24/06/2012 07:57:23
- Trong 7 khu lăng tẩm của 13 đời vua triều Nguyễn ở Huế, lăng Tự Đức có vị trí gần kinh đô nhất, được coi là thơ mộng, lãng mạn như chính chủ nhân nó, mặc dù lăng được xây trong hoàn cảnh lịch sử đất nước khó khăn với nhiều biến cố phức tạp.
Vạn Niên là vạn niên nào...
Vua Tự Đức (1829 - 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, nối ngôi năm 1848. Mười năm sau đó, thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm Đà Nẵng, Gia Định, các tỉnh Nam Kỳ, triều đình rối loạn, dân chúng lao đao. Tự Đức vô kế khả thi, sống trong dằn vặt, lại không có con nối dõi nên ngày càng bi quan yếm thế. Ông hạ lệnh xây dựng lăng tẩm cho mình như là "ngôi nhà lâu dài của trẫm". Khi các quan trông coi về địa lý đã tìm được địa cuộc ở làng Dương Xuân Thượng, vua Tự Đức chuẩn định mô thức kiến trúc theo ý mình.
Tháng 12/1864 khởi công xây dựng Khiêm Cung (hay thành Vạn Niên, sau khi vua băng mới được gọi là Khiêm Lăng). Công trình được thực hiện với 3.000 lính, thợ, dự tính thi công trong 6 năm, nhưng quan Biện lý bộ Công Nguyễn Văn Chất tâu xin thực hiện trong 3 năm thôi. Lăng được xây trên Khiêm Sơn, rộng khoảng 20ha với 45 công trình kiến trúc lớn nhỏ đồ sộ, cầu kỳ. Thời ấy dân chúng có lời oán thán: "Vạn Niên là Vạn Niên nào/Thành xây xương lính, hào đào máu dân".
Do thời gian thi công gấp rút, công việc cực nhọc, không được thay phiên nghỉ ngơi nên 3.000 lính, thợ căm phẫn đã nghe theo lời hiệu triệu phản kháng của anh em Đoàn Trưng, Đoàn Trực kéo về tấn công kinh thành nhưng bị quân triều đình đánh tan. Sử gọi đây là loạn "Giặc chày vôi" vì vũ khí của quân khởi nghĩa là chày.
Sau cuộc binh biến ấy Nguyễn Văn Chất bị cách chức. Vua sai Thượng thư bộ Hình Phan Huy Vịnh, Phó Đô ngự sử Lê Bá Thân tập hợp binh sĩ và thợ lại đọc cáo thị của vua phủ dụ họ tiếp tục làm việc. Đến tháng 9/1867 thì lăng hoàn thành. Tổng kinh phí hết khoảng 100 vạn lạng bạc.
Lấy "Khiêm" làm chủ
Lăng Tự Đức ẩn sau những cụm rừng thông xanh bát ngát, vòng la thành bao bọc rộng đến 12ha, cao hơn 4m được xây bằng đá phiến lớn và gạch vồ rất kiên cố. Lăng có 4 cửa nhưng thường vào qua lối cửa Vụ Khiêm. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm cao 10m với 3 tầng là vào khu vực tẩm. Phía bên phải là hồ Lưu Khiêm mênh mông, hồ thả sen, nước trong vắt, nằm quanh co theo thế đất, xung quanh xây bờ gạch và lan can cao, giữa hồ là đảo Tịnh Khiêm, mé trái có hai thủy tạ Dũ Khiêm và Xung Khiêm bằng gỗ rất thanh thoát, là nơi để vua hóng mát, câu cá, làm thơ. Qua cầu Tiễn Khiêm là vào thế giới cung điện với vài chục toà ngang dãy dọc. Vào cửa Khiêm Cung là đến điện Hòa Khiêm, giữa điện có cái khám sơn son thếp vàng bên trong đặt linh vị vua và hoàng hậu, ngoài phủ màn bằng tơ vàng.
Sau điện Hoà Khiêm là điện Lưỡng Khiêm, nơi vua nghỉ ngơi, có chỗ thờ bà Từ Dũ. Bên phải có Minh Khiêm Đường là nơi vua nghe tấu nhạc. Xa bên mé trái là Chí Khiêm Đường với 3 ngôi nhà xây nối nhau như hình chữ U, mỗi nhà xây 5 gian, nhà ở giữa lợp ngói âm dương, bên trong thờ những hương án, bài vị bằng gỗ bạch đàn phủ khăn điều, đây là nơi thờ những cung phi có chức phận từ đời Tự Đức về trước. Hai dãy nhà bên lợp ngói liệt, chỉ có bệ thờ dành cho những cung phi vô danh phận. Tất cả nhà cửa ở khu vực tẩm đều làm bằng gỗ, chạm trỗ tinh xảo.
Tòa bia đá khổng lồ
Khu mộ vua nằm ở giữa cuộc đất có bố cục như các lăng khác theo chuôi sao Bắc Đẩu. Từ sân dưới của điện Hoà Khiêm đi lên đến sân chầu có tạc hình 2 voi, 2 ngựa, 8 quan lại đứng chầu. Tiếp đó là Bi đình với tấm bia lớn nhất Việt Nam. Đó là một toà nhà đồ sộ, rất cao, xây 4 mặt giống nhau, tường dày, cột lớn hai người ôm, được chạm trổ rất công phu. Bệ bia là hai khối đá thanh rất lớn đỡ tấm bia Thánh đức thần công cao chừng 5m, rộng 2,6m, dày 0,50m, nặng 20 tấn. Bia khắc hai mặt với khoảng 5.000 chữ rất sắc sảo, đó là bài "Khiêm cung ký" nổi tiếng của vua Tự Đức viết năm 1871, khắc vào bia năm 1875.
Thường thì bia là do vua sau viết tưởng nhớ công ơn vua trước, nhưng vua Tự Đức vừa viết bia cho vua cha Thiệu Trị vừa viết cho mình lúc còn sống để tự đánh giá công tội. "Khiêm cung ký" là một áng văn hay, một lời tự sự thực lòng của một hoàng đế thời loạn "lực bất tòng tâm". Lời văn day dứt như oán thán, như tự trách: "Riêng ta chỉ ngậm ngùi vì việc học chưa thành, chí chưa đạt, hư danh không xứng với thực tội, chất yếu không cán đáng được việc nhiều, đất đai bị chiếm chưa lấy lại được, biên cương giặc cướp chưa yên, việc nối dõi chậm chạp, gay go, khó kiếm được người, biết lấy ai đảm đương việc nước...".
Những kiến trúc trong lăng Tự Đức đều lấy chữ "Khiêm" là do ý vua: "Khiêm là kính, là nhường, có địa vị mà không ở, tự uốn nắn để hạ mình. Ta mang lấy sỉ nhục, gánh lấy tội lỗi... tài năng công đức chi mà bảo không khiêm. Nếu leo lên mà nhìn quanh (lăng) thì trước mặt là đàn Nam Giao, sau lưng là chùa Thiên Mụ, đủ rõ chí hướng bình sinh của ta vậy".
Mộ vua đơn giản, là một sân gạch nhỏ, tường bao quanh, giữa đắp nấm cao hơn 1m, trên lợp ngói tráng men, trước nấm mộ là bức bình phong có đắp hình chữ "thọ". Sau lưng mộ là la thành với ngàn thông rủ bóng... Lăng Tự Đức không tuân theo lối đối xứng truyền thống như những lăng khác mà kiến trúc thuận theo thế đất rất sinh động, hài hoà, tạo cảm xúc thẩm mỹ mới lạ. Cảnh quan sơn thủy hữu tình phản ánh tâm hồn lãng mạn của một ông vua nổi tiếng hay chữ: Hoàng đế - thi sĩ Tự Đức.
Vạn Niên là vạn niên nào...
Vua Tự Đức (1829 - 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, nối ngôi năm 1848. Mười năm sau đó, thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm Đà Nẵng, Gia Định, các tỉnh Nam Kỳ, triều đình rối loạn, dân chúng lao đao. Tự Đức vô kế khả thi, sống trong dằn vặt, lại không có con nối dõi nên ngày càng bi quan yếm thế. Ông hạ lệnh xây dựng lăng tẩm cho mình như là "ngôi nhà lâu dài của trẫm". Khi các quan trông coi về địa lý đã tìm được địa cuộc ở làng Dương Xuân Thượng, vua Tự Đức chuẩn định mô thức kiến trúc theo ý mình.
Tháng 12/1864 khởi công xây dựng Khiêm Cung (hay thành Vạn Niên, sau khi vua băng mới được gọi là Khiêm Lăng). Công trình được thực hiện với 3.000 lính, thợ, dự tính thi công trong 6 năm, nhưng quan Biện lý bộ Công Nguyễn Văn Chất tâu xin thực hiện trong 3 năm thôi. Lăng được xây trên Khiêm Sơn, rộng khoảng 20ha với 45 công trình kiến trúc lớn nhỏ đồ sộ, cầu kỳ. Thời ấy dân chúng có lời oán thán: "Vạn Niên là Vạn Niên nào/Thành xây xương lính, hào đào máu dân".
Do thời gian thi công gấp rút, công việc cực nhọc, không được thay phiên nghỉ ngơi nên 3.000 lính, thợ căm phẫn đã nghe theo lời hiệu triệu phản kháng của anh em Đoàn Trưng, Đoàn Trực kéo về tấn công kinh thành nhưng bị quân triều đình đánh tan. Sử gọi đây là loạn "Giặc chày vôi" vì vũ khí của quân khởi nghĩa là chày.
Sau cuộc binh biến ấy Nguyễn Văn Chất bị cách chức. Vua sai Thượng thư bộ Hình Phan Huy Vịnh, Phó Đô ngự sử Lê Bá Thân tập hợp binh sĩ và thợ lại đọc cáo thị của vua phủ dụ họ tiếp tục làm việc. Đến tháng 9/1867 thì lăng hoàn thành. Tổng kinh phí hết khoảng 100 vạn lạng bạc.
Lối lên mộ Tự Đức. |
Lấy "Khiêm" làm chủ
Lăng Tự Đức ẩn sau những cụm rừng thông xanh bát ngát, vòng la thành bao bọc rộng đến 12ha, cao hơn 4m được xây bằng đá phiến lớn và gạch vồ rất kiên cố. Lăng có 4 cửa nhưng thường vào qua lối cửa Vụ Khiêm. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm cao 10m với 3 tầng là vào khu vực tẩm. Phía bên phải là hồ Lưu Khiêm mênh mông, hồ thả sen, nước trong vắt, nằm quanh co theo thế đất, xung quanh xây bờ gạch và lan can cao, giữa hồ là đảo Tịnh Khiêm, mé trái có hai thủy tạ Dũ Khiêm và Xung Khiêm bằng gỗ rất thanh thoát, là nơi để vua hóng mát, câu cá, làm thơ. Qua cầu Tiễn Khiêm là vào thế giới cung điện với vài chục toà ngang dãy dọc. Vào cửa Khiêm Cung là đến điện Hòa Khiêm, giữa điện có cái khám sơn son thếp vàng bên trong đặt linh vị vua và hoàng hậu, ngoài phủ màn bằng tơ vàng.
Sau điện Hoà Khiêm là điện Lưỡng Khiêm, nơi vua nghỉ ngơi, có chỗ thờ bà Từ Dũ. Bên phải có Minh Khiêm Đường là nơi vua nghe tấu nhạc. Xa bên mé trái là Chí Khiêm Đường với 3 ngôi nhà xây nối nhau như hình chữ U, mỗi nhà xây 5 gian, nhà ở giữa lợp ngói âm dương, bên trong thờ những hương án, bài vị bằng gỗ bạch đàn phủ khăn điều, đây là nơi thờ những cung phi có chức phận từ đời Tự Đức về trước. Hai dãy nhà bên lợp ngói liệt, chỉ có bệ thờ dành cho những cung phi vô danh phận. Tất cả nhà cửa ở khu vực tẩm đều làm bằng gỗ, chạm trỗ tinh xảo.
Nhà bia Thánh đức thần công. |
Tòa bia đá khổng lồ
Khu mộ vua nằm ở giữa cuộc đất có bố cục như các lăng khác theo chuôi sao Bắc Đẩu. Từ sân dưới của điện Hoà Khiêm đi lên đến sân chầu có tạc hình 2 voi, 2 ngựa, 8 quan lại đứng chầu. Tiếp đó là Bi đình với tấm bia lớn nhất Việt Nam. Đó là một toà nhà đồ sộ, rất cao, xây 4 mặt giống nhau, tường dày, cột lớn hai người ôm, được chạm trổ rất công phu. Bệ bia là hai khối đá thanh rất lớn đỡ tấm bia Thánh đức thần công cao chừng 5m, rộng 2,6m, dày 0,50m, nặng 20 tấn. Bia khắc hai mặt với khoảng 5.000 chữ rất sắc sảo, đó là bài "Khiêm cung ký" nổi tiếng của vua Tự Đức viết năm 1871, khắc vào bia năm 1875.
Thường thì bia là do vua sau viết tưởng nhớ công ơn vua trước, nhưng vua Tự Đức vừa viết bia cho vua cha Thiệu Trị vừa viết cho mình lúc còn sống để tự đánh giá công tội. "Khiêm cung ký" là một áng văn hay, một lời tự sự thực lòng của một hoàng đế thời loạn "lực bất tòng tâm". Lời văn day dứt như oán thán, như tự trách: "Riêng ta chỉ ngậm ngùi vì việc học chưa thành, chí chưa đạt, hư danh không xứng với thực tội, chất yếu không cán đáng được việc nhiều, đất đai bị chiếm chưa lấy lại được, biên cương giặc cướp chưa yên, việc nối dõi chậm chạp, gay go, khó kiếm được người, biết lấy ai đảm đương việc nước...".
Những kiến trúc trong lăng Tự Đức đều lấy chữ "Khiêm" là do ý vua: "Khiêm là kính, là nhường, có địa vị mà không ở, tự uốn nắn để hạ mình. Ta mang lấy sỉ nhục, gánh lấy tội lỗi... tài năng công đức chi mà bảo không khiêm. Nếu leo lên mà nhìn quanh (lăng) thì trước mặt là đàn Nam Giao, sau lưng là chùa Thiên Mụ, đủ rõ chí hướng bình sinh của ta vậy".
Mộ vua đơn giản, là một sân gạch nhỏ, tường bao quanh, giữa đắp nấm cao hơn 1m, trên lợp ngói tráng men, trước nấm mộ là bức bình phong có đắp hình chữ "thọ". Sau lưng mộ là la thành với ngàn thông rủ bóng... Lăng Tự Đức không tuân theo lối đối xứng truyền thống như những lăng khác mà kiến trúc thuận theo thế đất rất sinh động, hài hoà, tạo cảm xúc thẩm mỹ mới lạ. Cảnh quan sơn thủy hữu tình phản ánh tâm hồn lãng mạn của một ông vua nổi tiếng hay chữ: Hoàng đế - thi sĩ Tự Đức.
Bia Thánh đức. |
Ngoài tấm bia Thánh đức thần công tại lăng Tự Đức, các hiện vật quý hiện được xếp vào danh mục báu vật quốc gia của triều Nguyễn là chiếc ngai vàng đặt tại điện Thái Hòa; Quả cầu Cửu long tranh châu, bộ biên chung (4 chiếc chuông đồng và 1 chiếc khánh), áo tế giao của các vua triều Nguyễn, bảo vật Kim chi ngọc diệp, Cửu đỉnh, Cửu vị thần công. |
Hàn Phong
0 nhận xét:
Đăng nhận xét