-Là bài Viết Khảo Cứu Hán-Nôm.
-Là bài viết chứng minh chữ Nôm có trước.
- Chứng minh tiếng Việt là chủ thể tạo nên Hán ngữ.(*Phát biểu khẳng định của nhà văn Hà Văn Thùy).
-Photo: Nguồn Google search: Images: copy 8 chữ “越王鳩淺自乍用劍”(Việt Vương Câu-Tiễn Tự Tác Dụng Kiếm) là 8 chữ đã được chạm-khắc trên thanh Gươm của việt Vương Câu-Tiễn, làm “từ khóa” để tìm “hình”: Sẽ tìm thấy tất cả các hình ảnh liên quan đã được đăng trên Internet.
Kiếm-劍 và Gươm- .
Chữ Kiếm và Gươm giống nhau! Nhân loại cùng 1 gốc; Phát âm “Gươm” cổ xưa hơn, vì có liên quang đến “kim” loại là vàng, mà VÀNG/Kim được thế giới với ngôn ngữ khác gọi là “Gold” / tiếng Anh, Pháp, Ý, Đức; Ginto/ Philipino_Guld / Thủy Điển v v…( Ngôn ngữ dần dần phân nhánh do sự thiên di của nhân loại, Các Phát âm càng cổ xưa của các ngôn ngữ, là càng gần với gốc “khi chưa phân nhánh” thì tự nhiên là giống nhau!).Với tiến bộ của khoa học, ngày nay, người ta cho rằng đường thiên di của nhân loại bắt nguồn từ Châu Phi, Tôi ví dụ, là có 1 từ “Mẹ” của Gold và Gươm đã sinh ra 2 nhánh con rất giống nhau đi về 2 hướng là “Gold” và “Gươm”…
Chữ Kiếm ngày nay như thế nầy: 劍-Kiếm.
Khoãng 2500 năm trước, và trước nữa thì chữ “Kiếm” lại là chữ “Gươm”! Cho nên, Chữ “Kiếm” trong thanh Gươm của Việt Vương Câu Tiễn lại chính là chữ “-Gươm”! Và Chữ “Gươm” nầy lại là phù hợp hoàn toàn với cách đọc là “Kiếm”! Bỡi vì nó được ghép lại bỡi chữ “Kim” + “Kiếm” = Kiếm:
Kim-金: Kim loại, Vàng, (Gold / Anh Ngữ …)
Kiêm-兼: Gấp đôi, kiêm nhiệm ( Thêm ).
Chữ “-Kiếm” nầy là Cách luyện Kim loại thành Kiếm ngày xưa: Thợ rèn nung cho kim loại Nóng rồi dùng búa của thợ rèn đập cho kim loại dẹp-mỏng-dài, sau đó uống cong, xếp gấp-đôi kim loại, gập lại thành 2 lớp, tiếp tục nung nóng, rồi lại tiếp tục bẻ kim loại gấp đôi 2 lớp chồng lên nhau, Để có 1 thanh “báo kiếm” thì số xếp-gấp chồng lên nhau là khoãng trên 30.000 lần…, Cho nên thanh kiếm sắc bén, mà lại có tính đàn hồi, khó gẩy, và người dùng kiếm nhờ kiếm có tính đàn hồi, nên bớt bị đau tức khi bị chấn động mạnh vào kiếm do chém Hay chống đỡ mạnh khi dùng kiếm.
“Kim-金”loại + “kiêm-兼”-nhiệm nhiều lớp …thành ra “Kiếm-”. Chữ “Kiếm” ngày xưa quả là Tuyệt! và đó chính là chữ “Gươm-” khi đọc theo phát âm của “chữ Nôm”!
2500 trước và trước nữa thì chữ Kiếm hay Gươm là như Vậy ()! …Sau nầy, và cho đến ngày nay, chúng ta lại thấy chữ “Kiếm” khác! Là “Kiếm-劒”.
- Chữ “Kiếm” nầy được thể hiện bằng chữ “Thiêm-僉” + “Đao-刀” = “Kiếm-劒” …và Chữ “Đao-刀” lại được đơn giãn hóa thành ra “Đao-刂”, thành ra chữ của ngày nay là : “Kiếm-劍”.
chữ “劒-劍-Kiếm” nầy quá mới! Nó không có, và không thể tìm trong sách “Thuyết Văn” giãi tự thời xưa của 2000 năm trước! 1 số Web site cho rằng “Thuyết Văn Giãi Tự” có ghi giãi thích nầy nọ về “劍-kiếm” v v…, Việc giãi thích nầy nọ, để giãi thích về chữ “劍-Kiếm” trong 1 phiên bản của sách “Thuyết Văn” do tác giả Đoàn Ngọc Tài/Đời Mản Thanh là khó tin!!! Vì nếu tra cứu thẳng chữ “劍-Kiếm” trong “Thuyết Văn Giãi Tự” của Hứa thận ( Và các phiên bản do người khác hiệu đính) là tìm không thấy!
Bản chính của sách “Thuyết Văn” đã mất, nhưng nhờ có nhiều sách khác đã ghi chú, diễn giãi các chữ bằng cách trích dẫn sách “Thuyết Văn”, Cho nên sau nầy người ta đã gôm góp, tổng hợp lại mà tái tạo sách “thuyết văn”, Ít nhất là 4 học giả của các thời sau nầy đã biên soạn và hiệu đính sách “Thuyết văn”; Và chỉ có “Thuyết văn” giãi tự do Đoàn Ngọc Tài hiệu đính vào thời Mản Thanh thì có ghi chú chữ “劍-Kiếm” nầy! Các bản “Thuyết văn” khác thì không có chữ “劍-Kiếm” nầy để tra cứu .
“Thuyết Văn Giãi Tự” của Đoàn Ngọc Tài đời Mản Thanh ghi “劍-Kiếm” như sau :
[<說文解字>:劍,人所帶兵也。從刀僉聲 / Kiếm, Nhân sở đới binh dã. Tùng Đao thiêm thanh { Kiếm, người đeo nó (là) Lính vậy.}
Phần giãi thích “劍-Kiếm”của “段玉裁-Đoàn Ngọc Tài” khi hiệu đính sách “Thuyết Văn” nêu trên - có được đưa vào “Khang Hy Từ Điễn”.
Nhưng, “Thuyết văn Giãi Tự”… xưa hơn (2000 năm trước), không do Đoàn Ngọc Tài Hiệu đính thì chỉ có chữ “鋏-Kiếm” như thế nầy! Ngày nay người ta đọc chữ nầy là : “鋏-Kiệp” ( nghĩa là cái “Kìm gấp”/Kẹp, và cũng có 1 nghĩa nữa là “thanh gươm”) Thật ra, đây là chữ “Kiếm” đã được Khuất Nguyên của nước Sở dùng trong thơ của “Sở Từ”:ví dụ…
帶長鋏之陸離兮。――《楚辭·涉江》
Đới trường kiếm chi lục ly hề. ( Đeo trường kiếm cho đẹp nầy.)- - “Sở Từ-Thiệp Giang”
Nhưng chữ “鋏-Kiếm” nầy vẫn là dạng mới! … xưa hơn nữa, 2500 năm trước thì chữ “kiếm” được chạm khắc trong thanh Gươm của Việt Vương Câu Tiễn lại là chữ “-Kiếm” khác! Đó lại là chữ “Gươm” của “chữ Nôm”! …chữ Nôm của người Việt-Nam thì chữ nầy được đọc là “-Gươm”!!!
*** Chúng ta thấy gì khi khảo cứu về chữ “Kiếm” hay “Gươm” ?
- Chữ “-Gươm” của “Nôm”/Việt-Nam lại là chữ “-Gươm/Kiếm” của thuở xa xưa vào thời của Việt Vương Câu-Tiễn!
- Chữ “Kiếm-劒-劍” mới sau nầy là quá mới và không tìm thấy trong cổ thư, không tìm thấy trong sách “thuyết Văn Giãi Tự”, Không có trong “Sở Từ” và không được dùng để khắc trên “kiếm” của 2500 năm về trước.
- Xin hảy xem kỷ chữ “Kiếm” khoãng 2500 năm về trước-trong thanh “kiếm”/”Gươm” của Việt Vương Câu-Tiễn –( xem hình) -chính là chữ “-Gươm” của chữ “Nôm”/Việt-Nam, là giống nhau!
- Xem hình: Chữ thứ 4 của hàng bên trái / phía dưới chót: là Chữ “Gươm--Kiếm” được khắc trong thanh Gươm/Kiếm của Việt Vương Câu Tiễn.
- = = “Gươm” - Bên trái là chữ “金-Kim”, và bên phải là chữ “兼-Kiêm” = - Kiếm. ( Chữ “Gươm/Kiếm” nầy vẽ rỏ hình chữ “kim” bên trái và cái “lò” rèn bên phải” ( cũng có người nhìn vào hình mà suy ra chữ “Gươm/Kiếm” trong hình là chữ viết kiểu Nầy:
-Gươm/Kiếm; ( So sánh sự biến dạng mà giống nhau: 僉=兼 / thiêm=kiêm)/Tuy nhiên, chữ nầy chưa bao giờ thấy xuất hiện xưa nay!
- 8 Chữ “Việt Vương Câu-Tiễn Tự Tác Dụng Gươm(Kiếm)” được khắc trên thanh Kiếm của Việt Vương câu Tiễn là : 越王鳩淺自乍用.
- Nhưng vì không đánh máy được chữ “-kiếm” nầy! cho nên ai cũng phải dùng chữ “劍-kiếm” mới để thay thế khi dùng bàn phiếm và trở thành “越王鳩淺自乍用劍”.
*Khẳng định bằng hình ảnh/ Kiếm cổ: Chử “Kiếm-” trong Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn thì hoàn toàn giống như chữ “Gươm-” bên chữ Nôm của Việt Nam ngày nay.
* Ai nghĩ rằng chữ “Gươm-” là Nôm mới có sau nầy thì xin hảy “cập nhật thông tin” - nhìn rỏ chữ “Gươm/Kiếm” đã được chạm-khắc vào thanh Gươm của Việt Vương Câu Tiễn của 2500 năm về trước.(Xem hình) –Thanh Gươm của Việt Vương Câu Tiễn được đào lên từ dưới 1 ngôi cổ mộ của tỉnh Hồ Bắc vào tháng 12, năm 1965. Hiện đang trưng bày trong Viện bảo tang ở tỉnh Hồ Bắc-Trung Quốc.
_Tôi và mọi người có thể đánh máy chữ “劍-kiếm” nầy!
_ Chữ “Gươm” là Nôm của tiếng Việt Nam, và cũng là chữ Nôm được dùng trong hiện tại, thì tôi phải trình bày theo cách “dán hình”: Gươm=.
Thật ra thì phát âm “kiếm” và “Gươm” là như nhau! Gươm là Kiếm, Kiếm là Gươm!
“gươm” đọc thành “kiếm”= Gươm =>“Kươm>Kem>Kiêm>Kiếm”
“Kiếm” đọc thành “gươm”= “Kiếm=>Kiêm>Kem>Kươm>Gươm”
…Chỉ là do trại âm bỡi giọng đọc Nam bắc và đông tây của 1 vùng địa lý quá rộng mà tạo nên “Gươm” và “kiếm”…Ngoài ra còn có các âm khác tương tự của chữ “kiếm” của tiếng Sở, Ngô, Mân v v…
“Kiếm”-Ngày nay tiếng Mân việt/Triều Châu ( gốc là tiếng Sở) đọc là “Kiem” hay “Kièm” .
“Kiếm” Ngày nay tiếng Việt/ của Tỉnh Quãng Đông đọc là “Kiêm”.
“Kiếm” – Quãng Âm/Thời Đường Và Tống đọc là “Kémm”( gọi là “Quãng âm”-nghĩa là quãng đại quần chúng đọc phát âm nầy vào thời Đường và Tống_ Còn gọi là “Đường Âm”).
_Trường hợp đặc biệt là: Tiếng Quang thoại/Bắc Kinh ngày nay đọc “Kiếm-劍” là “劍-Chén” – Dùng mẩu tự Anh Văn/English Phiên âm là “Jiàn-劍”- và đọc là “Chén”(“Chén”/Xin đọc theo giọng bắc Hà-Nội)_Cây “kiếm” là thanh gươm bằng kim loại, dùng cho việc “Chém”, tiếng Việt gọi là Cây “Chém-劍” đã được “quốc tế hóa” bỡi các bộ tộc Hung-Nô và đọc là “Chén-劍-Jiàn(Chém)”; Và “Chém” với “Kiếm” rất tương đồng, chỉ là “Ch” biến thành “K” mà thôi! Tiếng Việt Có từ: Chém, chít, châm, chuốt, chọt, chĩa,v v… ! Tiếng Việt có cây “kiếm”, cây Kích, cây kéo và cây kiềm, cây kẹp, cây Cuốc, v v… (Không có ngôn ngữ nào như vậy_hảy so sánh các từ ngữ liên quang rất logic vừa nêu), và đừng tưởng rằng “Kiếm-劍” là tiếng nước ngoài!!!
Khi nói đến 8 chữ được Chạm trong thanh gươm của Việt Vương Câu Tiễn thì người ta phải dùng 8 chữ nầy “越王鳩淺自乍用劍” khi đánh máy : Nếu muốn đánh máy chữ “Gươm hay Kiếm” như đúng chữ đã có trên thanh Gươm-Kiếm đó thì không được! Vì còn thiếu/ còn chưa có Uincode để đánh máy chữ nầy! (Tôi không có chuyên môn để tạo ra Unicode cho Font chữ Đánh máy, mong người khác sẽ làm vậy! Mong lắm thay!).
Kết luận: Qua khảo cứu, thấy được bằng chứng và sự thật-Chữ Nôm là “-Gươm”: rỏ ràng không phải mới có sau nầy! Chữ nầy đã có trước khi triều đại nhà Hán do Lưu bang lập ra, “tuổi” của chữ “gươm” chắc chắn đã hơn 2500 năm, và hơn bao lâu thì còn phải tiếp tục tìm ra…; Xin đừng nói “chữ Nôm” có sau chữ “Hán” hay “Hán-Việt” khi căn cứ vào 1 số chữ mới được bổ túc sau nầy! Tất cả các ngôn ngữ và chữ Viết của bất cứ nơi nào cũng luôn luôn có sự bổ túc và đổi mới theo dòng thời gian phát triễn của lịch sử; Riêng chữ Việt Cổ thì theo dòng thời gian lại có nhiều tên gọi là chữ Nho, Hán-Việt, Nôm v v…; Bài Viết nầy là 1 phần nhỏ trong việc khảo cứu Hán-Nôm và chữ Việt cổ: Nếu buộc phải phân định chữ Việt cổ ra làm 2 là Hán-Việt và Nôm …thì rỏ ràng là Nôm có trước-Và nếu khỏi phân biệt thì: Tất cả chỉ là chữ Việt cổ bị biến đổi, chuyễn hóa, và do người ta đặc tên là Nho, Hán, Nôm v v…rồi tạo ra nhiều ngộ nhận! Trong khi qua nhiều khảo cứu và bằng chứng ( Xem những bài khảo cứu Hán Nôm trước của tôi (cùng tác giả): Nhạn Nam Phi) thì thấy rỏ Chữ Việt hay tiếng Việt là chủ thể đã tạo nên “Hán-Việt” ở Việt Nam và “Hán-Ngữ” ở Trung Hoa ngày nay!(*) “Hùng biện” hay “ngụy biện” đều sẽ không bằng 1 bằng chứng rỏ ràng! người ta sẽ : Nghe-nhìn-suy nghĩ-và phân biệt được đâu là sự thật/Bỡi vì con người có linh tánh và lý trí; Ngày nay, Người Hoa hay Hán ngữ …đã bị “thất truyền” và không biết rằng có chữ “Gươm”! không biết đọc chữ “Gươm”! Trong khi bên người Việt thì chữ “Gươm” vẫn trang trọng nằm trong chữ “Nôm”! Và chữ “Gươm” nầy lại đã được chạm-khắc trên thanh Gươm của Việt Vương Câu Tiễn cách nay cở 2500 năm rồi!
Ghi chú:
(*)Điều này không có gì lạ, bởi đúng như nhà văn-tác giả Hà Văn Thùy qua nhiều nghiên cứu đã khẳng định từ lâu rằng:
_“Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán.” Đấy là kết quả của tiến trình lịch sử đích thực đã diễn ra. Vào Trung Nguyên chiếm đất của người Việt, người Hung-Nô/Mông Cổ đã học tiếng nói và chữ viết của người Việt cổ và hòa huyết với người Việt-sinh ra các thế hệ sau và tự xưng là người Hoa Hạ. Sau vài thế hệ, người Hoa Hạ trở thành lớp thống trị xã hội, đã tiếp tục vai trò chính thống của cha ông Mông Cổ, ảnh hưởng của các triều đình và quyền lực xã hội đã đổi văn phạm theo cách nói “phụ trước chính sau” của tộc Mông Cổ, đồng thời chuyển hóa dần tiếng Việt thành tiếng Hoa Hạ và sau thành tiếng Tần, Hán. Sau khoảng 4000 năm bị che khuất, nay là lúc chúng ta khai quật ngôn ngữ Hán cổ và tìm ra nghìn vạn bằng chứng cho thấy chữ Hán chính là chữ Việt cổ. Có lẽ tới lúc phải làm cuốn Bách Việt đại từ điển để phục nguyên vốn chữ Việt cực kỳ phong phú từng bị vùi lấp.(* nhà văn Hà Văn Thùy/đã xuất bản sách "Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt" và “Hành trình tìm lại cội nguồn-Nghiên cứu và Đối thoại”.../nhà xuất bản văn học [Email:xuantrieuwriter@gmail.com]/năm 2008).
Đầu Xuân Tân Mảo/2011-Viết tại Sacramento-CA-USA.
Nhạn Nam Phi.
Tham khảo:
-Các link để vào trang của sách “Thuyết văn giãi tự” của các học giả xưa:
- 《说文解字》在线查询 DT-Studios提供,可进行篆文、简体切换。
- 《说文解字注》 全文检索 – 许慎撰 段玉裁注
- 《說文解字》全文檢索測試版 – 许慎撰 徐鉉校订
- 《說文解字》在线查询 – 许慎撰 徐鉉校订
- 說文解字 TrueType 字型
Đỗ Thành
Nguồn: http://nhannamphi.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét