Cũng xin nhắc lại là những từ Nôm ở đây chỉ dùng với nghĩa là từ Nam, ngôn ngữ của người Nam (nói chung là của Bách Việt), chứ không phải của người phương Bắc Trung Hoa, không phải là chữ Nôm của riêng Việt Nam, một thứ chữ viết có nguồn gốc từ chữ Hán. Từ nôm hay thuần Việt ở đây phải hiểu là những từ không phải là Hán Việt phát gốc từ Hán ngữ. Từ nôm hay thuần Việt có thể có gốc hay liên hệ với tất cả các ngôn ngữ khác còn lại của loài người.
Việt ngữ có mão, mẹo, mèo, Thái ngữ maew, mèo, Champa ngữ muryao, mèo, Phạn ngữ màrjara-, mèo, Hán Việt mèo là miêu. Miêu 貓 tiếng Bắc Kinh và Quảng Đông đều đọc là “Máo 貓”. Nhưng Mão, Mẹo, trong 12 con giáp viết là 卯, theo người Việt là con mèo và người Trung Hoa là con thỏ.
Mão là một từ hết sức quan trọng trong 12 con giáp, một thứ địa khai ngôn ngữ (language fossil), là một mấu chốt quyết định để xác quyết 12 con giáp của Việt Nam là chính thống hay củaTrung Hoa là chính thống. Mão là ‘dấu tay’ dùng để xác thực xem 12 con giáp có phải có nguồn gốc từ Bách Việt không.
Trong 12 con giáp, Mão là chi duy nhất có hai khuôn mặt thú bốn chân mèo và thỏ. Cùng một tên Mão mà chỉ hai con vật hoàn toàn khác nhau. Một con là mèo mang mầu sắc văn hóa sông nước nông nghiệp Bách Việt thiên về nòng âm, mẫu quyền và một con là thỏ mang mầu sắc văn hóa du mục Trung Hoa thiên về nọc dương phụ quyền. Hai con trái ngược nhau về thể chất cũng như về ý nghĩa biểu tượng. Con mèo lớn, mèo rừng có thể ăn thịt con thỏ được. Một con thuộc loài ăn thịt, một con thuộc loài ăn thực vật khác nhau như trời và trăng. Phải có một bên sai. Ai đúng ai sai? Hay cả hai cùng lấy từ một nguồn thú tổ mão rồi Việt lấy mão-mèo, Trung Hoa lấy mão-thỏ. Con thú tổ đó là con thú gì ? Mão-mèo của Việt còn giữ chính thống, cùng DNA với con mão tổ tức là di duệ ruột thịt với mão tổ hay con thỏ của Trung Hoa? Trong 12 con giáp của Trung Hoa và của Việt Nam, con mão duy nhất có hai khuôn mặt mèo và thỏ còn ở những con giáp khác đều chỉ cùng chung một con vật nên khó thấy rõ ai đúng ai sai trăm phần trăm như ở con mão này. Vì vậy nhận diện được con Mão tổ sẽ cho ta câu trả lời dứt khoát.
Có người cho rằng con mèo được gọi theo âm của tiếng kêu meo meo của nó. Sự thật không phải vậy. Những tên chỉ thú vật trong Việt ngữ cũng như trong phần lớn ngôn ngữ loài người thường được đặt dựa theo một cá tính về thể chất hay cách sinh sống của con vật đó. Con mão-mèo cũng vậy. Họ mèo là họ có mấu nhọn, vuốt sắc hay cấu hay cào, quào:
Tuổi mẹo là con mèo ngao,
Hay cấu hay quào, ăn vụng quá tinh.
(vè động vật).
Con mão, con mèo là con cào, con cấu. Ta cũng thấy rõ qua Anh ngữ cat, Pháp ngữ chat. Con cat, con chat là con scatch (cào, cấu). Trong y học có chứng sốt do mèo cào gọi làscatch fever.
Rõ như ban ngày mão biến âm với mấu. Mấu là cái móc, vật có mũi nhọn cong như móng vuốt. Theo m=v=b như mụ = vú = bu (cả ba từ đều có một nghĩa là mẹ), mấu = vấu = bấu là cào bằng móng nhọn như mèo, cọp, báo, beo… Như thế con mão là con mấu, con bấu. Ta cũng thấy rõ các con thú họ nhà mèo (feline) đều có mấu vuốt để mấu, để bấu. Con báo, con beo cũng có nghĩa liên hệ với tới cào, cấu, bấu. Theo m=b, mèo, mẹo = beo. Con beo là con bẹo, béo, nhéo. Cũng theo m=b, mão = báo. Con báo là con bấu, con béo. Loài báo, beo puma ở Mỹ châu có pu-= bấu = báo. Theo p=b=m, puma có pu- = mấu. Con báo puma là con bấu, con mấu họ nhà mèo, mẹo, mão, mấu.
Bây giờ ta thử đi tìm xem con mão có thật sự là con mèo không hay con mão là một con vật thuộc họ thú có mấu hay cấu hay cào như cọp, báo, beo?
Cổ ngữ Việt mâu là con hổ, con cọp, mũ đầu mâu là mũ đầu cọp. Mã ngữ gọi con cọp là hari mau (Bình Nguyên Lộc, Nguồn Gốc Mã Lai của Dân Tộc Việt Nam tr. 154). Hari là trời, hari mau là con mau trời. Như thế rõ ràng mâu cũng có nghĩa là mấu, mão, mèo. Mâu trời là con cọp, là con mèo trời. Con cọp họ nhà mèo hiển nhiên mâu, mau là một thứ mèo. Điểm này thấy rõ người Mỹ cũng gọi con cọp là big cat tương tự Mã Lai ngữ gọi là hari mau, mèo trời. Con mâu (cọp) và con mão (mèo) cùng một âm, cùng một họ thú mấu, bấu, cấu, cào.
Như thế con mão cũng có thể là con mâu, con (hari) mau (hổ, cọp).
Mặt khác qua thư riêng, anh Đỗ Ngọc Thành (xin lỗi tác giả, tôi có sắp xếp lại một chút cho thích hợp với bài viết) cho biết:
Chữ tượng hình “mèo 貓” hay “Miêu 貓” được thấy sớm nhất ở thời Tây Chu: sách “Kinh Thi-Đại Nhã-Hàn Dịch《詩經·大雅·韓奕… trong đó có ghi “Hữu Hùng hữu Bi, hữu Miêu hữu Hổ有 熊有羆,有貓有虎。(詩經·大雅·韓奕,當中內容寫到「有熊有羆,有貓有虎」但詩句中將貓與熊、棕熊等並列在一起,似乎不是指家貓
(trích từ
Nhìn theo câu văn nói về Gấu/Hùng 熊,Bi 羆 và Hổ 虎… toàn là thú dữ cho ta thấy chữ Miêu trong câu nầy không phải để nói về con Miêu-mèo 貓 !
Theo anh Thành thì:
1/ Chữ Miêu-Mèo / 貓 đã có từ thời nhà Thương của Trụ Vương, vì đã có trước, cho nên chúng ta mới thấy được nó ghi trong Kinh Thi thời Tây Chu.
2/ Chữ Miêu-Mèo 貓 của thời nhà Thương, rồi đến đời nhàChu …
2/ Chữ Miêu-Mèo 貓 của thời nhà Thương, rồi đến đời nhà
là không phải nói về con Mèo! Mà là chỉ tên của một loài mãnh thú to lớn và nguy hiểm tương đương với con Gấu To và Cọp, Hổ (Như thấy ở ví dụ đã dẫn chứng phía trên: chứng minh bằng văn trong Kinh Thi).
Theo biến âm m=b thì Mèo/Miêu = Beo và Máo, Mão = Báo cho nên trong kinh Thi viết “Hữu Miêu hữu Hổ 有貓有虎” thì phải hiểu theo diện mãnh thú đi đôi với nhau là Hữu Báo hữu Hổ. Trong 12 chi thì Dần Mão đi liền kề nhau thì Mão có độ cao là Báo 貓… Báo 貓 cũng là Beo 貓 và “Beo-貓” sinh ra âm “Mèo/Miêu”. Báo/Beo-貓 đã bị đọc thành “Mèo” và ngày nay người ta cho là con “mèo” nằm trong 12 chi là sai lầm! Người ta đã dùng Báo/Beo trở thành “Mèo” (và lại đặt ra chữ khác để gọi con Báo = 豹)
Theo anh Thành thì phải có một từ nào đó gọi con mèo khác từ miêu:
Thời chiến quốc, Trang Tử có nhắc đến “Con Mèo” và gọi là Ly Sinh-狸狌. Như thế trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất quần hùng thời chiến quốc lập ra nhà Tần (và trước đó…) thì khi đó “Mèo” là “Ly Sinh-狸狌“ và “Beo, Báo là máo 貓 nằm trong 12 chi. Các thời sau Trung Hoa đã biến “Máo/Mão-貓” trở thành Mão-卯 với ý nghĩa Mão-卯 là con Thỏ và Việt Nam biến Mão Beo/Báo-貓” thành “con Mèo/Miêu/Mão”/貓 trong 12 địa chi.
Xin mở một dấu ngoặc ở đây: ta cũng thấy ly (sinh) liên hệ với Anh ngữ lynx, mèo rừng. Mèo nhà là thú thuần hóa từ một tộc mèo hoang, mèo rừng (xin đóng ngoặc lại).
Mặt khác tác giả Nguyễn Cung Thông cũng cho biết:‘Miêu là từ Hán Việt nghĩa là mèo, nhưng nghĩa Hán cổ đại của miêu là loài hổ ít lông chứ không phải là mèo’ [Nguồn gốc Việt (Nam ) của tên 12 con giáp-Mão/Mẹo/mèo (4B)].
Bây giờ tôi đi tìm sự liên hệ của mão với Ấn Âu ngữ. Như đã biết mão-mèo liên hệ với mèo Phạn ngữ màrjara-, mèo. Ta có mão = mar-. Anh ngữ cũng soi sáng rõ thêm nữa là con mèo, con mẹo, con mão, con mâu, con mấu ruột thịt với Anh ngữ maul (cào, cấu xé bởi loài thú dữ có mấu sắc như cọp, mèo, sư tử, báo, beo….). Con mão, mèo nằm trong họ thú dữ có mấu vuốt là con mấu, con cào, là con maul. Họ nhà mão, mẹo, mèo có đặc tính maul này Anh ngữ gọi là feline. Latin felis catus là con mèo. Theo f=m (fai = mờ, fường = mường, fat = mập), feline, felis có fel- = mèo.
Ngoài ra qua Anh ngữ cũng cho thấy con mèo và con cọp trong họ nhà mão cũng có đặc tính bắt mồi bằng cách dùng tay có móng vuốt để chộp, chụp mồi. Anh ngữ cat, Pháp ngữchat, mèo ruột thịt với catch, bắt (như bắt cá), chộp, chụp (như chộp, chụp banh). Con cat, con chat là con catch, con chộp, con chụp (bắt) mồi. Con cọp họ nhà mèo cũng là conchộp, con chụp. Với h câm, chộp = cọp. Con cọp là con chộp, con chụp (mồi). Biến âm này cũng thấy rõ qua từ copy, sao, Xerox, chụp phó bản. Copy phiên âm là cop-pi, cọp-pi. Copy có cọp- là chụp (phó bản). Copy còn chỉ cóp bài, cọp bài, “quay phim” của người khác. “Quay phim” là chụp (hình). Rõ ràng cọp = chộp, chụp giống hệt copi = chụp. Con cọp là con chộp, chụp, con catch họ nhà cat, nhà mèo.
Ở đây một lần nữa ta thấy rất rõ con mão, mèo, con mâu, con mấu, con maul được gọi tên theo một đặc tính của con vật là tính mấu, bấu, cấu, cào, chụp, chộp giống như con chó là con tru (con hound, một loài chó là con howl, hú), con Dần là con Dằng, Dằn, con vằn, con Sửu là con Sẩu, con Sừng…
Tóm lại ta thấy rất rõ
. Mão là con Mấu, con Bấu (Nguyễn Xuân Quang)
. Mão là con maul (Anh ngữ) (Nguyễn Xuân Quang).
. Mão biến âm với Cổ ngữ Mâu là con Cọp.
. Mão biến âm với Mã Lai ngữ hari mau là con cọp (Bình Nguyên Lộc).
. Mão, Mẹo, Hán cổ là con Báo, con Beo (Đỗ Ngọc Thành).
. Mão biến âm với Miêu là con hổ ít lông (Nguyễn Cung Thông).
Như thế qua cổ ngữ Việt (hiện được cho là thuộc gia đình Nam Á ngữ) mâu, qua Việt ngữ hiện kim mèo, qua Đa Đảo Ngữ (‘hari’) mau, qua cổ ngữ Hán Tạng máo, miêu và qua Ấn Âu ngữ maul rõ như ban ngày từ mão chỉ chung một HỌ thú có mấu vuốt hay bấu, cấu, cào trong đó có báo, beo, cọp, mèo thuộc họ nhà mèo (feline) không phải chỉ riêng con mèo.
Như vậy rõ như dưới ánh sáng mặt trời Mão của Việt Nam chỉ con mèo thuộc họ thú có mấu nhọn móng vuốt ruột thịt với báo, cọp rất chí lý trong khi Máo, Mão là con thỏ của Trung Hoa là ngoại tộc. Về DNA con mèo mang chính huyết với mão-bấu trăm phần trăm còn con mão-thỏ của Trung Hoa sai trăm phần trăm. Để nhấn mạnh, xin lặp lại một lần nữa Mão là con thỏ sai trăm phần trăm. Không còn gì để nói nữa Trung Hoa đã lấy Mão của một nền văn hóa khác hay của Bách Việt. Lấy của người khác rồi sửa đổi lại nên mới sai toét.
Bây giờ tới câu hỏi kế tiếp được đặt ra là tại sao Việt Nam đã chọn con mèo hay đã chuyển con mão-bấu (vốn có nguồn gốc là loài thú dữ báo, beo, cọp) của một nền văn hóa gốc nào đó thành con mèo nhà và người Trung Hoa lại biến con mão-bấu thành con thỏ?
Về phía Việt Nam , chúng ta đã biến con mão-bấu thú rừng (báo, beo, cọp) thành con mèo hay đã chọn con mèo? Để trả lời câu hỏi này trước hết hãy tìm xem có dấu tích gì của con báo đã được dùng trong lịch sách, ngày tháng của các tộc người Á châu cổ trong đó có Bách Việt không? Tôi xin đưa ra một chứng tích được bảo đảm bằng DNA, đó là một vài tộc thổ dân Mỹ châu trong đó có Maya, vốn từ Á châu sang Mỹ châu. Họ có vật tổ là một loài báo như các con báo jaguar, puma thuộc họ nhà mão. Xin nhắc lại Maya có DNA giống người Đông Nam Á tức cổ Việt. Họ dùng con báo trong lịch sách, hình ngữ. Một tấm thạch bia ở Quiriguá , Guatemala có khắc hình ngữ ghi lại cho biết thần báo Jaguar ‘fire god lunation’ là thần tuần trăng sáng (tháng âm lịch).
Hình Fig.3.23 Trụ thạch D ở Quiriguá (Guatemala ) có hình tự ghi: ”bốn ngày từ khi mặt trăng xuất hiện, thần tuần trăng sáng… (Matthew LooperA Guide to an Ancient Maya City, Editorial Antigua, S.A.,Guatemala , 2007).
Lưu ý hình tự ‘Fire god lunation’ có hình đầu thần báo jaguar.
Điều này chứng tỏ con báo ở châu Á cổ đại được dùng trong lịch sách, thiên văn là chuyện có thể có. Người Maya rời Á châu qua châu Mỹ vẫn giữ báo vì báo vẫn có trong địa bàn sống của họ. Một vài tộc Bách Việt dòng lửa, núi có thể đã dùng báo như Maya trong khi đó một vài tộc sống ở vùng thấp sông nước trong đó có tổ tiên người Việt Nam có thể đã dùng mèo hay chuyển đổi báo qua mèo khi con mèo được thuần hóa hay khi bước vào thời xã hội nông nghiệp. Sự chọn lựa báo và mèo riêng rẽ hay chuyển đổi báo qua mèo này là một chuyện hữu lý, không có gì trật đường rầy vì báo, mèo trong cùng một họ mão-bấu. Hai con vật chỉ khác nhau về tính thú hoang và thú nhà. Điểm này cũng thấy rõ trong các nền văn hóa theo Vũ Trụ giáo. Ví dụ như biểu tượng của mặt trời là một loài chim mang dương tính (chọn loài mỏ to biểu tượng cho dương vật như chim cắt hay loài mãnh cầm như ưng, ó, diều hâu…). Mỗi nền văn hóa chọn một con chim có trong địa bàn sống của mình nhưng vẫn phải nằm trong cùng một loài chim mang dương tính biểu tượng cho mặt trời. Ví dụ Bách Việt có chim cắt, chim Việt, Ai Cập cổ có ưng ó horus… Vì thế sự chuyển đổi báo thành mão mèo rất chính chuyên vì cùng một họ mão-bấu.
Cũng cần nói thêm là sự kiện các tộc thổ dân châu Mỹ như Maya dùng báo trong lịch sách xác thực thêm là Bách Việt dùng báo và mèo họ mão-bấu là chính chuyên, chính thống.
Việt Nam đã chuyển đổi từ một mão-bấu thú hoang (báo) hay chọn mèo như thế có thể là vì:
-Bản chất văn hóa Bách Việt vốn nhu hòa theo duy lý, sông nước và nông nghiệp nên chọn con mèo nhà, một con thú hiền hòa sống gần cận và giúp ích cho con người (con mèo bắt chuột giúp bảo vệ các nông phẩm) thay vì lấy hay giữ con báo, beo, cọp rừng rú tuy cùng họ mèo nhưng là
mãnh thú thích hợp với tính võ biền, du mục, săn bắn hơn. Bằng chứng là Vương quốc Điền (có một gốc Điền Việt) có một nét văn hóa du mục võ biền nên trong đồ đồng có rất nhiều hình tượng cọp, hổ, báo. Trong khi đồ đồng Đông Sơn tìm thấy ở Việt Nam không thấy hay rất hiếm thấy hình tượng hổ, cọp.
-Trong 12 con giáp, Mão nằm sau Dần. Dần đã là hổ, cọp đã là mãnh thú rồi mà lại lấy một con mãnh thú nữa theo sau là Mão với nghĩa chỉ báo, beo, cọp, có thể không hợp với sự chuyển dịch, tuần hoàn của vũ trụ, trời đất. Một năm cọp hung dữ, rừng rú như con Dần rồi thì kế tiếp tới một năm Mão phải là năm hiền hòa an lành hơn (hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai) vì vậy lấy nghĩa là mèo nhà cho thuận lẽ của trời đất. Xin lưu ý trong 12 con giáp chỉ có con hổ Dần là mãnh thú và con rồng Thìn là linh thú còn lại những con khác không phải là mãnh thú. Như thế các con thú dùng trong 12 con giáp có khuynh hướng hiền hòa của một nền văn hóa sông nước, nông nghiệp vì vậy con mèo được chọn thay cho báo là điều hợp lý.
-Chọn mão-mèo vì muốn mão biểu tượng cho tính âm, thái âm, thuần âm theo đúng nguyên lý lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, cốt lõi của văn hóa Chim-Rắn Tiên-Rồng của Việt Nam . Con mèo biểu tượng cho âm, thái âm, nữ, nhiều khi bị coi là âm ma như thấy qua con mèo đen. Mèo đã biểu tượng cho âm, cộng thêm mầu đen là mầu âm nên mèo đen biểu tượng cho “tối âm”, âm thế, âm ma như thấy hình bóng con mèo đen luôn luôn có mặt trong ngày lễ Halloween. Trong khi đó báo, cọp là nòng âm nhưng còn mang tính thú dữ có hai nanh nhọn mang dương tính (trong các hình tượng báo của Maya hai chiếc răng nanh bao giờ cũng được diễn tả một cách cường điệu)
nên có thể không hoàn toàn thích hợp với triết thuyết nòng nọc, âm dương của chu kỳ 12 địa chi của các tộc thái âm sông nước, nông nghiệp Bách Việt.
-Việt Nam chọn hay đổi Mão-báo qua Mão-mèo vì nếu lấy báo thì báo sẽ trùng với cọp Dần của năm trước. Báo và cọp coi như là một.
…
Còn về phía Trung Hoa, chẳng lẽ họ lại “quá dốt” đã biến Mão-bấu thành con thỏ. Các nhà tư tưởng, các triết gia, học giả bậc thầy của Trung Hoa cổ phải dựa vào một lý do chính đáng nào chứ? Bắt buộc. Họ đâu có dốt.
Họ chọn mão-thỏ có thể là vì:
.Mèo yếu đuối mang âm tính, nữ không hợp với tính “macho”, du mục, võ biền, trọng nam khinh nữ. Mèo, báo không thể là vật tổ của Trung Hoa. Trung Hoa có tứ linh long li qui phượng. Thú biểu bốn chân là con li tức con kì trong cặp kì lân có cốt là con hươu sừng mang dương tính chứ không phải là loài mão (báo, beo, cọp, mèo). Mèo, báo không thích hợp với văn hóa du mục của họ. Trong khi đó, Bách Việt thuộc ngành nòng âm nguyên thủy theo mẫu hệ thích hợp với họ nhà mèo.
.Họ thù ghét mèo, báo, cọp, vì các con thú họ mão này là biểu tượng của những tộc thù nghịch. Trong Tứ Di, có những tộc thù nghịch với Trung Hoa cổ có vật tổ là một loài thú họ nhà mão-bấu… nên họ né tránh không dùng, sửa đổi con thú của Mão-bấu đi. Bách Việt cũng có các tộc có vật tổ là báo, beo hổ như ở miền Bắc Việt Nam có tộc Mường Bi (con thú trong hữu bi hữu hổ… ở trên). Ngoài ra như đã nói sự thờ phượng các loài thú Mão-bấu này của Tứ Di, Bách Việt cũng còn thấy những dấu tích ở các tộc thổ dân Mỹ châu như Maya có cùng DNA với cổ Việt.
Người Trung Hoa cổ thù nghịch với Bách Việt hiển nhiên họ né tránh dùng vật tổ báo của Bách Việt.
Sự né tránh này cũng thấy rất rõ qua chi Thìn, con Rồng. Thìn cũng là một từ nôm na mách qué (khai triển rõ ràng trong bài viết Tên Nôm Ma Mách Qué của Thìn, ở đây chỉ xin tóm lược những điểm cần thiết)…. Thìn biến âm với thằn, thắn, thần, thẩn… có nghĩa liên hệ với rắn, trăn, cá sấu. Mường ngữ thắn là rắn. Người Mường tin rằng vía của con người chia ra làm hai loại: wại thắn (vía rắn) trị được muông thú dữ và wại khang (vía sáng) trị được loài cá dữ dưới nước: “vía rắn bỏ muông, vía sáng bỏ cá” (Trương Sỹ Hùng Bùi Thiện, Vốn Cổ Văn Hóa Việt Nam, Đẻ Đất, Đẻ Nước, nxb VHTT Hà Nội 1995 tập I, tr.73). Hán Việt thẩn: loài giao long (có cốt cá sấu). Thẩn, thằn biến âm với lằn (th = l như thủng = lủng), thằn lằn gồm cả thằn lằn (lizard) và cá sấu (aligator với phụ từ al và ligator, con thằn lằn) cùng họ bò sát với rắn. Theo th=tr như tháng = trăng (một tháng là một trăng, một nguyệt) ta có Thìn, thần, thằn, thắn = trăn. Thìn biến âm với Mường ngữ tlăn, con trăn. Rắn, trăn và cá sấu là vật tổ của ngành nòng âm ứng với Thần Nông của Bách Việt trong lưỡng hợp chim-rắn (Tiên Rồng) Viêm Đế-Thần Nông. Vì vậy người Trung Hoa đã không dùng Thìn là rắn, trăn, cá sấu (Trung Hoa ở miền bắc không có cá sấu) là những vật tổ của Bách Việt mà dùng Thìn chỉ con Rồng. Cái đuôi rắn, trăn, cá sấu Bách Việt của con rồng Thìn Trung Hoa vẫn lòi ra rất rõ là ta thấy con Thìn-rồng Trung Hoa là con thú duy nhất trong 12 con giáp chỉ một linh thú, một con thú thần thoại kiểu văn hóa Trung Hoa. Văn hóa rồng là văn hóa muộn so với văn hóa rắn, trăn, cá sấu Bách Việt. Tên 12 con giáp gọi là 12 địa chi có nghĩa là 12 con giáp phải là những con vật sống ở cõi đất trần gian vậy mà con rồng lại là linh vật lạc loài sống ở trên mây theo văn hóaTrung Hoa. Trong 12 con giáp thủa trước của Việt Nam có thể Thìn là rắn, trăn, cá sấu về sau bị Hán hóa biến thành con rồng. Điểm này giống hệt như vật tổ lưỡng hợp nguyên thủy của Bách Việt là Chim-Rắn còn ghi khắc rành rành trong sử đồng Đông Sơn, sau này bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa biến thành Tiên-Rồng…
Nhưng tại sao họ lại chọn con thỏ mà không chọn một con thú khác?
Trung Hoa chọn con thỏ cho thấy hai con vật mèo và thỏ về thể chất là hai loại thú khác nhau hoàn toàn nhưng về biểu tượng cho triết thuyết, vũ trụ quan, nhân sinh quan, tín ngưỡng, Dịch lý bắt buộc phải có một điểm nào đó giống nhau. Điểm giống nhau này phải nằm trong ý nghĩa biểu tượng về vũ trụ quan, thiên văn, Dịch lý…
Con thỏ có một nét đặc thù gì? Thỏ có «dấu tay» là hai tai dài. Không có tai dài thì không phải là thỏ. Ngay trong giáp cốt văn, cổ văn và triện văn con thỏ cũng đã được vẽ có tai dài.
Trong giáp cốt văn, cổ văn và triện văn con thỏ được vẽ nhấn mạnh có tai dài (Wang Hongyuan).
Như thế người Trung Hoa cổ đã dùng hai cái “dấu tay” tai dài của thỏ để diễn đạt một ý nghĩa biểu tượng triết thuyết nào đó mà con báo, con mèo không có (vì không có tai dài).
Muốn biết, không gì hơn là tìm xem hình tai thỏ trong các hình tượng, chữ viết nòng nọc vòng tròn-que có mang một ý nghĩa biểu tượng gì? Tìm ở đâu? Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là một bộ từ điển của hình tượng, chữ viết nòng nọc vòng tròn-que (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á). Ta hãy vào tra quyển tự điển bằng đồng này. Thật vậy, hình hai tai thỏ đã ghi khắc rõ trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Trong sáu chiếc thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I, ở thuyền số 3 có người thuyền trưởng ngồi ở đầu mũi thuyền có trang phục đầu có phần ở giữa giống hai tai thỏ.
Thuyền số 3 trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I (nguồn Nguyễn Văn Huyên).
Hình giống hai tai thỏ này trông như hai chiếc sừng cong trong có đánh các dấu (accents, markers) bằng các dấu chấm nọc, dương, lửa và đầu tận cùng có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que là chữ hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) Λ cho biết rõ là hai sừng cong lửa, tức sừng âm lửa, đất lửa của ngành âm (ngành âm vì họ là người ở trên thuyền). Người thuyền trưởng với cặp sừng âm lửa đất cho biết thuyền này của tộc lửa âm tức Li ngành âm. Ta cũng thấy rõ người chèo thuyền sau cùng ở đuôi thuyền cầm tay chèo đầu chim mũ sừng mỏ cắt biểu tượng cho ngành nọc lửa, thần mặt trời thái dương Viêm Đế. Phía sau trang phục đầu của người này có hai vật nhọn như sừng hơi cong nhô ra từ khug chữ nhật như diễn tả chiếc đầu hươu trong có chấm nọc lửa, dương cũng chỉ cho biết thuyền này thuộc tộc lửa Li ngành âm. Như thế người thuyền trưởng có cặp sừng âm tai thỏ ở trang phục đầu thuộc tộc lửa đất Li âm thuộc ngành người chèo thuyền dòng thần mặt trời Viêm Đế, Viêm Việt (có tay chèo là chim cắt, chim Việt, chim biểu của Viêm Đế) thuộc đại tộc hươu sừng ngành âm ứng với cặp sừng ở đầu hươu mang ở sau trang phục đầu của người chèo thuyền.
Thuyền số 3 này thuộc tộc Đất Li dòng nước ngành nọc dương Viêm Đế, Viêm Việt trong họ Viêm Đế-Thần Nông. Cũng xin nhắc lại sơ qua là 6 con thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là những con thuyền phán xét linh hồn diễn tả theo Vũ Trụ giáo, không phải là thuyền chiến hay thuyền tế hà bá (người nhỏ bé trần truồng như một đứa trẻ ngồi bệt dưới sàn thuyền bị canh giữ là một linh hồn đang bị phán xét, tuyệt nhiên không phải là tù binh hay người đem hiến tế). Hai con thuyền dẫn đầu (số 5 và 6) biểu tượng cho toàn nhánh nòng nước và hai đại tộc dương âm, nội ngoại ứng với lưỡng nghi ngành âm nước. Bốn con thuyền theo sau biểu tượng cho bốn đại tộc ứng với tứ tượng (nước, gió, đất và lửa) ngành âm nước. Thuyền số 3 này là thuyến Đất Li dòng nước (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).
Như thế con thỏ với hai tai dài dựng đứng như một cặp sừng âm đầu tròn biểu tượng cho lửa mang âm tính và vì là thú bốn chân sống trên mặt đất nên có một khuôn mặt chủ là lửa đất, thiếu dương Li ngành nòng âm trong khi cặp sừng nhọn đầu của hươu biểu tượng cho thái dương lửa ngành nọc dương.
Để giản dị và dễ hiểu hơn (đỡ nhức đầu cho những ai chưa quen nòng nọc, âm dương), ta chỉ cần so sánh con thỏ và con hươu là ta có thể hiểu rõ được ngay ý nghĩa biểu tượng của con thỏ. Cả hai đều là thú bốn chân sống trên mặt đất biểu tượng cho Đất. Hươu có sừng nhọn mang nghĩa hai nọc, lửa ngành nọc, dương. Thỏ có hai tai dài đầu tròn mang hình ảnh cặp sừng âm mang nghĩa hai nọc âm, lửa âm, thái dương âm.
Như vậy người Trung Hoa cổ chọn con thỏ thay cho con mèo vì con thỏ có hai tai biểu tượng cho Li âm. Con thỏ mang tính lửa ngành âm thích hợp với bản tính du mục, võ biền của họ hơn mèo. Ngoài ra, con Cọp-Dần là loài mãnh thú có hai nanh nhọn mang dương tính biểu tượng cho dương của âm tức thiếu âm (khí gió) thì kế tiếp con Mão-thỏ có hai tai sừng âm biểu tượng cho lửa thiếu dương (đất dương) ngành âm. Trong tiểu vũ trụ cõi nhân sinh thiếu dương bắt cặp với thiếu âm (trong khi ở đại vũ trụ cõi tạo hóa thái dương bắt cặp với thái âm). Trong khi đó Việt Nam lại diễn đạt kết hợp theo một chiều hướng khác. Việt Nam có Dần biểu tượng cho thiếu âm (khí gió) và Mão-mèo biểu tượng cho thái âm (nước). Cả hai cùng thuộc về nòng âm. Cọp-Dân và Mão-mèo thuộc văn hóa ngành nòng, âm, Khôn Bách Việt. Khôn có Khôn dương (thiếu âm khí gió) và Khôn âm (thái âm, nước). Cọp Dần và Mão-mèo cùng một ngành nòng Khôn thích hợp với ngành Thần Nông (Thần là nước, Nông là khí gió) có một khuôn mặt thế gian là Lạc Long Quân.
Tiến xa thêm, ta thấy con thỏ Trung Hoa có một khuôn mặt biểu tượng cho trăng. Trên mặt trăng có con thỏ ngọc Ngọc thố. Trăng là âm thuộc ngành nòng âm (trăng nước, gió trăng) và mèo cũng thuộc ngành nòng âm. Như thế về Vũ Trụ Tạo Sinh dựa trên lưỡng hợp nòng nọc, âm dương mèo và thỏ đều được dùng làm biểu tượng cho nòng âm (chỉ khác về tính nòng nọc, âm dương). Điều này giải thích tại sao có sự lẫn lộn, lầm lẫn giữa thỏ rừng và mèo rừng như tác giả Nguyễn Cung Thông đã cho biết: Thố tôn còn được gọi là dương xá lị 洋猞猁…. Xá lị 猞猁 là loài mèo hoang (lynx). Sự lẫn lộn này dĩ nhiên nghiêng nhiều về ý nghĩa biểu tượng chứ không phải là về thể chất.
Trung Hoa lấy Máo-thỏ hoàn toàn sai với tên mão-bấu. Họ chọn thỏ chỉ vì dựa theo tính nòng nọc, âm dương, theo Dịch lý, thích hợp với bản thể văn hóa du mục, võ biền của họ. Điểm này cũng thấy rõ qua con giáp sửu. Như đã biết Sửu tổng quát là con Sẩu-Sừng. Bách Việt nông nghiệp, ruộng nước chọn con Sửu-Sẩu-Sừng là con trâu nước. Trung Hoa chọn con thú Sửu-Sẩu-Sừng là con bò đực (Ox) vì con bò sống trên cạn mang dương tính thích hợp với bản thể văn hóa du mục, võ biền của họ. Con bò thích hợp với văn hóa du mục thấy rất rõ trong văn hóa người Điền. Văn hóa Điền có một khuôn mặt du mục, võ biền nổi trội nên cũng tôn vinh bò chứ không phải là trâu (Sự Tương Quan Giữa Nghệ Thuật Đồ Đồng Điền và Đông Sơn). Điểm khác biệt ở đây là mèo và thỏ không cùng họ mão bấu không giống như trâu bò cùng họ Sửu-Sẩu-Sừng. Trung Hoa đã phạm một lầm lỗi chết người (fetal error) chỉ vì lấy của người khác “biến chế” theo kiểu ”made in China”.
Kết Luận
Mão là con Mấu, con Bấu. Mão chỉ chung một HỌ các con thú có Mấu vuốt nhọn, có tính Maul, bấu, cấu, cào gồm mâu, mau (cọp), bấu (báo), béo (beo), mèo…
Bách Việt chọn mão là mèo trong họ thú có mấu hay bấu, cấu, cào (họ mèo) trong 12 địa chi rất chí lý, rất chính thống và hợp với văn hóa duy lý, sông nước, nông nghiệp. Về DNA mèo chính huyết với mão-bấu một trăm phần trăm. Trung Hoa cổ đã lấy Mão-bấu và cho nó là con thỏ hoàn toàn sai lạc trăm phần trăm với tên Mão. Sở dĩ họ chọn thỏ vì thỏ khác tính nòng nọc, âm dương với mèo. Thỏ diễn tả tính nòng nọc, âm dương ăn khớp, thích hợp với văn hóa Trung Hoa vốn “macho”, du mục, võ biền.
Một lần nữa cho thấy từ mão là thuần Việt. Trường hợp con mão này với hai khuôn mặt thú khác nhau trong 12 con giáp rất đặc biệt và tối quan trọng vì từ mão là một địa khai ngôn ngữ, một thứ dấu tay cho biết rõ là nguồn gốc của 12 con giáp Việt Nam khác Trung Hoa, tuyệt nhiên Việt Nam không lấy 12 con giáp từ Trung Hoa. Nguồn gốc này có thể của Bách Việt hay cũng có thể từ một nguồn gốc Á châu cổ đại nào khác nhưng chúng ta giữ chính huyết, chính thống.
Trung Hoa cho mão-thỏ sai trăm phần trăm, họ có thể đã lấy mão-bấu của Bách Việt và sửa đổi đi.
Nguyễn Xuân Quang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét