Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Âu Lạc - Nam Việt - Giao Chỉ


Theo sự nghiên cứu tỉ mỉ của giáo sư Trần Kinh Hòa (đăng trong tạp chí Đại học Huế trong 2 số 15, 16 năm 1960) thì Tây Âu là quốc danh, còn Tây Âu Lạc chỉ dân Lạc ở nước Tây Âu.

Vậy vị trí nước Âu Lạc ở đâu? Hai ông Maspéro và Aurousseau thì cho là Tonkin Annam. Trái lại ông Camille Sainson dịch giả An Nam Chí lược của Lê Tắc thì cho là thuộc địa phận tỉnh Giang Tây. Lại có người cho là Chiết Giang. Giáo sư người Nhật Nobuhiro bác đi và cho là phải ở trên Bắc nữa, nhưng không nói ở đâu. Giáo sư Trần Kinh Hòa dẫn lời Quách Phác trong Sơn Hải Kinh cho rằng “Mân Việt tức Tây Âu nay thuộc huyện Kiến An” (Hòa184). Ngần ấy ý kiến nên theo ý nào? Các học giả đều bác bỏ nhau để nhận một. Theo tôi thì tất cả các học giả đã bỏ xót một yếu tố quan trọng là sự kiện người Việt Nam liên miên phải di cư từ Bắc xuống Nam trứơc sức xâm lăng của Bắc phương. Đây là một sự kiện lớn lao nhất kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Vậy mà lại không được các học giả chú ý cân xứng. Sở dĩ như vậy vì nó đã xảy ra lâu đời trước vào thời khuyết sử, nên không ghi lại nhiều sử kiện. Tuy nhiên nó vẫn còn tái diễn phần nào trong thời có sử, vì thế chúng ta có thể coi là các ý kiến trên kia đều chấp nhận được cả miễn là biết đặt vào giai đoạn khác nhau. Ý kiến đặt Âu Lạc ở Trung Bắc Việt đúng vào lúc cuối cùng tức chung quanh đời Tần Hán dăm ba thế kỷ. Ý kiến cho là ở Chiết Giang hay Giang Tây cũng đúng nhưng phải đặt lùi về trước ít ngàn năm. Và sau cùng đến ý kiến của sách Sơn Hải Kinh cho là ở miền Kiến An cũng lại đúng miễn phải ngược lên nữa để tìm ra gốc tích cái tên Lạc có lẽ không phải Kiến An ở tỉnh Phúc Kiến bên dưới Chiết Giang, mà có lẻ là tên xưa đã thất lạc để chỉ một miền có liên hệ đến sông Lạc mà tiên tổ xưa đã ở. Vì sông Lạc cũng dài lắm theo Địa Hán chí là 1970 dặm (Legge III.140) nên rất có thể một số cha ông ta đã có mặt ở một miền nào đó trên bờ sông Lạc và vì thế ta phải lên đến bờ sông này mới tìm ra nơi cư trú đầu tiên và lúc ấy ta có đủ lý do để suy đoán ra rằng mỗi khi tiên tổ Việt tộc phải di cư thì quảy luôn cả tên cũ đi để đặt cho những miền đất mới định cư, y như các trại Bùi Chu Phát Diệm di cư cả tên vào Nam vậy. Khắp nước ta thiếu gì những tên trùng hợp với tên cũ bên Tàu như Hà Nội, Hà Nam, Sơn Tây, Kiến An, Gia Định là do tâm lý đó cho nên danh hiệu có một mà địa vực lại nhiều nơi. Bởi đó với triết lý việc định vị trí khu vực Lạc Việt, Âu Lạc không quan trọng cho bằng quy định nội dung của chính cái tên. Thế mà xét về nội dung thì hai chữ Âu Lạc đều đầy ý nghĩa. Sách “Toàn Thư ngoại kỷ” quyển I chép rằng: vua Lạc Long Quân cưới con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ sinh ra trăm con, ấy là thuỷ tổ giống Bách Việt. Giáo sư Hòa (tr.142) cho hai âm Âu trong Âu Cơ và Âu trong Âu Lạc, cũng như Lạc trong Lạc Long Quân và Lạc trong Âu Lạc, hoàn toàn giống nhau và đối ứng nhau. Hơn thế nữa theo sách “Sử ký tập giải Hán thư văn nghĩa” rằng “Lạc tức là Việt, chữ hán” (Hòa 183). Sách “Thuỷ kinh chú” (quyển 37) dẫn Giao châu ngoại vực ký rằng “ngày xưa lúc Giao Chỉ chưa có huyện thì trên đất có Lạc điền, theo nước triều lên xuống dân khẩn cày ruộng ấy làm ăn, nhân đó gọi là Lạc dân. Lạc hầu làm chủ toàn bộ các quận huyện. Mỗi quận huyện thì phần nhiều đặt Lạc tướng (Hòa 190). Đọc đến đây ta nhận thêm ra một mối liên hệ của tiên tổ ta với nước, nên sau này hay nói đến nước như “sơn tinh thuỷ tinh” và “thần kim quy” được gọi là “Thanh Giang sứ giả” và dùng con vật sống dưới nước Giao long làm vật biểu cũng như khi phải bay lên trời còn cố dùng loại chim nước, như chim Hồng hộc trong Hồng Bàng cũng như chữ Hồng phạm viết với bộ thuỷ (xem đồ bản vẽ hìn 3 loại qua một thứ giao của giáo sư Hòa tr.153 chỉ rõ điểm này). Sở dĩ có mối liên hệ chặt chẽ vì nước đem lại ánh sáng văn minh là Lạc Thư, làm sao không dan díu với nước. Vì thế mà trong thế giới duy có Việt Nam dùng một chữ nước để chỉ cả nước sông và nước quốc, cho nên chữ Lạc ban đầu viết với bộ thuỷ như sông Y sông Lạc trong kinh Thư (thiên Vũ Cống câu 14). Về sau nhà Hán thuộc hỏa kị thuỷ mới đổ ra bộ nhai rồi sau đổi ra bộ chuy mà viết là Lạc và có lẽ vì đ1o mà sau này chữ Lạ viết khác nhau: Sử ký viết bộ mã, Lĩnh nam trích quái bộ trãi, An Nam chí lược bộ chuy. Vì thế ý kiến giáo sư Hòa cho tiếng Lạc là có ý dịch chữ Alauk cũa tiếng Chàm cũng có nghĩa là ruộng thì tôi cho là rất yếu vì nó không hợp cho đồng văn tức là thói tục thông thường của Việt Nam đã từ đầu toàn dùng chữ Nho để đặt tên sông, núi, miền và nhất là người. Cho nên nếu người xưa khi dùng chữ Lạc có nghĩ tới chữ Alauk thì cũng là một sự ngẫu nhiên không mấy quan trọng, điều được các ngài chú trọng hơn cả khi đặt tên nước là Âu Lạc là cốt để kỷ niệm chốn chôn nhau cắt rốn của Lạc Long Quân một ông vua nếu không cai trị Lạc Aáp, Lạc Dương, Lạc Nam… thì cũng có liên hệ nào đó đối với con sông Lạc là sông gắn liền với Lạc Thư tức một nền minh triết có nền tảng mẹ như đã nói trên về Âu Cơ.

NAM VIỆT

Bây giờ chúng ta bàn đến danh hiệu Nam Việt có từ đời Triệu Đà. Hai chữ này có thể chỉ những người có lý tưởng siêu việt nhất ở phương Nam, muốn đại diện cho đoàn người Bách Việt đông đảo ở khắp nơi trên nước Tàu. Chữ Nam cũng còn cần đựơc hiểu theo cung ngũ hành, chỉ phương Nam đối với phương Bắc, nên là miền sáng láng, chỉ văn minh. Như vậy tuy danh hiệu khác, nhưng vẫn nói lên một điểm y như chữ Xích Quỷ là chủ phương nam thuộc hỏa màu đỏ, thì Nam Việt cũng là cái gì siêu Việt nhất ở vùng Nam, con cháu của những người có liên hệ tới lửa: Viêm Đế, Đế Minh, Trùng Lê… Thực ra nếu xét kỹ thì Việt Nam chỉ là miền đất ở phía Nam Việt Giang, nhưng phải xét lên cao hơn nữa lúc tổ tiên đặt tên sông là Việt, thì tiền nhân không thể không gói thêm vào đó ý nghĩa siêu lên kiểu chữ Nam đi với chữ Hạ (chư hạ) cũng như những tên Kinh Dương Vương, Hoa Hạ, vì Dương với mùa Hạ và miền Nam là một, tất cả đều chỉ lửa đỏ, sáng. Bởi thế nói được rằng chữ Việt Nam cũng chỉ là một cách canh tân lại ý chí làm tròn sứ mệnh là bảo toàn và phát huy nền văn hóa nông nghiệp gắn liền với lửa (Viêm Đế, Thái Hạo, Đế Minh…)

(1) Chữ Việt xưa viết với bộ Mễ, nay quen viết với bộ Tẩu. Có ý kiến cho là do ngườiTàu viết đổi đi để ngụ ý chửi Việt Nam như con chó chạy. Đó là một ý kiến không có bằng chứng nào khác ngoài việc tán tự, tức là loại lý chứng rất bấp bênh. Tôi không tin là các cụ xưa lại khờ đến nối chấp nhận sự thóa mạ đó.

 GIAO CHỈ

Bây giờ bàn đến tiếng Giao Chỉ, có phải giao là miền của Giao long (cá sấu) còn chỉ là miền đất những người có hai ngón chân cái xoè ngang, hay chỉ là miền ở chân núi. Con Giao có nghĩa như Nam giao trong đầu kinh Thư? Chúng ta có thể thưa rằng giải nghĩa chữ “Giao chỉ” theo nghĩa ngón chân giao nhau là lối giải quá duy vật nên không đúng. Trước hết khoa giải phẫu chứng minh là không có giống người hai ngón chân đâm ngang (tên khoa học là Hallux varux). Tuy nhiên ở những vùng chưa văn minh quen đi chân không cũng có một số ngón chân cái hơi giẽ ra nhưng đó là tật chung ở khắp nơi trên thế giới kể cả Âu Châu. Vậy không thể căn cứ theo đó, nhất là nó không hợp đồng văn của nền văn hóa tâm linh Việt Nho rất coi trọng việc đặt tên, không thể lấy cái tật ở một số người mà đặt tên cho cả một nước. Vì thế thuyết này không còn thể đứng vững như giáo sư Hòa đã bác đi sau những nghiên cứu tỉ mỉ về hết mọi phương diện, nên tôi xin miễn nói tới và chỉ xin trưng lại lẽ chính của giáo sư là các sách cổ nhất khi nói đến tên Giao Chỉ như sách Phong Tục Thông, sách Thượng Thư, sách Sơn Hải Kinh, Bác Vật Chí, Hậu Hán Thư… đều không có nói đến ngón chân xoè ra, chỉ mãi 6, 7 trăm năm sau mới có những học giả nhân vì chữ Giao chỉ mới cho tên là do đó… Sở dĩ tôi trưng lại lẽ này của Giáo sư Hòa vì cho đây là lẽ mạnh nhất, mạnh đến nỗi có dư sức chống luôn cả ý kiến của chính giáo sư muốn cắt nghĩa Giao Chỉ là miền có những “cá sấu” gọi là Giao long, và vì thế giáo sư phải thêm vào chữ Giao bộ trùng và chữ chỉ bộ túc để việt là (chữ hán) thay vì (chữ hán). Tôi cho sự thêm thắt này là do quan niệm duy vật hay là vẽ rắn thêm chân nảy sinh về sau không ăn nhằm chi tới quan niệm tâm linh sử quan bên ta, nơi mà ý niệm đó được biểu dương cách cực kỳ long trọng bằng lễ Nam Giao, một lễ đầu não nhất, nên cũng biểu lộ óc tâm linh hơn bất cứ lễnào, và vì thế mọi người suy tư phải lấy nó làm sợi dây ghi đường trong việc quy định nội dung hai chữ Nam Giao và Giao Chỉ, nếu không thì có đưa ra bao suy luận dựa trên thổ tục học, lịch sử học, ngôn ngữ học… cũng không giúp cho khỏi lạc lối vào vòng nguỵ biện để chạy theo những cái chân của rắn thêm vào sau. Vì thế chúng ta cần phải trở lại nguồn đi về thực xa, và ở đấy chúng ta nhận ra rằng những bản khắc xưa nhất lại chỉ viết có (chữ hán) không có chân hay sâu chi cả. Nguyễn Nguyên nói trong sách xưa đều chép Giao Chỉ (chữ hán) cũng có chỗ chép (chữ hán)… Riêng tôi cho rằng bộ phu này báo hiệu một sự sa đọa to lớn được ghi dấu bằng cả một chữ như thổ, châu, bộ, di… vì từ đời Hán về sau người ta bỏ chữ chỉ và thay vào bằng những chữ khác như Giao Châu, Giao Thổ, Giao Bộ, Giao Binh, Giao Di… (Hòa 216). Còn gì tỏ lộ sự đi sâu vào sa đọa rõ bằng đầu hết là chữ… có nghĩa triết lý là ở như chữ cư trong kinh Thi trưng lại ở Đại học “chỉ ư chí thiện” hoặc cái cùng cực cái chí thiện như câu “khâm quyết chỉ” kinh Thự. Thái giáp thượng, câu 7 = hãy kính cẩn định lấy cái cứu cánh cùng tột. Sau đó thì trụt xuống nghĩa địa dư như giao châu, giao thổ; sau cùng trụt xuống một bậc nữa đến nghĩa chính trị và hành chánh để trở nên giao bộ, giao binh, giao di. Đợt sa đọa thứ ba này thì rõ rệt thuộc chính trị, có óc xâm lăng, nhiều khi điểm chút kỳ thị như biểu lộ trong chữ di (Giao Di) và tự đấy học giả chỉ căn cứ vào những chữ viết sau này mà suy luận thêm ra: tự… đến… rồi sau vẽ rắn thêm chân, viết với bộ túc là… và lúc ấy phải thêm bộ trùng vào chữ giao cho ra… để chỉ miền của Giao Long (dấu… là chữ hán). Ta có thể nói hầu hết trên thế giới đâu cũng có cá sấu nhưng chỉ có ở Việt Nam mới có thuyết lấy tên cá sâu làm địa danh chỉ vì nó có tên là giao. Sự việc xảy ra y hệt với chữ chỉ để trỏ ngón chân tréo ngang vậy. Tại sao giáo sư Hòa đã bác được thuyết ngón chân giao nhau mà lại rơi vào thuyết giao long? Vì sự thực cả hai thuyết đều thuộc “duy vật sử quan”. Là vì đã không chú ý đến toàn thể là bầu khí tâm linh sử quan.

Vậy để theo được tâm linh chúng ta phải ngược dòng về tận ngọn nguồn, và lúc ấy sẽ gặp những ý nghĩa cao hơn như sau.

Theo sách “Thuyết văn” thì chữ chỉ là nên dưới vì tượng cây cỏ mọc có nền, cho nên lấy làm chân. Chính ý nghĩa này đem đến cho chữ chỉ bộ túc và ý nghĩa lớn nhất của túc làmiền chân núi, và đó là ý nghĩa được nhiều học giả quy cho Giao Chỉ như Tư Mã Thiê (S.M.T I.38). Ta có thể chấp nhận ý này nhưng cần được bổ sung như sau. Khi người Tàu xem xuống mạn Nam thì bên tay mặt phía Tây Bắc là rặng núi Côn Lôn, rồi đổ xuống Nam là dãy Tần Lĩnh, có thể được coi như Côn Lôn hay Hy Mã Lạp Sơn nối dài, mà vì thế có thuyết gọi là Nam Lĩnh. Nhưng chính ra Nam Lĩnh nằm về phía Đông khởi đầu ở những tỉnh An Huy, Chiết Giang và Giang Tây và mang tên là Tiên Hà Sơn Mạch… Khi đến quãng hai tỉnh Giang Tây và Phúc Kiến thì gọi là Vũ Di Sơn, và ở vào khoảng Hồ Nam Quảng Đông và Quảng Tây thì gọi là Ngũ Lĩnh Sơn Mạch, vào đến tỉnh Quý Châu thì gọi là Miêu Lĩnh… Nhưng tên gọi chung tất cả dãy núi là Nam Lĩnh để có thể coi như đối với Tây Lĩnh khởi đầu từ núi Côn Lôn với Tần Lĩnh rồi bắt đầu xoải đầu xuống theo triền sông Cửu Long phía Nam và Dương Tử Giang phía Đông, để dừng lại gặp dãy Lĩnh Nam ở vùng Quảng Tây và Bắc Việt… Rặng núi phía Tây này có Ngũ Khê, mà ta chỉ nên hiểu cách co giãn vì có khi cũng kêu là Tam Hạp (Văn Hiến .18) để đối với Ngũ Lĩnh phía Đông. Sự đối đáp nay được thấy trong Sơn Hải Kinh với 12 ngọn núi chia ra Bắc 3, Nam 3, Đông 4, Tây 4, và nó cũng chỉ là sự quảng diễn theo khung ngũ hành “ngũ nhạc” đã nói ở trên. Những lối đặt tên tiên thiên kiểu này nhiều khi phải gọt thực tế cho ăn vớinhau, chứ không hẳn cần có 5 khê, 5 lĩnh, nhưng có thể hơn hay kém, cũng y như Cửu Long thì Cửu không cần là 9 vậy. Đó là đại để ý thứ hai của chỉ là chân, nhưng ý này chỉ hiểu đúng được khi biết quy chiếu vào ý thứ nhất là nền tảng. Và đấy mới là then chốt. Vậy ý then chốt này sẽ được ghi lại trong cuốn sách có lâu đời nhất đến nỗi gọi là Thượng Thư hiểu là Thượng Cổ, đó là kinh Thư ngay phần mở đầu gọi là Nam giao đối với Bắc phương gọi là Sóc phương, đó là một sự đối đáp tiên thiên và cao trọng nhất trong nền văn hóa Việt Nho không nên tách ra khỏi cơ cấu đó để đi tìm ý nghĩa bên ngoài. Giáo sư Hòa đã đặt được phương trình Giao Chỉ là Nam Giao mà không chú ý đủ lại đi tìm nghĩa giao ở cá sấu. Ta cần thìm nghĩa giao ngay nơi nó. Nếu đem ánh sáng Kinh Dịch dọi vào mà nhìn thì ta sẽ thấy ý đó nổi bật lên. Ai cũng biết ngày sóc là mồng một, nên sóc cũng có nghĩa là khởi đầu, là phương Bắc, còn giao là giao hợp, giao hòa… là trọn vẹn thì ở phương nam. Sự xếp đặt này được nói rõ lên trong câu “số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch” (thuyết quái “số đã đi qua thì theo chiều thuận, còn để biết việc tương lai thì theo chiều nghịch”. Chiều nghịch cũng như chữ Văn đi theo tay trái, nơi có trái tim, để chỉ tâm linh và cũng chỉ đàn bà vì giàu tình cảm và có tài trực thị là thấy thẳng, một đức tính cần cho được biết tương lai mà kinh Dịch cũng gọi là tượng “tại thiên thành tượng” và chỉ thị tượng bằng các số sinh 1, 2, 3, 4. Ngược lại là chiều thuận cũng như chữ Vạn đi theo kim đồng hồ tức theo tay mặt và chỉ đất “tại địa thành hình” và quy cho đàn ông chạy vòng ngoài, được kinh Dịch chỉ thị bằng các số thành (tức đã thành hình) là 5, 6, 7, 8. Bây giờ ta sắp đặt hai rẫy số trên theo câu kinh Dịch là “số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch” thì ta sẽ thấy 2 số là 1-5 khởi đầu ở phương Bắc, còn 2 số 4, 8 giao nhau ở phương Nam.

Sự giao nhau này được tượng ý bằng chữ nghệ hình 2 và từ chữ nghệ vươn lên chữ Vănhình số 3. Từ chữ Văn lên chữ Giao hình số 4. Tất cả được minh họa bằng hình Phục Hy Nữ Oa hình 5. Ta lại biết rằng tiên thiên bát quái Phục Hy xếp theo thứ tự Kiền 1, Đoài 2, Li 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, và theo thứ tự ta xếp lại như hình trên thì cũng sẽ có hai quẻ khởi đầu kiền tốn ở phương Bắc hai quẻ chấn khôn giao hội ở phương Nam… Còn nếu xếp theo hậu thiên bát quái thì hai quẻ giao nhau lại là Cấn Khảm = sơn thuỷ là hai biểu tượng quen đi đôi. Và rất có thể vì đó mà có tên giao chỉ, vì quẻ cấn có nghĩa là chỉ “Cấn chỉ dã, chữ hán” (Thuyết quái VII).

Bây giờ đến đàn ông và đàn bà xếp vào vòng đó. Xếp cho ông bên nào? Nếu bảo “nam tả nữ hữu” là theo Hán Nho chứ Việt Nho thì sẽ nói “nữ chiêu nam mục” vì chiêu cao hơn mục hay đúng hơn tế vi hơn nam vì “tại thiên mới thành có tượng” còn nam vì “tại địa thành hình” và như vậy thì phải xếp Nữ Oa bên chiêu với cái quy tròn. Phục Hy bên mục với cái củ vuông và ta sẽ có hình haiông bà đầu quay hướng Bắc còn “đuôi” hai vị giao hội ở phương Nam. Sau ba chứng liệu trên bây giờ chúng ta sẽ nhận ra thế nào là Giao Chỉ. Giao Chỉ là sự giao hội của hai cực cũng gọi là “thiên địa chi đức, âm dương chi tú khí, quỷ thần chi hội” quỷ thần ẩn ẩn hiện hiện: không thể gọi tên. Có thể vì đó mà kinh Thư chỉ nói đơn sơ là Nam Giao mà không nói “viết Giao Chỉ”, vì đây cũng là chỗ cùng cực của yêu thương, của “tình thâm nhi văn minh” theo nghĩa cao cả của văn là trời đất giao hội sinh ra nền văn minh tâm linh cũng gọi là Đạo, vì “Đạo là chỗ chí cực của vật” (đạo = vật chí cực) nên cũng bất khả ngôn, vì “hễ đã ngôn thì không còn là Đạo Thường”, nên không thể gọi tên và vì thế chỉ cón có tế lễ Nam Giao mới biểu lộ được phần nào ý nghĩa cao siêu ấy. Vậy khi tiền nhân ta đặt tên cho nước là Giao Chỉ thì không có lý do gì lại không nghĩ tới lễ Nam Giao được thực thi trọng thể mỗi năm mỗi lần: cũng như được ghi lại ngay đầu kinh Thư. Cho nên đặt danh hiệu Giao Chỉ cho nước là nói đến sứ mạng cao cả của những người sống trong nước ấy vậy.

Chúng ta biết rằng giữa danh hiệu với vật tổ có mối liên hệ tâm linh nghĩa là đã thiết lập theo một cơ cấu lý tưởng, nương theo ý tưởng đó mà xét các tên nước ta trong dĩ vãng chúng ta nhận thấy hai điểm đáng ghi chú: trước hết là các tên nước Việt Nam gắn liền với điểu và thú. Vì ý tưởng là muốn có hai đức tính. Điểu sau là hai đức tính đó được đặt ngang nhau trong thế hòa hợp: điểu thú đi đôi, cũng như núi sông gặp gỡ (ngũ lĩnh giao thoa với ngũ khê, để cho “văn chất bân bân”: chất gia đi với văn gia làm nên Văn Lang (Socio 27). Rõ rệt là hai nét đặc trưng của Kinh Dịch là Âm Dương lưỡng nghi và hòa hợp Giao Chỉ làm nên Đạo: “nhất điểu nhất thú… nhất âm nhất dương chi vị đạo”, cả hai được đúc kết lại khăng khít ít ra trong dự tính khi tiền nhân đặt danh hiệu cho nước. Hai đức tính là Nam Bắc, là Bố Cái, là Hiếu Trung, là làng nước… Hễ chú trọng đến một vế đơn thuần là chưa hiểu được nền văn hóa dân tộc luôn luôn lưỡng diện, lưỡng tính. Đấy là đạo lý đã được ghi vào những danh hiệu đầu tiên là Xích Quỷ, một danh hiệu đánh dấu sự chuyển hướng từ Hà Vu tới Hà Lạc. Rồi nội dung đó được trao sang danh hiệu Văn Lang, một danh hiệu nói lên đúng nhất sứ mạng của Việt Nam là một nền “văn hiến chi bang” , cho nên không lạ chi đó là một danh hiệu quan trọng nhất được giữ lâu nhất tức hơn 26 thế kỷ.

Các danh hiệu về sau cũng chỉ là lắp lại kiểu khác cái ý hướng của hai danh hiệu trên kia, không quan trọng lắm nên cũng chỉ giữ được một quãng ngắn: Âu Lạc độ 10 năm. Nam Việt được non trăm năm. Tất cả đều thua Văn Lang, vì chữ Văn nói lên rõ nhất sự đúc kết này. Bởi vậy danh hiệu Văn Lang đáng chú trọng hơn cả để chỉ một nước đã vượt qua được 2 đợt vu hiến và ý kiến mà đạt đợt văn hiến để lập nên một nền “văn hiến chi bang” với sứ mạng duy trì mãi mãi cái hồn của Viêm tộc, của Tam Miêu, của Bách Việt, của Lạc Việt, của Đông Việt. Đứng về phương diện Viêm tộc thì không cứ gì người Việt nhưng là cả Thái Lan, Ai Lao, Đại Hàn… cũng là một gốc Viêm tộc, cùng một nền văn minh nông nghiệp; tuy nhiên xét về danh hiệu thì danh hiệu nước Việt Nam là có tính cách thừa kế một di sản thiêng liêng của cả một dân tộc lớn đã sinh sống ở Viễn Đông trước đây trên 5, 6 ngàn năm, rồi sau rút về vùng Nam Dương tử giang trở xuống, và cuối cùng thu mình lại trong mảnh đất Việt Nam hiện nay. Cho nên nếu lấy về danh hiệu thì dân Việt Nam có liên hệ với Viêm tộc như họ máu hàng dọc có nhiệm vụ phải duy trì cái sứ mạng thiêng liêng đó: một nền văn hóa nông nghiệp duy nhất còn sót lại trước sự tràn lấn của các ý hệ phát xuất từ nền móng công thương. Liệu Việt Nam có còn đủ sức thi hành nổi sứ điệp gói ghém trong các danh hiệu của nước nhà chăng?

Lm. Kim Định
Nguồn: http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=3695

0 nhận xét: