Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Bài Sử Vỡ Lòng Ngoại Khoá

Kỳ thi tuyển vào đại học, điểm sử không đạt yêu cầu, nhiều thí sinh vì không thích sử nên bỏ bài, thà lãnh điểm 0, tin vào điểm các môn khác sẽ vớt. Nếu học sử Việt 5000 năm văn hiến chắc học sinh sẽ không chán môn sử.
Dưới đây là bài sử (kể chuyện) ngoại khóa cho học sinh cấp một trường làng:
Các dân tộc trên đất nước Việt Nam gọi chung là người Việt, là con từ trăm trứng của Cha Rồng Mẹ Tiên. Hàng vạn năm trước người Việt viết chữ bằng Kẻ những vạch thẳng, như các con chơi bó Que đánh chắt, cũng có lúc lấy que xếp thành hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình ông sao v.v. Đếm thì từ 1 đến 10. Phép tính cộng thì 0+1=1 hay 1+0=1, thành 1 thì là Nhiều hơn 0, hay 1+1=2, có 2 cũng đã là Nhiều. Có từ 2 trở lên là càng nhiều. Có nhiều người cùng nhau thì như một bó đũa, khó mà bẻ gãy được. Như một cái Bè kết bằng nhiều cây nứa, càng nổi hơn, chở được nhiều hơn. Nên mới có câu ca dao : “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Một cây nứa thì cũng thẳng như một cái Que. Người xưa viết bằng một Kẻ đứng, thêm hai Kẻ đứng hai bên nữa thành ba, giống hình ngọn núi rồi, nhưng chưa vững vì chưa có đế. Thêm một nét kẻ ngang bên dười nữa như mặt đất bằng, thế là có đế rồi, vững rồi, đó là chữ Núi 山Núi=Non=Son=San=Sơn. Núi có nhiều thứ quí tặng cho con người, gọi là “San sẻ cho Con”=(lướt)=Son. Nhiều thứ quặng quí trong núi như đá đỏ, rồi nhiều thứ đất có màu nâu , đỏ, vàng, tím v.v.người ta lấy về nghiền làm màu ve, màu sơn, gọi là Son, như thỏi son cũng làm thành hình nhọn như trái núi, có thỏi son màu đỏ, có thỏi màu hồng, màu nâu, màu thâm v.v. Vậy là Núi luôn làm ơn cho người, gọi là San tức san sẻ. “Sẻ Ơn”=(lướt)=Sơn. Năm chữ Núi=Non=Son=San=Sơn, xưa chỉ viết bằng một chữ Sơn 山. Có hai cái cộng với nhau mới sinh ra nhiều. Người cũng vậy, có hai là cha và mẹ mới sinh ra được người. Người Việt lấy hai Kẻ thẳng xếp lại thành chữ Người 人, đó là chữ Nhân 人, vì Người=Ngài=Ngôi (cũng như là một ngôi sao)=Nối=Dõi=Dân=Nhân. Có hai thì thành nhiều nên Người Dân là nhiều người, Nhân Dân là nhiều người, Nối Dõi là nhiều người của nhiều đời.
Thiên nhiên rất rộng rãi với con người, cho con người nhiều thứ cần thiết, người Việt gọi đó là trời Ban cho (Ban là cho không, nếu có dấu sắc thì thành Bán, và Sắc=Mắc, tức là còn Bán Mắc nữa). Người Việt đi tìm chỗ đất bằng phẳng để trồng lúa. Chỗ đất bằng phẳng thuận lợi cho trồng trọt đó là trời Ban cho. Nên người Việt lấy tên Ban đặt cho loài hoa trắng muốt nở đẹp nhất rừng là hoa Ban. Nơi đất bằng người Việt xúm lại ở để làm ruộng gọi là Xóm Bản. Mọi người trong Bản thân thiết nhau như Bạn, gắn bó nhau như nứa cùng Bè nên gọi là Bạn Bè. Đã là Bạn Bè thì kết nhau thành một Băng, cả làng cả nước gắn bó nhau thành một Bang. Mỗi khi có việc làm ăn hay gặp thiên tai thì dân Bản đem việc ra Bàn. Bàn kỹ cho mọi nhẽ trắng ra, phẳng ra, không còn vướng gợn gì nữa, gọi là Bàn Bạc. Bạc là màu trắng sạch sẽ của vôi, “bạc như vôi”. Kim loại quí nhất có Vàng là màu vàng, Bạc là màu bạc, dùng để làm đồ trang sức và làm đồng tiền. Người Việt hay đeo vòng Bạc từ nhỏ đến già để tránh gió. Bàn Bạc là để cho phẳng mọi việc nên cái để ngồi viết, ngồi uống nước chè và Bàn Bạc gọi là cái Bàn, cái ghế dài để cho cả Bang ngồi hai bên cái bàn gọi là ghế Băng, chữ Bàn thêm “g” của ghế thì thành Băng. Mọi việc Bàn Bạc phăng phăng cho phẳng rồi thì ai cũng gật đầu. Thêm “g”của gật đầu vào chữ Bàn của Bàn Bạc thì được chữ Bằng là Bằng lòng. Ai cũng bằng lòng như mình thì có “Bằng lòng như Mình”=(lướt)=Bình. Ai cũng lòng Đồng bụng Bằng như mình cả rồi thì “Đồng Bằng”=(lướt)=Đẳng. Thế là có từ Bình Đẳng, là ai ai trong Bang cũng có quyền như nhau. Ai ai cũng Bình Đẳng.
Có đất bằng để dựng Bản, có đất bằng để làm ruộng, đời sống no ấm, Tết đến người Việt vui chơi. Người Việt lấy Đồng làm ra nhạc cụ gõ gọi là Cồng. Gọi là Cồng vì phải “Cặm cụi gò Đồng”=(lướt)=Cồng. Gõ Cồng là để mời Ông trời, Ông trăng về dự lễ hội nên người Việt coi Cồng là vật linh thiêng của chung như Trời, gọi là “Của Ông”=(lướt)=Công, Công thành từ chỉ của chung. Cồng ấy nặng tình nặng nghĩa nên thay dấu nặng thành Cộng, nên có từ Công Cộng cũng là của chung. Còn nếu Cồng để đem biếu thì thay dấu sắc của biếu thành Cống, Cống tức là biếu cho; Ban là cho không, Biếu là “Ban để tỏ lòng Hiếu”=(lướt)=Biếu, người lớn tuổi cho người nhỏ tuổi gọi là Ban, người nhỏ tuổi cho người lớn tuổi gọi là Biếu);.Hễ gõ Cồng là dân bản đều “Đến coi Cồng”=(lướt)=Đông. Đông người thì chỗ ấy nặng nên có Đông nặng Động, là chỗ ấy rất sôi động. Mọi người đụng tay nhau múa hát, đụng Cồng cho nó vang, “Đụng Cồng”=(lướt)=Đồng, “Cồng Đụng”=(lướt)=Cùng, “Đụng Cồng Rung” = (lướt)=Đùng là tiếng vang to , nên hay nói là to đùng. Về sau người Việt còn giỏi hơn biết gò là biết đúc để làm ra nhạc cụ treo để gõ, cũng là của chung nên gọi là cái Chung, nó treo úp xuống Vuông = xuống Ruộng, tức xuống đất, nên “ Chung úp xuống Vuông”=(lướt)=Chuông. Rồi lại làm cái giống Cồng nhưng có núm nhỏ ở giữa như cái chuông con, nhưng gõ thì treo nghiêng chứ không treo úp như chuông, gọi là cái “Chuông Nghiêng”= (lướt)=Chiêng. Cồng Chiêng thành một bộ nhạc cụ tuyệt vời của người Việt.
Người Việt sống trong Bản Làng, cùng làm, cùng chơi, gọi là Cùng Chung. Điệu múa Quay Chung quanh đống lửa được người Việt dùng các Kẻ thẳng viết thành “Quay Chung”=(lướt)=Cung, nghĩa của chữ Cung là “Xòe Ra”=(lướt)=Xa. Bên trong có một Kẻ ngang bên trên như đường chân trời, ý rằng đó là Trời tức ngọn Lửa; bên dưới có bốn Kẻ thẳng xếp thành hình vuông như cái bành chưng, ý rằng đó là Đất. Điệu múa Xòe ấy mọi người cùng đụng tay nhau vừa quay tròn vừa hát vừa Đụng Cồng cho vang thành “Đụng Cồng”=(lướt)=Đồng 同, “Cồng Đụng”=Cùng, đó là chữ Đồng 同.
<Đồng=Cồng=Công=Cống=Cộng=Cùng=Chung=Chuông=Chiêng=Chiềng=Chạ=Chợ >
Là con từ bọc trăm trứng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, người Việt sống thân thiết với nhau như ruột thịt. Khi còn trong bụng mẹ đó là cái Thai, Thai là Thịt, Thịt ấy lớn dần có hình dáng gọi là Thể, rồi thành hẳn Thân, lớn được trong bụng mẹ nhờ ruột nó nối liền với ruột của mẹ để lấy thức ăn, cái cuống “Ruột nối với Nhau”=(lướt)=Rau=Nhau, nên cái Thân đang trong bụng mẹ gọi là “Thân Ruột”=(lướt)=Thuộc. Ta có từ Thân Thuộc là Cùng Bọc=Đồng Bào. Thịt là Thuộc ấy trong bụng mẹ nó mềm, ấn vào thì nó Thụt, nên gọi là Thục. (Đất đã cày sâu bừa kỹ cho nhuyễn để gieo mạ gọi là đất thục). Cái cuống Rau=Nhau, “Nhau Thục”=(lướt)=Nhục, nó cũng là Thịt, nhưng là Thịt của Thai đang trong bụng mẹ, tức cái cuống Nhau ấy là cuống chung của cả hai mẹ con đang dính nhau, “Cuống Chung”=(lướt)=Cung. Nên người Việt viết chữ Nhục 肉 bằng chữ Cung bên trong có hai chữ Nhân tức là của hai mẹ con cùng chung nhau. Khi đã ra đời thì dù là anh hay chị hay em thì cũng cùng với các trẻ khác là bà con trong Bản Làng đều là Bạn Bè , vì cùng là đồng bào. Người Việt lấy hai chữ Nhục 肉肉ghép lại với nhau thành chữ Bạn Bè, Bạn Bè thì Bằng lòng với nhau nên sau viết đẹp lại thành một chữ Bằng 朋. Những chữ viết bằng các Kẻ thẳng người Việt viết xếp trong một ô vuông cho đẹp, gọi là Vuông Chữ Nho Nhỏ. Người Việt lại hay nói vo, nên dần dần vo rụng Vuông đầu và Nhỏ cuối thành còn Chữ Nho, nên thứ chữ vuông ấy gọi là Chữ Nho. Đây là việc cách nay 5000 năm. Lúc đó người Hán còn du mục lang thang trên đồng cỏ. Họ chưa có chữ viết. Gặp gỡ người Việt, thấy người Việt làm ruộng, làm ra vải vóc và nhiều đồ trang sức đẹp , lại có chữ nho cũng đẹp, nên họ xin kết bạn, họ mượn chữ nho của người Việt để dùng. Sống chụng với người Việt họ hiểu rằng Bạn Bè thì phải hữu nghị với nhau. Nên về sau họ ghép thêm chữ Hữu vào sau chữ Bằng, và họ gọi Bạn Bè là Bằng Hữu.
Nếu có người Việt nào nói với các con rằng, những chữ Sơn, Nhân, Dân, Đồng , Công , Cộng , Cống , Chung, Thể , Thân, Thục, Nhục, Bàn, Bằng, Bình, Đẳng v.v. là từ Hán Việt thì đừng có tin. Những người ấy chẳng qua là đã quên mất gốc Việt.
Lãn MiênNguồn: Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/van-hien-lac-viet/chi-tiet/bai-su-vo-long-ngoai-khoa-2758/

0 nhận xét: