷ nhưng tại sao người Hoa lại không dùng bộ thuỷ mà lại dùng bộ thổ để viết chữ khảm,vô lý, vậy khảm chỉ là chữ Hán dùng để ghi âm tiếng Việt.Người Việt thường nói khảm thuyền qua sông (đưa thuyền qua sông),hoặc khảm xa cừ (gắn xa cừ vào miếng gỗ để trang trí).Ta có thể hình dung hào dương ở giữa hào âm như chiếc thuyền được khảm qua sông,hoặc là vật được khảm vào. Đức của quẻ khảm là hãm (trũng,lún),hào dương như bị hãm vào giữa hầm hố giống như bị đưa vào chốn hiểm nguy,từ đó phát sinh nghĩa triết học của quẻ khảm là hãm (hiểm)
.
Quẻ Cấn: Rõ ràng cấn là tiếng Việt trong nghĩa cấn cái,quẻ được hình dung như một khúc cây bị cấn trên miệng hố. Đức của quẻ Cấn là chỉ,nghĩa là dừng lại,là cấn (không di chuyển được).Từ đó phát sinh nghĩa triết học cấn = chỉ.

Trung Hoa gọi quẻ Cấn là quẻ Sơn có tượng là núi (hình tượng dừng lại,không xê dịch) nhưng trong hào từ quẻ Cấn không có hào nào nói đến núi. Đây là nhận xét của Cao Hanh trong “Chu Dịch cổ kinh kim chú”:”Quái hào từ của quẻ Càn không câu nào nói về trời,Quái hào từ quẻ Tốn không câu nào nói về gió,Quái hào từ quẻ Ly không câu nào nói về lửa,Quái hào từ quẻ Cấn không câu nào nói về núi.Quái hào từ quẻ Đoài không câu nào nói về đầm.Quái Khôn tuy liên quan đến đất nhưng không nói về đất.Quái Khảm tuy có liên quan đến nước nhưng không nói về nước.Chỉ có quẻ Chấn nói về sấm” (BABQ,tr 63).

Quẻ Cấn không nói đến núi nhưng cả 6 hào đều nói đến Cấn với nghĩa ngăn trở cấn cái:
-Thoán từ : Cấn kỳ bối ( cấn lưng)
-Sơ lục : Cấn kỳ chỉ ( cấn ngón chân)
-Lục nhị : Cấn kỳ phì ( cấn bắp chân)
-Cửu tam : Cấn kỳ hạn ( cấn thắt lưng)
-Lục tứ : Cấn kỳ thân ( cấn mình)
-Lục ngũ : Cấn kỳ phụ ( cấn mép hàm)
-Thượng cửu : Đôn (trên cùng, đỉnh đầu) cấn.

Quẻ Chấn: Đây là hình tượng cái trống đồng lật ngữa ra,hay là cái cối giả gạo, đánh trống hay giả gạo đều gây ra tiếng động ầm ầm như sấm.Vì vậy Chấn (zhèn) dùng để ghi âm sấm hay trống. Chấn thành thuật ngữ,cho nên mới cho đức của quẻ Chấn là động và tượng của quẻ là trống.Từ đó phát sinh nghĩa triết học của Chấn là động,biến động không ngừng.

Quẻ Tốn :là hình tượng của những khúc cây ghép lại thành phên vách ,phía dưới bị thủng nhiều lỗ (khuyết,mất ,tiêu tốn).Phên vách có lỗ để gió lọt vào,tượng của quẻ Tốn là gió (phong), đức của quẻ Tốn là vào (nhập).Nghĩa triết học là nhập.

Quẻ Đoài : Đoài đọc là duì ,quẻ có hình tượng ao đầm, nơi mọi người thường tụ họp ở đó để nấu ăn ,giặt rửa,hội hè, bơi chãi nên không khí rất vui, do đó đức của đoài là vui (duyệt). Đoài chỉ phương tây (theo Hậu thiên đồ),người Việt thường thích dùng tiếng đoài để gọi miền đất nằm ở phía tây,trong khi đó ở Trung Quốc ít thịnh hành.Cam Xã Đoài (Nghi Diên ,Nghi Lộc.Nghệ An),Thôn Đoài (Tam giang,Yên Phong,Bắc ninh),Chèo Đoài Thạch Thất, Xứ Đoài (Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm-Quang Dũng).Ca dao có câu “Làm trai cho đáng nên trai-Xuống đông đông tỉnh,lên đoài đoài tan.” ,”Tiếng ai như tiếng xứ Đoài - ăn cơm thì ít ăn khoai thì nhiều”.”Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông - Một người chín nhớ mười mong một người. ..”Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông- Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào”Nguyễn Bính),”Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ-Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay.Nguyễn Bính).”Chim quyên từ độ bỏ thôn Đoài -Phạm Thiên Thư)

Cũng cần nói thêm ở đây,nếu cho rằng Kinh Dịch có tám quẻ đơn tượng cho tám yếu tố quan trọng trong vũ trụ thì bảy yếu tố :trời đất,nước lửa,sấm gió,núi là chính xác, nhưng còn yếu tố ao đầm,nhỏ nhoi quá so với bảy yếu tố kia có vẻ bất xứng,tại sao lại có địa vị tối hệ trọng như vậy.Dường như nó chẳng xứng tầm với đất nước Trung Quốc bao la mà lại là rất riêng của Việt Nam, ao đầm là chỗ sinh hoạt quen thân thường ngày.Với người Việt –cha đẻ Kinh Dịch-chính cái nhỏ nhoi đó lại là cái tối cần thiết cho cuộc sống,vậy dùng nó đóng dấu (chữ của Kim Định) xác nhận tác quyền kinh Dịch để con cháu sau này nhờ đó mà truy nguyên công tích tổ tiên.Hoàng Ý Lục theo Tráng ngữ nói Đoài có nghĩa là sương tuyết.(2)

Nói cho cùng,người Trung Hoa chỉ dùng các từ Dịch,Hào,Quái,Càn ,Khôn,Ly, Khảm,Cấn,Chấn,Tốn , Đoài như là những thuật ngữ chứ không hiểu đúng nghĩa của chúng,vì những từ đó chỉ để ký âm tiếng Việt ,do người Việt sáng chế, đặt tên cho chúng.Quái hình,quái tượng,quái danh,quái đức theo cách cấu tạo của Văn Lang là một thể thống nhất chứ không phân ly,phân cách như theo cách hiểu của người Trung Hoa.

Kinh Dịch gồm có 8 quẻ đơn,64 quẻ kép,các quái từ ,hào từ cùng các đồ Tiên thiên,Trung Thiên,Hậu Thiên là di sản sáng tạo của tổ tiên người Việt Nam vào thời đại Hùng Vương,hoàn toàn có tính bản địa, là thành quả của nền Văn minh sông Hồng.Chỉ có Dịch Truyện còn gọi là thập dực mới là sáng tác của người Trung Hoa ,Truyện đó dùng để giảng giải phần Kinh,cũng là một đóng góp rất lớn của Trung Hoa vào vũ trụ Kinh Dịch.

Chú thích:
(1) “Tráng tộc kê quái dữ Dịch kinh quái danh quái tượng đích tỉ giảo nghiên cứu” <>).
(2) “Dụng Tráng ngữ phá giải Dịch Kinh bát quái đích lịch sử mê đoàn ---Ký Vân Nam Tráng tộc học giả Hoàng Ý Lục đích Dịch học nghiên cứu”.Hồ Chánh Dân, Đặng Tiến Lợi.(Quảng Tây Chánh Hiệp báo)
(3) “ Kinh Dịch di sản sáng tạo của Việt Nam ” –Nguyễn Thiếu Dũng .
(4) “Chiếc gậy thần- dạng thức nguyên thuỷ của hào âm,hào dương”-Nguyễn Thiếu Dũng .
(5) trong“Tục tu Tứ khố toàn thư”.

Nguyễn Thiếu Dũng
Nguồn:http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=2153

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Tân Niên Tân Mão

Năm nay nhóm thân hữu xóm quê chúng tôi
họp mặt Tân Niên và "Đốt Tết" vào tối mồng 4
để chuẩn bị bắt tay vào năm mới sớm hơn mọi năm




Văn nghệ "cây nhà lá vườn" nhưng rất nhiệt tình

Hai vợ chồng cùng hát để nhớ kỷ niệm xưa

Bài hát tình quê sâu lắng

Mẹ hát còn con thì ủng hộ tinh thần

Trẻ hát nhạc trẻ, già hát nhạc già

Tay đàn khiếm thị nhưng rất chuyên nghiệp

Cái tật mê gõ trống từ nhỏ vẫn chưa chừa được!
*

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Nguồn Gốc và Ý Nghĩa của chữ “Tết” và “Năm”


Bài Khảo cứu chữ Việt Cổ.
Chữ Việt ngày nay chia ra làm Kim văn và Cổ văn: Kim Văn là nói chung về chữ viết của ngày nay, và Cổ Văn là chữ của ngày xưa; ngày nay chữ Việt được viết bằng mẩu tự La-tin, Ngày xưa, chữ Việt được viết bằng chữ Tượng hình; Cổ văn của Việt là Hán-Nôm, lại bị chia ra làm 2 phần Hán-Việt và Nôm.
Khi mà nhắc đến văn tự của thời xưa, thì tự nhiên là phải đặc tên và gọi là “Cổ văn” cho dể phân biệt rỏ ràng! Cổ xưa lại chia ra làm trung cổ, rồi thượng cổ và thậm chí là thời nguyên thủy v v… đó là cái rắc rối khi diễn đạt bằng ngôn ngữ-khác với cách diễn đạt bằng hình ảnh!
Thật ra thì ngôn ngữ chỉ là ngôn ngữ, và chữ viết đơn thuần chỉ là chữ viết; Nhưng, ngôn ngữ và chữ viết luôn luôn biến đổi do hoàn cảnh lịch sử và sự tiến bộ của văn minh và văn hóa của mổi dân tộc và của nhân loại. Chữ Việt của người Việt ngày nay đã là “chữ Việt”, và chữ Viết của người Việt thời xa xưa cũng đã là “chữ Việt”-“chữ Việt cổ”.
Nếu đọc giả đã xem qua những bài viết của tôi trước đây về khảo cứu Hán-Nôm, thì đã thấy rỏ nhiều bằng chứng chữ Việt cổ đã để lại những vết tích rỏ ràng mà ngày xưa do cách gọi tên và cách diễn đạt là Hán, Hán-Việt, NÔm v v…nên đã tạo ra những ngộ nhận, nên đã làm cho người ta có cách suy nghĩ và cách nhìn nhiều khiếm khuyết về “chữ Việt Cổ”-Xem các bài viết :
( Phần trên là nguồn Link của những bài khảo cứu Hán-Nôm trước, có trên nhiều trang WEB)
Bài viết nầy tiếp tục và chứng minh rỏ hơn về chữ Việt cổ, và nhân dịp đón xuân Tân Mảo, xin bàn luận về nguồn gốc và ý nghĩa của những từ ngữ của chữ “Tết”, và “Năm” .
*Khảo Cứu Hán _ Nôm : Chử “Tết” hay “Tiết” =.
Tết là gì? Tết dương lịch của văn hóa phương Tây quá phổ biến trên toàn thế giới! và dần dần thì câu “Happy new year” ai cũng biết! ở đây, xin nói về tết “Ta”, tết của Âm-Lịch.
Tết âm lịch: tết năm mới, tết nước, tết lúa, tết mùa v v..của Việt, Hoa, Ấn,Thái , Mường, Chăm, khmer v v…
Trước hết, ta xét thấy: tiếng Việt ngày nay gọi là Tết.
“Tết” là danh từ của Lể mừng năm mới của khoảng chừng 1/3 dân số trên thế giới ngày nay : bao Trùm vùng Đông Nam Á, Trung-Hoa, Hàn, Nhật, Ấn, Nepal v v…
-Việt Nam gọi là Tết.
-Trung quốc gọi là Xuân Tiết.
- Thái gọi là Thết/ Thrếts (trong kinh Lễ Ký, Khổng Tử gọi là Tế-sạ)
- Zhuang gọi là: XIT / SIT
- Nùng : TẾT
- Muờng :Thết
-Chàm : TÍT / kTÊH
-Mon : kTEH
-Khmer : CHÊTR
- India : CHETR ( là tên tháng tư và tháng năm của cổ lịch Ấn độ, hai tháng giao mùa đem mưa đến [mois du début de la mousson])
-Nepal : TEEJ (lễ đầu năm của Nepal)
-Mustang : TIDJ (lễ đầu năm của xứ Mustang, sát với xứ Nepal)
-Munda : TEEJ (lễ ăn mừng mùa mưa đến / the ancient melodies of Teej , marking the return of the monsoon and the promises of prosperity [National Geographic magazine] )
( tài liệu online: Cám ơn tác giả “Vô danh” )
Vậy, So sánh phong tục đón tết và ngôn ngữ thì thấy có rất nhiều ngôn ngữ đều có Tết/Tiết/Thết/Tít/Xít v v…
Qua Khảo cứu với chứng cứ và tài liệu, Bằng chữ viết và ngôn ngữ học, thêm vào các môn khoa học khác nữa với văn hóa phong tục v v…, thì thấy rằng “Tết” là có cội nguồn và ý nghĩa của văn hóa Việt. Bỡi các lý do sau đây:
_ Chữ Viết cổ xưa nhất là “Giáp cốt văn” đã vẽ hình “cây lúa có hạt lúa chính” khi nói về “Năm”/ 1 năm-Tết ; Tết –năm gắng liền với cây lúa. ( và Cổ Việt tộc được lịch sử phương Đông và phương Tây công nhận là tộc biết cấy lúa sớm nhất trên thế giới.)
_ Khoản 2000 năm trước, Hứa Thận đã giãi thích chữ “Niên” là “Lúa chính” trong sách “Thuyết Văn”.
_ Chữ “Tết” hay Tiết hay Tít v v…đều có cùng phát âm giống gần gần nhau và có ý nghĩa rỏ ràng chỉ giãi thích được 1 cách cụ thể bằng chữ và nghĩa của tiếng Việt. ( Chữ Việt cổ là chữ Tượng hình, không phải là chữ viết theo mẩu tự La-Tin như ngày nay.)
_ Ngày của Tết, tên của tết-ý nghĩa, phong tục và lể hội đón tết gắng liền với văn hóa lúa nước.
Xin mời quí vị xem rỏ chi tiết của “Tết” như sau:
Tết còn là “-Tiết”/(Trong hiện tại).
-Tiếng Bắc kinh đọc là “-chẻ”.
-Tiếng Quảng Đông và Thượng Hải đọc là “-chit”
-Tiếng Triều Châu đọc là “-chôi”.
-Tiếng Nùng : Tết/Choang đọc là : -Xit ( Nùng – Choang có liên hệ mật thiết huyết thống và ngôn ngữ)
-Quảng Âm ( Thời Đường và Tống –“Quảng đại quần chúng đọc âm nầy”) đọc là : 節-Tết.
*** Chữ “-Tết” ngày xưa: khoãng 2000 năm về trước đọc là “-Tết”, chứ không đọc là “節-tiết”; Thời nhà Hán cũng đọc là : “節-Tết”. cho nên phiên thiết bằng cách viết là “子結切-Tử kết thiết = “節-Tết”.
-xem bằng chứng trong sách “thuyết văn” của 2000 năm trước:
=> Sách Thuyết Văn: 2865 竹約也。从竹即聲。 子結切.
(Sách Thuyết Văn: số thứ tự 2865 : -Tết-Trúc 竹約也-Trúc Ước Dã. 从竹即聲-Tùng Trúc Tức thanh. 子結切-Tử Kết Thiết)/ (Phiên dịch: Tết; là “Trúc”/ cây Trúc ( được)thắt hay bó lại vậy( Được “chiết” ra để trồng), viết theo bộ Trúc-, đọc theo thanh “Tức-” phiên thiết: 子結-Tử Kết =-Tết). Nghĩa là:
- “Ước-” hay Tước, hay Tách, triết, chiết, trẻ, chẻ, trích, tét, tếch, “tết” cây Trúc ra để mà trồng thì gọi là “-Tết”.
- Chữ “節-Tết” Cổ xưa nhất là chữ Tượng hình, là vẽ hình dùng dụng cụ nông nghiệp để “Tết”/Tách “Búp Măng” của Trúc/Tre ra để mà trồng:
- Chữ “Tết” cổ đại là Hình vẽ “bộ Trúc” phía trên và “măng tre” bên dưới-bên phải là dụng cụ nhà nông để Tách-Tết cây mà trồng. (
Bàn Luận và Nhận Định: Chữ “-Tết” là Sãn phảm văn Hóa của người thời xưa, của nhóm người gần gủi với “竹-trúc/Tre”, là của dân tộc sống nhờ nghể Nông và đã “định cư”-Biết cách “/chiết-Tết-Tách” cây Trúc/tre để trồng, và phát âm Cổ là “節-Tết” chứ không phải “-Tiết( Hán-Việt”)/(Xem bằng chứng trong sách “thuyết văn”), “-Tết” là âm cổ của chữ Việt Cổ – và phát âm nầy liên hệ chặc chẽ với nhiều cách âm tương tự như là “Tết” của Vùng Đông Nam Á và Đông Á và cả Nam Á.
→ Sau khi đã đã thấy rỏ nghĩa và phát âm có chứng minh của nguồn gốc xa xưa của chữ “Tết”/ Tách/ Tiết v v…thì sẽ dể hiểu 1 năm được “tách” làm 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, và ngày nay được gọi là Tiết Xuân-Tiết Hạ- Tiết Thu- Tiết Đông. (Nhưng, các cổ thư để lại vết tích cho thấy ngày xưa người ta chỉ phân biệt và tách 1 năm ra làm 2 mùa mà thôi! Mùa có mưa và mùa không có mưa! HAY LÀ mùa Xuân và Mùa Thu! Sách “Xuân-Thu” nói về thời Xuân Thu-Chiến Quốc của Đông Chu Liệt Quốc là 1 ví dụ cụ thể; Sách ghi chép về suốt năm thì chỉ cần ghi là tên của 2 mùa Xuân và Thu là nói lên ý nghĩa “chuyện quanh năm”)! Hảy xóa bỏ những hiểu lầm về chữ “-Tết” ! ( Và cũng cần làm cho rỏ ý nghĩa của chữ “年-Niên” tức là “年-Năm”)!
*Khảo Cứu Hán_Nôm : “Năm” hay “Niên” = .
( “lúa” khi đã “chính” thì “Nám” vàng hay “Nằm” xuống”)
-Ngày nay tiếng Việt “年-Năm” là 1 năm.
-Hán-Việt gọi Năm là “年-Niên”
Ngoài ra, Tiếng Quảng Đông gọi là “年-Niềnh”, Triều Châu gọi là “年-Nía”, Bắc Kinh gọi là “年-Niẽn” V v…
Có thuyết cho rằng chử “-Niên” là tên của con thú dữ! điều nầy phi lý!!! Chẳng qua là sự thêu dệt bỡi chữ Niên có cái “sừng”/() phía trên “ˊ” – rồi kết hợp với việc múa Lân đón năm mới mà nói chơi cho vui không cần căn cơ-bằng chứng-dẫn chứng v v…; Lại có người căn cứ vào chữ Việt cổ và truyền thống nông nghiệp “lúa nước” của Thủy Tộc/ Người Lạc Việt ở Quí Châu và Quãng Tây của Trung Hoa ngày nay mà suy ra, là Chữ “-Niên” có cái Lưỡi liềm cắt lúa ở phía trên! 2 nét ngang phía dưới là 2 mùa nắng mưa của 1 niên! Nét dọc nối liền 2 nét ngang của 2 mùa nói lên ý nghĩa “trọn 1 niên” mà chỉ có Thủy tộc/Lạc Việt với văn hóa lúa nước được bảo tồn cùng với chữ cổ thì mới nói lên được ý nghĩa “làm lúa 1 niên”… mà chữ Hán và Hán Tộc đã bị thất truyền và mai một mà quên đi ý nghĩa chính của chữ “-Niên”! Giãi thích như trên xem ra rất là “hửu lý” và có tính “thuyết phục” rất cao! Và được “tin tưởng” trong cái nhìn mới theo tin thần khoa học có khảo cứu, có dẫn chứng trong hiện tại! Thuyết “-niên” là 1 niên làm lúa với tra cứu sách “thuyết văn” và nhiều cổ thư khác như sách “Xuân Thu”, “Nhỉ Nhả” v v …đã bác bỏ “-Niên” là thú Dữ! Nhưng, giãi thích như vậy chưa đúng, chưa đủ và Không phải vậy!
2000 năm trước, sách “thuyết văn” giãi thích chữ “-Niên” xếp trong bộ chữ -Hòa(Lúa/Mạ) và ghi chú là:
穀孰也從禾千聲春秋傳曰大有年《說文解字》Cốc Thục dã tùng hòa thiên thanh Xuân Thu truyện viết đại hửu niên(Thuyết Văn Giãi Tự)…Nghãi là “Niên’ là Lúa chính, và viết theo chữ Hòa, đọc theo âm “thiên”-Truyện Xuân Thu nói Đại Hửu Niên!!!
Cũng Trong Sách “Thuyết văn”, lại có thêm chữ “稔-Nẳm/Nhẳm=Lúa chính” ( Theo tôi, đây chính là chữ “年-Năm” mà viết theo cách mượn âm chữ “念-Niệm” để diễn đạt âm chữ “稔-Năm”; và cũng giống như “Năm”. Và ngày xưa …không cần phân biệt thanh Ngang-sắc-huyền-hỏi –ngã-nặng v v…cho nên có thể đọc là Năm=Nắm=nằm=Nậm=Nẳm-Nẩm …= /
(Trích):4423 稔 禾 穀孰也。从禾念聲。《春秋傳》曰:… 而甚切
( Nẳm Hòa Cốc thục dã. Tùng Hòa Niệm Thanh. 《Xuân Thu Truyện》Viết: …Nhi Thậm Thiết) …Nhi -Thậm = Nhậm / ( =>chính sát là “Nậm/Nẳm/nằm/năm…”
Xét cho kỷ và xa xưa hơn nữa là “giáp cốt văn” đã vẻ hình chữ “-Niên” là hình cây lúa “Nằm”/ Lúa ‘chính” thì nặng trỉu- nhánh bông lúa- mà “Năm/Nằm-”.
Kim văn thời nhà Chu-Nối tiếp thời nhà Thương cũng thể hiện chữ “-Niên” là cây lúa có Hạt đã chính…cho nên bị “nặng trỉu” và phải “Nằm” – do trọng lượng của Hạt lúa đã kéo nhánh bông lúa “nằm” xuống.
Và cây, Bông, hạt lúa nằm… dần dần được viết bằng cách biến đổi… 1 bải lúa đã “nằm” ở trên ruộng lúa, và cũng giống như hình ảnh 1 bàn tay 4 ngón đã nắm lại và ngón cái cũng nắm lại đặt trên 4 ngón tay kia…là “nắm-” để thể hiện âm thanh “Nằm”/ Nắm : “Năm/Nằm-Lúa nằm/ ”/ Chữ cổ-Chữ Việt Cổ và từ đó mới đơn giãn hóa thành chữ “-Năm” mà đa số hiện giờ đọc là “-Niên”! Xem bằng chứng:
Thể kỷ 21…có rất nhiều viện nghiên cứu Hán ngữ, Hán Việt, Hán-Nôm, ngôn ngữ học v v…trên toàn thế giới từ đông sang tây …ở Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Hàn quốc, Nhật, USA v v…; Tôi “phục nguyên” chữ “tiết” là “Tết” và “-Niên” là “-Năm” – và giãi nghĩa rỏ ràng cụ thể theo khoa học biện chứng: Đó là chữ Việt, Phát âm Việt, Phát âm chỉ thấy đúng và rỏ nhất qua tiếng Việt, và ý nghĩa “nông nghiệp” và “lúa nước” đã được thể hiện rỏ trong “chữ Việt Cổ” và phát âm cũng được tôi “phục nguyên” bằng những bằng chứng vừa đủ! 1 bài viết được đưa lên Internet ngày nay là tất cả mọi người và tất cả các “Viện nghiên cứu ngôn ngữ” đều có thể đọc được! cho nên : Đây là 1 bài viết để công bố sự thật 1 cách nghiêm túc – không “giởn chơi” được! Và Đây là 1 sự Khảo cứu kỷ lưởng với bằng chứng và khoa học! Xin đọc giả và các viện nghiên cứu ngôn ngữ hay nghiên cứu Hán-Nôm tin tưởng sự nghiêm túc và chân thật của bài viết nầy.
Kết luận: Chữ “-Tết” và “-Năm” cùng với các chữ tượng hình khác là “chữ Việt Cổ”.
-Chữ tượng hình cổ xưa nhất là “Giáp cốt Văn”, 1 chi nhánh của người Lạc Việt đã giữ được “chữ Việt Cổ” là “Giáp cốt văn/Bản hóa thạch sống” mà hiện nay họ vẫn đang dùng! Đây cũng là 1 bằng chứng mà không ai phủ nhận được! Trước khi dừng lại ở bài khảo cứu Hán-Nôm và Chữ Việt cổ nầy:
-Xin Dẫn đường Link để quí vị nào biết đọc Hán-Nôm thì có thể tham khảo và nghiên cứu cho rỏ them chữ Việt cổ của người Lạc Việt hiện đang ở Quí Châu và Quảng Tây của nước Trung Hoa ngày nay:
Giáp Cốt văn của người Lạc Việt:
Tự Điển – Chử viết của người Lạc Việt: 书常用字典.pdf
  • Nghiên cứu hay học và hiểu Hán văn hay Hoa văn hay là Hán-Nôm đến trình độ có thể nghe, đọc, viết, Hát, làm thơ và phân tích ý nghĩa của các từ ngữ cổ đại – Trung Cổ đại – hiện đại mà đi đến tận cùng và hiểu đến tận cùng thì sẽ quay về “chữ Viết tượng hình” với phát âm “Nôm” / -Nam / -Việt, Đó là “chữ Việt Cổ” .
Xin Hẹn “khảo cứu” và “Phục nguyên” Hán-Nôm hay chữ Việt cổ với đọc giả ở những bài viết sau…

Đỗ Thành

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Giao Thừa Ở Ngoại Thành

Giao thừa năm nay nhóm thân hữu chúng tôi
"phá lệ" ra đường đi coi bắn pháo bông

Đường quê ngoại thành nhộn nhịp hẳn lên
vì thiên hạ đổ xô đi coi pháo bông



Pháo bông tuy không đẹp vì thấp và nhiều khói
nhưng cũng mang lại niềm vui cho dân ngoại thành