Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Lâu Đài Sụp Đổ


SUY NGẪM TỪ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LỚN


I.                   Khi nhà khoa học lạc đường.

1. Những năm 80 thế kỷ trước, tác phẩm “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán-Việt,” (1) của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn nổi lên như là sự khám phá về ngôn ngữ học. Được giới ngữ học trong nước và quốc tế đánh giá cao, cuốn sách góp phần quan trọng giúp tác giả nhận được Giái thưởng Hồ Chí Minh đợt I.

 Chương Chín, chương Tổng kết cuốn sách viết:

“Trước hết là nhận xét về quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán… Theo cứ liệu lịch sử cho biết, quá trình tiếp xúc này bắt đầu từ cách đây đã rất lâu: gần 2000 năm, vào khoảng trước sau đầu Công nguyên.” (trang 309)

Với phần đông bạn đọc, đoạn văn nghe quen tai, như là sự hiển nhiên, không còn bàn cãi. Nhưng với nhà khoa học, nhất là khoa học ngôn ngữ thì không thể nói như thế! Hơn mọi cái, ngôn ngữ gắn chặt với cuộc sống con người. Vì vậy, trước khi tìm hiểu ngôn ngữ của một cộng đồng dân cư, buộc phải biết rõ: cộng đồng ấy là ai, sinh ra từ gốc rễ nào, trên địa bàn nào, vào thời điểm nào, có quá trình dịch chuyển ra sao, tiếp xúc cách nào với những cộng đồng khác để tới trạng thái hôm nay?

Chí ít, ở thời gian của mình, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn không thể không biết: “Người Hán, Việt, Mông, Hồi, Mãn xuất hiện từ phía nam dải Thiên Sơn. Người Việt theo nguồn sông Dương Tử vào chiếm lĩnh Trung Hoa. Sau đó, người Hán du mục vượt Hoàng Hà vào chiếm đất của người Việt, đuổi người Việt xuống Đông Nam, khoảng 330 TCN tràn vào đất Việt.” (2)

Phải chăng cũng biết điều đó nhưng không thể theo một hành trình xa xôi diệu vợi đến vậy để truy tìm ngôn ngữ nên ông bỏ qua, vứt bớt lịch sử, chỉ khảo sát từ đoạn sau của nó?!

Tuy nhiên, nếu có một nghiên cứu công phu, tuân thủ đúng lộ trình di cư như trên của người Việt theo các học giả Trường Viễn Đông Bác cổ thì công trình ấy tới nay cũng sụp đổ! Lý do đơn giản: Người tiền sử tới Việt Nam không đi theo con đường từ Tây Bắc xuống Đông Nam mà là ngược lại, từ Namlên Bắc!

Ngày 29 tháng 9 năm 1989, Jin Li (Lý Huỳnh), học giả gốc Hoa của Đại học Texas tuyên bố trên tờ Los Angeles Time: “Công trình của chúng tôi cho thấy, người tiền sử đã từ Đông Phi theo bờ biển Ấn Độ, Pakistan tới Việt Nam 60 - 70000 năm trước. Tại đây họ tăng nhân số để 50000 năm trước di cư sang các hải đảo Đông Nam Á, Châu Úc và Ấn Độ. Khoảng 40000 năm trước, đi lên Trung Quốc và 30000 năm trước, vượt eo Bering sang chinh phục châu Mỹ.” (3)

Không tìm hiểu những điều tiên quyết chi phối vận mênh dân tộc, tác giả nghiễm nhiên cho rằng, người Việt tự có trên đất Việt để rồi vào khoảng đầu Công lịch tiếp xúc với người Hán! Cách lập thuyết như thế không thể được coi là thái độ khoa học nghiêm túc, khác nào xây lâu đài mà không làm móng!
Chính do cách đặt vấn đề đơn giản như vậy về lịch sử người Việt, tác giả cho rằng:

“Một đợt tiếp xúc lâu dài, sâu rộng và khá liên tục. Đợt tiếp xúc này có thể chia thành hai giai đoạn nhỏ: thứ nhất, giai đoạn từ đầu cho đến khoảng hai thế kỷ VIII và IX và thứ hai, giai đoạn Cuối Đường, Ngũ Đại. Giai đoạn thứ nhất không liên quan trực tiếp đến cách đọc chữ Hán ở Việt Nam hiện nay. Giai đoạn này hiện chỉ còn lưu lại lẻ tẻ một vài cách đọc gọi là Cổ Hán-Việt. Những cách đọc này không tạo thành hệ thống và hiện không được người Việt dùng khi đọc các chữ vuông Hán nữa, ví dụ bùa, buồng, buồm v.v… Sở dĩ thế là vì trong suốt 9 thế kỷ sau Công nguyên, cách đọc chữ Hán ở Việt Nam là một cách đọc luôn luôn gắn liền với những sự biến đổi xảy ra ở trong tiếng Hán.” (trang 309)

Có thực không? Không ít người cũng tưởng như thế nên hoan nghênh tác giả. Nhưng tưởng vậy mà không phải vậy!


Nếu đúng như tác giả nói thì giải thich sao đây về chữ buồm theo ông là Cổ Hán-Việt?


Từ 5000 năm trước, người Việt đã làm chủ Biển Đông bằng những thuyền buôn bán ngọc tới tận Philippine, Indonesia. Và từ xưa nữa, chính người Việt đã chế ra chiếc xà nách (tiếng Nam Bộ: chiếc xiểm) để giúp thuyền giữ thăng bằng, chống chọi sóng gió. Vậy thì vì lẽ gì lại không biết tới cánh buồm mà phải mượn chữ buồm của dân cưỡi ngựa phương Bắc? Cũng vậy, người Việt ở đất nhiệt đới, là tổ sư nghề trồng dâu nuôi tằm, sao lại phải học chữ ngài của dân gốc du mục?


- Tác giả cho rằng, từ chữ Cận () Hán-Việt được chuyển hóa thành chữ gần là do “cách đọc Hán-Việt Việt hóa” nhưng sự thật ngược lại. Theo học giả Đỗ Thành, đó là tiếng gốc Việt. Ở Việt nam là gần, lên Triều Châu đọc là gìn/ kìn”, người Phiên Ngung đọc là khạnh/cạnh”, Bắc Kinh đọc là “Jín” và thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là cận. Như vậy, trong quá trình theo chân người di cư lên phía Bắc, gần đã qua nhiều vòng luân hồi gìn/kìn… để đầu thai thành cận đường âm rồi trở lại Việt Nam với danh xưng từ Hán-Việt. Hoàn toàn không có chuyện ngược đời là từ cận của Đường âm-Hán Việt, được Việt hóa trở thànhgần như tác giả chủ trương!

- Ch điếm (Hán-Việt nguyên là chữ tiệm tiếng Việt Nam. Lên Triều Châu đọc là tiẹm.Quảng Châu đọc là tiêm. Bắc Kinh đọc là tiién. Từ lâu giới ngôn ngữ học cho rằng, trong tám phương ngôn ở Trung Quốc thì tiếng Quảng Đông và Triều Châu có trước tiếng Bắc Kinh mấy ngàn năm. Như vậy cũng có nghĩa là chữ gần/ cạnh có trước chữ cận hay jín và tiệm/ tiêm có trước tiién Bắc Kinh hay điếm của Đường âm “Hán - Việt”. (4)  


Với quan niệm này, tác giả “cắt hộ tịch” oan của biết bao từ Việt để chuyển sang tiếng Hán bằng cách gọi chúng là Cổ Hán-Việt và Hán-Việt Việt hóa. Phải chăng công trình được trường phái Viễn Đông Bác cổ đánh giá cao vì đã phụ họa nhiệt thành cho thuyết tiếng Việt mượn 70% từ tiếng Hán của viện sĩ Maspéro? 

Từ nhiều nguồn tư liệu như khảo cổ học, cổ nhân học, văn hóa, lịch sử học, ngày nay người ta biết rằng, từ 15000 năm trước, người Việt phát minh ra cây kê và lúa nước rồi đưa lên Trung Hoa. Khoảng 4000 năm TCN, người Việt với khoảng 60% nhân số thế giới, đã xây dựng tại Đông Á nền văn minh nông nghiệp phát triển nhất hành tinh. (5)

Khoảng 2600 năm TCN, người Mông Cổ vào chiếm đất của người Việt ở nam Hoàng Hà, lập vương triều Hoàng Đế. Là những bộ lạc du mục võ biền, với vốn từ vựng nghèo nàn, chưa có chữ viết, người Mông Cổ đã học nghề nông, tiếng nói và chữ viết của người Việt bản địa. Do giữ vai trò thống trị, người Mông Cổ buộc người Việt phải thay cách nói Việt chính trước phụ sau để nói theo cách phụ trước chính sau của người Mông Cổ.


Do cuộc xâm lăng này, người Mông chung đụng với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ, tiền thân của tầng lớp cầm quyền trong dân cư Trung Quốc. Cái gọi là người Hán không phải là tộc người có sẵn từ Tây Bắc tràn vào mà chi được sinh ra từ máu huyết dân Việt! Không chỉ cho người Hán dòng máu trong huyết quản, Mẹ Việt còn nuôi con mình bằng nguồn sữa cùng tiếng nói Việt.

Dù các vương triều con cháu của Hoàng Đế có luôn mở rộng đất đai thì nhà Chu cũng chỉ chiếm phần nhỏ ở Trung Nguyên, quan hệ lỏng lẻo kiểu kimi với hàng trăm tiểu quốc Việt khác và bị bao vây bởi những quốc gia người Việt độc lập, hùng mạnh: Ba Thục ở phía tây, Ngô, Việt, Sở ở phía đông và Văn Lang phía nam. Điều vẫn được cho là nhà Tần thống nhất thiên hạ thực ra là cách gọi đánh tráo của cuộc xâm lăng lớn, sáp nhập đất đai, dân cư cùng văn hóa các quốc gia Việt vào vương triều Tần. Ta biết rằng, Lưu Bang và Hạng Võ đều là người Việt nước Sở. Hạng Võ lấy tên con sông quê hương Lưu Bang theo tiếng Việt là sông Hòn để phong Lưu Bang làm Vua Hòn. Đến thời Đường, Hòn vương được chuyển theo Đường âm thành Hán vương. Hán thực chất chỉ là tên của một vương triều mà không hề có người Hán, hay dân tộc Hán! Trong dân cư vương triều Hán thì ngoài một số ít sắc dân thiểu số, còn lại đại bộ phận là người Việt, chủng Mongoloid phương Nam, cùng chủng với người Việt Nam, Triều Châu, Quảng Đông, Vân Nam…(6)

Từ khảo sát ngôn ngữ Việt Nam và tiếng Việt vùng Nam Dương Tử so với tiếng Hán, có thể hình dung ra quá trính hình thành ngôn ngữ Trung Hoa như sau:


Tiếng Việt từ Việt Nam lên lưu vực sông Dương Tử, phân hóa thành tiếng địa phương Quảng Đông, Triều Châu, Vân Nam… rồi lên tiếp lưu vực Hoàng Hà. Trong tám phương ngữ của Trung Hoa, ngôn ngữ vùng Quảng Đông, Mân Việt được coi là ngôn ngữ chuẩn và cổ nhất. Nhà Chu gọi là Nhã ngữ và chủ trương cho dân học Nhã ngữ. Nhà Tần và Hán lấy Nhã ngữ làm quốc ngữ.

Có thể tình huống tiếp xúc của người Hán với người Việt phương Nam vào những thế kỷ đầu Công lịch như thế này:


Triệu Đà là người nước Triệu, một tiểu quốc Việt. Khi Triệu bị Tần chiếm, ông đi lính cho Tần. Nhưng xuống phương Nam là nơi đậm đặc chất Việt, ông củng cố lại ngôn ngữ của mình và học lại phong tục Việt phần nào bị phôi pha. Ngoài một số trưởng lại người phương Bắc bị ông giết thì từ dân tới quan của ông đều là người Việt và nói tiếng Việt.

Đội quân của Lộ Bác Đức, ngoài số ít quan tướng người phương Bắc thì phần đông là người Việt nước Sở. Khi vào Nam Việt và Giao Chỉ, gặp lại tiếng nói Việt thanh nhã hơn Nhã ngữ ở Tràng An nên họ không khó lắm để hiểu ngôn ngữ dân bản địa, có lẽ cũng giống như người Quảng Nam ra Hà Nội vậy!

Điều này có thể tìm thấy chứng cứ trong cuốn Thuyết văn giải tự của Hứa Thận đời Hán:


Ví dụ: phát âm ch “Thiên ” là dùng ch “Tha-Tiền 他前. Với cách đánh vần chữ “Tha” dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền” thì sẽ được Tha-iên =Thiên.


 - Chữ  hạ (夏,): Phiên âm theo cách phản: Hồ nhã = Hà nhỗ, âm : “Hạ” . Phiên âm theo cách thiết: Hồ-nhã = Hồ-a-ha, âm: “Hạ”.


- chữ Phiên trong Thuyết văn:
獸足謂之番。从釆;田,象其掌。附袁切    
Phiên: Thú túc vị chi phiên. Tùng thể; điền, tượng kỳ chưởng. Phù viên thiết.
Phiên: Chân thú gọi là phiên, viết theo thể; theo điền, như là cng (bàn chân, bàn tay).

Điều thú vị khi nghiên cứu Thuyết văn gii tự của Hứa Thận đ phục nguyên cổ Hán ngữ thì thấy rõ phát âm thời Tần và Hán giống như tiếng nói Việt Nam và Quảng Đông (Việt), Phước Kiến-Triều Châu (Mân-Việt) ngày nayđồng thời cũng phát giác những biến âm đã khác tiếng Việt thời cổ đại mà các phương ngôn Việt Nam, Quảng Đông, Triều Châu còn giữ được. Ví dụ tiếng ViNam còn giữ được tiếng “bàn” tay, “bàn” chân; Triều Châu giữ được “kha-bóa” hay là “póa” cổ đại mà thời Hán đã được ghi lại trong “Thuyết Văn”. Biến âm của Bàn-bồn-bôn/ tùng “ngôn” “bàn” thanh trở thành bua-boa-bóa-poá,  trở thành “biên” rồi thành “phiên” và “phồn”! Thực ra thì từ “bàn-bèn” biến thành “biên, bua, phàn, phền, phồn, phiên v v...” đó là quy luật biến âm thường tình của ngôn ngữ theo miền và theo thời đại. Cổ âm xưa là Bàn, Giáp cốt-kim văn đã vẽ rõ chữ nầy bằng hình bàn chân thú. Ngày nay chỉ có tiếng Việt Nam còn dùng “bàn” là “bàn tay- bàn chân” thì rõ ràng là tiếng Việt Nam còn giữ được âm cổ xưa nhất, và cũng là một minh chứng giọng “Nôm” của chữ “Nôm” là có trước. (4)


Từ cuối đời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều bộ lạc Hung Nô xâm nhập và nhiều triệu người di cư vào Trung Nguyên, trong đó không ít người được trọng dụng làm quan. Từ Nam Bắc triều, do áp lực dân số, tiếng chính thức dùng trong hành chính với vua quan triều đình thay đổi. Tới đời Đường, tiếng kinh đô Tràng An chuyển thành Đường âm.

Có thể tác giả nói đúng: “Cách đọc Hán Việt là một cách đọc vốn bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường mà cụ thể là Đường âm dạy ở Giao Châu vào giai đoạn bao gồm khoảng hai thế kỷ VIII và IX.
Nhưng có lẽ không phải: “Từ đây, cách đọc chữ Hán học được ở giai đoạn cuối Đường- Ngũ đại được tách ra, phát triển theo một hướng riêng, theo quỹ đạo của sự phát triển tiếng Việt.”

Theo thiển ý, sau đời Đường, Trung quốc càng loạn hơn, nhiều tộc người phương Bắc xâm lăng, tiếp theo là thời gian dài thống trị của người Mông Cổ, tiếng quan thoại ở kinh đô Tràng An thay đổi. Đường âm bị bãi bỏ. Đời Minh, kinh đô dời về Bắc Kinh, tiếng Bắc Kinh trở thành quan thoại. Diệt nhà Minh, người Thanh đem giọng Mãn Châu vào làm cải biến tiếng quan thoại một lần nữa. Tiếng Hoa đã khác hẳn ngôn ngữ gốc Việt của mình.

Trong khi đó, tại Việt Nam, Đường âm mà chúng ta gọi là âm Hán-Việt chỉ được sử dụng trong công văn triều đình, thi cử học đường và sách vở… nghĩa là chỉ được viết và đọc trong tầng lớp tinh hoa Hán học. Không thể nói với người Nguyên, Minh, Thanh bằng âm Hán-Việt, người Việt cũng không nói với nhau bằng Đường âm. Trong hoàn cảnh như vậy, âm Hán-Việt chỉ tồn tại như một hóa thạch ngôn ngữ. Do không được đưa vào lưu thông trong dân gian, không chịu chi phối của lời ăn tiếng nói dân dã, nên cách đọc Hán-Việt không bị biến đổi. Hơn nữa, chữ Nho của đức Khổng phu tử được coi là chữ thánh hiền nên việc đổi thay là cấm chỉ. Thế nên, chắc chắn cách đọc đưa sang vào thời Đường hầu như được bảo tồn. Vì vậy lớp từ được gọi là “Cổ Hán-Việt” hay “Hán-Việt Việt hóa” chỉ là do cưỡng ép thực tế theo định hướng có sẵn mà tưởng tượng ra! Cũng một lần nên khẳng định, Đường âm hay cách đọc Hán-Việt là sản phẩm hoàn toàn của người Trung Hoa, người Việt không hề “tham gia sáng tạo” gì ở đây cả! Tuy nhiên thuật ngữ âm Hán-Việt hay cách đọc Hán-Việt được dùng là thỏa đáng nếu với ý nghĩa thực sự: cách người Hoa nói tiếng Việt ở thời Đường!

II.                 Sự sụp đổ của một nền học thuật

Thất bại của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn không phải là hiện tượng riêng lẻ mà nằm trong sự sụp đổ domino của nền Đông phương học được Trường Viễn Đông Bác cổ tạo dựng suốt thế kỷ XX.


 Nền học thuật này được hình thành từ hai nguồn tri thức là cổ thư Trung Hoa và nghiên cứu của các học 
giả phương Tây. Nhưng cả hai mắc những sai lầm nghiêm trọng.

  1. Về cổ thư Trung Hoa.
Truyền thuyết và chính sử Trung Quốc cho rằng, nhà nước đầu tiên của người Trung Hoa ra đời khoảng 2600 năm TCN, sau chiến thắng Trác Lộc trên Hoàng Hà. Nhưng sử Trung Quốc chỉ được ghi từ đời nhà Chu. Như vậy Trung Quốc có khoảng 1500 năm khuyết sử. Với bất kỳ dân tộc nào, giai đoạn mở đầu cũng quan trọng nhất, nó cho thấy cội nguồn phát sinh, những mối quan hệ huyết thống, ngôn ngữ với dân tộc khác... Do khoảng trống lịch sử này mà cho đến nay nhiều điều quan trọng về người Trung Hoa chưa được làm rõ, gây ra không ít ngộ nhận. Hầu hết các sách sử trên thế giới cho rằng, Hán tộc xuất hiện ở phía nam Thiên Sơn rối tiến vào nam Hoàng Hà, chiếm đất của người Việt, dựng vương triều Hoàng đế. Nhưng đó là sai lầm rất cơ bản, không chỉ của người Trung Hoa mà toàn thế giới. Vượt Hoàng Hà vào xâm lăng đất Bách Việt là người Mông Cổ phương Bắc (North  Mongoloid) chứ không phải là người Hán. Do cuộc xâm chiếm này, người Mông Cổ phương Bắc hòa huyết với người Việt chủng Australoid, sinh ra chủng Mongoloid phương Nam, tổ tiên người Trung Hoa (Hán) hiện đại. Như vậy có nghĩa là người Hán chỉ ra đời sau 2600 TCN. Do không biết gốc rễ của mình nên các sử gia Trung Hoa không thể hiểu đúng lịch sử Trung Hoa.


.Các sử gia từ đời Hán về sau, với nhãn quan Đại Hán tộc nên nhìn các dân tộc phi Hán với con mắt kỳ thị. Vì vậy, cổ thư Trung Hoa vừa thiếu sót, vừa nghiêng lệch, không đủ tin cậy để căn cứ vào đó viết sử các quốc gia xung quanh. Chính do dựa vào cổ thư Trung Hoa, Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng Hoàng đế là ông vua tạo dựng tất cả các nước phương Đông (Từ Hoàng đế dựng muôn nước.)


    2. Khảo cứu của học giả phương Tây


Từ cuối thế kỷ XIX sang thế kỷ XX, nhất là từ khi thành lập Trường Viễn Đông Bác cổ, lịch sử và văn hóa cổ Viễn Đông được tập trung nghiên cứu. Nhờ đó, nhiều di chỉ văn hóa quan trọng như Hòa Bình, Phùng Nguyên, Đông Sơn, Óc Eo … được phát hiện. Bộ sưu tập số lượng lớn sọ người cổ cùng hàng vạn cổ vật được bảo tồn và nghiên cứu. Hàng nghìn bia đá được lưu giữ, hàng vạn cuốn sách cổ được sưu tầm, nghiên cứu và bảo quản theo phương pháp khoa học. Cùng với tạp chí của Trường Viễn Đông Bác cổ là hàng trăm công trình nghiên cứu được công bố. Từ những nghiên cứu này, ngành Đông phương học được hình thành, góp phần mở mang dân trí Việt Nam và giới thiệu lịch sử văn hóa Việt Nam với thế giới. Chính những tri thức của ngành Đông phương học đặt nền tảng ban đầu cho công cuộc nghiên cứu sau này của nước Việt Nam. Đấy là đóng góp vô giá cho dân tộc Việt Nam. Thử tưởng tượng: nếu không có những nghiên cứu đó mà với gần nửa thế kỷ chiến tranh, sự tàn phá của khí hậu nhiệt đới cùng lòng tham và sự ngu dốt của con người… điều gì sẽ xảy đến?!


Công lao của ngành Đông phương học nói chung và của Viễn Đông Bác cổ với dân tộc Việt Nam rất lớn, tuy nhiên chúng ta cũng cần thấy những hạn chế quan trọng do chỗ nó được đặt trên nền móng sai lầm.


Cho đến cuối thế kỷ trước, người phương Tây nhìn phương Đông dưới hai định đề:


a.      Văn minh nhân loại xuất phát từ vùng Mesopotamia, truyền sang châu Âu rồi từ châu Âu qua Trung Á vào Trung Quốc, sau cùng xuống Đông Nam Á.


b.      Dân cư châu Á được hình thành từ phía nam Thiên Sơn rồi di cư dần vào lục địa Trung Quốc và cuối cùng du nhập Đông Nam Á.

Từ hai định đề trên, suốt thế kỷ XX, phần lớn các nghiên cứu khoa học đã theo quan điểm Âu trung và Hoa tâm, cho rằng châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại, khai sáng những vùng còn lại của thế giới. Trung Quốc là cội nguồn của văn minh châu Á.


 Từ quan niệm này, khi khảo cứu nguồn gốc người Khmer ở Đông Dương, học giả Pháp E. Aymonier cho rằng:


 “Tổ tiên những tộc người ngôn ngữ Môn-Khmer thuộc về chủng tộc Negritoid, bắt nguồn từ những sườn núi phía Nam Tây Tạng rồi chia đôi ra và di chuyển về phương Nam theo hai hướng - hướng Tây Nam sinh ra người Munda ở Ấn Ðộ, hướng Ðông Nam sinh ra tộc người Môn-Khmer ở Ðông Dương (Aymonier. E. – Le Cambodge, T.3, Paris 1904.)


Từ phát hiện văn hóa Ngưỡng Thiều huyện Thằng Trì tỉnh Hà Nam, Trung Quốc với nông nghiệp trồng kê, đồ gốm men cùng xương cốt người cổ đồng chủng với người Trung Hoa hiện đại và văn hóa Long Sơn ở tỉnh Sơn Đông, phần nhiều học giả cho rằng, văn minh Hán đã từ Ngưỡng Thiều truyền tới Long Sơn rồi dịch chuyển về phía Nam.


“Năm 1932, nhà nhân chủng học người Áo Robert Heine-Geldern công bố đề cương truyền thống thời tiền sử Đông Nam Á. Ông đã đề xướng một loạt những “đợt sóng văn hóa” với ý nghĩa, những người di cư đã đem tới Đông Nam Á những chủng tộc chính ngày nay đã được tìm thấy ở khu vực. Ông cho rằng đợt di dân quan trọng nhất là của những người đã chế ra một dụng cụ đá hình chữ nhật được gọi là cái rìu, từ Bắc Trung Hoa xuống Đông Nam Á và lan xuống Malay Peninsula, Sumatra, Java, thậm chí tới Borneo, Philppine, Đài Loan và Nhật Bản. Sau đó ông Robert Heine-Geldern đã giải thích sự du nhập đồ đồng vào Đông Nam Á như sau: Nguồn gốc nguyên thủy của thời đại Đồ Đồng ở Đông Nam Á được di dân du nhập từ Đông Âu khoảng 1000 năm TCN. Ông cho rằng những di dân đó di chuyển vào phía Đông và phía Nam Trung Hoa vào thời Tây Chu (khoảng  từ năm 1122 – 771 TCN). Những di dân này đã đem theo không chỉ kiến thức về chế tạo đồng, mà còn đem tới hình thức nghệ thuật mới. Vì vậy, họ đã thiết kế đồ đồng với các đường thẳng, đường xoắn ốc, tam giác cùng hình người và thú vật. Nghệ thuật này được ứng dụng trong toàn vùng Đông Nam Á, được  hai ông  Robert Heine-Geldern và Bernhard Karlgren, một học giả Thụy Điển, gọi là văn hóa Đông Sơn theo tên một địa điểm ở miền Bắc Việt Nam, phía Nam Hà Nội, nơi mà các trống đồng lớn cùng các cổ vật khác được tìm thấy. Hai ông đều cho rằng người dân Đông Sơn đã đem đồng và nghệ thuật chạm trổ kỷ hà vào Đông Nam Á.


Trước thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng nước đọng của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, hay thậm chí Đông Âu, đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích. Một quan điểm gần như “chính thống” của đại đa số giới học giả Tây phương là văn hóa Đông Nam Á chỉ là một sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể.
Một trong những học giả danh tiếng thời đó là Georges Coedès, Giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ từ thập niên 1920 đến 1950, bỏ ra nhiều năm để phiên dịch những văn bia tiếng Phạn mà ông tìm thấy ở các tháp Chăm tại Việt Nam. Coedès và nhiều đồng nghiệp của ông thời đó tin rằng văn minh nhân loại khởi nguồn từ vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) đến Ai Cập, rồi lan sang Hy Lạp và La Mã. Niên đại của các tượng đài tại Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy đây là hai nền văn minh phát triển sau nền văn minh Lưỡng Hà. Coedès từ đó suy luận rằng Đông Nam Á chỉ là hậu thân của hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Quốc mà thôi. Năm 1966, Coedès còn viết: Người Đông Nam Á "có vẻ thiếu thiên tư sáng tạo và năng khiếu tiến bộ”. 


Mãi đến năm 1971, nhà sử học người Anh Grahame Clark vẫn đánh giá thấp văn minh Đông Nam Á. Ông cho rằng người tiền sử Đông Nam Á chưa bao giờ thoát khỏi Thời đại Đồ Đá (Stone Age) để tiến lên thời đại Đồ Đồng như các nền văn minh khácClark viết rằng không như văn minh Lưỡng Hà hay Trung Hoa, "người Đông Nam Á vẫn tiếp tục sử dụng công cụ bằng đá cho đến thời đại Kitô giáo”. Từ năm 1979, trước một số di vật được sản xuất bằng đồng và một số đồ gốm thuộc thời tiền sử được tìm thấy ở Đông Nam Á, Clark vẫn bác bỏ sự hiện hữu của một nền văn minh Đông Nam Á: ông cho rằng đó chỉ là những phát hiện "khác thường" và tin rằng đó là những công cụ do các nền văn minh khác đem lại cho Việt Nam mà thôi.” (Nguyễn Văn Tuấn- Lời giới thiệu cuốn Địa đàng ở phương Đông )


Vào những năm 20 thế kỷ trước, học giả người Pháp, L. Aurousseau khai thác thư tịch Trung Hoa, cho rằng:


“Người Việt Nam trước ở Trung Hoa rồi mới di cư qua miền Bắc Việt Nam. Nước Sở thuộc giòng Bách Việt, lãnh thổ bao gồm 2 tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam ngày nay, xuất hiện trước thế kỷ thứ XI trước CN. Ðến thế kỷ thứ IX trước CN, một ngành nước Sở di cư về phía Nam, dọc theo sông Dương Tử, định cư ở Chiết giang, thành lập nước Việt (Việt Vương Câu Tiễn) vào thế kỷ thứ VI trước CN. Năm 333 trước CN, nước Sở đánh bại nước Việt, người Việt chạy về phương Nam theo bốn nhóm: Nhóm Ðông Âu hay là Việt Ðông ở miền Ôn Châu (Chiết Giang). Mân Việt ở Phúc Kiến. Nam Việt ở Quảng Ðông, Quảng Tây. Lạc Việt ở phía Nam Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam. Các nhóm kể trên bị Hán hóa, chỉ còn lại nhóm Lạc Việt là tồn tại…” ”Vậy thời ta có đủ chứng cớ mà nói quyết rằng người An Nam ngày nay là dòng dõi trực tiếp của người nước Việt bị diệt năm 333và tiên tổ ngàn xưa, về thế kỷ thứ VI trước Gia tô, đã ở miền tỉnh Triết Giang nước Tàu ngày nay, vào khoảng lưu vực con sông cùng tên ấy”. (8)  


Trong suốt thế kỷ XX, Đông phương học của Trường Viễn Đông Bác cổ đặt lâu đài của mình trên nền móng khoa học như vậy.


Nhưng sang thế kỷ XXI, di truyền học cho thấy một sự thật trái ngược như đã trình bày ở phần trước: Người tiền sử tới Việt Nam rồi sau đó di cư lên Trung Quốc. Mặt khác, Đông Nam Á mà tâm điểm Việt Nam là trung tâm hình thành văn minh sớm nhất của nhân loại. 


Với khám phá mới, mang tính “lật đổ”, nhiều tri thức của ngành Đông phương học về lịch sử, văn hóa Việt Nam không còn phù hợp nữa. Và do sự khác biệt đến trái ngược như vậy, có thể kết luận: khoa Đông phương học của trường phái Viễn Đông Bác cổ đã sụp đổ!


Vấn đề bây giờ là, trên sự sụp đổ của Đông phương học cũ, những người thừa kế truyền thống Viễn Đông Bác cổ có dũng cảm chấp nhận sự thật để rồi xây dựng ngành Việt Nam và Đông Nam Á học mới theo tri thức hiện đại của nhân loại hay không?


III. Đôi điều suy ngẫm


Theo định hướng và phương pháp luận của trường phái Viễn Đông Bác cổ, công trình của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn từng được vinh danh nhờ đó. Khi trường phái sụp đổ, cố nhiên ông chịu chung số phận. Nhưng như cái lý của người Việt, họa trung hữu phúc: từ sự sụp đổ này phát lộ một cội nguồn cùng văn hóa Việt Nam - Đông Nam Á không chỉ rực rỡ mà đầy vinh quang.


 Đúng như bốn chục năm trước, 1971, trong chuyên luận Ánh sáng mới trên vùng quên lãng, Tiến sĩ Wilhelm G,Solheim II, Giáo sư nhân học, Đại học Hawaii dự cảm:                                                                                                    
 “ Trong thập kỷ vừa qua, thế giới đã chú trọng trở lại tới Đông Nam Á, nhưng là do quan tâm tới cuộc chiến tranh. Những sự kiện quân sự bao trùm đã che phủ những khám phá kỳ lạ về lịch sử cổ xưa và thời tiền sử của những người sống ở đây. Tuy nhiên, về lâu dài, những phát hiện này, trước hết là về khảo cổ học, sẽ ảnh hưởng đến - có lẽ nhiều hơn chiến tranh hay hậu quả của nó -  cách suy nghĩ của chúng ta về một vùng đất và con người, cũng như cách thức họ suy nghĩ về chính bản thân họ.” (9)


Rồi nhân loại sẽ tìm về đây không chỉ để nghiên cứu, bàn luận mà còn là sự hành hương về cội nguồn văn hóa, tìm lại lương tâm cùng trí tuệ để xây dựng lại Thế giới.


                                                       Sài Gòn,  Mùa Đông năm 2011
                                                                      HVT 


Tài liệu:

  1. Nguyễn Tài Cẩn. Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Khoa học xã hội, H. 1979.
2&7. Vương Đồng Linh. Trung Quốc thông sử. Dẫn theo Việt Lý Tố Nguyên  
      Kim Định.
            - Trần Trọng kim: Việt Nam sử lược.
  1. Jin li. Los Angeles Time 29. 9. 1998
  2. Đỗ Thành. Nguồn gốc chữ Nômhttp://www.idr.edu.vn/diendannghiencuu/showthread.php?t=14998
  3. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.
  4. Hà Văn Thùy. Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt. NXB Văn học, 2007.
  5. Hà Văn Thùy. Tìm cội nguồn qua di truyền học. NXB Văn học, 2011.
  6. Trần Trọng Kim. Việt Nam sử lược.
  7. Wilhelm G. Solheim II  New light on Forgotten Past. National Geographic, Vol. 139, No. 3, tháng 3 năm 1971.    
Hà Văn Thùy

0 nhận xét: