Việt:
Có rất nhiều diễn giải về chữ Việt này nhưng tỉ mỉ hơn tất cả là bài viết “Việt” của ông Lê Văn Ẩn. Chúng tôi xin khẳng định với quý vị là chúng tôi ít biết tiếng Hán và tự lý giải điều gì có liên quan đến chữ Hán là điều chúng tôi không thể làm được. Bằng những lý lẽ sắc bén, ông Ẩn đã chứng minh các quan điểm của các học giả khác không có cơ sở đứng vững và đưa ra hai nghĩa theo chúng tôi đánh giá là khá phù hợp với trình độ xã hội của các cư dân Việt cổ. Chúng tôi đánh giá như thế vì chúng còn phù hợp với một số luận giải sẽ được dẫn sau:
Nhưng trước khi vào luận giải thêm (chúng tôi cho rằng các luận giải về chữ của ông Ẩn đã quá đầy đủ), chúng ta cần rốt ráo: thế chung quy từ Việt của dân Việt lại dùng tiếng Hán để giải thích là sao? Vâng, chúng ta có thể dùng tiếng Hán để giải thích vì rằng có thể thuở xưa người Việt đã có một số từ (hay thậm chí chỉ là biểu tượng) để chỉ sắc dân Việt và khi người Trung Hoa được giới thiệu họ đã dùng luôn một số gốc của biểu tượng đó và thêm thắt các bộ khác vào để thành tiếng Hán ngày nay. Sự giao lưu văn hóa giữa người Việt với người Hoa là có và hoàn toàn hợp lý khi chúng ta nói có một số biểu tượng hay từ trong hệ ngôn ngữ Việt được người Hoa dùng để chỉ (gọi tên) sự kiện, sự vật mà bản thân ngôn ngữ của họ cũng khó có thể diễn tả. Nhất là đối với những danh từ riêng chỉ có dân tộc khác dân tộc Hoa có, ví dụ như từ “Việt”. Điều quan trọng là chúng ta giải thích được đúng nghĩa từ Việt do dân Việt tự đặt ra và được dân tộc Việt hiểu đúng nguyên căn của nghĩa đó. Nếu có bằng chứng liên quan đến chữ nào, một số chi tiết nào của từ Việt (bằng tiếng Hán) được hiển thị trên các cổ vật Việt Nam càng tốt.
Trong bài viết của ông Ẩn có nói đến chữ Việt gồm hai chữ Tẩu và chỉ người ra đi xung trận (cầm vũ khí) để bảo vệ đất nước. Chữ sau cũng chính là chữ Việt. Chữ Việt này liệu có nghĩa (nguyên thủy) gì?
Truyền thuyết nước ta có nói chúng ta là con rồng cháu tiên hay chính là con của con giao long-Lạc Long Quân (cá sấu) và chim Âu. Vậy, có thể có lý khi cho rằng từ Việt có dính dáng đến truyền thuyết này. Chúng tôi có đọc một số bài nói về vấn đề này. Và các tác giả đều (có anh Nguyễn Thiếu Dũng) cho rằng từ Việt chính là từ Diệc (chúng ta đọc trại ra Việt bởi vì ảnh hưởng nghìn năm văn hoá của kẻ thống trị. Mà những thứ của kẻ mạnh hơn ta là thứ mốt nhất). Chúng tôi cho rằng đây là lý luận rất xác đáng. Khi nghiên cứu trống đồng, chúng ta đều thấy các cư dân cổ hay dùng những lông chim để trang sức lên người. Có phải chăng họ muốn là một giống chim nào đó. Và chính họ cũng nghĩ mình là chim đó. Nhìn những con chim phượng bay trên trống đồng ta thấy chúng có cái mỏ dài, có đuôi mạnh mẽ như cá sấu, nhưng có cánh sải rộng mềm mại như cánh chim Âu. Có lẽ khi quan sát con chim Âu bay lượn trên những con sông thỉnh thoảng đáp nhẹ xuống nước đã làm cho người Việt xưa nhận ra mối giao duyên của con giao long và chim Âu chăng? Vậy, có thể nói các con chim đó là hoá thân của người Việt. Các con chim đó cũng rất quan trọng vì chúng được vẽ vào trống đồng để diễn tả chuyện Hậu Thiên-chuyện sinh sống của chúng ta trong vũ trụ này. Có thể ngày xưa, người ta dùng từ Diệc để gọi giống chim này. Nhưng qua thời gian, do đánh bắt để lấy lông trang trí, do phải cống nạp, nên giống chim này hầu như tuyệt vong. Cuối cùng họ gọi một loại cò giống nó là Diệc.
Ta lại xét xem chữ Việt này có thể dính dáng gì đến chim Diệc không hay nói cách khác dính dáng đến những người tự cho và tự làm giống chim Diệc không?
Hình người cầm vũ khí trên tang trống Ngọc Lũ:
Ở hình này, quý vị có thể thấy hằng hà các vũ khí có dáng dấp thẳng như cái qua trong chữ viết. Còn quý vị muốn thấy cái qua được chúc xuống đất thì cũng có nhiều. Các hình trong trống đồng Hoàng Hà này nhìn kỹ rất giống tượng chữ Việt chúng tôi viết ở trên, tuy nhiên vì tính phổ thông của sự đối chiếu chúng tôi chỉ lấy hình trên trống đồng Ngọc Lũ:
Ngay trong trống đồng này, chúng ta cũng có thể thấy là tay trái mỗi người có cầm bản văn gì đó để đọc. Có thể họ đang đọc văn cầu trời đất hay đang xem điều lành dữ cho chuyến đi săn hay xung trận. Hay như trong trống đồng Sông Đà thì chúng ta chứng kiến được rõ ràng hơn vũ khí chúc xuống có hai cánh và tai trái cầm gì đấy đọc (và chúng tôi cho lúc đó dân Việt ta đã có ngữ văn. Ngữ văn đó đi từ triết lý Dịch. Nhưng đó là chuyện khác, chúng tôi sẽ đề cập đến bài viết khác):
Từ đây, chúng tôi cho rằng từ Việt chỉ người Việt, dân tộc Việt là những người coi mình và cũng hóa trang mình như chim Diệc tay phải cầm vũ khí để chiến đấu và tay trái cầm bản văn để cầu trước khi đi săn bắn hay xung trận. Còn có chữ Tẩu hay không cũng không thay đổi nghĩa đó lắm.
Còn chữ Việt bộ Mễ thì lại hoàn toàn hợp với chủ đề bài viết này: chữ Việt bộ Mễ có những yếu tố của Dịch văn Việt Nam :
Ở hình trên phần nghĩa của các chữ trên trống Lũng Cú chúng tôi sẽ trình bày ở chương 10. Như vậy theo chúng tôi chữ Việt có nghĩa những người đã làm ra Kinh Diệc. Ở đây, chỉ là ý kiến chủ quan của chúng tôi chứ chúng tôi không dám phản bác bằng chứng rành rành của ông Lê Văn Ẩn. Ông Lê Văn Ẩn giải thích nhiều điểm rất có lý, tuy nhiên nếu chỉ cần biểu thị sự làm nông thì chỉ cần bộ Mễ thêm cái cày là đủ, việc gì phải thêm cái khung vuông với dấu phết lên trời ấy làm gì? Cũng có thể cả giải thích này lẫn giải thích nọ đều đúng nếu xét sự lệch nghĩa qua từng giai đoạn lịch sử. Và cũng có thể hiểu đó theo nghĩa tổng quát hơn: đấy là những người nghiên cứu Diệc Thư và chuyên làm nông.
Trần Quang Bình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét