Bài viết được đăng lúc 2:46:16 PM, 03.03.2010
Bìa cuốn "Vạn xuân" bằng tiếng Pháp - Ảnh: laprocure.com |
Tiểu thuyết "Vạn Xuân" (Dix mille Printemps) của nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray viết về cuộc đời Nguyễn Trãi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dày trên 1200 trang, do Nguyễn Khắc Dương và một số cộng tác viên dịch, do Nhà xuất bản Văn học in năm 1997 đã được độc giả Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.
Nhà thơ Huy Cận, trong lời giới thiệu, đã viết: "...Chị Yveline Féray! Chị hút nhụy từ đâu để có được giọng văn hào khí ấy, để có được sự trực giác lung linh và sâu thẳm ấy, khi viết về cuộc chiến đấu hào hùng của quan khởi nghĩa và của nhân dân, và khi đoán hiểu được tâm hồn Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái, tâm hồn Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ qua hai cuộc tình duyên đẹp đẽ mà như có dấu ấn của số mệnh in vào?...Cái bi kịch của Nguyễn Trãi có phải là một tâm hồn lớn phải sống trong một xã hội chật hẹp, ngặt nghèo không? Và vấn đề của thời đại Nguyễn Trãi có phải là vấn đề xây dựng và sử dụng quyền lực sao cho hợp với lòng dân và vận nước? Một tác phẩm nói về những sự kiện và những con người cách đây 5 thế kỷ lại mang tính thời sự không ngờ..."
Dịch giả Nguyễn Khắc Dương
|
***
P.V. Xin ông cho biết duyên do cuộc gặp gỡ giữa ông và tác giả "Vạn Xuân" vừa qua ở Pháp?
Nguyễn Khắc Dương (NKD): Tháng 3-4 vừa qua, nhân dịp đi Roma (Ý) dự một cuộc hội thảo tại Trường Đại học San Tommaso D' Aquino, tôi sang Pháp thăm các bạn hữu, rồi đi Nice (miền Đông nước Pháp) gặp nữ văn sĩ Yveline Féray, tác giả cuốn "Vạn Xuân", tại tư gia của hai vợ chồng bà từ 4 đến 6 giờ chiều. Tác giả đã có nhã ý mặc y phục Việt Nam để đón tiếp tôi: một chiếc áo dài màu xanh thêu hoa, rất hợp với dáng người thanh mảnh (rất khác với các phụ nữ Pháp lớn tuổi) của tác giả nay đã trên dưới sáu mươi. Tối đó, hai ông bà mời tôi đi ăn tối tại một nhà hàng Việt Nam. Chúng tôi chuyện trò với nhau mấy tiếng đồng hồ, rất thú vị và hầu như chỉ xoay quanh nhân vật Nguyễn Trãi và quá trình sáng tác cuốn "Vạn Xuân".
P.V. Qua "Lời phi lộ", được biết tác giả đã bỏ ra gần 10 năm trời để sưu tập cả "núi" tài liệu và viết nên "Vạn Xuân", thể hiện mối cảm tình đặc biệt với dân tộc Việt Nam, bạn đọc rất muốn biết đôi nét cuộc đời của bà; tiếc là suốt 1216 trang cuốn "Vạn Xuân" in ở Việt Nam không có dòng nào giới thiệu tác giả. Nay có lẽ ông sẽ bổ khuyết được điều đó; cũng để hiểu điều mà tác giả đã thốt lên trong "Lời phi lộ": "...định mệnh nào đã liên kết tôi vào số phận đặc biệt của con người ấy..."
NKD: Bà Yveline Féray vốn là giáo sư dạy môn Sử học Đông Á tại Trường Đại học Nice, nay là quản thủ thư viện. (Tôi không hỏi rõ là Thư viện của Trường Đại học hay của thành phố). Ngoài tác phẩm "Vạn Xuân", tác giả còn viết một số truyện cổ tích và dân gian Việt Nam. Chồng bà, người Ấn Độ (mẹ của ông lại là người Việt Nam!) là giáo sư dạy môn Tư tưởng Đông Phương tại Đại học Nice. Gia đình bên chồng thời Pháp thuộc buôn bán tại Sài Gòn, sau chuyển sang Cămpuchia. Trước thời Pôn Pốt, ông bà có dạy học tại Pnom Pênh một thời gian. Nếu tôi không lầm thì chồng tác giả là một trong những giáo sư Đại học Pháp thực hiện việc trao đổi giữa nền Đại học Pháp và Đại học Việt Nam, sớm sủa nhất, sau ngày đất nước thống nhất. Ông bà có 2 con: một trai, một gái, đều thành đạt và đã có gia đình, nay đều ở riêng. Hai ông bà hiện ở với nhau tại một villa nhỏ, xinh xắn, cách trang trí có pha lẫn những đường nét Á Đông.
Lúc tôi nói rằng độc giả Việt Nam đều khâm phục tác giả, vì đã thông cảm sâu sắc chẳng những với nhân vật chính là Nguyễn Trãi, mà còn với cả một giai đoạn lịch sử, cả một nền văn hóa của dân tộc Việt Nam; tác giả chỉ đưa mắt nhìn ông chồng và ông ta đã trả lời thay: "Tôi cho rằng giữa Nguyễn Trãi và nhà tôi có lẽ có một liên quan huyền nhiệm nào đó (xin lưu ý ông ta gốc Ấn Độ). Quả vậy, có nhiều lúc trong đêm khuya, khi viết gặp chỗ khó khăn đến phát khóc, thì nhà tôi đã thắp hương van vái với Nguyễn Trãi. Và tôi nghĩ là có một sự Tương ứng tương cầu nào đó..." Tác giả không nói gì thêm, chỉ mỉm cười với vẻ mặt trầm ngâm...
P.V. Độc giả nước ngoài đã đánh giá "Vạn Xuân" như thế nào? Đã có ai dự định đưa tác phẩm lên màn ảnh chưa?
NKD: Tác giả có cho tôi xem tập sưu tầm các bài giới thiệu và phê bình cuốn "Vạn Xuân" trong các báo chí Pháp. Hầu hết đều đánh giá khá cao tác phẩm ấy. Do đó, tác phẩm đã được in trong loại "Livre de poche" (Ngoài bản in chính), là loại sách in những tác phẩm đã có ít nhiều nổi tiếng và được độc giả hâm mộ. Tác giả cho biết một hãng phim Mỹ (hình như có liên doanh với một hãng phim Pháp?) có ý muốn đưa tác phẩm lên màn ảnh, nhưng chưa tìm được nguồn tài chính (và có lẽ rồi cũng khó, vì phim có tính cách hoành tráng, chi phí sẽ rất cao, nếu thực hiện). Nhân tiện cũng xin cho phóng viên hay rằng: Ngay từ lúc biết tôi đã dịch xong tác phẩm, nữ đạo diễn Bạch Diệp cho tôi hay rằng, bà cũng muốn đưa tác phẩm lên phim. Nhưng từ đó đến nay không thấy bà Bạch Diệp nhắc nhở gì đến nữa, chắc cũng vì khó khăn về tài chính.
P.V. Được biết "Vạn Xuân" (bản in tại Việt Nam, NXB Văn học & Sudestasie - 1997) thiếu mất ba chương. Với một tác phẩm quan trọng như "Vạn Xuân", thiết nghĩ thiếu sót này không nên giữ "bí mật". Vậy "sự cố" này thực hư ra sao, thưa ông?
NKD: Một việc thật là đáng tiếc; tuy vậy dù sao cũng là chuyện đã qua và cũng có cách để sửa chữa; hơn nữa, quá trình xuất bản "Vạn xuân" khá "vòng vèo", nên lâu nay tôi rất ngại công khai chuyện này. Nhưng đã 2 năm rồi, không thấy ai lo "sửa chữa" gì, giấy trắng mực đen" thì còn đó, và trong dịp diện kiến tác giả vừa qua, tôi không thể che giấu thiếu sót đó, nay đành phải nói rõ sự thật.
Tôi nhận dịch tác phẩm là do tòa báo "Công giáo dân tộc" (TBCGDT) đặt hàng. Làm xong, tôi giao "hàng" cho TBCGDT, lãnh tiền công, xem như xong phận sự! Xuất bản hay không? Bao giờ? do đâu? Đó là việc của chủ đặt hàng. Kẻ làm công không can dự gì! Hơn 3 năm sau, "Vạn xuân" mới được xuất bản; tôi biết một cách tình cờ: em gái tôi thấy tác phẩm bày bán ở nhà sách, mua một cuốn tặng tôi!...
P.V. Xin phép được ngắt lời ông; nói "lý" theo kiểu thị trường "tiền trao cháo múc" thì người làm công khi đã lãnh tiền là "kết thúc" mọi quan hệ, nhưng "hàng "ở đây là một công trình văn hóa quan trọng, không lẽ trong quá trình chuẩn bị xuất bản, không một ai gặp gỡ, trao đổi với dịch giả sao? Đó là chưa nói chuyện người biên tập nhiều khi còn phải bàn bạc với dịch giả từng câu, từng chữ, nếu thấy chưa ổn. Hay là ông "phóng đại" và hài hước?
NKD: Đó là sự thật 100%, sau khi giao "hàng", giữa Nhà xuất bản và tôi không có bất cứ một liên hệ nào cả! Dù sao, thấy cuốn sách đã được in ra, tôi rất mừng; nhưng khi đọc lại, thấy thiếu 3 chương, tôi thật sự sửng sốt, vội đến TBCGDT hỏi xem sự việc ra sao. Lại một sự ngạc nhiên nữa: Chính TBCGDT cũng không biết tác phẩm đã được xuất bản! (Điều này làm tôi bớt buồn, chủ đặt hàng còn không biết, huống là kẻ làm công!) Kiểm soát lại bản còn lưu ở TBCGDT thì có 3 chương ấy. Vậy thiếu sót do đâu? Bây giờ có lẽ không nên đặt vấn đề quy trách nhiệm nữa. Mà việc đó cũng không dễ, vì bản thảo đưa in chắc là đã qua nhiều tay và mỗi lần trao, chắc là không ai ký nhận. Khó quy trách nhiệm, nhưng thiết nghĩ rất đáng rút kinh nghiệm qua "sự cố"này. Đúng ra là trong việc giao nhận bản thảo cần phải đếm, kiểm soát từng tờ (để phòng của giả mà!) và ký nhận như khi nhận tiền ở ngân hàng! Kẻo rồi như cha ông ta đã dạy "một mất mười ngờ"; mà đã ngờ thì ngờ ai cũng được! Vậy là hòa cả làng, hay đúng hơn, thua cả làng! Phiếm luận với phóng viên cho vui, chứ may sao bản lưu tại TBCGDT còn có 3 chương ấy. Và sợ bị thất lạc lần nữa, tôi đã phô tô 3 chương ấy và mong sớm được sử dụng.
Sang Pháp, biết "sự cố" này, tác giả hết sức bất ngờ và hỏi: "Liệu có phải bị kiểm duyệt không?" Điều này tôi làm sao biết được, nhưng căn cứ nội dung 3 chương đó, tôi đã nói với tác giả lý do chỉ là "là ăn bất cẩn" thôi! Tác giả bảo tôi rằng, nếu Nhà xuất bản Julliard (bản Pháp văn) mà biết bản dịch thiếu 3 chương, thì họ lấy làm phiền lắm; vì chính tác giả đã phải dày công vận động để xin được phép dịch tác phẩm mà không phải đóng khoản lệ phí nào (thường là không nhỏ) như thông lệ. Cho nên tác giả có yêu cầu tôi làm sao cho Nhà xuất bản bản dịch biết rằng, nếu tái bản thì phải bổ khuyết 3 chương thiếu sót, kẻo bất tiện lắm đó!
P.V. Như vậy, thưa ông, cho đến nay, Nhà xuất bản đã có "động tác" nào để khắc phục "sự cố" này chưa?
NKD: Như trên đã nói, tôi chỉ là người làm công, chủ đặt hàng mới có quan hệ với Nhà xuất bản. Khi biết thiếu 3 chương, tôi đã nhắc TBCGDT nên hỏi Nhà xuất bản lý do sự thiếu sót ấy. Cũng xin nói thêm, tôi có kể "sự cố" ấy riêng với em tôi là Nguyễn Khắc Phê, như bất cứ "chuyện vui" nào của đời thường! Còn việc Nguyễn Khắc Phê liên lạc với Nhà xuất bản là do tự ý của Nguyễn Khắc Phê có thiện chí đối với một cơ quan đồng nghiệp, chứ tôi không nhờ ông ta làm việc ấy. Được biết, Nguyễn Khắc Phê đã gọi điện trực tiếp cho Giám đốc Nhà xuất bản Văn học lúc đó là ông Lữ Huy Nguyên; ông Nguyên cũng bất ngờ trước "sự cố" này và nói thật là sách do Nhà xuất bản duyệt in, nhưng "người trực tiếp làm sách" lại là ông Thắng (chuyện đã lâu, tên này có thể chưa chính xác). Ông Nguyên lúc đó chắc đã bị đau, nên đã "ủy thác" cho Nguyễn Khắc Phê gọi điện cho ông Thắng; ông Thắng đã hứa sẽ gặp dịch giả để bàn cách khắc phục "sự cố", nhưng cho đến nay thì vẫn bặt tăm! Về cách khắc phục "sự cố", tốt nhất là tái bản đầy đủ; nếu bạn đọc chưa có nhu cầu hoặc chưa có nguồn tài chính để tái bản thì theo tôi, Nhà xuất bản (thực ra là "người trực tiếp làm sách") có thể in riêng 3 chương ấy, rồi gửi đến từng độc giả đã mua sách lần in đầu (tất nhiên là sau khi đã thông báo việc làm này và nhận được thư yêu cầu của từng độc giả). Hơi phiền phức một chút, tốn kém một chút, nhưng nếu trân trọng một công trình văn hóa lớn thì đây là một cử chỉ đẹp, nên làm.
P.V. Chờ "cử chỉ đẹp" ấy được thực hiện hoặc sách tái bản đầy đủ chắc còn lâu, ông có thể tóm tắt cho bạn đọc biết nội dung 3 chương đã in thiếu?
NKD: 3 chương thiếu sót là chương 3,4 và 5 trong tập 7. Tập 7 (bắt đầu từ trang 739) với tiêu đề "Con rồng đất Lam Sơn", tường thuật những sự việc trong thời gian quân khởi nghĩa còn ở chiến khu tại núi rừng Chí Linh. (Bạn đọc tinh ý cũng nhận ra việc để sót, vì tập 7 đã in chỉ gồm 2 chương với 65 trang; các tập khác số trang đều gấp 3 như tập 6 có 171 trang, tập 8 có 198 trang).
+ Chương 3: Lê Lợi và các chiến hữu làm lễ tuyên thệ và chính thức phát động cuộc khởi nghĩa;
+ Chương 4: Quân Minh tàn phá Lam Sơn, giết hại nhân dân và đào bới mồ mả tổ tiên của Lê Lợi;
+ Chương 5: Lê Lai cứu Chúa. Nhân dân đông đảo hưởng ứng lời hiệu triệu của Lê Lợi, gia nhập nghĩa quân, trong đó có em ruột Nguyễn Trãi, sau khi Nguyễn Phi Khanh chết, từ Trung Quốc về Việt Nam, tìm gặp Nguyễn Trãi tại chiến khu Chí Linh.
Xin lưu ý lại điều này: vì phóng viên hỏi, tôi phải kể sự thật và lạm bàn đôi chút, cũng là cách thúc đẩy để mong ước của tác giả về cách khắc phục "sự cố" sớm được thực hiện. Còn mọi việc tếp theo ra sao, xin Nhà xuất bản làm việc với TBCGDT là chủ đặt hàng, tại đó còn một bản có 3 chương in thiếu ấy. Mong là TBCGDT còn giữ bản lưu nguyên vẹn, để tôi được yên.
P.V. Ông nói vậy là hợp cách với "kiểu" làm ăn vừa qua, chứ với một văn bản dịch, lại là một tác phẩm lớn, bạn đọc vẫn muốn "níu kéo" dịch giả. "Vạn xuân" không chỉ lớn về số trang, mà là một tác phẩm khó dịch vì từ ngôn ngữ cho đến vô vàn chi tiết là của 5 thế kỷ trước, nên không dễ có được bản dịch hoàn hảo. Ông vui lòng cho độc giả biết những khó khăn khi dịch và nếu như "Vạn xuân" tái bản, ông có muốn tu sửa, trau chuốt lại bản dịch thêm không?
NKD: Thú thật, lúc trao bản thảo cho TBCGDT, tôi vẫn chưa được hoàn toàn ưng ý về công việc của chúng tôi (tức là của tôi và của các bạn cộng tác). Tuy nhiên, thấy công việc "ngâm" đã khắc lâu, tác giả thì rất mong bản dịch hoàn tất càng sớm càng tốt, tôi đành tạm chấp nhận tính cách tương đối của "sản phẩm". Nếu tái bản, thì đương nhiên việc nhuận sắc lại một lần nữa là điều nên làm. Song, tôi cũng đã lớn tuổi (được biết ông Nguyễn Khắc Dương sinh năm 1925), sức khỏe giảm đi nhiều và cũng bận một vài việc khác. Nếu có ai đó mà Nhà xuất bản thấy có khả năng làm được việc trau chuốt thêm cho bản dịch thì tôi rất hoan hỷ. Tôi chỉ xin nhấn mạnh là trau chuốt về lời văn mà thôi. Chứ còn chỗ nào thấy chúng tôi dịch sai (vì còn kém về Pháp văn) thì xin phép được cho tôi hay để trao đổi kỹ và nếu cần thì phải nhờ đến một vị nào nữa cao minh hơn để phân giải, miễn sao dịch càng đúng, càng hay để phục vụ độc giả là chính.
Quả là trong lúc dịch tác phẩm, chúng tôi gặp không ít khó khăn:
+ Nhiều từ ngữ Hán Việt, tác giả phiên âm lối đọc của Trung Quốc theo quy tắc nào chúng tôi không rõ và không có tài liệu tra cứu, nên việc chuyển thành từ Hán Việt cho thật chính xác là rất vất vả.
+ Nhiều bài văn thơ Việt Nam , tác giả trích dịch ra tiếng Pháp, chúng tôi phải mất rất nhiều công tìm ra các bản gốc để chép lại cho đúng.
+ Việc hoàn chỉnh bản dịch của các cộng tác viên nhiều lúc khó hơn và mất nhiều thì giờ hơn là chính mình dịch lấy. Những chỗ sai phải dịch lại đã đành, mà muốn toàn tác phẩm có được một văn phong đồng nhất, đôi khi phải viết lại cả từng đoạn dài. Tuy nhiên vẫn còn sót lại một số "bất nhất" khi dịch cùng một từ ở những đoạn khác nhau...
P.V. Cuốn sách có "sự cố" nên cuộc trò chuyện thành ra hơi "căng thẳng". Xin được kết thúc bằng một câu hỏi có phần tò mò và "vui vẻ": Được biết ông sống độc thân, sao nhiều đoạn miêu tả chuyện "chăn gối" trong tác phẩm được ông chuyển dịch một cách "thông thạo" vậy? Lời khen "Vạn xuân" đã nhiều, nên nhân đây cũng xin chuyển ý kiến của một độc giả phê bình tác giả đã để nhiều trang miêu tả "chuyện ấy" ác liệt quá mức cần thiết. Ông nghĩ gì về ý kiến này?
NKD: Về chuyện có tính cách riêng tư thì "Sinh nhi tri chi" mà! Trời sinh ai lại không ggiỏi về "chuyện ấy"! Hơn nữa, lúc học tâm lý học, cũng có đọc được không ít sách vở về "chuyện ấy"; các tư liệu về phương pháp dưỡng sinh của Ấn Độ, của Đạo giáo còn bàn đến cách làm "chuyện ấy" sao cho vừa "giải tỏa" thoải mái mà vừa không hao tổn sinh lực! Về ý kiến của vị đọc giả nọ, tôi không dám bình phẩm; mỗi người có cách nhìn sự việc theo những chuẩn mực riêng. Nhưng xin cung cấp một chi tiết: Trong lúc chuyện trò vui vẻ về "Vạn Xuân" với tác giả, khi nhắc đến vấn đề tương tự mà vị độc giả nọ đã nêu, Yveline Féray đã dẫn ra nhân vật Hương Thầm, nhờ cao tay trong "chuyện ấy" nên đã "phá" được kỹ thuật không đến nỗi kém của Hoàng Phúc, khiến cuối cùng lão tướng Tàu bị tổn lực đến suy kiệt! Tác giả cho tôi hay rằng, việc ấy thêm một dẫn chứng (cũng có thể hiểu là tượng trưng) cho việc một dân tộc nhỏ yếu như Việt Nam lại "phá" được cường lực, làm cho kiệt quệ anh giặc Ngô khổng lồ cường tráng! "Dĩ nhu thắng cương" mà! Cô Hương Thầm Việt nhỏ mềm làm cho chú Hoàng Phúc Tàu lớn cứng phải kiệt lực! Quả là TIỂU, NHU thắng ĐẠI, CƯƠNG! Mà thôi, bàn luận "Vạn xuân" thì còn nhiều điều có ý nghĩa hơn nhiều...
P.V. Đúng vậy; và hẳn đó là đề tài trong một cuộc trao đổi khác. Xin cảm ơn ông.
P.V. Qua "Lời phi lộ", được biết tác giả đã bỏ ra gần 10 năm trời để sưu tập cả "núi" tài liệu và viết nên "Vạn Xuân", thể hiện mối cảm tình đặc biệt với dân tộc Việt Nam, bạn đọc rất muốn biết đôi nét cuộc đời của bà; tiếc là suốt 1216 trang cuốn "Vạn Xuân" in ở Việt Nam không có dòng nào giới thiệu tác giả. Nay có lẽ ông sẽ bổ khuyết được điều đó; cũng để hiểu điều mà tác giả đã thốt lên trong "Lời phi lộ": "...định mệnh nào đã liên kết tôi vào số phận đặc biệt của con người ấy..."
NKD: Bà Yveline Féray vốn là giáo sư dạy môn Sử học Đông Á tại Trường Đại học Nice, nay là quản thủ thư viện. (Tôi không hỏi rõ là Thư viện của Trường Đại học hay của thành phố). Ngoài tác phẩm "Vạn Xuân", tác giả còn viết một số truyện cổ tích và dân gian Việt Nam. Chồng bà, người Ấn Độ (mẹ của ông lại là người Việt Nam!) là giáo sư dạy môn Tư tưởng Đông Phương tại Đại học Nice. Gia đình bên chồng thời Pháp thuộc buôn bán tại Sài Gòn, sau chuyển sang Cămpuchia. Trước thời Pôn Pốt, ông bà có dạy học tại Pnom Pênh một thời gian. Nếu tôi không lầm thì chồng tác giả là một trong những giáo sư Đại học Pháp thực hiện việc trao đổi giữa nền Đại học Pháp và Đại học Việt Nam, sớm sủa nhất, sau ngày đất nước thống nhất. Ông bà có 2 con: một trai, một gái, đều thành đạt và đã có gia đình, nay đều ở riêng. Hai ông bà hiện ở với nhau tại một villa nhỏ, xinh xắn, cách trang trí có pha lẫn những đường nét Á Đông.
Lúc tôi nói rằng độc giả Việt Nam đều khâm phục tác giả, vì đã thông cảm sâu sắc chẳng những với nhân vật chính là Nguyễn Trãi, mà còn với cả một giai đoạn lịch sử, cả một nền văn hóa của dân tộc Việt Nam; tác giả chỉ đưa mắt nhìn ông chồng và ông ta đã trả lời thay: "Tôi cho rằng giữa Nguyễn Trãi và nhà tôi có lẽ có một liên quan huyền nhiệm nào đó (xin lưu ý ông ta gốc Ấn Độ). Quả vậy, có nhiều lúc trong đêm khuya, khi viết gặp chỗ khó khăn đến phát khóc, thì nhà tôi đã thắp hương van vái với Nguyễn Trãi. Và tôi nghĩ là có một sự Tương ứng tương cầu nào đó..." Tác giả không nói gì thêm, chỉ mỉm cười với vẻ mặt trầm ngâm...
P.V. Độc giả nước ngoài đã đánh giá "Vạn Xuân" như thế nào? Đã có ai dự định đưa tác phẩm lên màn ảnh chưa?
NKD: Tác giả có cho tôi xem tập sưu tầm các bài giới thiệu và phê bình cuốn "Vạn Xuân" trong các báo chí Pháp. Hầu hết đều đánh giá khá cao tác phẩm ấy. Do đó, tác phẩm đã được in trong loại "Livre de poche" (Ngoài bản in chính), là loại sách in những tác phẩm đã có ít nhiều nổi tiếng và được độc giả hâm mộ. Tác giả cho biết một hãng phim Mỹ (hình như có liên doanh với một hãng phim Pháp?) có ý muốn đưa tác phẩm lên màn ảnh, nhưng chưa tìm được nguồn tài chính (và có lẽ rồi cũng khó, vì phim có tính cách hoành tráng, chi phí sẽ rất cao, nếu thực hiện). Nhân tiện cũng xin cho phóng viên hay rằng: Ngay từ lúc biết tôi đã dịch xong tác phẩm, nữ đạo diễn Bạch Diệp cho tôi hay rằng, bà cũng muốn đưa tác phẩm lên phim. Nhưng từ đó đến nay không thấy bà Bạch Diệp nhắc nhở gì đến nữa, chắc cũng vì khó khăn về tài chính.
P.V. Được biết "Vạn Xuân" (bản in tại Việt Nam, NXB Văn học & Sudestasie - 1997) thiếu mất ba chương. Với một tác phẩm quan trọng như "Vạn Xuân", thiết nghĩ thiếu sót này không nên giữ "bí mật". Vậy "sự cố" này thực hư ra sao, thưa ông?
NKD: Một việc thật là đáng tiếc; tuy vậy dù sao cũng là chuyện đã qua và cũng có cách để sửa chữa; hơn nữa, quá trình xuất bản "Vạn xuân" khá "vòng vèo", nên lâu nay tôi rất ngại công khai chuyện này. Nhưng đã 2 năm rồi, không thấy ai lo "sửa chữa" gì, giấy trắng mực đen" thì còn đó, và trong dịp diện kiến tác giả vừa qua, tôi không thể che giấu thiếu sót đó, nay đành phải nói rõ sự thật.
Tôi nhận dịch tác phẩm là do tòa báo "Công giáo dân tộc" (TBCGDT) đặt hàng. Làm xong, tôi giao "hàng" cho TBCGDT, lãnh tiền công, xem như xong phận sự! Xuất bản hay không? Bao giờ? do đâu? Đó là việc của chủ đặt hàng. Kẻ làm công không can dự gì! Hơn 3 năm sau, "Vạn xuân" mới được xuất bản; tôi biết một cách tình cờ: em gái tôi thấy tác phẩm bày bán ở nhà sách, mua một cuốn tặng tôi!...
P.V. Xin phép được ngắt lời ông; nói "lý" theo kiểu thị trường "tiền trao cháo múc" thì người làm công khi đã lãnh tiền là "kết thúc" mọi quan hệ, nhưng "hàng "ở đây là một công trình văn hóa quan trọng, không lẽ trong quá trình chuẩn bị xuất bản, không một ai gặp gỡ, trao đổi với dịch giả sao? Đó là chưa nói chuyện người biên tập nhiều khi còn phải bàn bạc với dịch giả từng câu, từng chữ, nếu thấy chưa ổn. Hay là ông "phóng đại" và hài hước?
NKD: Đó là sự thật 100%, sau khi giao "hàng", giữa Nhà xuất bản và tôi không có bất cứ một liên hệ nào cả! Dù sao, thấy cuốn sách đã được in ra, tôi rất mừng; nhưng khi đọc lại, thấy thiếu 3 chương, tôi thật sự sửng sốt, vội đến TBCGDT hỏi xem sự việc ra sao. Lại một sự ngạc nhiên nữa: Chính TBCGDT cũng không biết tác phẩm đã được xuất bản! (Điều này làm tôi bớt buồn, chủ đặt hàng còn không biết, huống là kẻ làm công!) Kiểm soát lại bản còn lưu ở TBCGDT thì có 3 chương ấy. Vậy thiếu sót do đâu? Bây giờ có lẽ không nên đặt vấn đề quy trách nhiệm nữa. Mà việc đó cũng không dễ, vì bản thảo đưa in chắc là đã qua nhiều tay và mỗi lần trao, chắc là không ai ký nhận. Khó quy trách nhiệm, nhưng thiết nghĩ rất đáng rút kinh nghiệm qua "sự cố"này. Đúng ra là trong việc giao nhận bản thảo cần phải đếm, kiểm soát từng tờ (để phòng của giả mà!) và ký nhận như khi nhận tiền ở ngân hàng! Kẻo rồi như cha ông ta đã dạy "một mất mười ngờ"; mà đã ngờ thì ngờ ai cũng được! Vậy là hòa cả làng, hay đúng hơn, thua cả làng! Phiếm luận với phóng viên cho vui, chứ may sao bản lưu tại TBCGDT còn có 3 chương ấy. Và sợ bị thất lạc lần nữa, tôi đã phô tô 3 chương ấy và mong sớm được sử dụng.
Sang Pháp, biết "sự cố" này, tác giả hết sức bất ngờ và hỏi: "Liệu có phải bị kiểm duyệt không?" Điều này tôi làm sao biết được, nhưng căn cứ nội dung 3 chương đó, tôi đã nói với tác giả lý do chỉ là "là ăn bất cẩn" thôi! Tác giả bảo tôi rằng, nếu Nhà xuất bản Julliard (bản Pháp văn) mà biết bản dịch thiếu 3 chương, thì họ lấy làm phiền lắm; vì chính tác giả đã phải dày công vận động để xin được phép dịch tác phẩm mà không phải đóng khoản lệ phí nào (thường là không nhỏ) như thông lệ. Cho nên tác giả có yêu cầu tôi làm sao cho Nhà xuất bản bản dịch biết rằng, nếu tái bản thì phải bổ khuyết 3 chương thiếu sót, kẻo bất tiện lắm đó!
P.V. Như vậy, thưa ông, cho đến nay, Nhà xuất bản đã có "động tác" nào để khắc phục "sự cố" này chưa?
NKD: Như trên đã nói, tôi chỉ là người làm công, chủ đặt hàng mới có quan hệ với Nhà xuất bản. Khi biết thiếu 3 chương, tôi đã nhắc TBCGDT nên hỏi Nhà xuất bản lý do sự thiếu sót ấy. Cũng xin nói thêm, tôi có kể "sự cố" ấy riêng với em tôi là Nguyễn Khắc Phê, như bất cứ "chuyện vui" nào của đời thường! Còn việc Nguyễn Khắc Phê liên lạc với Nhà xuất bản là do tự ý của Nguyễn Khắc Phê có thiện chí đối với một cơ quan đồng nghiệp, chứ tôi không nhờ ông ta làm việc ấy. Được biết, Nguyễn Khắc Phê đã gọi điện trực tiếp cho Giám đốc Nhà xuất bản Văn học lúc đó là ông Lữ Huy Nguyên; ông Nguyên cũng bất ngờ trước "sự cố" này và nói thật là sách do Nhà xuất bản duyệt in, nhưng "người trực tiếp làm sách" lại là ông Thắng (chuyện đã lâu, tên này có thể chưa chính xác). Ông Nguyên lúc đó chắc đã bị đau, nên đã "ủy thác" cho Nguyễn Khắc Phê gọi điện cho ông Thắng; ông Thắng đã hứa sẽ gặp dịch giả để bàn cách khắc phục "sự cố", nhưng cho đến nay thì vẫn bặt tăm! Về cách khắc phục "sự cố", tốt nhất là tái bản đầy đủ; nếu bạn đọc chưa có nhu cầu hoặc chưa có nguồn tài chính để tái bản thì theo tôi, Nhà xuất bản (thực ra là "người trực tiếp làm sách") có thể in riêng 3 chương ấy, rồi gửi đến từng độc giả đã mua sách lần in đầu (tất nhiên là sau khi đã thông báo việc làm này và nhận được thư yêu cầu của từng độc giả). Hơi phiền phức một chút, tốn kém một chút, nhưng nếu trân trọng một công trình văn hóa lớn thì đây là một cử chỉ đẹp, nên làm.
P.V. Chờ "cử chỉ đẹp" ấy được thực hiện hoặc sách tái bản đầy đủ chắc còn lâu, ông có thể tóm tắt cho bạn đọc biết nội dung 3 chương đã in thiếu?
NKD: 3 chương thiếu sót là chương 3,4 và 5 trong tập 7. Tập 7 (bắt đầu từ trang 739) với tiêu đề "Con rồng đất Lam Sơn", tường thuật những sự việc trong thời gian quân khởi nghĩa còn ở chiến khu tại núi rừng Chí Linh. (Bạn đọc tinh ý cũng nhận ra việc để sót, vì tập 7 đã in chỉ gồm 2 chương với 65 trang; các tập khác số trang đều gấp 3 như tập 6 có 171 trang, tập 8 có 198 trang).
+ Chương 3: Lê Lợi và các chiến hữu làm lễ tuyên thệ và chính thức phát động cuộc khởi nghĩa;
+ Chương 4: Quân Minh tàn phá Lam Sơn, giết hại nhân dân và đào bới mồ mả tổ tiên của Lê Lợi;
+ Chương 5: Lê Lai cứu Chúa. Nhân dân đông đảo hưởng ứng lời hiệu triệu của Lê Lợi, gia nhập nghĩa quân, trong đó có em ruột Nguyễn Trãi, sau khi Nguyễn Phi Khanh chết, từ Trung Quốc về Việt Nam, tìm gặp Nguyễn Trãi tại chiến khu Chí Linh.
Xin lưu ý lại điều này: vì phóng viên hỏi, tôi phải kể sự thật và lạm bàn đôi chút, cũng là cách thúc đẩy để mong ước của tác giả về cách khắc phục "sự cố" sớm được thực hiện. Còn mọi việc tếp theo ra sao, xin Nhà xuất bản làm việc với TBCGDT là chủ đặt hàng, tại đó còn một bản có 3 chương in thiếu ấy. Mong là TBCGDT còn giữ bản lưu nguyên vẹn, để tôi được yên.
P.V. Ông nói vậy là hợp cách với "kiểu" làm ăn vừa qua, chứ với một văn bản dịch, lại là một tác phẩm lớn, bạn đọc vẫn muốn "níu kéo" dịch giả. "Vạn xuân" không chỉ lớn về số trang, mà là một tác phẩm khó dịch vì từ ngôn ngữ cho đến vô vàn chi tiết là của 5 thế kỷ trước, nên không dễ có được bản dịch hoàn hảo. Ông vui lòng cho độc giả biết những khó khăn khi dịch và nếu như "Vạn xuân" tái bản, ông có muốn tu sửa, trau chuốt lại bản dịch thêm không?
NKD: Thú thật, lúc trao bản thảo cho TBCGDT, tôi vẫn chưa được hoàn toàn ưng ý về công việc của chúng tôi (tức là của tôi và của các bạn cộng tác). Tuy nhiên, thấy công việc "ngâm" đã khắc lâu, tác giả thì rất mong bản dịch hoàn tất càng sớm càng tốt, tôi đành tạm chấp nhận tính cách tương đối của "sản phẩm". Nếu tái bản, thì đương nhiên việc nhuận sắc lại một lần nữa là điều nên làm. Song, tôi cũng đã lớn tuổi (được biết ông Nguyễn Khắc Dương sinh năm 1925), sức khỏe giảm đi nhiều và cũng bận một vài việc khác. Nếu có ai đó mà Nhà xuất bản thấy có khả năng làm được việc trau chuốt thêm cho bản dịch thì tôi rất hoan hỷ. Tôi chỉ xin nhấn mạnh là trau chuốt về lời văn mà thôi. Chứ còn chỗ nào thấy chúng tôi dịch sai (vì còn kém về Pháp văn) thì xin phép được cho tôi hay để trao đổi kỹ và nếu cần thì phải nhờ đến một vị nào nữa cao minh hơn để phân giải, miễn sao dịch càng đúng, càng hay để phục vụ độc giả là chính.
Quả là trong lúc dịch tác phẩm, chúng tôi gặp không ít khó khăn:
+ Nhiều từ ngữ Hán Việt, tác giả phiên âm lối đọc của Trung Quốc theo quy tắc nào chúng tôi không rõ và không có tài liệu tra cứu, nên việc chuyển thành từ Hán Việt cho thật chính xác là rất vất vả.
+ Nhiều bài văn thơ Việt Nam
+ Việc hoàn chỉnh bản dịch của các cộng tác viên nhiều lúc khó hơn và mất nhiều thì giờ hơn là chính mình dịch lấy. Những chỗ sai phải dịch lại đã đành, mà muốn toàn tác phẩm có được một văn phong đồng nhất, đôi khi phải viết lại cả từng đoạn dài. Tuy nhiên vẫn còn sót lại một số "bất nhất" khi dịch cùng một từ ở những đoạn khác nhau...
P.V. Cuốn sách có "sự cố" nên cuộc trò chuyện thành ra hơi "căng thẳng". Xin được kết thúc bằng một câu hỏi có phần tò mò và "vui vẻ": Được biết ông sống độc thân, sao nhiều đoạn miêu tả chuyện "chăn gối" trong tác phẩm được ông chuyển dịch một cách "thông thạo" vậy? Lời khen "Vạn xuân" đã nhiều, nên nhân đây cũng xin chuyển ý kiến của một độc giả phê bình tác giả đã để nhiều trang miêu tả "chuyện ấy" ác liệt quá mức cần thiết. Ông nghĩ gì về ý kiến này?
NKD: Về chuyện có tính cách riêng tư thì "Sinh nhi tri chi" mà! Trời sinh ai lại không ggiỏi về "chuyện ấy"! Hơn nữa, lúc học tâm lý học, cũng có đọc được không ít sách vở về "chuyện ấy"; các tư liệu về phương pháp dưỡng sinh của Ấn Độ, của Đạo giáo còn bàn đến cách làm "chuyện ấy" sao cho vừa "giải tỏa" thoải mái mà vừa không hao tổn sinh lực! Về ý kiến của vị đọc giả nọ, tôi không dám bình phẩm; mỗi người có cách nhìn sự việc theo những chuẩn mực riêng. Nhưng xin cung cấp một chi tiết: Trong lúc chuyện trò vui vẻ về "Vạn Xuân" với tác giả, khi nhắc đến vấn đề tương tự mà vị độc giả nọ đã nêu, Yveline Féray đã dẫn ra nhân vật Hương Thầm, nhờ cao tay trong "chuyện ấy" nên đã "phá" được kỹ thuật không đến nỗi kém của Hoàng Phúc, khiến cuối cùng lão tướng Tàu bị tổn lực đến suy kiệt! Tác giả cho tôi hay rằng, việc ấy thêm một dẫn chứng (cũng có thể hiểu là tượng trưng) cho việc một dân tộc nhỏ yếu như Việt Nam lại "phá" được cường lực, làm cho kiệt quệ anh giặc Ngô khổng lồ cường tráng! "Dĩ nhu thắng cương" mà! Cô Hương Thầm Việt nhỏ mềm làm cho chú Hoàng Phúc Tàu lớn cứng phải kiệt lực! Quả là TIỂU, NHU thắng ĐẠI, CƯƠNG! Mà thôi, bàn luận "Vạn xuân" thì còn nhiều điều có ý nghĩa hơn nhiều...
P.V. Đúng vậy; và hẳn đó là đề tài trong một cuộc trao đổi khác. Xin cảm ơn ông.
(NGUYỄN HOÀNG thực hiện)
(131/01-2000)
(131/01-2000)
Nguồn: http://tapchisonghuong.com.vn/index.php?main=newsdetail&pid=4&catid=18&ID=5021&shname=Duyen-no-va-su-co-quanh-tieu-thuyet-Van-xuan
Nguồn: http://tapchisonghuong.com.vn/index.php?main=newsdetail&pid=4&catid=18&ID=2896&shname=Yveline-Feray-nha-van-Phap-doc-dao-viet-ve-Viet-Nam
***
*
Yveline Féray, nhà văn Pháp độc đáo viết về Việt Nam
|
Bài viết được đăng lúc 10:32:11 AM, 10.07.2009
Nhà văn Yveline Féray (Ảnh: tuoitre.com.vn) |
LÊ TRỌNG SÂM giới thiệu
Bà sinh ra và lớn lên ở Painpol và Saint-Malo, một đô thị cổ vùng Bretagne, miền đông bắc nước Pháp. Học trung cấp và tốt nghiệp cử nhân văn chương ở thành phố Nice, vùng xanh da trời miền nam nước Pháp. Là hội viên Hội nhà văn Pháp từ năm 1982, nay bà đã trở thành một trong số ít nhà văn Châu Âu đã tiếp thu và thâm nhập sâu sắc vào rất nhiều khía cạnh của văn hoá Việt Nam.
Bà sinh ra và lớn lên ở Painpol và Saint-Malo, một đô thị cổ vùng Bretagne, miền đông bắc nước Pháp. Học trung cấp và tốt nghiệp cử nhân văn chương ở thành phố Nice, vùng xanh da trời miền nam nước Pháp. Là hội viên Hội nhà văn Pháp từ năm 1982, nay bà đã trở thành một trong số ít nhà văn Châu Âu đã tiếp thu và thâm nhập sâu sắc vào rất nhiều khía cạnh của văn hoá Việt Nam.
Làm báo và dạy học nhiều năm ở Campuchia, từ đó bà đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của đời mình: Lễ hội Nước (La Fête des Eaux) do Nhà xuất bản Pháp Albin Michel cho ra đời năm 1966. Nhờ công trình này, bà đã được tặng thưởng huân chương tình hữu nghị cao cả (Ordre du Sahamenei) của nhà vua Norodom Sihanoukt.
Nhưng phải đợi đến những năm cuối 80 của thế kỷ trước, đông đảo độc giả mới thấy cả chiều sâu và chiều rộng tài năng xuất sắc của bà. Trong hai năm 1982-1983, bà đã làm một cuộc hành trình du khảo ở Việt Nam do Nhà xuất bản Pháp Gulliard giúp đỡ. Những năm tháng đi sâu nghiên cứu ở Việt Nam đã giúp cho bà nghiên cứu kỹ lưỡng một giai đoạn quan trọng lớn lao của nước Đại Việt (tên nước Việt Nam lúc đó) trong thế kỷ 15. Yveline Féray đã tìm hiểu tận cùng lịch sử Việt Nam trong thời kỳ đó, đặc biệt là cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Trãi, nhà chiến lược, nhà chính trị, nhà thơ lỗi lạc đã cùng với Lê Lợi và quân dân Đại Việt đánh tan quân phong kiến nhà Minh, giải phóng tổ quốc khỏi ách đô hộ Trung Hoa.
Từ đó, bà đã cho ra đời bộ tiểu thuyết Vạn Xuân (Dix mille printemps) dài trên nghìn trang nói về Nguyễn Trãi, Lê Lợi trong giai đoạn hào hùng ấy. Vạn Xuân được xuất bản ở Pháp năm 1989, đến năm 1996 được tái bản bằng hai tập do Nhà xuất bản Picquier. Và đến tháng tư năm 2000 đã được dịch ra tiếng Việt, sau đó cũng được tái bản do Nhà xuất bản Văn học (Hà Nội). Từ khi ra đời, bộ tiểu thuyết trên được đánh giá và công nhận như một tác phẩm cổ điển về một giai đoạn lịch sử Việt Nam trực tiếp viết bằng tiếng Pháp, một công trình to lớn, đề tài cho nhiều cuộc hội thảo văn chương ở Pháp. Dư luận Pháp đánh giá những sáng tạo văn học của bà một hiện tượng độc đáo viết về Việt Nam và Châu Á với một thể loại văn học hội nhập hoàn toàn với một nền văn hoá nước ngoài mà đây là nước Việt Nam.
Để tưởng thưởng công lao đặc biệt đó, tháng 11 năm 2002 bà đã được Chủ tịch Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hữu nghị cao quí dành cho những người nước ngoài đã có nhiều công lao to lớn cho nước Việt Nam. Chúng ta biết rằng trong 50 năm qua, Chính phủ Việt Nam chỉ mới tặng thưởng huân chương này cho hai mươi nhân vật xuất sắc nước ngoài. Tại Paris, từ bàn tay của Đại sứ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, bà đã xúc động nói không nên lời.
Tháng 4 năm 2000, lại một tiểu thuyết hay dày trên 300 trang về Việt Nam được ra đời do Nhà xuất bản Robert Laffont ở Paris: Lãn Ông (Monsieur Le Paresseux) với đề tài về Lãn Ông Lê Hữu Trác, đại danh y sư Việt Nam thế kỷ thứ 18. Năm 2005, tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt Nam do Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành và đã được tái bản. Đông đảo độc giả Việt Nam và Pháp lại có dịp nhiệt liệt tán thưởng những nỗ lực không mệt mỏi của bà, nhất là với những đề tài về Việt Nam.
Bà cũng là một cây bút cự phách chuyên viết về Việt Nam và Châu Á, nhất là qua một loạt truyện lần lượt ra đời ở Pháp: truyện hoang đường và truyền thuyết của các bà cụ Việt Nam, của bà cụ Campuchia, của bà cụ Trung Hoa và của bà cụ Tây Tạng.
Qua những tác phẩm nổi tiếng trên, bà đã nhận được nhiều giải thưởng từ nước Pháp: năm 1976, giải thưởng lớn các nhà văn phương Đông cho tiểu thuyết Những người dạo đêm (Les promeneurs-de-nuit), năm 1989, giải thưởng châu Á và giải thưởng lớn về tiểu thuyết của thành phố Cannes cho bộ tiểu thuyết Vạn Xuân và nhiều giải khác.
Từ 1966 đến 2006, bà đã có 26 lần nói chuyện khắp nơi ở Pháp trong đó có 10 lần nói chuyện về Châu Á và Việt Nam với các đề tài khá mắc mỏ: Cuộc sống ở Hà Nội thời Nguyễn Trãi (1996), viết về nước Việt Nam xưa bằng tiếng Pháp (6/2002), truyện hoang đường và truyền thuyết Việt Nam, những cách nhìn gặp nhau (2001).
Niềm vui của Yveline Féray và của đông đảo độc giả trong ngoài nước Pháp càng dâng cao khi ngày 12 tháng 10 năm 2008 mới cách đây 5 tháng bà lại được chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương (Chevalier de l’Ordre des Arts et des Lettres). Đây là một loại huân chương rất cao quí do Chính phủ Pháp lập ra từ năm 1957 để tưởng thưởng cho những cá nhân đặc biệt nổi tiếng do những sáng tạo của họ trong lĩnh vực nghệ thuật loại văn chương rực sáng ở nước Pháp và trên thế giới. Ta nhớ lại năm 1994, danh họa Việt Nam và thế giới Lê Bá Đảng và năm 2001, tiểu thuyết gia nổi tiếng Trung Quốc Mạc Ngôn cũng được nhận huân chương này.
Năm năm trước, bà đã quay về thành phố quê hương Dinan và ngày hôm đó, bà rất tự hào và xúc động phát biểu hàm ơn sâu sắc nhân dân Việt Nam, luôn luôn xem Việt Nam là tổ quốc thứ hai của mình.
Thật vậy, bà có lòng yêu mến Việt Nam một cách kỳ lạ: bao nhiêu công lao đọc sách, tìm tòi tư liệu về Việt Nam, gặp gỡ các nhà lãnh đạo Việt Nam (Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp), các nhà tri thức nổi tiếng (Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi), nhờ người dịch Hoàng Lê nhất thống chí, Thượng Kinh ký sự ra tiếng Pháp để viết về Lãn Ông. Tủ sách của nhà bà có 7000 cuốn mà các tác phẩm về Việt Nam và châu Á chiếm một số lượng đáng kể. Chồng bà gốc Ấn Độ là giáo sư sử học Đông phương mà bà đã nói đây là người động viên, người đọc đầu tiên và người luôn luôn đòi hỏi bà phải viết hay hơn. Phong cảnh và hình ảnh Việt Nam tràn đầy trong nhà bà. Bà mặc áo dài màu xanh và chuẩn bị lễ Tết như người Việt. Quá yêu mến nên lấy tên Vạn Xuân để đặt cho ngôi nhà biệt thự của bà ở thành phố Dinan.
Chỉ gặp tôi có 10 phút tại cuộc “Gặp gỡ Auguste Pavie” ở Dinan, sau khi nghe nói tôi đã đọc tiểu thuyết Vạn Xuân (Dix mille printemps) của bà, bà đã tặng tôi cuốn Lãn Ông (Monsieur Le Paresseux). Ngọn nắng ngoài trời Dinan lúc đó, ngọn nắng yêu thương của bà với Việt Nam hoà vào ngọn nắng nhiệt tình trong tôi đã giúp tôi nhanh chóng hoàn thành bản dịch tiểu thuyết Lãn Ông. Trong lời giới thiệu khi Lãn Ông lần đầu tiên được dịch và xuất bản ở Việt Nam, bà có viết: “Việt Nam luôn ở trong các bước ngoặt của lịch sử mà ta cần khám phá nhiều hơn”. Trong lời giới thiệu đó cũng như trong bài diễn văn nhận Huân chương Hiệp sĩ ở Pháp (10/2008) bà luôn kết thúc chân tình với câu nói cửa miệng của Việt Nam là: “ngôn bất tận tình”. Chúng ta cảm động sâu sắc và hy vọng tràn trề về những tác phẩm tới của bà về đất nước chúng ta.
Các tiểu thuyết lớn của Féray: Vạn Xuân và Lãn Ông đã được xuất bản và phổ biến rộng rãi ở nước ta. Sau đây ta cùng xem một đoạn trích trong “Tập truyện hoang đường và truyền thuyết của bà cụ Việt Nam”, đoạn nói về Đinh Bộ Lĩnh thế kỷ 10. Sự hiểu biết tường tận về lịch sử Việt Nam, cốt truyện rành mạch và văn phong tao nhã là đặc điểm tài năng của bà.
L.T.S
Đinh Bộ Lĩnh - Vạn thắng Vương
Tất cả chúng ta đều biết những con rồng đem lại cho con người sức mạnh và hạnh phúc.
Sử kể lại rằng hồi xưa, vào thời đại nhà Ngô (939-965) và Thập nhị sứ quân có một con rái cá khổng lồ sống trên con sông gần vùng Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
Không ai biết nó đến từ đâu và xuất hiện từ lúc nào. Chỉ biết rằng trong lúc sống nó có vô số việc làm bất hảo như thực hiện các vụ cướp giật chuồng gà vịt và bắt cóc phụ nữ. Những người dân quanh vùng bao phen muốn tống khứ nhưng nó không khi nào rời khỏi con sông và trở nên khó hạ được. Không ai biết bơi lội giỏi và lâu hơn nó giữa hai dòng nước để đuổi bắt tôm cá, ếch nhái, chuột... làm thoả mãn thói tham ăn vô hạn độ của mình. Không ai chịu đựng nổi cái lạnh giá rét và đầy ẩm ướt như nó. Không ai ngấu nghiến mạnh đến nỗi tan xương nát thịt như nó.
Thế là toàn thể dân cư quanh vùng đều dè chừng nó và đặc biệt các cô gái càng tránh xa những bờ sông.
Khốn thay người vợ cao quí của ông Đinh Công Trứ nào đó là tri phủ trong vùng Hoan châu lại không hay biết chút gì về sự xuất hiện của con rái cá khổng lồ này. Chẳng thế thì sao bà ta lại cho dừng lại nơi đây chiếc cáng của mình?
Thế là ngày đó, một ngày quá nóng nực, người phụ nữ trẻ vô lo này dừng lại và xuống tắm trên dòng sông, phản chiếu những đỉnh cao tươi xanh cây cối của nhiều ngọn núi bao quanh. Chỉ thấy một nguồn nước trong suốt mát rượi ve vuốt suốt chiều dài bắp chân, bắp đùi, hai bên háng, bà không thấy được dưới bề sâu trong cát một bóng đen to lớn đang bò tới, duy chỉ có tiếng nước vỗ bập bềnh làm bà chú ý. Đã quá muộn khi bà thấy những cặp chân rái cá quấn quanh thân mình. Bà la hét to lên khi dòng nước cuốn đi.
May sao, những người đi theo thấy bà giãy dụa với tiếng la hét dồn dập. Khi thấy những dòng nước xoáy dữ dội, họ chắc rằng bà chủ đã là miếng mồi ngon của con giao long. Họ đưa bà lên bờ mà con thuỷ quái vừa đẩy ra và tìm mọi cách làm bà tỉnh lại, xoa bóp cho bà, gọi to vào tai bà, thử mở rộng hàm xai bà với một chiếc thoa, cho bà hít một loại hạt thuốc cháy thành than và ấn mạnh vào dạ dày để bà hắt hơi.
Bà nôn ra nhiều nước và một vài lá cỏ. Sau cùng, bà đã có thể mở được đôi mắt hoảng sợ trước những khuôn mặt lo lắng. Mà với ai đây, bà có thể thổ lộ là con rái cá đã hiếp bà và bà đã tiếp thụ tinh dịch của nó?
Thật vậy, một thời gian sau bà đã mang thai.
Còn những người dân Hoa Lư thì tin chắc rằng cuộc tấn công vào bà vợ của quan phủ là một hành động xấu xa mới của con rái cá theo kiểu hành vi nhục dục của con rùa. Họ tổ chức nhiều cuộc săn bắt và cuối cùng lấy được bộ da của con rái cá khổng lồ này.
Vậy thì bà vợ trẻ này, nạn nhân của nó, bố trí sắp đặt thế nào đã thu lượm được bộ xương và thu giấu nó trong nhà bếp của bà? Điều này không thấy lịch sử nói đến.
Mấy tháng sau, khi có một luồng sáng nhẹ chói vào ngôi nhà quan phủ, bà sinh hạ một con trai và đặt tên là Đinh Bộ Lĩnh.
Sau khi ra đời, cậu bé có một khuôn mặt đặc biệt khêu gợi sự ngắm nghía của mọi người, trên lưng cậu có ba túm lông rái cá đen và láng bong. Đến khi biết đi, cậu chạy băng đến chiếc ao sen trước mặt nhà, nhảy tòm xuống và bơi lội một cách diệu kỳ.
Nhưng đó không phải là tài năng duy nhất của cậu. Khi cha mất, cậu bé được một trong những ông chú đem về nhà nuôi và giao cho việc chăn trâu. Bởi tài năng chỉ huy bẩm sinh của mình, cậu đã buộc các cậu bé chăn trâu khác phải thừa nhận mình.
Từ đó, biên niên sử đã ghi:
Thế rồi, bọn trẻ chăn trâu cùng người chỉ huy lao đến tấn công vào lũ trẻ các làng bên cạnh, lấy cây lau làm cờ và lấy tre làm giáo mác.
Và rồi với những cánh tay xếp lại, chúng nâng lên cao vị chỉ huy chiến thắng của mình.
Từ một trong những cuộc dàn trận ấy, Đinh Bộ Lĩnh quá phấn hứng đến mức trở nên “mang tim khỉ và bộ óc ngựa” có nghĩa là quá đắm đuối vào những say mê không kìm chế được, cậu liền cho mổ thịt một con trâu lớn của ông chú để chiêu đãi một buổi tiệc lớn cho đạo quân của mình.
Từ cửa miệng của một dân làng, ông chú biết việc đó và giận sôi gan tím ruột. Chụp một cây gậy tre làm vũ khí, ông đuổi theo thằng cháu để trị nó tan xương nát thịt mới thôi. Mồ cha mả mẹ thằng mất dạy!
Khi sắp bị đuổi kịp, từ bờ sông, cậu nhảy ào xuống nước. Từ mé sông này, ông chú điên tiết huơ gậy lên cao tưởng rằng có thể chộp ngay được cậu bé thì một con rồng xuất hiện đỡ lấy đưa chú qua những đợt sóng dữ. Đối với mọt đứa trẻ tinh nghịch cóc cần mọi thứ này, đây có phải là tín hiệu của một sự bảo trợ suốt đời của những thuỷ thần không?
Trước sự diệu kỳ như vậy, ông chú quỳ mọp xuống ném chiếc gậy ra xa.
Cho đến lúc Đinh Bộ Lĩnh lớn đến tuổi thành niên, vóc dáng cậu bừng nở, cái nhìn như nảy lửa, cách đi đứng giống như loài cọp và cậu cũng vô cùng thoải mái như cha cậu.
Những ai đến gần cậu đều được ảnh hưởng tốt.
Lúc đó có một thầy chuyên về phong thuỷ từ biên giới Trung Hoa đến Hoa Lư để theo dõi mạch rồng.
Với chiếc la bàn trong tay, cuối cùng ông thầy phong thuỷ này tìm được điều mà ông ta đã đi tìm từ một nơi quá xa. Đó là trong một vực sâu quanh vùng Hoa Lư có cái đầu của con Rồng xanh tốt lành, một tín hiệu phúc đức khó mà có được trong cõi ba sinh này, một điềm phong thuỷ cao sang có khả năng đem lại tước vị vua chúa cho con cháu của người được chôn cất ở đây. Sướng rân lên, ông sắp bị ngột thở và trong giấc mơ thấy mình đang ngao du trên chín tầng mây.
Có ai mà không biết rằng bất kể người nào muốn được lên ngai vàng trị vì muôn dân thì cần phải lấy một gói xương tiên tổ mình và đem đặt vào miệng Rồng sao?
Việc khó nhất là làm sao đem chôn được những bộ xương cốt ấy trong cái vực sâu cuốn bọt này?
Khi tìm được địa điểm đó rồi, thầy phong thuỷ còn cần phải có một người to gan lớn mật được kích thích một phần thưởng to lớn nhảy vào đám nước xoáy vực sâu và trở lại báo ông ta biết có những gì trong đó.
Trước khi sinh ra đã biết bơi lội, Đinh Bộ Lĩnh liền đến trình diện.
Từ bên ngoài vực thẳm, tiếng nước ầm ào dữ dội đã có chút gì đó làm con người dũng cảm nhất giữa đám người dũng cảm ngại ngần. Người ta nói rằng đây là một cái nồi tròn vô cùng to lớn và choáng ngợp với độ sâu bất tận trong đó có hàng triệu triệu thuỷ quái đang bừng sôi hoạt động.
Như một viên đạn đá sẵn sàng bật ra khỏi bức thành, trong một lúc, Đinh Bộ Lĩnh đứng lên lấy thăng bằng trên bờ vực, dưới đáy sâu những dòng nước xoáy rợn óc chực sẵn để giết chết và nghiền nát xương cốt cậu.
Đinh Bộ Lĩnh thở rất lâu và nhảy phốc xuống.
Thân thể nhẹ nhàng của con rái cá trong cậu bị cuốn đi bởi một dòng xoáy chóng mặt càng dấn sâu vào chính giữa vực nước. Cậu đột ngột mở mắt: giữa một hang động màu xanh lục có một con ngựa đá với kích thước cân đối tuyệt vời. Cậu ta liền bơi một vòng xung quanh.
Lúc sau, cậu trồi lên mặt nước, dựa vào các mỏm đá gồ ghề để ra khỏi vực sâu đến báo cáo việc làm cho thầy phong thuỷ Trung Hoa. Ông này nhanh chóng vặt lấy một nắm cỏ đưa ra trước mặt cậu.
- Chú em dễ thương ơi! Chú thật là một nhà bơi lội tài ba! Ta sẽ nhân đôi tiền thưởng cho chú nếu chú nhảy xuống được lần nữa và đưa cho con ngựa đó túm cỏ này rồi báo lại cho ta điều gì đã xảy ra.
- Được! Đinh Bộ Lĩnh nói rồi nhảy ào một lần nữa xuống vực.
Sau một đoạn thời gian ngắn mà nhà phong thuỷ cảm thấy dài đến ba thu, cậu bé lại ngoi lên.
- Sao? Ông thầy Trung Hoa lúng búng nói, đầy vẻ sốt ruột.
- Chẳng sao cả, thưa thầy, hãy tin tôi, con ngựa đã mở miệng và nhai túm cỏ của ông.
- Thật là tuyệt! Thầy phong thuỷ sung sướng nói mà không để lộ ra chút kinh ngạc nào. Đây, phần thưởng nhân đôi cho chú mày như đã hứa nhưng dứt khoát, chú phải ngậm chặt miệng về những việc vừa rồi đó nghe.
Sau đó, thầy phong thuỷ hối hả trở về Trung Hoa thu lượm xương cốt của cha mình.
Chỉ biết rằng ông ta đã trả công phục vụ cho một con người dũng cảm mà không phải là một đứa ngu đần.
Mặc cho những cố gắng của người Trung Hoa này tự tạo lấy bộ mặt thích hợp, chẳng lâu lắc gì để đoán được chín phần mười sự thật điều bí hiểm này. Hiểu rõ được nhà phong thuỷ này đã tìm ra được vị trí của một ngôi mộ tuyệt vời khả dĩ đem lại cho gia đình mọi thứ cao sang, cậu ta liền nhanh chóng trở về nhà mình và yêu cầu mẹ đưa cho xương cốt của cha mình.
- Con làm gì được với các thứ đó?
Khi bà vợ goá của ông Đinh Công Trứ hay biết sự việc xảy ra giữa con bà với thầy phong thuỷ Trung Hoa, không chút khó khăn nào, bà đưa xương cốt của con rái cá thu giấu trong nhà bếp trước khi chú bé sinh ra.
Và Đinh Bộ Lĩnh bọc các xương cốt vào trong một túm cỏ và lao xuống vực thẳm để cho con ngựa đó nhai lấy.
Người ta có lý để nói rằng:
Những con Rồng mang lại cho con người sức mạnh và hạnh phúc.
Từ đó sức trai tráng và lòng quả cảm của cậu ta không còn biết đâu là biên giới. Giống như chiếc chiếu đang trải ra, sự nổi tiếng của Đinh Bộ Lĩnh lan rộng cả bốn phương trời.
Trong thời kỳ đó triều đình nhà Ngô đang ngập sâu trong tình trạng vô chính phủ, đánh rơi mất tất cả quyền lực của mình trước sức mạnh của mười hai sứ quân rộng lớn đang cai trị vùng đồng bằng và trung du. Một trong mười hai sứ quân giỏi trận mạc tên là Trần Lâm, kinh ngạc trước trí thông minh và dáng vóc đặc biệt của Đinh Bộ Lĩnh, liền giao cho chỉ huy các đội quân của mình.
Sau đó một thời gian, chính tại Hoa Lư, người con trai con rái cá đã bất chấp quân đội của nhà Ngô và đánh bại chúng.
Và thế là vào năm Đinh Mão, Đinh Bộ Lĩnh tấn công vào các sứ quân khác và bắt họ hàng phục, xứng đáng với biệt danh Vạn Thắng Vương.
Sử biên niên có ghi:
Khắp nơi nào ông đến, ông đều thu được thắng lợi, từ những làng xã, những thung lũng núi non đến tận các bờ sông, đâu đâu ông ta cũng đã đánh tan các toán nổi dậy. Toàn bộ đất đai được thu hồi, từ các quan châu và phủ đến các viên chức nhỏ và toàn dân, không ai là không biết uy thế của Đinh Bộ Lĩnh.
Từ chuyện đó, còn gì hay hơn để nói nữa?
Những năm tháng qua đi, đó là thời gian để xây dựng ở Hoa Lư những lâu đài, thành quách và hào luỹ, kiến lập ở đó một triều đình và một hệ thống quan chức dân sự và quân sự mạnh mẽ.
Đó cũng là thời gian cho nhà phong thuỷ Trung Hoa trở lại đất Việt mang theo cả một túi xương cốt.
Vừa tới nơi, ông hỏi:
- Ta nghe nói Vương quốc này được đặt tên là Đại Cồ Việt ngày nay đã thịnh vượng và lấy Hoa Lư làm kinh đô, vậy ai là người đang cai trị?
Được trả lời đó là “vị chúa tôn nghiêm đầu tiên của nhà Đinh” thuận theo ý trời. Ông ta biết rằng cậu thanh niên Đinh Bộ Lĩnh đã cuối cùng lấy mạch Rồng phục vụ mục đích cá nhân của mình.
Ông rất lấy làm nhục và quyết định trả thù.
Vậy ai là người có thể khẳng định rằng “chỉ có con người đầy đạo đức mới có thể sử dụng thuyết phong thuỷ một cách có ích?”
Ông này liền âm mưu một sự trả thù dưới ánh trăng, nghĩ ra một kế hoạch chắc chắn thành công và đến xin yết kiến vị Hoàng đế.
Sai khi bái lạy nhà vua, ông nói:
- Nhờ vận may của Bệ hạ rộng lớn như trời cao và đức độ của các tiên tổ tôn nghiêm của mình, từ nay nhân dân ngài sống trong hoà bình và hoan lạc. Tuy vậy, xin cho phép người đầy tớ nhỏ này dám nêu ra một lời đề nghị khiêm tốn. Cần có một thanh gươm nữa cho con ngựa của ngài để niềm vinh quang của Bệ hạ được viên mãn!
Đức vua trả lời chẳng chút nghi ngờ:
- Với chúng ta, đó là một lời khuyên chí lý.
Và Đức vua cho móc chiếc kiếm lên cổ con ngựa đá.
Trong khi chiếc gươm vẫn được khéo léo nằm trên cổ con ngựa chiến trong đáy vực sâu, Đinh Bộ Lĩnh vẫn tiếp tục trị vì đất nước vinh quang của mình nhưng dưới tác động của những dòng nước xoáy, chiếc gươm cũ dần dà đưa qua đưa lại và cuối cùng cắt đứt đầu con ngựa như thầy phong thuỷ Trung Hoa đã dự kiến.
Các sử biên niên lại chép: một tên Đỗ Thích nào đó, quan võ trong cung Vua, một đêm nằm mộng thấy một ngôi sao từ trên trời rơi xuống miệng mình, tin rằng đó là tín hiệu của một sự thăng hoa đột ngột và liền đâm giết vua Đinh Bộ Lĩnh và con trai là Hoàng tử kế vị Đinh Liễn, kết thúc triều đại nhà Đinh đã thống nhất và bình định đất nước.
LÊ TRỌNG SÂM dịch
(244/06-09)
Nhưng phải đợi đến những năm cuối 80 của thế kỷ trước, đông đảo độc giả mới thấy cả chiều sâu và chiều rộng tài năng xuất sắc của bà. Trong hai năm 1982-1983, bà đã làm một cuộc hành trình du khảo ở Việt Nam do Nhà xuất bản Pháp Gulliard giúp đỡ. Những năm tháng đi sâu nghiên cứu ở Việt Nam đã giúp cho bà nghiên cứu kỹ lưỡng một giai đoạn quan trọng lớn lao của nước Đại Việt (tên nước Việt Nam lúc đó) trong thế kỷ 15. Yveline Féray đã tìm hiểu tận cùng lịch sử Việt Nam trong thời kỳ đó, đặc biệt là cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Trãi, nhà chiến lược, nhà chính trị, nhà thơ lỗi lạc đã cùng với Lê Lợi và quân dân Đại Việt đánh tan quân phong kiến nhà Minh, giải phóng tổ quốc khỏi ách đô hộ Trung Hoa.
Từ đó, bà đã cho ra đời bộ tiểu thuyết Vạn Xuân (Dix mille printemps) dài trên nghìn trang nói về Nguyễn Trãi, Lê Lợi trong giai đoạn hào hùng ấy. Vạn Xuân được xuất bản ở Pháp năm 1989, đến năm 1996 được tái bản bằng hai tập do Nhà xuất bản Picquier. Và đến tháng tư năm 2000 đã được dịch ra tiếng Việt, sau đó cũng được tái bản do Nhà xuất bản Văn học (Hà Nội). Từ khi ra đời, bộ tiểu thuyết trên được đánh giá và công nhận như một tác phẩm cổ điển về một giai đoạn lịch sử Việt Nam trực tiếp viết bằng tiếng Pháp, một công trình to lớn, đề tài cho nhiều cuộc hội thảo văn chương ở Pháp. Dư luận Pháp đánh giá những sáng tạo văn học của bà một hiện tượng độc đáo viết về Việt Nam và Châu Á với một thể loại văn học hội nhập hoàn toàn với một nền văn hoá nước ngoài mà đây là nước Việt Nam.
Để tưởng thưởng công lao đặc biệt đó, tháng 11 năm 2002 bà đã được Chủ tịch Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hữu nghị cao quí dành cho những người nước ngoài đã có nhiều công lao to lớn cho nước Việt Nam. Chúng ta biết rằng trong 50 năm qua, Chính phủ Việt Nam chỉ mới tặng thưởng huân chương này cho hai mươi nhân vật xuất sắc nước ngoài. Tại Paris, từ bàn tay của Đại sứ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, bà đã xúc động nói không nên lời.
Tháng 4 năm 2000, lại một tiểu thuyết hay dày trên 300 trang về Việt Nam được ra đời do Nhà xuất bản Robert Laffont ở Paris: Lãn Ông (Monsieur Le Paresseux) với đề tài về Lãn Ông Lê Hữu Trác, đại danh y sư Việt Nam thế kỷ thứ 18. Năm 2005, tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt Nam do Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành và đã được tái bản. Đông đảo độc giả Việt Nam và Pháp lại có dịp nhiệt liệt tán thưởng những nỗ lực không mệt mỏi của bà, nhất là với những đề tài về Việt Nam.
Bà cũng là một cây bút cự phách chuyên viết về Việt Nam và Châu Á, nhất là qua một loạt truyện lần lượt ra đời ở Pháp: truyện hoang đường và truyền thuyết của các bà cụ Việt Nam, của bà cụ Campuchia, của bà cụ Trung Hoa và của bà cụ Tây Tạng.
Qua những tác phẩm nổi tiếng trên, bà đã nhận được nhiều giải thưởng từ nước Pháp: năm 1976, giải thưởng lớn các nhà văn phương Đông cho tiểu thuyết Những người dạo đêm (Les promeneurs-de-nuit), năm 1989, giải thưởng châu Á và giải thưởng lớn về tiểu thuyết của thành phố Cannes cho bộ tiểu thuyết Vạn Xuân và nhiều giải khác.
Từ 1966 đến 2006, bà đã có 26 lần nói chuyện khắp nơi ở Pháp trong đó có 10 lần nói chuyện về Châu Á và Việt Nam với các đề tài khá mắc mỏ: Cuộc sống ở Hà Nội thời Nguyễn Trãi (1996), viết về nước Việt Nam xưa bằng tiếng Pháp (6/2002), truyện hoang đường và truyền thuyết Việt Nam, những cách nhìn gặp nhau (2001).
Niềm vui của Yveline Féray và của đông đảo độc giả trong ngoài nước Pháp càng dâng cao khi ngày 12 tháng 10 năm 2008 mới cách đây 5 tháng bà lại được chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương (Chevalier de l’Ordre des Arts et des Lettres). Đây là một loại huân chương rất cao quí do Chính phủ Pháp lập ra từ năm 1957 để tưởng thưởng cho những cá nhân đặc biệt nổi tiếng do những sáng tạo của họ trong lĩnh vực nghệ thuật loại văn chương rực sáng ở nước Pháp và trên thế giới. Ta nhớ lại năm 1994, danh họa Việt Nam và thế giới Lê Bá Đảng và năm 2001, tiểu thuyết gia nổi tiếng Trung Quốc Mạc Ngôn cũng được nhận huân chương này.
Năm năm trước, bà đã quay về thành phố quê hương Dinan và ngày hôm đó, bà rất tự hào và xúc động phát biểu hàm ơn sâu sắc nhân dân Việt Nam, luôn luôn xem Việt Nam là tổ quốc thứ hai của mình.
Thật vậy, bà có lòng yêu mến Việt Nam một cách kỳ lạ: bao nhiêu công lao đọc sách, tìm tòi tư liệu về Việt Nam, gặp gỡ các nhà lãnh đạo Việt Nam (Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp), các nhà tri thức nổi tiếng (Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi), nhờ người dịch Hoàng Lê nhất thống chí, Thượng Kinh ký sự ra tiếng Pháp để viết về Lãn Ông. Tủ sách của nhà bà có 7000 cuốn mà các tác phẩm về Việt Nam và châu Á chiếm một số lượng đáng kể. Chồng bà gốc Ấn Độ là giáo sư sử học Đông phương mà bà đã nói đây là người động viên, người đọc đầu tiên và người luôn luôn đòi hỏi bà phải viết hay hơn. Phong cảnh và hình ảnh Việt Nam tràn đầy trong nhà bà. Bà mặc áo dài màu xanh và chuẩn bị lễ Tết như người Việt. Quá yêu mến nên lấy tên Vạn Xuân để đặt cho ngôi nhà biệt thự của bà ở thành phố Dinan.
Chỉ gặp tôi có 10 phút tại cuộc “Gặp gỡ Auguste Pavie” ở Dinan, sau khi nghe nói tôi đã đọc tiểu thuyết Vạn Xuân (Dix mille printemps) của bà, bà đã tặng tôi cuốn Lãn Ông (Monsieur Le Paresseux). Ngọn nắng ngoài trời Dinan lúc đó, ngọn nắng yêu thương của bà với Việt Nam hoà vào ngọn nắng nhiệt tình trong tôi đã giúp tôi nhanh chóng hoàn thành bản dịch tiểu thuyết Lãn Ông. Trong lời giới thiệu khi Lãn Ông lần đầu tiên được dịch và xuất bản ở Việt Nam, bà có viết: “Việt Nam luôn ở trong các bước ngoặt của lịch sử mà ta cần khám phá nhiều hơn”. Trong lời giới thiệu đó cũng như trong bài diễn văn nhận Huân chương Hiệp sĩ ở Pháp (10/2008) bà luôn kết thúc chân tình với câu nói cửa miệng của Việt Nam là: “ngôn bất tận tình”. Chúng ta cảm động sâu sắc và hy vọng tràn trề về những tác phẩm tới của bà về đất nước chúng ta.
Các tiểu thuyết lớn của Féray: Vạn Xuân và Lãn Ông đã được xuất bản và phổ biến rộng rãi ở nước ta. Sau đây ta cùng xem một đoạn trích trong “Tập truyện hoang đường và truyền thuyết của bà cụ Việt Nam”, đoạn nói về Đinh Bộ Lĩnh thế kỷ 10. Sự hiểu biết tường tận về lịch sử Việt Nam, cốt truyện rành mạch và văn phong tao nhã là đặc điểm tài năng của bà.
L.T.S
Đinh Bộ Lĩnh - Vạn thắng Vương
Tất cả chúng ta đều biết những con rồng đem lại cho con người sức mạnh và hạnh phúc.
Sử kể lại rằng hồi xưa, vào thời đại nhà Ngô (939-965) và Thập nhị sứ quân có một con rái cá khổng lồ sống trên con sông gần vùng Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
Không ai biết nó đến từ đâu và xuất hiện từ lúc nào. Chỉ biết rằng trong lúc sống nó có vô số việc làm bất hảo như thực hiện các vụ cướp giật chuồng gà vịt và bắt cóc phụ nữ. Những người dân quanh vùng bao phen muốn tống khứ nhưng nó không khi nào rời khỏi con sông và trở nên khó hạ được. Không ai biết bơi lội giỏi và lâu hơn nó giữa hai dòng nước để đuổi bắt tôm cá, ếch nhái, chuột... làm thoả mãn thói tham ăn vô hạn độ của mình. Không ai chịu đựng nổi cái lạnh giá rét và đầy ẩm ướt như nó. Không ai ngấu nghiến mạnh đến nỗi tan xương nát thịt như nó.
Thế là toàn thể dân cư quanh vùng đều dè chừng nó và đặc biệt các cô gái càng tránh xa những bờ sông.
Khốn thay người vợ cao quí của ông Đinh Công Trứ nào đó là tri phủ trong vùng Hoan châu lại không hay biết chút gì về sự xuất hiện của con rái cá khổng lồ này. Chẳng thế thì sao bà ta lại cho dừng lại nơi đây chiếc cáng của mình?
Thế là ngày đó, một ngày quá nóng nực, người phụ nữ trẻ vô lo này dừng lại và xuống tắm trên dòng sông, phản chiếu những đỉnh cao tươi xanh cây cối của nhiều ngọn núi bao quanh. Chỉ thấy một nguồn nước trong suốt mát rượi ve vuốt suốt chiều dài bắp chân, bắp đùi, hai bên háng, bà không thấy được dưới bề sâu trong cát một bóng đen to lớn đang bò tới, duy chỉ có tiếng nước vỗ bập bềnh làm bà chú ý. Đã quá muộn khi bà thấy những cặp chân rái cá quấn quanh thân mình. Bà la hét to lên khi dòng nước cuốn đi.
May sao, những người đi theo thấy bà giãy dụa với tiếng la hét dồn dập. Khi thấy những dòng nước xoáy dữ dội, họ chắc rằng bà chủ đã là miếng mồi ngon của con giao long. Họ đưa bà lên bờ mà con thuỷ quái vừa đẩy ra và tìm mọi cách làm bà tỉnh lại, xoa bóp cho bà, gọi to vào tai bà, thử mở rộng hàm xai bà với một chiếc thoa, cho bà hít một loại hạt thuốc cháy thành than và ấn mạnh vào dạ dày để bà hắt hơi.
Bà nôn ra nhiều nước và một vài lá cỏ. Sau cùng, bà đã có thể mở được đôi mắt hoảng sợ trước những khuôn mặt lo lắng. Mà với ai đây, bà có thể thổ lộ là con rái cá đã hiếp bà và bà đã tiếp thụ tinh dịch của nó?
Thật vậy, một thời gian sau bà đã mang thai.
Còn những người dân Hoa Lư thì tin chắc rằng cuộc tấn công vào bà vợ của quan phủ là một hành động xấu xa mới của con rái cá theo kiểu hành vi nhục dục của con rùa. Họ tổ chức nhiều cuộc săn bắt và cuối cùng lấy được bộ da của con rái cá khổng lồ này.
Vậy thì bà vợ trẻ này, nạn nhân của nó, bố trí sắp đặt thế nào đã thu lượm được bộ xương và thu giấu nó trong nhà bếp của bà? Điều này không thấy lịch sử nói đến.
Mấy tháng sau, khi có một luồng sáng nhẹ chói vào ngôi nhà quan phủ, bà sinh hạ một con trai và đặt tên là Đinh Bộ Lĩnh.
Sau khi ra đời, cậu bé có một khuôn mặt đặc biệt khêu gợi sự ngắm nghía của mọi người, trên lưng cậu có ba túm lông rái cá đen và láng bong. Đến khi biết đi, cậu chạy băng đến chiếc ao sen trước mặt nhà, nhảy tòm xuống và bơi lội một cách diệu kỳ.
Nhưng đó không phải là tài năng duy nhất của cậu. Khi cha mất, cậu bé được một trong những ông chú đem về nhà nuôi và giao cho việc chăn trâu. Bởi tài năng chỉ huy bẩm sinh của mình, cậu đã buộc các cậu bé chăn trâu khác phải thừa nhận mình.
Từ đó, biên niên sử đã ghi:
Thế rồi, bọn trẻ chăn trâu cùng người chỉ huy lao đến tấn công vào lũ trẻ các làng bên cạnh, lấy cây lau làm cờ và lấy tre làm giáo mác.
Và rồi với những cánh tay xếp lại, chúng nâng lên cao vị chỉ huy chiến thắng của mình.
Từ một trong những cuộc dàn trận ấy, Đinh Bộ Lĩnh quá phấn hứng đến mức trở nên “mang tim khỉ và bộ óc ngựa” có nghĩa là quá đắm đuối vào những say mê không kìm chế được, cậu liền cho mổ thịt một con trâu lớn của ông chú để chiêu đãi một buổi tiệc lớn cho đạo quân của mình.
Từ cửa miệng của một dân làng, ông chú biết việc đó và giận sôi gan tím ruột. Chụp một cây gậy tre làm vũ khí, ông đuổi theo thằng cháu để trị nó tan xương nát thịt mới thôi. Mồ cha mả mẹ thằng mất dạy!
Khi sắp bị đuổi kịp, từ bờ sông, cậu nhảy ào xuống nước. Từ mé sông này, ông chú điên tiết huơ gậy lên cao tưởng rằng có thể chộp ngay được cậu bé thì một con rồng xuất hiện đỡ lấy đưa chú qua những đợt sóng dữ. Đối với mọt đứa trẻ tinh nghịch cóc cần mọi thứ này, đây có phải là tín hiệu của một sự bảo trợ suốt đời của những thuỷ thần không?
Trước sự diệu kỳ như vậy, ông chú quỳ mọp xuống ném chiếc gậy ra xa.
Cho đến lúc Đinh Bộ Lĩnh lớn đến tuổi thành niên, vóc dáng cậu bừng nở, cái nhìn như nảy lửa, cách đi đứng giống như loài cọp và cậu cũng vô cùng thoải mái như cha cậu.
Những ai đến gần cậu đều được ảnh hưởng tốt.
Lúc đó có một thầy chuyên về phong thuỷ từ biên giới Trung Hoa đến Hoa Lư để theo dõi mạch rồng.
Với chiếc la bàn trong tay, cuối cùng ông thầy phong thuỷ này tìm được điều mà ông ta đã đi tìm từ một nơi quá xa. Đó là trong một vực sâu quanh vùng Hoa Lư có cái đầu của con Rồng xanh tốt lành, một tín hiệu phúc đức khó mà có được trong cõi ba sinh này, một điềm phong thuỷ cao sang có khả năng đem lại tước vị vua chúa cho con cháu của người được chôn cất ở đây. Sướng rân lên, ông sắp bị ngột thở và trong giấc mơ thấy mình đang ngao du trên chín tầng mây.
Có ai mà không biết rằng bất kể người nào muốn được lên ngai vàng trị vì muôn dân thì cần phải lấy một gói xương tiên tổ mình và đem đặt vào miệng Rồng sao?
Việc khó nhất là làm sao đem chôn được những bộ xương cốt ấy trong cái vực sâu cuốn bọt này?
Khi tìm được địa điểm đó rồi, thầy phong thuỷ còn cần phải có một người to gan lớn mật được kích thích một phần thưởng to lớn nhảy vào đám nước xoáy vực sâu và trở lại báo ông ta biết có những gì trong đó.
Trước khi sinh ra đã biết bơi lội, Đinh Bộ Lĩnh liền đến trình diện.
Từ bên ngoài vực thẳm, tiếng nước ầm ào dữ dội đã có chút gì đó làm con người dũng cảm nhất giữa đám người dũng cảm ngại ngần. Người ta nói rằng đây là một cái nồi tròn vô cùng to lớn và choáng ngợp với độ sâu bất tận trong đó có hàng triệu triệu thuỷ quái đang bừng sôi hoạt động.
Như một viên đạn đá sẵn sàng bật ra khỏi bức thành, trong một lúc, Đinh Bộ Lĩnh đứng lên lấy thăng bằng trên bờ vực, dưới đáy sâu những dòng nước xoáy rợn óc chực sẵn để giết chết và nghiền nát xương cốt cậu.
Đinh Bộ Lĩnh thở rất lâu và nhảy phốc xuống.
Thân thể nhẹ nhàng của con rái cá trong cậu bị cuốn đi bởi một dòng xoáy chóng mặt càng dấn sâu vào chính giữa vực nước. Cậu đột ngột mở mắt: giữa một hang động màu xanh lục có một con ngựa đá với kích thước cân đối tuyệt vời. Cậu ta liền bơi một vòng xung quanh.
Lúc sau, cậu trồi lên mặt nước, dựa vào các mỏm đá gồ ghề để ra khỏi vực sâu đến báo cáo việc làm cho thầy phong thuỷ Trung Hoa. Ông này nhanh chóng vặt lấy một nắm cỏ đưa ra trước mặt cậu.
- Chú em dễ thương ơi! Chú thật là một nhà bơi lội tài ba! Ta sẽ nhân đôi tiền thưởng cho chú nếu chú nhảy xuống được lần nữa và đưa cho con ngựa đó túm cỏ này rồi báo lại cho ta điều gì đã xảy ra.
- Được! Đinh Bộ Lĩnh nói rồi nhảy ào một lần nữa xuống vực.
Sau một đoạn thời gian ngắn mà nhà phong thuỷ cảm thấy dài đến ba thu, cậu bé lại ngoi lên.
- Sao? Ông thầy Trung Hoa lúng búng nói, đầy vẻ sốt ruột.
- Chẳng sao cả, thưa thầy, hãy tin tôi, con ngựa đã mở miệng và nhai túm cỏ của ông.
- Thật là tuyệt! Thầy phong thuỷ sung sướng nói mà không để lộ ra chút kinh ngạc nào. Đây, phần thưởng nhân đôi cho chú mày như đã hứa nhưng dứt khoát, chú phải ngậm chặt miệng về những việc vừa rồi đó nghe.
Sau đó, thầy phong thuỷ hối hả trở về Trung Hoa thu lượm xương cốt của cha mình.
Chỉ biết rằng ông ta đã trả công phục vụ cho một con người dũng cảm mà không phải là một đứa ngu đần.
Mặc cho những cố gắng của người Trung Hoa này tự tạo lấy bộ mặt thích hợp, chẳng lâu lắc gì để đoán được chín phần mười sự thật điều bí hiểm này. Hiểu rõ được nhà phong thuỷ này đã tìm ra được vị trí của một ngôi mộ tuyệt vời khả dĩ đem lại cho gia đình mọi thứ cao sang, cậu ta liền nhanh chóng trở về nhà mình và yêu cầu mẹ đưa cho xương cốt của cha mình.
- Con làm gì được với các thứ đó?
Khi bà vợ goá của ông Đinh Công Trứ hay biết sự việc xảy ra giữa con bà với thầy phong thuỷ Trung Hoa, không chút khó khăn nào, bà đưa xương cốt của con rái cá thu giấu trong nhà bếp trước khi chú bé sinh ra.
Và Đinh Bộ Lĩnh bọc các xương cốt vào trong một túm cỏ và lao xuống vực thẳm để cho con ngựa đó nhai lấy.
Người ta có lý để nói rằng:
Những con Rồng mang lại cho con người sức mạnh và hạnh phúc.
Từ đó sức trai tráng và lòng quả cảm của cậu ta không còn biết đâu là biên giới. Giống như chiếc chiếu đang trải ra, sự nổi tiếng của Đinh Bộ Lĩnh lan rộng cả bốn phương trời.
Trong thời kỳ đó triều đình nhà Ngô đang ngập sâu trong tình trạng vô chính phủ, đánh rơi mất tất cả quyền lực của mình trước sức mạnh của mười hai sứ quân rộng lớn đang cai trị vùng đồng bằng và trung du. Một trong mười hai sứ quân giỏi trận mạc tên là Trần Lâm, kinh ngạc trước trí thông minh và dáng vóc đặc biệt của Đinh Bộ Lĩnh, liền giao cho chỉ huy các đội quân của mình.
Sau đó một thời gian, chính tại Hoa Lư, người con trai con rái cá đã bất chấp quân đội của nhà Ngô và đánh bại chúng.
Và thế là vào năm Đinh Mão, Đinh Bộ Lĩnh tấn công vào các sứ quân khác và bắt họ hàng phục, xứng đáng với biệt danh Vạn Thắng Vương.
Sử biên niên có ghi:
Khắp nơi nào ông đến, ông đều thu được thắng lợi, từ những làng xã, những thung lũng núi non đến tận các bờ sông, đâu đâu ông ta cũng đã đánh tan các toán nổi dậy. Toàn bộ đất đai được thu hồi, từ các quan châu và phủ đến các viên chức nhỏ và toàn dân, không ai là không biết uy thế của Đinh Bộ Lĩnh.
Từ chuyện đó, còn gì hay hơn để nói nữa?
Những năm tháng qua đi, đó là thời gian để xây dựng ở Hoa Lư những lâu đài, thành quách và hào luỹ, kiến lập ở đó một triều đình và một hệ thống quan chức dân sự và quân sự mạnh mẽ.
Đó cũng là thời gian cho nhà phong thuỷ Trung Hoa trở lại đất Việt mang theo cả một túi xương cốt.
Vừa tới nơi, ông hỏi:
- Ta nghe nói Vương quốc này được đặt tên là Đại Cồ Việt ngày nay đã thịnh vượng và lấy Hoa Lư làm kinh đô, vậy ai là người đang cai trị?
Được trả lời đó là “vị chúa tôn nghiêm đầu tiên của nhà Đinh” thuận theo ý trời. Ông ta biết rằng cậu thanh niên Đinh Bộ Lĩnh đã cuối cùng lấy mạch Rồng phục vụ mục đích cá nhân của mình.
Ông rất lấy làm nhục và quyết định trả thù.
Vậy ai là người có thể khẳng định rằng “chỉ có con người đầy đạo đức mới có thể sử dụng thuyết phong thuỷ một cách có ích?”
Ông này liền âm mưu một sự trả thù dưới ánh trăng, nghĩ ra một kế hoạch chắc chắn thành công và đến xin yết kiến vị Hoàng đế.
Sai khi bái lạy nhà vua, ông nói:
- Nhờ vận may của Bệ hạ rộng lớn như trời cao và đức độ của các tiên tổ tôn nghiêm của mình, từ nay nhân dân ngài sống trong hoà bình và hoan lạc. Tuy vậy, xin cho phép người đầy tớ nhỏ này dám nêu ra một lời đề nghị khiêm tốn. Cần có một thanh gươm nữa cho con ngựa của ngài để niềm vinh quang của Bệ hạ được viên mãn!
Đức vua trả lời chẳng chút nghi ngờ:
- Với chúng ta, đó là một lời khuyên chí lý.
Và Đức vua cho móc chiếc kiếm lên cổ con ngựa đá.
Trong khi chiếc gươm vẫn được khéo léo nằm trên cổ con ngựa chiến trong đáy vực sâu, Đinh Bộ Lĩnh vẫn tiếp tục trị vì đất nước vinh quang của mình nhưng dưới tác động của những dòng nước xoáy, chiếc gươm cũ dần dà đưa qua đưa lại và cuối cùng cắt đứt đầu con ngựa như thầy phong thuỷ Trung Hoa đã dự kiến.
Các sử biên niên lại chép: một tên Đỗ Thích nào đó, quan võ trong cung Vua, một đêm nằm mộng thấy một ngôi sao từ trên trời rơi xuống miệng mình, tin rằng đó là tín hiệu của một sự thăng hoa đột ngột và liền đâm giết vua Đinh Bộ Lĩnh và con trai là Hoàng tử kế vị Đinh Liễn, kết thúc triều đại nhà Đinh đã thống nhất và bình định đất nước.
LÊ TRỌNG SÂM dịch
(244/06-09)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét