Các nhà làm văn hóa Việt Nam hiện nay thường lấy hình con chim bay trong 18 con chim bay ở vành số 10 trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I làm logo và gọi tên là chim Lạc với ý nghĩa cho là chim Lạc Việt, chim biểu của Lạc Long Quân. Theo tôi, đây là điều hoàn toàn sai. Bây giờ xin giải thích tại sao sai?
Mười tám con chim bay trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là chim gì?
Các nhà làm văn hóa Việt Nam hiện nay gọi những con chim trên mặt trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là chim Lạc, là gọi theo tác giả Đào Duy Anh. Theo ông con chim Lạc là một loài ngỗng trời. Đào Duy Anh trong Cổ sử Việt Nam (Hà Nội 1955) khi nói về Lạc Việt đã viết : “Theo Từ Quảng thì Lạc là họ, tức tên thị tộc của một nhóm người Việt ở xứ Mãn... tên Lạc kia có thể là vật tổ được không? Chữ Lạc... chỉ một loài hậu điểu ở miền Giang Nam tương tự với loài ngỗng trời. Có thể chim Lạc là vật tổ của người Lạc Việt... (dẫn L. Pinot và V. Goloubev)... Chúng tôi (tức Đào Duy Anh) đồng ý với hai tác giả trên, duy phải nói thêm rằng chim Lạc mà những người sản xuất trống đồng đã thờ làm vật tổ chính là người Lạc Việt”.
Thật vắn tắt ở đây, ta thấy những con chim bay trên mặt trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có dáng dấp thanh lịch, lả lướt, có mỏ rất dài đầy dương tính không phải là loài ngỗng nên không phải là chim Lạc ngỗng trời.
Cò bay trên trống Ngọc Lũ I (Nguyễn Văn Huyên, tr.169).
Hiển nhiên trước mắt ta thấy rất rõ là những con chim bay có dáng dấp họ nhà cò.Ngỗng có chân màng bơi được dưới nước trong khi những con chim trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I chân không có màng, không thể là ngỗng được. Ngỗng Lạc (và ngay cả cò Lạc, cò nác, cò nước, cò đêm tức con vạc đi nữa) có đuôi ngắn. Chim Lạc với từ Hán Việt Lạc viết với bộ chuy là con ”chim đuôi ngắn”. Chim ở đây có đuôi dài không thể là chim Lạc. Trăm phần trăm đây không phải là loài ngỗng. Đây nhất định phải là cò.Đây chính là những con cò thanh lịch đuôi dài. Điều này cũng thấy rất rõ qua sự kiện là những loài chim này khắc ở ngoài cùng mặt trống tức vùng đất âm có nước của Cõi Giữa đất thế gian, chỗ tiếp cận với tầng nước ở vai trống (Cơ Thể Học Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Đây là loài chim sống ven bờ nước (wading birds), cò không biết bơi. Cò “đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao” thì phải kêu cứu “ông ơi, ông vớt tôi nao” nếu không được vớt thì cò sẽ bị chết đuối.
Các chim tổ phía Nọc, Lửa, Mặt Trời, Nọc thái dương của Đại tộc Việt đều là những loài chim mang dương tính có tên có nghĩa là nọc, cọc, que, vọt (nói chung là vật nhọn)... tức là CHIM VIỆT vì Việt có một nghĩa là vọt (roi, nọc), vớt (con dao cán dài), hiểu theo nghĩa Hán Việt thì Việt là rìu, một thứ vật nhọn sắc (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt), ví dụ ở Cõi Tạo Hóa ta có chim biểu là chim cắt, chim rìu tức Chim Việt tạo hóa; ở Cõi Trời đất dương thế gian là con Gà qué (gà trống); qué là que, nọc (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc), Gà là Chim Việt Cõi Đất dương thế gian vì tuy là loài chim nhưng gà sống nhiều trên mặt đất. Ở Cõi Đất âm có nước là con Cò. Cò biến âm vớicồ (đực), cu, với cổ (cây, trụ); cổ người là cây trụ cắm đầu vào thân người, ông Bàn Cổ là ông Trụ Chống Trời (Bàn là phiến đá bằng, bàn thạch, bằng như mặt bàn và Cổ là cây Trụ). Cò là Chim Việt của vùng Đất âm có nước, ao đầm (nên nhớ cò là loài chim lội nước, sống ở bờ nước, vùng đất có nước chứ không phải là loài chim nước, sống dưới nước); chim biểu thật sự của Cõi Nước âm là con Cốc. Con cốc có mỏ mang dương tính nhọn như mũi phi tiêu, có loài dùng mỏ đâm cá vì thế dân dã Âu Mỹ còn gọi tên là “darter” (“chim phi tiêu”). Từ Cốc biến âm với cọc... Con cốc mang âm tính nhiều hơn cò vì chân cốc có màng, bơi lội và lặn hụp dưới nước được. Con cốc thường có mầu đen là mầu của nước thái âm. Như thế con Cốc biểu tượng dương của nước thái âm. Cốc là chim biểu của nước-dương của Lạc Long Quân. Cốc là Chim Việt Cõi Nước. Vì thế Cò nhìn chung là chim biểu, chim tổ của những tộc sống ở vùng đất âm có nước như ao đầm (Đoài thế gian), sông ngòi nhưng mang dương tính nhiều nghĩa là dương của âm tức thiếu âm, nguyên thể của khí gió tức Đoài vũ trụ. Nhìn chung Cò là chim biểu Khôn dương, bầu trời, gió của vùng đất âm có nước, ao đ ầm Đoài thế gian. Cò mang khuôn mặt dương trội cồ, cu nên nghiêng nhiều về phía chim biểu Khôn dương khí gió, mang khuôn mặt tiêu biểu cho Khôn dương, khí gió, Đoài vùng đất âm có nước, chim biểu của Đoài Hùng Vương trong khi cò nước, cò đêm, con vạc là chim biểu của tộc sống vùng sông nước mang âm tính nhiều của dòng Lạc Long Quân của đại tộc cò Hùng Vương tức Hùng Vương ngành Lạc Long Quân. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, vì Tổ Hùng Vương có một khuôn mặt bầu Vũ Trụ, bầu Trời, Khí Gió nên mới được Thần Sấm Dông Gió Phù Đổng Thiên Vương giúp đánh dẹp giặc Ân. Như thế cò mang khuôn mặt chính biểu tượng cho Khôn dương khí gió phải là chim biểu của Tổ Hùng Vương sinh ra từ bọc Trứng Vũ Trụ. Kỉểm chứng với truyền thuyết Aztec, ta cũng thấy cò mang khuôn mặt biểu tượng chính liên hệ với Gió. Aztec có nghĩa là Người Cò (Heron People). Aztec liên hệ với ardeidea, họ chim cò vì có Az- cùng một gốc chữ nọc mũi mác /\ có nghĩa là dực, dương, mặt trời, ruột thịt với mẫu tự “rustic a” /\, với gốc ar- có nghĩa là vật nhọn, nọc nhọn, dương như adze, rìu, việt, arrow, mũi tên, Phạn ngữ ar, cầy (vật nhọn dùng xới đất), Pháp ngữ arbre, cây... Vật nhọn là dực, n ọc, cọc, là c...c, là cu, là cồ, là cò. Con cò được gọi tên theo chiếc mỏ dài nhọn mang dương tính. Aztec có thú biểu chính là con Rắn Lông Chim Coatl Quetzal (Feathered Serpent) tương đương với con Rồng-Lông Chim tức Rồng-Gió. Vì vậy mà Rắn Gió Lông Chim Coatl Quetzal là Thần Gió của người Cò Aztec. Như thế tộc Cò Aztec có một khuôn mặt chính là Gió dương (Tiếng Việt Huyền Diệu). Cò có một khuôn mặt chính biểu tượng cho Gió.
Chúng ta ai cũng biết cò là chim biểu, chim tổ của chúng ta chứ không phải con ngỗng trời Lạc (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt).
Mười tám con chim bay trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ là loại cò gì?
Bây giờ ta hãy nhận diện xem 18 con cò bay trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là loài cò gì? Có phải là cò nước, cò Lạc tức cò đêm mà chúng ta thường gọi là con vạc không? Đây có phải là Cò Lạc, một thứ chim Lạc, chim biểu của Lạc Long Quân như các nhà làm văn hóa hiện nay thường gọi không?
Sau đây là mười đặc tính của con cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I:
1. Mỏ
Nhìn chung chung mỏ chim càng thẳng, càng to, càng nhọn, càng dài, càng khỏe, càng mang dương tính.
.Mỏ Cò Gió, Cò Đoài.
Những con cò bay trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có mỏ rất dài, dài bằng thân người và nhọn, rất cường điệu mang dương tính, lửa, thái dương, mặt trời. Điều này được xác nhận bằng dấu (marker) nọc mũi mác, răng cưa, răng sói (>) ở trên mỏ cò có nghĩa là nọc, đực, thái dương, mặt trời (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Đây là cò thái dương (II) của ngành nòng Khôn (O), tức IIO (Đoài), cò gió. Mặt khác mỏ ở đây rất dài mang dương tính nhưng mỏ trông rất tao nhã mang âm tính nghĩa là dương của âm, tức thiếu âm, nguyên thể của gió. Tóm lại mỏ cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I cho biết những con cò này là loài cò Gió, cò Đoài.
Ta có thể kiểm chứng mỏ cò gió này với mỏ cò gió ở các trống muộn. Ở những trống muộn mỏ cò Gió được diễn tả một cách cụ thể hơn. Trống Miếu Môn I có mặt trời 14 nọc tia sáng cùng một nhóm trống Đoài/Tốn thái dương với trống Ngọc Lũ I. Cò trên trống Miếu Môn I có bờm gió y hệt cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I (xem dưới), cánh có hình chiếc quạt lông chim biểu tượng cho gió và mỏ rất dài mang dương tính giống như mỏ cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Tuy nhiên dưới mỏ có “phụ đề” mộthình ngữ hình túi chữ V hay hình tam giác mà các tác giả hiện nay cho là chiếc mồi và gọi là cò tha mồi hay “cò đói” ("insatiable birds”, Kempers, p.175). Theo tôi chiếc "mồi" là một hình ngữ nòng O diễn tả túi âm thanh ở dạng dương hóa biến thành hình tam giác hay nọc mũi mác mang nghĩa dương, thái dương. Đây là túi-tạo-ra-âm-thanh (sound-maker) (xem chương Ý Nghĩa Dấu, Hình, Biểu Tượng Trên Trống Đồng hay bài viết The Da Vinci Code và Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Những con cò có túi âm thanh dưới cổ trên trống Miếu Môn I là loài cò “kêu”, “ cò huýt gió”, “cò huýt sáo”, cò gió, cò thuộc dòng nòng, nang Khôn mang tính thái dương Đoài. Trong những túi âm thanh có chữ nòng nọc cho biết căn cước của các tộc, chi tộc thuộc về đại tộc cò gió này.
Hình cò gió có hình ngữ “túi âm thanh” ở dưới mỏ trên trống Miếu Môn I.
Những chiếc túi-âm thanh này cho biết những con cò thuộc tộc cò kêu, cò huýt gió, cò huýt sáo, cò Gió giúp ta biết chắc các con cò ở trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I cùng một nhóm trống Đoài/Tốn với trống Miếu Môn I này là Cò Gió, giống hệt nhau (nhất là những chiếc bờm hình phướn), cò trên hai trống đều là CÒ GIÓ.
Tóm lại mỏ cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I cho thấy cò là cò Gió.
Để độc giả thấy rõ hơn tôi xin so sánh mỏ cò Gió này trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I với mỏ cò của các tộc khác trên các trống đồng âm dương khác.
.Mỏ Cò Nước, Cò Lạc, Cò Vạc, Cò Chấn.
Mỏ càng cong, càng lụt, càng ngắn càng mang âm tính. Những con cò bay trên trống trên Hoàng Hạ có mỏ hơi cong là mỏ dương thái âm (thái âm mang tính thái dương). Cò có mỏ rất cong thấy rõ ở trống đồng Phú Phương I, II, Hàng Bún.... mang nhiều âm tính (thái âm), mỏ có thể cong vòng lên diễn tả hình ngữ móc nước, mây, sấm (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Đây mới đích thực là những con cò sấm, tức cò chớp-mưa, cò lửa-nước, cò nước dương, cò Chấn, cò Lạc Long Quân hay cò Lạc.
Cò mỏ cong vòng hình móc nước, sấm trên trống Hàng Bún là những con cò sấm mưa. Những sọc nước trên cánh cò xác nhận những con cò này là cò mưa (lưu ý trống này có búa thiên lôi hay lưỡi tầm sét “hình trâm” và vành uốn khúc sấm gầm cho biết trống này là trống sấm mưa vì thế cò trên trống này là cò sấm mưa).
Ta thấy rất rõ các trống vừa nêu trên đều là những trống thái âm có mặt trời 12 tia sáng và có một khuôn mặt là những trống sấm mưa Chấn/Cấn vì thế cò trên những trống này là cò sấm mưa (Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á).
. Mỏ Cò Lửa vũ trụ, Cò Càn.
Mỏ cò lửa dài, to, khỏe, trông cương cường giống bộ phận sinh dục nam đang cương cứng ví dụ như mỏ cò trên trống đồng âm dương Đông Sơn IV. Trong mỏ có phụ đề hình que nọc mang nghĩa cọc, dương. Đây là con cò Nọc lửa trời Càn.
Cò Nọc Càn trên trống Đông Sơn IV.
Cũng nên biết Càn biến âm với Việt ngữ Cần, Cành (cọc, que) chỉ cọc nhọn như đòn càn(đòn xóc) mang dương tính biểu tượng cho dương, lửa thái dương và bộ phận sinh dục nam. Cần chỉ bộ phận sinh dục nam như thấy qua câu đố:
Bốn cô trong động bước ra,
Đồ để trắng hếu như hoa bông cần.
Ông đồ tẩn ngẩn tần ngần,
Bòi ông cẩng tếu như cần câu rô.
(chỉ bộ ấm trà gồm có bốn chén uống trà và một ấm pha trà).
Ta cũng có câu mắng “ba que xỏ lá” với ba que là ba cọc, ba hào dương (III) tức quẻ Càn, ở đây Càn chỉ rõ là bộ phận sinh dục nam. Xỏ lá là xỏ lá đa. Càn Khôn là âm dương, nếu hiểu theo kiểu “mách qué” thì Càn là Cần, là Cành, là cọc là c...c và Khôn là Không, là khổng (Hán Việt khổng làlỗ), với h câm, không = hổng (có nghĩa là không như hổng thèm và cũng hàm nghĩa lỗnhư thấy qua từ đôi lỗ hổng hay hổng lỗ). Khổng và hổng với nghĩa là lỗ có một nghĩa chỉ bộ phận sinh dục nữ. Hiểu như thế ta thấy đầu cò trên trống Đông Sơn IV này có hình bộ phận sinh dục nam cương cứng hiển nhiên mang ý nghĩa là cần, càn, hiển nhiên là cò Càn, Cò Lửa thái dương, Cò Lửa vũ trụ.
Kiểm chứng lại ta cũng thấy trống Đông Sơn IV thuộc nhóm trống Càn/Khôn với mặt trời có 8 nọc tia sáng (số 8 là số Khôn thế gian hôn phối với Càn thế gian). Hai vành răng sói, răng cưa ở biên trống xác định trống có khuôn mặt lửa, thái dương, Càn.
.Mỏ Cò Núi, Cò Đá, Cò Đất dương, Cò Li.
Cò Li được diễn tả bằng mỏ hình búa chim hay hình tháp.
Cò Li trên trống Hà Nội I.
Trên trống Hà Nội I những con cò cuối mỏ có hình móc. Có tác giả cho rằng những con cò này tha mồi. Kempers cho rằng những con chim này cũng giống những con chim ở trên trống Banyumering, Nam Dương là những con cốc (the small hook at the end of the bird's beak in Banyumering, suggests a cormorant rather than a heron). Đây không phải là những con cò tha mồi hay chim cốc (con cốc đuôi ngắn, mỏ ngắn, thường không có bờm). Chiếc móc hợp với đầu mỏ diễn tả chiếc rìu, cây búa chim thể điệu hóa. Rìu biểu tượng cho đất dương. Những con cò mỏ rìu, mỏ búa này là cò Đất dương Li. Cánh và thân hình chữ T, trụ chống trời Li. Kiểm chứng lại thì trống này thuộc nhóm trống Li/Khảm thế gian có mặt trời 10 nọc tia sáng (số 10 là số Khảm tầng 2 hôn phối với Li tầng 2).
2. Bờm
Bờm nói chung biểu tượng cho gió. Thằng Bờm có cái quạt mo. Quạt mo biểu tượng cho gió vũ trụ (mo là cái bao cái bọc như mo nang là bao hoa cau; bao bọc biểu tượng cho bầu trời, bầu vũ trụ, bầu gió và quạt ruột thịt với Phạn ngữ vát là Anh ngữ to fan, quạt, với Phạn ngữ vâta là gió, theo qu= v như quấn = vấn, ta có quạt = vạt = vâta). Ở Thanh Oai, Hà Đông có làng chuyên nghề làm quạt có tên là làng Vát (Vác), tên này liên hệ với Phạn ngữ vát, to fan, quạt v à vâta, gió. Rõ như ban ngày quạt ruột thịt với gió. Bờm biến âm với buồm liên hệ với gió, với bươm bướm là con gió bay bay, Anh ngữ gọi là butterfly, “con bay có phấn nhờn như bơ”. Thằng Bờm là “Thằng Gió”, thuộc tộc gió, con cháu Hùng Vương nên có cái quạt mo biểu tượng của tộc gió của nó, trong khi Hùng Vương, Vua Mặt Trời Mọc có biểu tượng là cái quạt giấy có 18 cái nan hình rẽ quạt mầu đỏ, mang hình ảnh mặt trời mọc (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
.Bờm Cò Gió
Nhìn chung chung cò có bườm cường điệu thuộc về đại tộc Gió. Cò Đại tộc gió có bờm cường điệu nhất. Tùy theo tính chất của bờm gió ta biết cò thuộc về chi tộc nào của đại tộc Gió. Cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có bờm rất cường điệu, rất đặc biệt, bờm có hình túi nang, hình cờ phướn hay con diều gió (kite) bay theo chiều gió tạt ngang về sau, trên có tua hay mào. Túi nang biểu tượng cho gió; cờ phướn, con diều biểu tượng cho gió; tua, mào biểu tượng cho gió. Đọc theo chữ viết nòng nọc bờm cò có hai phần, một phần túi, nang là dạng dương hóa của chữ nòng O thành hình chữ nhật nằm ngang ở bên trái và phần tua, mào hình trụ I. Đọc theo duy âm tức theo chiều âm từ phải qua trái, theo chiều kim đồng hồ, của chim sống ở bờ nước, ta có IO, thiếu âm, nguyên thể của gió. Như thế bờm cò là bờm thiếu âm IO, nguyên thể của gió. Phần đứng hình tua, mào gồm 3 chiếc lông. Số 3 là số Đoài vũ trụ khí gió. Bờm mang tính gió Đoài.
Tóm lại bờm rất cường điệu cò hình túi, hình phướn, hình con diều gió cho thấy những con cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là cò Gió.
Bờm cò gió trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I khác với bờm của Cò Lửa, Cò Đất dương, Cò Nước. Hãy so sánh bờm cò Gió này với bờm của các loài cò khác thấy trên trống đồng âm dương khác.
.Bờm Cò Lửa
Cò Lửa trên trống Đông Sơn IV ở trên không có bờm. Ở những trống khác cò lửa nếu có bờm thì bờm này phải mang dương tính Càn như bờm tẽ ra ba tua chẳng hạn.
.Bờm Cò nước, Cò mưa (Cò Chấn, Cò Lạc, Cò Vạc).
Cò trên trống Hữu Chung với mặt trời 12 nọc tia sáng, có cánh có hình sóng nước chuyển động ở trên. Cuối hai đầu cánh có dấu nọc mũi mác (>) ở đây có nghĩa là lửa. Như thế cánh cò có nghĩa là Lửa (liên tác với) Nước tức Sấm, cho biết con cò này là cò sấm mưa. V ì thế mà cò có bờm ngắn hình cong xuống mang âm tính trông như cái nón, chiếc mũ đội che mưa hay hình dòng thác nước đổ xuống.
Cò mưa, cò sấm trên trống Hữu Chung có bờm ngắn hình cái nón, chiếc mũ đội che mưahay hình dòng thác nước đổ xuống và cánh có hình sóng nước.
.Bờm Cò Đất dương, Cò Đá.
Cò trên trống Đông Sơn VI có bờm hình ngạnh nhọn hình núi tháp Li hợp với đầu thành hình búa rìu giống như loài cò “đầu búa”.
Cò Li có bờm hình tháp nhọn trên trống Đông Sơn VI.
Búa rìu ngang biểu tượng cho Đất dương Li. Cò này có mỏ nhọn vừa phải hơi cong diễn tả âm của dương tức thiếu dương Li, trong mỏ có phụ đề một hình que nọc trụ chống trời Li. Thân và đuôi hình tháp Li (>). Thân và cánh hợp thành nọc chữ T, hình ảnh của Núi Trụ Chống Trời, Trục Thế Giới. Đây là cò Đất dương, cò Đá, cò Li.
Kiểm chứng lại, trống này thuộc nhóm Li/Khảm thế gian có mặt trời 10 nọc tia sáng.
3. Cánh
Cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có cánh trải rộng như cánh diều lướt trên cánh gió. Cánh có hình chữ nhật có những tua bay trong gió trông như một tấm thảm thần lướt bay trong gió của xứ Ngàn Lẻ Một Đêm. Trong khi đó, như đã thấy, cánh cò nước, cò nác, cò Lạc trên trống Hữu Chung có vẽ những hình sóng nước (xem hình ở trên).
Tóm lại cánh hình cánh diều, hình thảm thần cho biết cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là cò Gió.
4. Cò Liệng
Cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I bay ở thế liệng nghĩa là đang xoải cánh rộng buông la đà trong gió, không ở thế vỗ cánh hình chữ V và có nét đặc thù là khi bay cổ duỗi thẳng không co rụt cổ lại dựa vào vai. Mỏ cũng duỗi thẳng. Toàn thân trông như một mũi tên bay trong gió.
Cũng xin l ưu tâm, tổng quát chỉ cần một yếu tố giản dị là bay cũng đủ biểu tượng cho gió. Ở đây đã bay mà còn liệng nữa thì chắc chắn là biểu tượng cho gió.
Tóm lại cò ở thế bay, liệng la đà cho biết cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là cò lả, cò Gió.
5. Mắt dương
Cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có con mắt dương vòng tròn-chấm (khác với con mắt âm có hai vòng tròn đồng tâm có chấm ở tâm như con mắt âm c ủa chim nông ở cùng vành với hươu), đây là loài chim Khôn dương tức gió Đoài. Chữ vòng tròn-chấm cũng có một nghĩa là Đoài (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Với con mắt dương này những con cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I không thể là cò nước cò Lạc.
Tóm lại cò có con mắt dương cho biết cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là cò Gió.
6. Thân và đuôi dài
Thân thon nhỏ và đuôi dài, trông thanh lịch, giống như một mũi phi tiêu gấp bằng giấy lao vút trong gió. Như trên đã nói con vạc, cò nước, cò Lạc có đuôi ngắn. Chim Lạc viết với bộ chuy là con ”chim đuôi ngắn”.
Tóm lại thân thon nhỏ và đuôi dài trông thanh lịch cho biết cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là cò Gió.
7. Địa bàn đất âm ao hồ.
Cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I bay trên vùng đất âm có nước ao đầm ở vùng biên trống (Cơ Thể Học Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Đoài thế gian có một khuôn mặt ao đầm. Cò bay trên vùng đất âm này biểu tượng cho tầng trời Đoài vũ trụ khí gió c ủa vùng Đoài thế gian ao đầm (cò Nước, cò Lạc phải bay trên vùng nước ở vai trống).
Tóm lại cò bay ở vùng đất âm cho biết cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là cò Gió biểu tượng cho tầng trời Đoài vũ trụ khí gió c ủa vùng Đoài thế gian ao đầm.
8. Vành số 10
Mười tám con cò bay trên trống Ngọc Lũ I ở vành số 10. Số 10 theo Dịch là Khảm tầng 2 nước vùng đất dương thế gian. Khảm 10 là số âm có một khuôn mặt dương đại diện là Đoài thế gian 11 (số 10 bước thêm một bước nữa về phía chiều dương bên phải là số 11). Ta cũng thấy 18 chim bay với số 18 cũng là Khảm tầng 3, vùng đất âm có nước. Tương tự ta suy ra 18 con cò này có một khuôn mặt dương đại diện là Đoài 19. Với hai nét Đoài này cho thấy cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I mang tính chủ là cò gió Đoài.
Tóm lại cò ở vành số 10, theo Dịch, cho biết cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là cò Gió.
9. Trống Ngọc Lũ I thuộc nhóm trống Đoài/Tốn thái dương.
Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có mặt trời 14 nọc tia sáng có khuôn mặt chủ là Đoài, trống biểu của Hùng Vương (Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Cò trên trống này phải mang tính chủ là cò gió Đoài.
Tóm lại cò ở trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I Đoài/Tốn thế gian, trống biểu của Hùng Vương, bắt buộc phải là cò Gió (Đoài vũ trụ là gió dương và Tốn là gió âm).
10. con số 18 con cò
Số 18 là số của ma phương Đoài 3/18 (ma phương này có số trục là số 3 Đoài và số 18 là tổng số các nhánh của ma phương cộng lại). Con số 18 cò bay ở vùng đất âm ứng với Đoài. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt con số 18 là mã số di truyền DNA của Hùng Vương (xem bài viết Mã Số DNA của Hùng Vương).
Tóm lại 18 con cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I phải là 18 con cò Lang, Bạch Hạc, cò Gió (lang là mầu trắng, mầu trong, là mầu của khí gió), cò Hùng Vương.
Như thế qua 10 đặc điểm trên, những con cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có khuôn mặt mang tính chủ là Cò Gió, Cò Lả, Cò Lang Bạch Hạc, Cò Đoài. Tuyệt nhiên không phải là
Chim Lạc, Cò Nước, Cò Lạc, Cò Vạc.
Đối Chiếu Với Truyền Thuyết và Cổ Sử Việt
1. Hùng Vương có dòng máu cò Gió?
Truyền thuyết nói rằng Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng chim nở ra Trăm Lang Hùng. Như thế cò biểu của các Lang Hùng mang di thể (gene) bọc, bầu, trứng (v ũ trụ). Điều này thấy rất rõ qua hình bóng con cò Thoth của Ai Cập cổ đẻ ra Trứng Vũ Trụ (hay Trứng Thế gian). Cò bỉểu của Lang Hùng mang di thể bầu, bọc Trứng Vũ Trụ (hay Trứng Thế gian) nên có một khuôn mặt Khôn dương khí, gió.
Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng chim nên Mẹ Tổ Âu Cơ có một di thể chim. Chim có một khuôn mặt biểu tượng cho gió. Điểu này ăn khớp trăm phần trăm với dòng máu Tốn, gió âm của Mẹ Tổ Âu Cơ (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Như thế Hùng Vương có hai di thể chim và gió truyền từ Mẹ Âu Cơ nên có một khuôn mặt là cò Lang, cò Gió là chuyện tất nhiên. Có tác giả cho rằng tên Âu Cơ là biến âm của U Cò. Phụ nữ Việt con cháu của Mẹ Tổ Âu Cơ nên là những nàng “cò lặn lội bờ ao, phất phơ hai giải yếm đào gió bay”. Hiện nay các nhà làm văn hóa Việt khi nghe nói tới cò là nghĩ ngay tới con cò nước, cò nác, cò Lạc, chim biểu của Cha Tổ Lạc Long Quân. Hiển nhiên mẹ cò, thì cha cũng có một khuôn mặt cò và con Hùng Vương phải có một khuôn mặt là cò. Cha cò Nước, mẹ Cò Lửa (Mẹ Tổ Âu Cơ là Nàng Lửa, Thái dương Thần Nữ) thì Hùng Vương phải là Cò Gió (lửa đun nước bốc thành hơi, thành khí, gió). Vậy Cò Gió là một khuôn mặt chim biểu của Lang Hùng.
2. Trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt tôi đã chứng minh Hùng Vương có mạng Đoài giống như Phục Hy cũng có mạng Đoài. Phục Hy có hiệu là Bào Hy có nghĩa là Bao Hí, Túi Hí, tức Túi Gió và Hùng Vương đẻ ra từ bọc trứng nên có một khuôn mặt là Túi Vũ Trụ, Túi Gió. Phục Hy có vật biểu là con rùa qui và Hùng Vương có vật biểu dân dã là con cua (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Rùa và Cua có mai biểu tượng vòm vũ trụ, vòm trời, khí gió. Phục Hy có một khuôn mặt cò gió thì Hùng vương có chim biểu là cò gió không sai chệch một ly.
3. Con cò Gió chim biểu của các Lang Hùng có tên cùng tên với các Lang tức Cò Lang.
-Lang là chàng (gã), chàng (chisel) có một nghĩa là đục, là đực là cồ. Cò Lang có một nghĩa là con chim đực. Cò biến âm với cồ, với cu. Hùng có một nghĩa là con chim đực. Cò là chim Hùng.
Vậy cò là chim Lang, chim Hùng.
-Lang cũng có nghĩa là trắng, là trong là mầu của khí gió. Cò Lang là Bạch Hạc.
-Về mặt ngôn ngữ học, Lang là dạng nam hóa của Nang (túi, bọc, trứng) (L là dạng nam hóa của N, Tiếng Việt Huyền Diệu). Bọc mang dương tính là khí gió. Cò Lang là cò Gió. Trăm Lang Hùng sinh ra từ bọc Trứng mang hình bóng của Bọc Trứng Vũ Trụ, bọc Hư Không Khôn và trăm Lang toàn là con trai tức bọc Hư Không mang dương tính tức Khôn dương, tức Khí Gió, Đoài vũ trụ. Ta có từ đôi lang bạt nghĩa là lang = bạt (theo qui tắc từ đôi). Bạt ruột thịt với Phạn ngữ vâta, gió. Theo b=v (như bíu = víu),bạt = vâta. Rõ như ban ngày Lang có một nghĩa là gió: lang = bạt = vâta (gió).
Vậy chim biểu của Hùng Vương ở Cõi Tạo Hóa, Cõi Trời là con cò Đoài vũ trụ, Cò Gió, Cò Lang, Cò Trắng, Bạch Hạc, cò Gió và ở Cõi Thế Gian là cò Gió của bầu trời vùng Đoài thế gian ao đầm.
4. Vì có bản thể Gió Đoài nên vùng đất tổ của Hùng Vương mới có tên là châu Phong. Cò Gió là chim biểu của Hùng Vương ở đất châu Phong.
5. Địa danh Bạch Hạc, thuộc đất tổ châu Phong cho thấy rõ Cò Lang, Cò Trắng, Bạch Hạc là chim biểu của Hùng Vương. Hai địa danh Hạc Trì tức Ao-Cò (hạc đi với ao là con cò chứ không phải là con hạc crane sống trên cạn, đất khô), Việt Trì là Ao Việt ở vùng đất tổ châu Phong cũng liên hệ với Hùng Vương vì Hùng Vương thế gian có khuôn mặt Đoài thế gian là ao đầm. Cò
là loài chim lội nước sống ở ao đầm nên cò Gió Đoài cũng có một khuôn mặt là chim biểu của bầu trời vùng Đoài thế gian ao đầm của Hùng Vương thế gian hay lịch sử.
Cũng cần nói thêm là trong truyền thuyết và cổ sử Việt không có vùng đất nào có tên cò thuộc về châu Hoan, châu Nước của Lạc Long Quân.
6. Nước Văn Lang của Hùng Vương thế gian hay lịch sử nhìn dưới diện thú biểu, chim biểu, ở đây trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là liên bang Hươu Mang-Cò Lang. Ở vành số 8 có hai nhóm hươu mỗi nhóm 10 con mang (hươu). Theo biến âm v=m (váng = màng), ta có Văn = Mang. Văn có một nghĩa là đực, nam, tên phái nam của người Việt thường có chữ đệm văn như Nguyễn Văn Vĩnh. Mang có một nghĩa là gai nhọn (thảo mang là cỏ gai), biến âm với măng là mầm tre nhọn trông như cái gai khổng lồ. Gai nhọn biểu tượng cho đực, nam. Mang là hươu, là con thú có sừng nhọn, còn gọi là con Cọc (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Văn, Mang là con thú cọc, đực biểu tượng cho ngành Lửa đất dương thiếu dương Li. Hùng cũng có một nghĩa là con thú đực. Hiển nhiên mang hươu, cọc là thú bốn chân biểu tượng của ngành, tộc đất dương của Hùng Vương. Trong khi Lang ở đây như đã biết là con Cò Lang, Cò Gió biểu tượng cho bầu trời của ngành tộc đất âm của Hùng Vương. Văn Lang = Hươu Mang thiếu dương + Cò Lang thiếu âm là một hôn phối dạng “thiếu” (thiếu dương và thiếu âm) tức là dạng kết hợp ở cõi tiểu vũ trụ tức cõi người, cõi nhân sinh ứng với Hùng Vương thế gian hay lịch sử.
Ta thấy rất rõ Hươu và Cò biểu tượng cho hai vùng đất dương và âm của Cõi Thế Gian tức hai ngành dương âm, lửa nước,
ngoại nội của liên bang Văn Lang của Hùng Vương thế gian hay lịch sử.
Như thế Cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là Cò Lang là Bạch Hạc có khuôn mặt chính là chim biểu của ngành Khôn dương của liên bang Văn Lang Hươu Mang-Cò Lang.
Vì thế mà ta thấy gần như trống đồng nào cũng có hình cò bay. Trống đồng là trống biểu của các tộc thuộc liên bang Văn Lang. Vì liên bang Văn Lang có cả trăm tộc (Bách Việt) nên có cả trăm loại trống và do đó có cả trăm loài cò trên trống đồng âm dương. Mỗi trống có một loài cò khác nhau, trên những trống khác nhau không có cò nào giống cò nào. 18 cò gió bay trên trống Ngọc Lũ I là 18 Cò Lang, Cò Gió, Bạch Hạc, Cò Đoài.
Những con chim bay này tuyệt nhiên không phải là chim Lạc ngỗng trời, không phải là cò nước, cò nác, cò Lạc chim biểu của Lạc Long Quân. Cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là cò Lang, cò Trắng, cò Chàng, cò Hùng, cò Gió, Bạch Hạc.
7. Ca dao Việt thường nhắc tới con cò bay lả bay la:
Con cò bay lả bay la,
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng.
Đây chính là hình ảnh con cò lả, cò liệng, cò Gió, chim biểu của Hùng Vương. Ca dao cũng nói tới con cò trắng toát như bông và có bờm:
Con cò trắng toát như bông,
Gió bay lất phất chùm lông trên đầu.
“Con cò trắng toát như bông” chính là con cò trắng, cò Lang và “Gió bay lất phất chùm lông trên đầu” chính là hình ảnh chiếc bờm gió hình túi, hình phướn, hình con diều gió trên đầu 18 con cò bay trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.
8. Chúng ta có một điệu hát Cò Lả, đây chính là điệu hát của Đại tộc Cò Gió Hùng Vương (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
9. Con cò là chim biểu của Tổ Hùng vì thế khi cò chết, đám ma cò được tổ chức linh đình như quốc táng. Đủ mọi ngành, mọi tộc của liên bang Văn Lang tham dự như thấy qua các bài đồng dao về đám ma cò:
Con cò chết rũ trên cây,
Bổ cu mở lịch xem ngày làm ma,
Cà cuống uống rượu la đà,
Bao nhiêu ếch nhái nhẩy ra chia phần.
Chào mào thì đánh trống quân,
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao...
Bổ cu, bổ cắt là chim Rìu, chim Việt có một khuôn mặt biểu tượng cho Đại Tộc Lửa Trời ứng với Đế Minh. Cà cuống là con Nọc Nước (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt) biểu tượng cho Đại Tộc Nước Dương ứng với Lạc Long Quân. Ếch nhái ruột thịt với Hán Việtoa, một khuôn mặt của Mẹ Tổ Âu Cơ, biểu tượng cho Đại Tộc Lửa âm Thái dương Thần Nữ Âu Cơ. Chào mào biểu tượng cho Đại Tộc Gió Dương (mào biểu tượng cho gió, chimbiểu tượng cho dương) ứng với Hùng Vương. Chim chích có chích là kim nhọn, cọc nhọn biểu tượng cho Trụ Chống Trời, Núi Trụ Thế Gian ứng với Đại Tộc Đất D ương Kì Dương Vương. Xin lưu tâm hai từ cởi trần với trần có một nghĩa là bụi đất (biểu tượng cho đất khô, đất dương) là một mấu chốt, một chiếc chìa khóa cho thấy Chim chích cởi trần biểu tượng cho Đại Tộc Đất Dương (xem thêm Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt).
10. Mười tám con cò bay trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I với số 18 là mã số di truyền DNA của Hùng Vương (xem bài viết Mã Số DNA của Hùng Vương). 18 con cò này là Cò Hùng, Cò Lang, Cò Gió. Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là trống Văn Lang của Hùng Vương.
Tóm tắt lại, những con chim bay ở vành số 10 trên trống Ngọc Lũ I là những con cò Gió, cò Đoài. Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là trống Đoài/Tốn có mặt trời 14 nọc tia sáng là trống biểu của Hùng Vương nên cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là Cò Đoài. Cò này là Cò Gió, Cò Đoài, Cò Lang, Cò Lả, Cò Trắng, Bạch Hạc là chim tổ của Hùng Vương, là chim biểu cõi trời của liên bang Văn Lang. Tuyệt nhiên không phải là cò Nước, cò Lạc, không phải là chim Lạc.
Dĩ nhiên trong liên bang có nhiều tộc cò, ngoài cò Gió có cả cò Nước, cò Lạc, cò Lửa, cò Đá. Trăm Lang Hùng có trăm chi tộc có trăm chim biểu cò. Bách Việt có trăm chim biểu cò Việt. Nhưng khi nói tới cò một cách tổng quát thì phải nghĩ tới Cò Lang vì con cò mang dương tính, thái dương, lửa của ngành âm là chim biểu chính thức của Khôn dương, của Khí gió, khuôn mặt mang tính sinh tạo, vũ trụ, khuôn mặt chủ của Văn Lang, Đại Tộc Việt.
Hiện nay cứ nói tới cò là các nhà làm văn hóa Việt Nam nghĩ ngay tới con cò Nước, cò Lạc, chim biểu của Lạc Long Quân. Đây là một lầm lẫn đã thấm vào máu của người Việt vì các nhà làm văn hóa đã đầu độc quần chúng hàng thập niên nay. Phải biết là cò biến âm với cồ, cu, c…c mang dương tính trội biểu tượng cho tráng dương, cường dương, hùng tính. Cò sống trên cạn, ở bờ nước mang dương tính nhiều hơn loài chim sống dưới nước. Vì thế với dương tính trội này cò có khuôn mặt chính biểu tượng cho Lang Hùng. Lang là chàng, là đục, là dương. Hùng có một nghĩa là đực, là dương. Hùng Vương là những tráng niên, là mặt trời mọc đầy sinh khí. Trong khi Lạc Long Quân là một cụ già râu tóc bạc phơ là mặt trời lặn (lạc dương). Như đã thấy cò chỉ là loài chim lội nước không phải là loài chim nước nên tên Lạc không thích ứng với cò vì Lạc là Nác là Nước. Điểm quan trọng nữa là phải phân biệt là loại cò nào, nếu là cò bay, cò liệng la đà, cò lả thì phải biết đó là Cò Gió, Cò Lang. Những con cò bay, cò liệng la đà, cò lả trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I phải là Cò Gió, Cò Lang.
Hãy trả những gì của Tổ Hùng về lại cho Tổ Hùng. Hãy bỏ ngay từ chim Lạc hay cò Lạc nhất là khi quí vị lấy hình cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I làm logo. Đây không phải là chim Lạc, cò Lạc. Đây là cò Lang. Nếu quí vị lấy hình cò nước như hình cò trên trống Hữu Chung chẳng hạn để làm logo và quí vị gọi là cò Lạc thì còn có thể chấp nhận được nhưng nếu lấy hình cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I mà gọi là chim Lạc, cò Lạc thì trăm phần trăm sai.
Tóm lại có vài điểm quan trọng cần phải ghi tâm là:
1. Khi nói tới cò thì phải biết rằng cò loài chim lội nước mang dương tính trội, dương của âm hay Khôn dương có một khuôn mặt chính yếu biểu tượng cho Gió, bầu trời Đoài thế gian ao đầm, hãy bỏ thói quen cho cò là con chim nước, cò Lạc. Con cò không phải là chim nước (water foul) mà là con chim lội nước (wading bird). Cần phân biệt Cò Nước, Cò Lạc của chi Nước Dương (theo dòng cha Lạc Long Quân) của Hùng Vương với Cò Lạc, chim biểu của ngành Lạc Long Quân. Vì thế nếu gọi là chim Lạc, cò Lạc phải phân biệt hai trường hợp chi và ngành này. Cả hai ý nghĩa chi và ngành của từ chim Lạc, cò Lạc này đều không bao quát. Chi tộc cò Lạc chỉ là một chi nhỏ tương đương như các chi cò lửa, cò đá trong liên bang Văn Lang Cò Lang. Ngành cò Lạc Lạc Long Quân chỉ biểu tượng cho một ngành cha, nước trong khi Trăm Lang Tổ Hùng của liên bang Văn Lang gồm cả hai ngành Lửa, Mẹ Tổ Âu Cơ và ngành Nước, Cha Tổ Lạc Long Quân. Hai ngành ngang nhau, 50 Lang theo mẹ lên núi và 50 Lang theo cha xuống biển. Thật ra ngành mẹ Lửa là dương nữ mang tính trội hơn ngành cha Nước là âm nam. Điểm này thấy rõ qua sự kiện là một người con theo cha xuống biển nhưng vì không thích biển nên bỏ cha lên núi theo mẹ, vể sau trở thành Thần Núi Tản Viên. Rõ ràng mẹ có 51 người con trong khi cha chỉ có 49 người. Do đó không thể nào chọn chim biểu là chim Lạc, loài chim Nước không mang ý nghĩa biểu tượng cho ngảnh mẹ được. Cò Lang có một khuôn mặt vũ trụ, tạo hóa biểu tượng cho cả bọc trứng, cho cả cái Nang Trứng Vũ Trụ bao gồm cả hai ngành Lửa Mẹ Tổ Âu Cơ và Nước Cha Tổ Lạc Long Quân của trăm Lang Hùng.
Đích thực ra cò là chim biểu của gió. Cò Lạc chỉ là chim biểu của chi Nước của Đại Tộc Gió. Còn đích thực chim biểu của Đại Tộc Nước là con cốc hay con cuốc.
Cũng cần nói thêm là Hùng Vương thế gian có thể là Hùng Vương lịch sử nghĩa là có thể có thật trong khi Lạc Long Quânc có thể chỉ là truyền thuyết. Do đó tôi nghĩ nên chọn Cò Lang làm chim biểu, làm logo cho Việt Nam vì khuôn mặt lịch sử có thật hơn là chim Lạc truyền thuyết.
Như thế dùng chim Lạc hay Cò Lạc làm chim biểu chung cho Đại Tộc Việt không chỉnh bằng dùng Cò Lang.
2. Con cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là Cò Lang không phải là chim Lạc, Cò Lạc. Kể từ nay khi lấy hình con cò trên trống Ngọc Lũ I làm logo xin gọi là Cò Lang. Mong các nhà làm văn hóa Việt Nam ghi nhận điều này.
Tài Liệu Tham Khảo.
.Nguyễn Xuân Quang:
-Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt (Y Học Thường Thức, 1999).
-Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt (Y Học Thường Thức, 2002).
-Tiếng Việt Huyền Diệu (Hừng Việt, 2004).
-Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc (Hừng Việt, 2007).
-Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á (đang in).
Nguyễn Xuân Quang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét